Bạn đang xem bài viết 08 Quy Định Về Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
3. Những trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký
Một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp là lựa chọn tên doanh nghiệp, để tránh có tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, trong bài viết sau, Luật Thái An sẽ tư vấn quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp
1. Cơ sở pháp lý quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:
Bộ Luật dân sự 2015
Luật Doanh nghiệp 2020.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp
2. Thế nào là tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp
Để có thể thành lập được một công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một cái tên vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của pháp luật.
Về khía cạnh pháp luật, doanh nghiệp thành lập mới không được sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp ngoại lệ là sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã giải thể hoặc có chứng cứ quyết định của Tòa án chứng minh doanh nghiệp đó đã phá sản.
Tên doanh nghiệp bị trùng tức là tên của doanh nghiệp bằng tiếng Việt đang đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Tên gây nhầm lẫn là những trường hợp tên của doanh nghiệp có những điểm giống và trùng lặp dẫn đến việc có thể gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Những trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký được đọc, phát âm gần giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Á Linh và Doanh nghiệp tư nhân Á Lynh
Tên viết tắt của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký giống hệt với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký trùng khớp hoàn toàn với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ có khác biệt với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc 1 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái ngoài bảng chữ cái tiếng Việt như F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
Ví dụ: Công ty TNHH Quang Minh và Công ty TNHH Quang Minh 1.
Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu đặc biệt như: “&”, “.”, “+”, “-”, “_”.
Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại AB và Công ty TNHH Thương mại A&B.
Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Quang Minh và Doanh nghiệp tư nhân Tân Quang Minh.
Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”
Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Hoa Mai và Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Hoa Mai Miền Nam.
Doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký khác loại hình kinh doanh nhưng có phần tên riêng giống hệt doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Xây dựng Sương Mai và Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Sương Mai.
4. Một số lưu ý về việc đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp
Nếu công ty đề nghị đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký thì có thể sử dụng một số tên gần giống với tên công ty mẹ.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên trùng, gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01/7/2015 mà có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn tự thương lượng, bàn bạc với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh vào phần tên riêng để tiện cho việc phân biệt tên doanh nghiệp.
5. Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh là một nhu cầu tương đối thường xuyên của công ty và doanh nghiệp. Khi có nhu cầu này, doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với đơn vị có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các bài viết sau:
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Tác giả bài viết:
Luật sư Lê Văn Thiên – Phó giám đốc Công ty luật Thái An
Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)
Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp Thẻ Luật sư số 1395/LS cấp tháng 8/2010
Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Thương mại, Đầu tư nước ngoài, Hôn nhân và gia đình, Đất đai; * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Dân sự, Hình sự, Bảo hiểm, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động
Cách Nhận Biết Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Khi Đặt Tên Doanh Nghiệp
Để hình thành nên một pháp nhân thương mại, việc đầu tiên bạn cần quan tâm đó là nên đặt tên doanh nghiệp dự định thành lập là gì? Pháp luật quy định việc đặt tên như thế nào? Với bài viết này, Timebit Law sẽ chia sẻ cho bạn cách để lựa chọn tên đúng, không bị trùng, không gây nhầm lẫn. Hạn chế tối đa thời gian để hình thành pháp nhân đó.
Pháp luật quy định như thế nào về tên của doanh nghiệp
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014, tên tiếng việt của doanh nghiệp được cấu tạo như sau:
Tên doanh nghiệp = Tên loại hình + Tên riêng
– Tên loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn/ Công ty TNHH (Công ty Trách nhiệm hữu hạn); Công ty cổ phần/ Công ty Cp (với công ty cổ phần); Công ty hợp danh/ công ty HD (với công ty hợp danh); Doanh nghiệp tư nhân/ DNTN/ Doanh nghiệp TN (với doanh nghiệp tư nhân) + “Tên riêng”
– Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Doanh nghiệp chú ý dịch theo hướng chữ sang chữ, sát nghĩa nhất.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Căn cứ vào Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014, tên trùng, tên gây nhầm lẫn được hiểu như sau:
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
VD: CÔNG TY TNHH MACOT VÀ CÔNG TY TNHH MACOS
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
VD: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH AN & CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH AN GREEN
Hoặc: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MECIA & CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MECIA CLEAR (2 tên này chỉ khác nhau các chữ CLEAR ở phía sau của tên, tuy nhiên cụm từ này không có nghĩa nên 2 tên bị coi là nhầm lẫn)
Doanh nghiệp có thể sửa bằng cách thêm chữ Việt Nam ở cuối hoặc một số từ Tiếng việt nào đó.
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
VD: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH AN VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ THÀNH AN
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
VD: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH AN VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH AN MỚI
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
VD: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH AN VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ THÀNH AN MIỀN BẮC
Những Quy Định Mới Về Tên Doanh Nghiệp
1. Tên doanh nghiệp (Điều 17, 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Bổ sung quy định
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Việc chống trùng tên tại Khoản này áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Điều 41 Luật Doanh nghiệp)
Bổ sung quy định
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Sửa đổi:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Trước đây:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2015
Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Quy Định Về Đặt Tên Theo Luật Doanh Nghiệp
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 40. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.
Cập nhật thông tin chi tiết về 08 Quy Định Về Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Doanh Nghiệp trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!