Xu Hướng 3/2023 # 8 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu # Top 10 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 8 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 8 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dễ nhớ

Có ý nghĩa

Tên thương hiệu sẽ kể câu chuyện thương hiệu. Qua thời gian bạn có thể mở rộng ý nghĩa tên thương hiệu quả mình và thêm vào những tầng lớp ý nghĩa giúp cho thương hiệu mạnh hơn, về mặt đồ họa, màu sắc, âm thanh. Khi đặt tên thương hiệu mang nhiều ý nghĩa thì bạn có thể thiết kế ra càng nhiều hoạt động để truyền tải nó.

Ví dụ: Visa. Mới đầu ý nghĩa tên gọi này chỉ gói gọn là một chiếc tem dán trong passport. Nhưng giờ đây cái tên Visa đã mang theo những ý nghĩa về du lịch, tiếp cận, cơ hội, về danh tính, về địa vị- đây là chất liệu để họ kể những câu chuyện thương hiệu vào các thời điểm phù hợp.

Ấn tượng

Những cái tên hay nhất là những cái tên mà bạn muốn kể với bạn bè của mình ngay về chúng. Những cái tên thật kêu chính là yếu tố lan truyền tuyệt vời để làm marketing. Bạn có thể nói lên, hô lên, hay hát lên những cái tên thương hiệu độc đáo này.

Ví dụ: Schweppes

Năm 1783, Johann Jacod Schweppe đã lấy chính tên mình để đặt cho loại đồ uống có ga này. Hơn 200 năm sau, các khách hàng vẫn yêu cái tên thương hiệu này.

Không cần yêu từ cái nhìn đầu tiên

Kể cả những cái tên thương hiệu hay nhất cũng chưa chắc lọt tai trong lần đầu bạn nghe chúng. Khi cái tên dần trở thành một thương hiệu thì bạn sẽ có nhiều tình cảm với nó hơn. Hãy cho phép những cái tên có cơ hội để lớn lên, và hãy hình dùng con đường của nó 5, 10 năm về sau nữa.

Ví dụ: Google

Mới đầu chỉ có ý nghĩa là một con số, Google đã trở thành biểu tượng của văn hóa vui tươi và sáng tạo, cung cấp mọi thứ từ email đến hệ điều hành.

Lắng nghe nỗi sợ hãi trong bạn

Những tên tuổi nổi tiếng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách vi phạm các quy tắc. Hãy vượt qua nỗi sợ hãi và bạn sẽ tìm thấy những cái tên gây ngạc nhiên.

Ví dụ: BlackBerry

ProMail là cái tên ban đầu cho BlackBerry, cái tên này có lẽ sẽ giúp dễ bán sản phẩm hơn. Nhưng một khi người dùng cầm trong tay một chiếc BlackBerry thì cái tên này trở nên phù hợp một cái hoàn hảo.

Nối bật giữa đám đông

Nếu bạn khác biệt, bạn sẽ muốn có một cái tên khác biệt. Đặt tên thương hiệu của bạn để nhấn mạnh những gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt. Khách hàng của bạn mong đợi gì? Làm thế nào mà tên của bạn có thể báo hiệu một cái gì đó mới?

Ví dụ: W Hotels

Trong một thị trường bị chi phối bởi những cái tên kỳ diệu như Hilton, Marriott, Hyatt và Radisson-W đã dám có một cái tên trẻ trung, năng động và phong cách. Ngày nay, đây là điểm đến hàng đầu cho những khách doanh nhân muốn sự cân bằng giữa phong cách và chất lượng.

Không bao giờ là đủ

100 tên đầu tiên bạn nghĩ đến có thể sẽ giống như đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy sử dụng các chuyên gia đặt tên để phát triển hàng ngàn lựa chọn thay thế. Để đạt được mục tiêu của bạn, bạn cần một danh sách rộng và sâu.

Ví dụ: Accenture

Hàng ngàn tên đã được tạo ra, hàng trăm phương án được tuyển chọn, và điểm số được xem xét. Một phương án được lựa chọn, và bây giờ thương hiệu Accenture “Accent on the future” đã thu hút vô số sự quan tâm.

Kỳ vọng câu chuyện sẽ phát triển

Luôn luôn có lý do để bạn không thích một cái tên nào đó. Nhưng nếu bạn không đưa ra quyết định đặt tên thương hiệu, thì sẽ chẳng có tên thương hiệu nào tồn tại cả. Hãy nhớ rằng tên chỉ là một phần của thương hiệu của bạn, và chúng có thể thay đổi – bạn có thể thêm vào nó những ý nghĩa mà bạn muốn.

Ví dụ: Virgin

Như một từ, “Virgin” mang đến sự liên tưởng cho bất cứ điều gì từ len sợi đến dầu ô liu. Nhưng như một thương hiệu, Virgin đã nổi bật bằng cách tạo ra một thái độ khiêu khích và bán mọi thứ từ điện thoại di động trả trước cho đến những kỳ nghỉ ngoài không gian.

5 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Chuẩn

5 nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuẩn

Chỉ với từ khóa “Đặt Tên Thương Hiệu”, sẽ có hàng trăm triệu kết quả trả về ! Điều này chứng minh việc đặt tên thương hiệu cho công ty, sản phẩm chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Và sau đây là 5 nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuẩn dễ nhớ  mà Thuật Nguyễn Corp muốn chia sẻ đến bạn .

#1. Tên thương hiệu phải dễ đọc và đánh vần

Ngày nay, khách hàng có quá nhiều lựa chọn và họ không nhất thiết phải mua sản phẩm của bạn. Họ có thể dễ dàng mua được thứ mà bạn đang kinh doanh từ các đối thủ khác. Nếu khách hàng không thể đọc được tên thương hệu của bạn, họ sẽ cảm thấy ngẩn ngơ và thất vọng, rồi sẽ tìm mua từ một người bán khác. Bạn nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng mua hàng của bạn, và bạn không nên vứt bỏ đi những nỗ lực đó chỉ vì một cái tên thương hiệu khó đọc.

Thương hiệu nào có cái tên dễ đọc hơn sẽ giành chiến thắng. Vì vậy bạn cần kiểm tra xem tên của mình có dễ đọc trên thị trường hay không. Hãy đổi tên, nếu nó tệ quá. 

#2. Tên thương hiệu phải dễ nhớ.

Thị trường rất đông đảo và nó chỉ ngày càng đông đảo hơn mà thôi. Nếu khách hàng không thể nhớ ra tên của bạn, họ sẽ không mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một cái tên thương hiệu dễ nhớ cần đáp ứng 4 tiêu chí sau:

+ Đơn giản 

+ Có sự khác biệt 

+ Có ý nghĩa.

+ Có độ “sốc” đủ để trở nên nổi bật 

#3: Tên thương hiệu phải ngắn gọn, độc nhất

Đặt tên thương hiệu nên ngắn gọn, tối đa 3 âm tiết. Tên thương hiệu của bạn càng dài thì nó càng khó nhớ hơn.

Vì thế, nếu bạn có cái tên thương hiệu dài dòng, hãy cố gắng làm ngắn lại bằng cách thu gọn hoặc sáng tạo ra một cái tên mới. Một cái tên dài vẫn có thể đạt hiệu quả, nếu đó là cái tên dài đầu tiên trong ngành hàng, nhưng những tên dài đạt hiệu quả cao chỉ là những tình huống ngoại lệ của nguyên tắc.

Đặt tên thương hiệu cũng cần phải độc nhất, khác biệt với đối thủ. Trước hết để bạn có khả năng bảo hộ được tên thương hiệu, tránh những rắc rối về pháp lý.

Thứ hai, bạn sẽ khẳng định được giá trị thương hiệu riêng của mình nếu thật sự nghiệm túc phát triển thương hiệu lâu dài.

#4: Tên thương hiệu không có những từ chung

Những cái tên chung chung rất khó nhớ. Mọi người thường nghĩ những cái tên chung chung này thường hay sử dụng nên dễ nhớ nhưng không, chính vì chung chung không có điểm nhấn nên càng khó nhớ, càng khó gây ấn tượng với khách hàng.

#5: Tên thương hiệu phải trung tính về ngôn ngữ

Đặt tên thương hiệu là cái tên phải trung tính về ngôn ngữ. Một cái tên nghe tuyệt vời trong ngôn ngữ này vẫn có thể mang ý nghĩa xấu trong một ngôn ngữ khác. Đã có nhiều thương hiệu đến các thị trường mới với cái tên mang ý nghĩa tiêu cực mà họ không hề nhận ra. Đây là sai lầm phải trả giá đắt.

Bạn phải kiểm tra cái tên trước khi tung ra trên thị trường mới. Kiểm tra cái tên là một quá trình tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng chi phí này còn rẻ chán so với những tổn thất tiềm năng mà danh tiếng thương hiệu của bạn có thể phải gánh chịu nếu bạn phạm sai lầm.

Đặt tên thương hiệu là quan điểm cá nhân của từng người, từng tổ chức. Vì vậy không có ĐÚNG/ SAI. Chỉ có thể là chưa phù hợp hoặc chưa hay. Muốn có một thương hiệu mạnh, điều kiện CẦN là: nền tảng là sản phẩm tốt, dịch vụ xuất sắc, điều kiện ĐỦ là: một cái tên thương hiệu dễ nhớ và khác biệt

6 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu, Tên Công Ty

Share

Tweet

Pin

0

shares

Ngày 05 tháng 02 năm 2020

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu:

Với kinh nghiệm và kiến thức có được thông qua quá trình thực hiện công việc tư vấn doanh nghiệp, đặt tên công ty, tên thương hiệu. Kết hợp với các kiến thức học tập và nghiên cứu. Tôi xin chia sẻ về 6 nguyên tắc cơ bản trong đạt tên thương hiệu như sau:

TÊN THƯƠNG HIỆU PHẢI ĐÁNH VẦN ĐƯỢC :

Cũng như cái tên của mỗi người sinh ra, đều phải đánh vần được. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi bạn đặt tên cho một thương hiệu. Nhưng điều đáng tiếc khi thương hiệu không đánh vần được chính là không bảo hộ được. Có nhiều trường hợp khi thiết kế logo như: ACB, IBM, ANZ đều có những dấu gạch ngang ở giữa logo. Vì các thương hiệu này không đánh vần được, nên phải gạch gạch để cách điệu và bảo hộ phần hình họa. Cũng như logo FPT phải dùng 3 mảng màu khác nhau để được bảo hộ (yếu tố màu sắc). BM của Shark Bình hay HTVSite của Shark Thắng, ASV của Vuong Duy Nam… đều không bảo hộ được, và phản ánh tư duy ngắn hạn. Những trường hợp như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi công ty phát triển lớn mạnh.

TÊN THƯƠNG HIỆU NÊN CÓ CHỨA CÁC CHỮ CÁI PHÁT ÂM TỐT, ĐỒNG THANH NHƯ: O VÀ A, I VÀ E, HOẶC TỔ HỢP O, A, I/Y, E: Hơn 80% các thương hiệu nổi tiếng đều có O và A. I và E

Có thể ví dụ: Facebook, Toshiba, Nokia, Apple, Casanova, Posche, Lamboghini, Amazon,, Zappos, Google, Malboro, Kodak, Mc Donald, Omazon, HONDA, Canon, Yamaha,Panasonic, Liberty, Milano, Casio, Coca-Cola, Pepsi, Oracle,

Poca,Omachi, Vinamilk, Vinhgroup, TH là những thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên có loại dầu gội Romano nổi tiếng đình đám,Tự dưng có xe máy Honda hay Nova hay Kangaroo, Zalo,…..

Các ông chủ sáng lập của các Công ty, tập đoàn này họ đầu tư rất lớn cho việc đặt tên thương hiệu, toàn được các bậc thầy đặt tên thương hiệu tư vấn đặt tên thương hiệu. Thể hiện trí thông minh, tầm nhìn, sự nhạy bén, tinh tế và xuất phát từ mục tiêu, sứ mệnh của chính họ… đồng thời họ thấu hiểu thế giới quan và thấu hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng, người tạo ra lợi nhuận và sự phát triển lớn mạnh danh tiếng cho họ mà không phải ai khác.

3.TÊN THƯƠNG HIỆU NÊN VÔ NGHĨA :

Trái ngược với các tính từ, hay động từ. Tên thương hiệu cũng như tên cá nhân hay tổ chức nó là một định danh hay là một tên riêng ta thường gọi là danh từ riêng. Do đó nó gần như không có nghĩa trực tiếp.

Chúng ta hãy tự trả lời các câu hỏi sau? 1. Chúng ta mua sách ở Sông của châu phi: Amazon hay mua ở books.com?

2. Vì sao chúng ta thích mua máy tính của công ty quả táo: Apple?

3. Vì sao chúng ta thích dùng điện thoại Note Galaxy của SAMSUNG?

Các bằng chứng: – Như chúng ta đã biết năm 2007, Google cực lực phản đối đại từ điển Anh quốc đưa thuật ngữ google có nghĩa là tìm kiếm, vì Google muốn nó là một từ vô nghĩa (Google đơn giản chỉ là Google mà thôi) , như lúc sáng tạo ra. Tương tự, các bậc thầy đặt tên họ nghĩ ra các công cụ search nghe vô nghĩa như Bing, Yahoo chứ khôngđặt là Search. – Trước khi hội nhập toàn cầu, Tập đoàn The Legend (Tên Huyền Thoại) của Trung Quốc đã rất thấu hiểu và thông thái khi họ đã đổi tên thành công ty LENOVO, và nó đã trở thành một cái tên huyền thoại khi người ta không thèm để ý đến sự huyền thoại của cái tên đó. – Ở Việt Nam ta thì rao vặt, mua nhà thì lên Rồng Bay, thời trang thì có Én bạc, tuyệt vời, adayroi,…

Ví dụ như tên riêng của Công ty do Tôi sáng lập Office360. Bình thường nếu viết riêng Office có nghĩa là Văn phòng nhưng nếu viết thành Office360 viết liền phần số và phần chữ thì không có nghĩa gì cả.

Tôi xin kể câu chuyện:

Có lần có khách hàng nhờ Tôi tư vấn thành lập doanh nghiệp, trong đó có tham vấn đặt tên riêng cho Công ty Anh ta. Trước đó Anh ta đã nghĩ cho mình trong đầu một cái tên mà Anh ta tâm đắc, thích thú. Xuất phát từ mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh của Anh ta rằng: Anh ấy muốn mọi thứ Anh ta làm, Công ty anh ta kinh doanh là tốt nhất, hướng tới sự dẫn đầu, sự chỉnh chu và chuyên nghiệp,….. Anh ta muốn trở thành như Vingroup, một thương hiệu Việt Anh ta thần tượng. Và Anh ta đặt tên cho công ty ý định thành lập là Vingpro. Theo cách hiểu của Anh ta thì: gắn âm Vin vào cho gần giống Vingroup và cũng mang Nghĩa Việt Nam trong các chữ cái V-I-N. Pro dịch nghĩa cho sự chuyên nghiệp, đẳng cấp. Vì nghề anh ta đăng ký kinh doanh là: Đào tạo ngoại ngữ, tiếng anh và dạy học, xây dựng và thiết kế nội thất công trình,….  Sau khi nghe Anh ta trình bày Tôi đã hiểu và can ngay lập tức “Tuyệt đối anh không được đặt tên kiểu như vậy, sẽ làm phai mờ sứ mệnh và độ mạnh của thương hiệu trong tương lai. Xin anh hãy nghe Tôi tư vấn và phân tích…” Tôi chia sẻ cho Anh những nguyên tắc cơ bản và những điều cấm kỵ trong lựa chọn và đặt tên thương hiệu cho Công ty. Cả Tôi và Anh cùng suy nghĩ trăn trở mất gần cả buổi chiều. Đến tối Tôi mới nghĩ ra cho anh ấy cái tên là: TOPBEST, một cái tên vừa vô nghĩa, vừa đảm bảo 2 âm tiết và gần như đặc biệt, độc nhất, không trùng với ai ngoài ra có thể bảo hộ. TopBest được ghép từ hai từ đó là “Top” và “Best”. Top danh từ trong tiếng anh nghĩa là: chóp, đỉnh, điểm cao nhất, phần cao nhất như: the top of a hill (đỉnh đồi)/ at the top of (trên đỉnh)/ he came out at the top of the list (nó đứng đầu bảng, kỳ thi…). Best tính từ trong tiếng anh nghĩa là: tốt nhất, hay nhất, đẹp nhất, giỏi nhất,… Như vậy tuy nếu ghép hai từ lại với nhau thì vô nghĩa nhưng tach biệt ra từng âm tiết thì có nghĩa như đã phân tích, điều này ý nghĩa sâu xa cũng nói lên được khát vọng, mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của Anh ta (theo cách hiểu cá nhân). Hay nói cách khác là cái tên sinh ra một cách có lý do.

Và rồi Tôi viết ra giấy và bảo Anh ta đọc đi đọc lại 20 lần “TOPBEST”, Tôi trình bày tên đầy đủ bằng cả tiếng anh và tiếng việt trên văn bản, sơ lược vài nét cách điệu cái tên đó, phối màu sắc cho nó,…. Và mọi thứ đã chạm tới tim ý đồ của Anh ta, Anh ta vỡ òa và thốt lên “Ôi, thật tuyệt vời, cảm ơn anh!”. Cả Tôi và Anh ấy đều cảm thấy thoải mái và quyết định lựa chọn tên thương hiệu đó cho một sự khởi đầu.

TÊN KHÔNG ĐƯỢC MÔ TẢ ĐỊA DANH, NGÀNH NGHỀ HOẶC MƯỢN DANH

Đừng tự mình vẽ cái vòng kim cô cho mình!

Brandname không được chứa địa danh, đơn giản đầu tiên là: không bảo hộ được. Vì thế bạn sẽ ít thấy các thương hiệu lớn mà chứa tên quốc gia, vùng miền, hay thành phố nào cả, vì sẽ bị làm nhái hoặc nhầm lẫn thương hiệu. Không nên đưa Miền trung, miền bắc, Hà nội, Sài Gòn hay Việt Nam vào tên thương hiệu. Điều này vô hình làm bó hẹp quy mô phát triển của thương hiệu khi ai đó nghe đến cảm thấy rất địa phương. Tuy nhiên vẫn có bia Hà Nội, bia Sài Gòn, British Airway, hay American Express…nhưng họ là những thương hiệu cực lớn, hoặc có yếu tố chính phủ, ngày nay khi bạn kinh doanh trong thế giới phẳng bạn hãy nên bắt đầu với một cái tên mới thật đặc biệt. Và cũng tuyệt đối không nên mượn danh, hoặc gần giống với các tên thương hiệu mạnh khác như: Vinhgroup, FPT, Viettel hay Thế giới di động,…. Hãy là chính bạn mà không phải ai khác? Hay ở bất kỳ đâu.

Nếu bạn làm ngành xây dựng, lại phang vào Brand chữ Build, hay làm ngành Thời trang mà lại thêm chữ Fashion, làm web lại thêm chữ Site vào (như HTVSite của Shark Thắng)… thì thật nực cười. Nguyên tắc này ngắn gọn thôi, nó là một sự cảnh báo: Brandname không được mô tả ngành nghề, vì không bảo hộ được. Và ngoài ra mình tự trói mình trong cái tên mang ngành nghề đó.

Hãy nhớ: Chiếc áo không làm nên thầy tu.

KHÔNG VAY MƯỢN, NHÁI THEO, HOẶC GÂY NHẦM LẪN:

Điều đặc biệt nguy hại nhất trong vấn đề và tư duy đặt tên thương hiệu đó là đặt tên gần giống với các thương hiệu nổi tiếng, kiểu nhái theo và thay đổi một vài ký tự trong đó ví dụ như: Sunlight với Sunkight, Mỹ Hảo với Hảo Hảo. Hoặc Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn về phát âm “BLUE DIAMOND” và “BULL DIAMOND”,…. Điều này ngoài việc hạn chế sự phát triển của thương hiệu còn có nguy cơ không được bảo hộ hoặc gặp rủi ro pháp lý bị khởi kiện về vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu.

Vấn đề tiếp theo đó là vay mượn tên doanh nhân, hoặc cá nhân hóa tên thương hiệu, tức là gắn tên cá nhân vào một phần hoặc toàn bộ tên Công ty. Có trường hợp lại lấy tên con cái để đặt tên cho thương hiệu doanh nghiệp hay công ty, tự nhiên vô hình chung gắn cho con cái một sứ mệnh,… điều này trước mắt nhìn có vẻ tên thương hiệu nhanh nổi nhưng về lâu dài bị bó hẹp và cực kỳ nguy hại khi công ty phát triển lên quy mô lớn.

YẾU TỐ PHONG THỦY TRONG TÊN THƯƠNG HIỆU (Khoa học Phương Tây và Quan niệm Phương Đông):

Yếu tố này tuân thủ Nguyên tắc: Dễ đọc, dễ nhớ, liên tưởng đến điều tốt lành.

Cũng như tên gọi của một cá nhân, tên thương hiệu công ty nó mang một ý nghĩa về mặt phong thủy và đương nhiên khi đọc lên hoặc nhắc đến điều đầu tiên ta phải cảm nhận được sự ấn tượng, âm thanh phát ra nghe hay, giúp ta liên tưởng đến những điều tốt đẹp, may mắn,…  Kiểu như “Nhân tại tướng”, “Tướng sinh số”, “Danh tạo phúc”,….. Ngoài ra nó còn tạo được cảm hứng, truyền được cảm hứng đến các đối tượng khách hàng, hay nhân viên. Và một điều quan trọng nữa nó giúp ông chủ sản sinh ra nhiều lăng lượng tốt…..

 Không mang ý nghĩa thứ 3:

Ý nghĩa thứ 3  nó là các trường hợp “tai nạn” của thương hiệu khi chúng được đọc kiểu đồng âm khác nghĩa ở một thị trường, đất nước thứ 3. Riêng về nguyên tắc này không gì đầy đủ và bao quát hơn. Ngày nay, với sự phát triển của Internet và do có Google nên ta hoàn toàn có thể tránh được rủi ro này, hoặc điều chỉnh Thương hiệu ở thị trường đó khi cần thiết. Điều đáng nói và đáng buồn cười thực sự chắc nhiều người còn nhớ ở Việt Nam, đó là cách đây khoảng gần hơn mười năm, có hãng hàng không tên Speed Up của nhạc sĩ Hà Dũng, dịch ra tiếng Việt là Tăng tốc, nhưng rồi hoảng hồn khi nhận ra rằng khi viết không dấu là Tangtoc – Tang tóc. Đó cũng là một khủng hoảng thương hiệu hồi đó của Hà Dũng. Dù tiếng việt không phải liên tưởng tang tóc đi nữa thì cái tên Speed Up khi đọc lên âm điệu cũng không thấy hay, vì đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản như đã phân tích ở trên, chỉ là một động từ mô tả, làm Slogan hợp hơn làm Brand. Và cái tên này giờ đã không còn được sử dụng nữa.

TÊN CÓ 2 ÂM TIẾT LÀ TỐT NHẤT Đây là nguyên tắc cuối cùng, một nguyên tắc có thể tạo ra giá trị gia tăng mà Tôi muốn chia sẻ.

Gần đây ở Hà Nội có một Brandname 2 âm tiết khá đình đám: Học Viện Sage. Sage là một thương hiệu có 2 âm tiết, khá hay và được bảo chứng bằng chất lượng và hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, Sage vẫn là cái tên có ý nghĩa mô tả ngành nghề. Tất nhiên 3,4 âm tiết chả sao, nhưng nếu bạn đặt một cái tên mới thì có 2 vẫn hơn. Và bạn sẽ cân nhắc lựa chọn phương án tôi ưu nhất.

Một ví dụ vui:

Khi đi uống bia hay chúc rượu ta thường hô: 1,2,3 zo lần đầu, lần 2 hô 2,3 zo, lần 3 hô 3 uống.

Lời cuối:

Nam Nguyễn, CEO and Founder – Office360

Chuyên gia tư vấn về: Thuế – Kế Toán – Luật doanh nghiệp – Tư vấn thương hiệu – Hỗ trợ hành chính doanh nghiệp. ĐT: 0985.404.435 (zalo); Fb: Nam Nguyen

7 Nguyên Tắc Vàng Để Đặt Tên Thương Hiệu “Top Of Mind”

Đặt tên thương hiệu có khó lắm không? Hoàn toàn không khó nếu bạn thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Bảo hộ về mặt pháp lý

Điều kiện tiên quyết đầu tiên của thương hiệu là phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh trường hợp bị nhái. Tên hay đến mức nào nhưng không bảo hộ được sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.

2. Sử dụng tên miền cho thương hiệu

3: Đơn giản, dễ nhớ và dễ đọc

Đừng bắt khách hàng của bạn phải nhớ quá nhiều hoặc khó có thể nhớ nổi. Đó là nguyên tắc về sự “đơn giản” khi đặt tên thương hiệu.

Tránh những cái tên khó đọc đại loại như: Bvlgari, TAGHeuer, Givenchy…

Một lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn không.

4. Tránh những liên tưởng mang nghĩa tiêu cực

Sự thật là đã có không ít các công ty đã đặt tên thương hiệu của mình mang ý nghĩa tiêu cực ngay tại thị trường đó. Hoặc là tên thương hiệu khi đọc thành tiếng khiến người đọc liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.

Tiêu biểu năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa ở Tây Ban Nha. Nhưng “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Hay như mì Sagami tại Việt Nam thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật.

5. Tên thương hiệu thể hiện ngành nghề, sản phẩm

Thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm, nhưng với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.

6. Thể hiện sự khác biệt với đối thủ

Tên thương hiệu là đặc trưng riêng biệt của mỗi sản phẩm nên cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh nhất là đối thủ trực diện. Tránh đặt tên giống hoặc na ná với tên của đối thủ và những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.

7. Nhắm đến phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Khi đặt tên thương hiệu, cần xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai?

Với những phân khúc bình dân thì tên thương hiệu nên hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ để khách hàng là người lao động, nông thôn hay thành thị đọc được dễ dàng. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị sẽ ở phân khúc cao cấp, một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.

Mặc dù là nguyên tắc nhưng nếu là những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập thì tuân thủ theo những tiêu chí này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí Marketing, Truyền thông rất lớn cho doanh nghiệp đấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!