Xu Hướng 6/2023 # Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết # Top 7 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Trước đây, ba mẹ em có kinh doanh 1 quán chè. Đúng nghĩa bán chè để kiếm sống vì sự tiện lợi, cái gì cũng bán hòng khách đến tiện gì ăn nấy, lúc ấy khách chủ yếu là khách lâu năm (quán chè có từ 1987), nhưng ngày càng ít dần, hoàn toàn ko có giới trẻ đến ăn. Khi em về và quyết định cải tổ lại quán chè, em bắt đầu định hướng làm thương hiệu với tên tuổi rõ ràng, concept rõ ràng, có thiết kế có nội dung, các món được tập trung, bỏ bớt các món không đem lại doanh thu cao. Doanh thu tăng gấp đôi và khách hàng mới xuất hiện nhiều hơn, khách hàng là giới trẻ đến cũng nhiều. Đấy, thực tế nhà em cho thấy, dù là cửa hàng thức ăn vỉa hè hay đường phố nếu làm thương hiệu vẫn hơn. Khi đã có thương hiệu rồi thì Ít nhất khi bị thay đổi địa điểm sẽ vẫn giữ được lượng khách hàng cũ của mình”. (Đào Trang, 2018, Sài Gòn)

Câu chuyện trên phản ánh một góc của thực trạng “làm thương hiệu” của các doanh nghiệp. Sau gần 10 năm với nghề chuyên sâu tư vấn Chiến lược thương hiệu & nhận diện thương hiệu (đặt tên thương hiệu, viết slogan, thiết kế logo), tôi xin trình bày quan điểm cá nhân về đề tài này như sau.

Tuy nhiên một sản phẩm tốt không phải khi nào cũng có được thương hiệu tốt. Nguyên lý “brand is perceived by customers” – “thương hiệu được cảm nhận bởi khách hàng” sẽ không bao giờ thay đổi, cho dù thế giới chuyển từ cách mạng 1.0, 4.0 hay n.0.

Ba cấp độ làm thương hiệu sau đây sẽ mang lại các hiệu quả hình ảnh thương hiệu, theo đó là giá trị thương hiệu khác nhau. Một lưu ý quan trọng rằng các doanh nghiệp đạt ba cấp độ này đều có mẫu số chung là đều có chất lượng sản phẩm tốt. Nhưng chi phí & mức độ lan toả thương hiệu của họ khác nhau do cách làm và điểm xuất phát khác nhau.

Cấp độ 1

Chỉ lo sản xuất ra sản phẩm thật tốt & danh tiếng đến từ hữu xạ tự nhiên hương.

Nguồn lực tài chính, con người tập trung vào sản phẩm, không quan tâm điều gì khác.

Ta mở quán chè. Cốc chè của ta phải ngon hơn, khác lạ hơn, độc đáo về hương vị hơn quán đầu ngõ. Nếu không, ta chỉ bán được cho mấy nhà hàng xóm bên cạnh là cùng.

Vấn đề gặp phải của nhóm này đa số giống nhau một điểm như sau.

Đến sản phẩm mang đậm tính chất kỹ thuật như sơn còn như vậy, chúng ta sẽ hình dung được sản phẩm như chai nước khoáng, lon nước ngọt … vốn na ná nhau về chất lượng sẽ bị chi phối về marketing như thế nào. Marketing vốn là cuộc chiến về cảm nhận.

“Truyền miệng không thể một mình thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ truyền tải thông điệp của Starbucks được nữa. Chừng nào chúng tôi không nói rõ mình đại diện cho cái gì, sẽ còn chỗ cho những hoài nghi” – CEO của Starbucks.

Cấp độ 2

Làm thương hiệu chất thực sự, nhưng kinh doanh đi trước, thương hiệu theo sau; không chạy song mã từ đầu.

Các doanh nghiệp này tập trung vào kinh doanh một thời gian dài, sau khi thành công rồi mới quay lại chuẩn hoá về thương hiệu.

Có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hơn nhiều cũng làm tương tự thế này. Làm, sai, điều chỉnh. Tái cấu trúc cơ cấu sản phẩm, ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu. Thu hẹp để mở rộng. Tôi hay gặp và nghe anh chị doanh nghiệp tâm sự: tôi chẳng biết gì về thương hiệu đâu, cứ thay đổi tốt hơn để bán nhiều hàng hơn thôi.

Thực ra họ đang branding khá bền vững – thương hiệu lấy nền tảng kinh doanh làm lõi. Tập trung ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu với nhóm sản phẩm chiến lược. Các chuyên gia Tây ta gọi đó là Brand positioning – định vị thương hiệu.

Khách hàng của chúng tôi là nhóm doanh nghiệp này khá đông: FPT, Sunhouse, Nguyễn Kim, Minh Long, Kids Plaza, Red Sun, Vodka Men, La Siesta … đều là những doanh nghiệp chuyên nghiệp, chỉn chu sản phẩm và các founders có tiếng về tâm huyết và tài năng.

Cấp độ 3

Làm chuẩn từ gốc & biết rõ mục đích, phương pháp ngay từ khi khởi nghiệp.

Cách làm này có mấy ưu điểm rõ ràng sau:

Nội bộ tổ chức từ lãnh đạo đến các bộ phận chức năng (nhất là phòng marketing) hiểu rõ con đường đi từng giai đoạn của lộ trình xây dựng thương hiệu. Không có những hiểu lầm, tranh cãi nội bộ về cách thức & mục tiêu triển khai.

Mọi hoạt động tác nghiệp đều xoay quanh một big idea lớn về hình ảnh thương hiệu cần đạt tới.

Các doanh nghiệp cấp độ 3 mà chúng tôi đã triển khai có thể nhắc đến gồm VietJetAir, khu đô thị Sala, Kangaroo, Karofi, dự án biệt thự sinh thái Casamia ở Hội An, Vntrip, Tôm Bắc Cực, yến sào Phú Yên v.v… lớn bé đủ cả.

Cả 3 cấp độ branding trên khác nhau về điểm xuất phát và hiệu quả. Giống nhau về phương châm hành động – lấy sản phẩm & năng lực lõi của doanh nghiệp làm gốc. Sự nghiêm túc của doanh nghiệp cho ra sản phẩm tốt cho xã hội. Cách làm thương hiệu bài bản kết hợp một sản phẩm tốt sẽ sản sinh ra những thương hiệu mạnh, thậm chí một lovemark cho xã hội, cho địa phương, cho quốc gia. Những quốc gia phát triển luôn có những thương hiệu mạnh mang tính toàn cầu, những thương hiệu có hàm lượng brand equity (giá trị thương hiệu) nghiêng về giá trị vô hình lớn hơn tỷ lệ giá trị chức năng hữu hình.

Đức Sơn – CEO of Richard Moore Associate

Tất Tần Tật Các Bài Quyền Karate Từ Cấp Độ Thấp Tới Cao Nhất

Hiện nay Karate là một môn võ rất phổ biến trên thế giới. Các bài quyền Karate cũng tạo ra sức hút rất lớn với những ai từng xem biểu diễn của môn võ này. Tuy nhiên để đạt đến trình độ đó thì các võ sĩ đã phải trải qua một hệ thống các bài quyền Karate từ đai trắng đến đai đen và mất nhiều công sức tập luyện.

Tổng quát về các bài quyền trong Karate

Karate là một môn võ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trải qua quá trình phát triển hơn 400 năm, môn võ này đã hình thành 4 hệ phái khác nhau. Mỗi hệ phái có những đòn thế riêng và những quy định riêng của mình khi thi đấu cũng như luyện tập.

Các bài quyền Karate của phái Shotokan

Bài quyền đầu tiên của Karate – Heian Shodan

Trong tiếng Nhật, Heian Shodan mang nghĩa là Bình An. Sở dĩ chọn bài này đầu tiên là bởi nó nhắc đến cái tự tại, thư thái trong môn vẽ này. Sau khi ngồi thiền và khởi động, đây sẽ là bài tập mang đến cái hiểu biết đầu tiên về võ đạo trong Karate.

Bài quyền này được tập trong vòng 40 giây.

Bài quyền thứ 2 – Heian Nidan

Cũng tương tự như bài quyền đầu tiên, Heian Nidan chỉ thêm vào một số kỹ thuật khó hơn một chút như Mae Geri, Uchi Uke hay Nihon- Nukite.

Bài quyền thứ 2 này gồm có 26 động tác và tập trong vòng 45 giây. Cần phải luyện tập sự nhanh nhẹn, chính xác kết hợp với thế tấn vững vàng khi tập bài này.

Bài thứ 3 – Heian Sandan

Các bài quyền Karate khi mới bắt đầu thường rất quan trọng động tác tấn. Heian Sandan là một bổ sung cần thiết sau khi đã tập thành thục 2 động tác trên để có thể vươn đến tầm cao hơn trong võ đạo Karate.

Bài này chủ yếu dùng tư thế tấn Kiba Dachi và các kỹ thuật dùng để tấn công khi đối thủ đang ở phía sau.

Heian Sandan gồm có tất cả 20 động tác và thực hiện trong vòng 40 giây.

Bài quyền thứ 7 – Bassai Dai

Động tác này lấy cảm hứng từ các môn võ của người Nhật Bản xưa, mãnh liệt như một con sư tử xông vào bắt mồi.

Có đến 42 thế trong Bassai Dai và thực hiện trong vòng 1 phút.

Bài quyền tiếp theo, thứ 13 – Empi

Empi theo tiếng Nhật có nghĩa là một chú én đang bay. Động tác này nêu lên sự nhẹ nhàng, thanh thoát, nương vào đối thủ mà tấn công nhưng vẫn đưa ra được các thế đòn chắc chắn và chính xác.

Bài Empi gồm có 37 tư thế khác nhau và thực hiện trong 1 phút.

Bài quyền thứ 15 – Jitte

Kinh Nghiệm Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Hiệu Quả Và Thành Công

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả và thành công

Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng là ý tưởng có thể giúp các chủ cửa hàng gặt hái được lợi nhuận lớn khi kinh doanh. Cùng khám phá chi tiết các kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả cho người mới bắt đầu kinh doanh.

Các ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng phổ biến

Về cơ bản, vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng và thi công các công trình xây dựng ở thời điểm hiện nay. Nhiều các vật liệu có trong tự nhiên như đá, cát thì còn có các vật liệu nhân tạo hoặc tổng hợp được sử dụng như xi măng, sắt thép chẳng hạn. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp khá phát triển ở một số quốc gia và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Chúng cung cấp thành phần để kiến tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà.

Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay tương đối đa dạng và phong phú tuy nhiên có thể phân chia thành hai nhóm ý tưởng kinh doanh chính đó là kinh doanh vật liệu thô và kinh doanh vật liệu hoàn thiện. Đối với ý tưởng kinh doanh vật liệu thô, bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm kinh doanh chủ lực như cát tô, cát xây, cát đúc, gạch đinh, gạch ống, gạch thẻ, đá xây dựng, đá hộc, xi măng, sắt thép xây dựng,…

Còn vật liệu hoàn thiện thì ý tưởng kinh doanh có thể bao gồm các mặt hàng như ống nước và phụ kiện ống nước, gạch ceramic, gạch men, gạch bóng kiếng, gạch trang trí (gạch Việt Nhật, gạch Mosaic, gạch Inax), thiết bị vệ sinh, lavabo, bồn cầu, vòi tắm, gạch block, tấm lợp sinh thái onduline, đá tự nhiên, đá trang trí, sơn ngoại thất, vật liệu chống thấm,…Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là bạn chỉ nên chọn một số sản phẩm chính để kinh doanh, thậm chí chỉ kinh doanh một dòng sản phẩm cụ thể ví dụ như chuyên kinh doanh gạch men, gạch trang trí hay chuyên kinh doanh sơn ngoại thất, vật liệu chống thấm hoặc chuyên về thiết bị vệ sinh.

Kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cơ bản

Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả thì việc khảo sát thị trường là một yếu tố bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất. Qua khảo sát, bạn có thể nắm được các thông tin cần thiết về khách hàng và tiềm năng ở khu vực bạn dự định kinh doanh. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp.

Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn biết được có bao nhiều cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn, họ kinh doanh lâu năm chưa, có lượng khách hàng ổn định không, các mặt hàng chính họ kinh doanh là gì, cách bố trí cửa hàng, biển bảng hiệu ra sao. Ngoài ra, bạn có thể xác định được các mặt hàng mà họ đang bán chạy nhất, khảo sát giá cả các loại vật liệu xây dựng ở các cửa hàng đó cùng với nhu cầu của khách hàng, từ đó thuận tiện cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng.

Kinh doanh vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn là câu hỏi phổ biến được nhiều người đặt ra khi có ý định mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở thời điểm hiện nay. Vốn là thứ không thể thiếu để bạn có thể hoạt động kinh doanh trong bất kỳ ngành nghề nào, trong đó có kinh doanh vật liệu xây dựng. Thông thường kinh doanh vật liệu xây dựng thường cần khá nhiều vốn, chủ yếu để nhập hàng về kinh doanh, do đó bạn cần phải huy động vốn kinh doanh để có thể duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Để chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh, bạn có thể kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng với người khác. Hình thức này không phải là huy động vốn bởi khi hợp tác kinh doanh, đôi bên đều có trách nhiệm và nhiệm vụ cống hiến để cửa hàng vật liệu xây dựng đi vào khuôn khổ hoạt động. Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng của nhiều chủ cửa hàng đó là bạn có thể huy động vốn từ người thân, họ hàng. Ưu điểm của dòng vốn này là nhanh chóng, không mất thời gian cho các thủ tục giấy tờ và ít chịu áp lực hơn so với vay ngoài, vay ngân hàng.

Cách huy động vốn kinh doanh tiếp theo chính là vay vốn từ phía ngân hàng. Đây là cách tìm kiếm vốn kinh doanh đang được khá nhiều người áp dụng khi kinh doanh ở thời điểm hiện nay dù có thể phải chịu nhiều áp lực, thường phải cầm cố tài sản thế chấp để được vay vốn.

Nguồn hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn hoạt động và kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả. Có rất nhiều cách để bạn có được nguồn hàng cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ cho công việc kinh doanh. Đầu tiên, bạn có thể nhập hàng qua các tổng đại lý khu vực bởi giá bán lẻ của các sản phẩm đều được niêm yết cụ thể. Ngoài ra, các thông tin như quy cách sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thông tin lắp đặt, sử dụng, chính sách sau bán hàng đều được tổng đại lý cung cấp cho bạn.

Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ các công ty. Đây là cách thức lấy hàng quen thuộc của nhiều cửa hàng, cách thức này giúp họ trở thành đại lý của các công ty. Các công ty thường có giá bán lẻ và chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Cửa hàng không cần phải tự ý định giá bán mà có thể dựa theo mức giá của công ty. Tuy nhiên bạn phải có số vốn lớn để lấy hàng theo cách này.

Một cách tìm kiếm nguồn hàng vật liệu xây dựng khác đó là bạn có thể nhập hàng từ nước ngoài. Xu hướng của người Việt ngày nay đều chuộng hàng ngoại. Nếu bạn nắm bắt được các sản phẩm hay thương hiệu nhập ngoại nào được yêu thích thì có thể nhập thêm về bán kèm. Tuy nhiên, tránh nhập số lượng quá nhiều tránh tình trạng bị tồn kho, hàng hóa ế ẩm không xoay được vốn.

Khi kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên thuê các mặt bằng có không gian rộng để có thể trưng bày các sản phẩm đi cùng với đó là thuận tiện cho giao thông đi lại, mặt tiền rộng để xe chở vật liệu có thể di chuyển qua cửa hàng cho việc lấy trả hàng. Bên cạnh đó, các vật liệu thường có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích. Trong khi mặt bằng kinh doanh có hạn và số sản phẩm trưng bày không nhiều. Kho chứa thực sự rất cần thiết cho người có ý định bán vật liệu. Kho hàng nên xây gần mặt bằng kinh doanh. Thiết kế thoát hơi ẩm, nước tốt. Đặc biệt với các sản phẩm như xi măng, đá lát, phù điêu trang trí nên để trong môi trường thoáng khí, cao hơn nền để tránh ẩm, bám nước. Với các sản phẩm như bồn cầu, bồn tắm, lavabo nên bầy cách xa nhau, trên mặt bằng bằng phẳng, tránh va chạm làm sứt mẻ sản phẩm.

Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng của nhiều chủ cửa hàng thì giá cả của các vật liệu xây dựng thường tăng giảm thất thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, muốn cân đối giá cả phù hợp thì bạn cần thường xuyên cập nhật giá cả trung bình trên thị trường để đưa ra mức giá hợp lý nhất đồng thời nên chuẩn bị các phương án để có nguồn hàng ổn định.

– Gửi Thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư và hoàn tất thủ tục.

– Đăng ký dấu và thông báo dấu lên cổng thông tin quốc gia

– Công bố thành lập mới trên cổng thông tin quốc gia

– Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch Đầu tư

– Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng

– Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT.

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả

Để kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả, bạn cần xây dựng chương trình chiết khấu cho khách hàng hợp lý. Đừng ngại ngần về vấn đề phá giá, bạn chỉ cần nói với khách hàng đây là đợt hàng để chứng minh chất lượng ban đầu cho khách hàng, thu hút các khách hàng tiềm năng. Nhưng về sau, bạn cần kinh doanh chiết khấu theo kiểu cung cấp vật liệu xây dựng dựa trên nhu cầu của đội xây dựng mà chưa cần tiền cọc trước. Cách làm này giúp bạn tạo mối quan hệ cực tốt với cả chủ nhà và đội xây dựng.

Bật Mí Đặt Tên Fanpage Facebook Giúp Kinh Doanh Hiệu Quả

*********

Thông qua việc đặt tên fanpage hay, bạn có thể:

 Khách hàng ấn tượng ngay từ lần đầu thấy tên shop và giúp họ nhớ lâu hơn.

Truyền tải thông tin về shop, cửa hàng một cách rõ ràng nhất.

Tạo nên sự khác biệt giữa hàng ngàn các fanpage của shop khác.

 Tạo nên thương hiệu của riêng mình.

Không nên đặt tên chung chung

Không nên đặt tên page theo tên website

Nếu shop bạn đã có thương hiệu và được nhiều người biết đến thì đặt tên theo website sẽ rất phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là cái tên mới thì cần sự sáng tạo, mới mẻ để thu hút người dùng. Việc sử dụng tên website sẽ mang lại cảm giác thương mại, không gần gũi cho khách hàng của bạn.

Hạn chế sử dụng tên Tiếng Anh

Thông thường, khách hàng sẽ gõ tiếng Việt để tìm kiếm sản phẩm mà họ đang tìm kiếm. Nên trừ khi sản phẩm của bạn bắt buộc phải dùng Tiếng Anh còn không thì nên hạn chế điều này.

Không nên chỉ chứa tên thương hiệu hoặc tên riêng

Tên fanpage hay và hiệu quả cũng không chỉ chứa tên riêng. Ví dụ như những cái tên như: Andy Shop, Lúc Lắc Quán, Nhím xinh,… sẽ khiến khách hàng không biết bạn đang bán cái gì và để tránh mất thời gian đa phần họ sẽ bỏ qua.

Cách đặt tên fanpage Facebook cho shop kinh doanh

Nếu bạn vẫn đang hoang mang chưa biết cách đặt tên cho fanpage của mình, hãy để Appwe giúp bạn.

Tuân thủ công thức “vàng”

Công thức vàng mà bạn có thể áp dụng với mọi mặt hàng kinh doanh đó là: “Mặt hàng + Tên thương hiệu/ Tên shop”. Với cách đặt tên này, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm shop của bạn khi tìm kiếm cũng như giúp họ nắm bắt được những thông tin của shop.

Ví dụ: Thiết kế ứng dụng di động – Appwe

Chứa từ khóa có lượng tìm kiếm cao

Để tên shop của bạn hiện ra ngay trong top đầu của kết quả tìm kiếm thì đặt tên chuẩn SEO là rất quan trọng. Hành vi của khách hàng là sẽ ưu tiên chọn những quán, shop ở kết quả đầu tiên mà họ tìm được. Vì vậy, nếu page của bạn ở top đầu thì chắc chắn lượt chuyển đổi sẽ cao hơn.

Để làm được việc này, bạn có thể sử dụng một số công cụ đo lường xem từ khóa nào được người dùng tìm kiếm nhiều nhất và đưa nó vào tên page một cách khôn khéo.

Tên Facebook thể hiện rõ ngành nghề, lĩnh vực

Tuy nhiên, hãy thật thông minh khi đặt tên tránh gây nhàm chán cũng như sẽ tạo sự khác biệt cho page của bạn. Ví dụ khi bạn kinh doanh đồ ăn, có thể đặt tên: Chén cả thiên hạ, Ngon Ngon quán, hoặc Chè Cô Tiên,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!