Bạn đang xem bài viết Cách Đặt Tên Công Ty Theo Địa Danh Và Ngành Nghề Hay – Case Study được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Năm 1997, một doanh nghiệp chế biến dừa ra đời tại trung tâm dừa Đồng Gò, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre mang tên gọi Công ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới. Dừa Lương Quới là một thương hiệu vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay. Với hơn 20 năm hoạt động, công ty luôn có những cải tiến mới nhất về máy móc, thiết bị và công nghệ để nâng cao giá trị kinh tế của trái dừa địa phương. Hiện, Dừa Lương Quới đã đưa ra thị trường hơn 51.000 tấn sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn và được xuất khẩu đến 30 quốc gia trên thế giới. Công ty này là một ví dụ điển hình về cách đặt tên theo ngành nghề hay và cực kỳ gần gũi. Dừa Lương Quới sử dụng đúng với cái tên sản phẩm mà mình kinh doanh, được gắn thêm tên địa danh nơi sản phẩm ra đời để khi mang đến bất cứ đâu, khách hàng cũng có thể nhận ra đó là sản phẩm của quê hương Lương Quới – Giồng Trôm – Bến Tre.
Cách đặt tên công ty hay theo địa danh – Đà Lạt Ecofarm
Theo chia sẻ từ chị Hồ Ngọc Trâm – Nhà sáng lập Đà Lạt Ecofarm thì cái tên này mang ý ngĩa là “Nông trại sinh học”. Mong muốn của Đà Lạt Ecofarm là một nông trại trồng rau củ quả hữu cơ vi sinh và nói không với phân hóa học. Đà Lạt Ecofarm cũng mang tên địa danh là vùng đất Đà Lạt – Lâm Đồng. Theo chị Trâm, cái tên công ty của chị không cần thiết quá cầu kỳ và khó đọc khó nhớ. Đà Lạt Ecofarm hướng đến sự đơn giản để khách hàng dễ hình dung mình ở đâu, mình đang kinh doanh trong lĩnh vực nào. Tiếp theo, khi đặt tên chị cũng quan tâm là cái tên gọi có được tỉ lệ tìm kiếm cao hay không. Ví dụ từ ECO hay từ Farm đều có lượng tìm kiếm cao nên khách hàng rất dễ dàng tìm được. Ngoài ra, chị còn cho biết logo công ty của mình không nhất thiết lấy 1 sản phẩm vì công ty có thể có nhiều sản phẩm. Hiện Đà Lạt Ecofarm sở hữu thương hiệu Dưa Lưới Surifarm (SUNNY + RICH là tên viết tắt từ tên tiếng Anh của chị Trâm và Rich là sự giàu có) cùng với Chuỗi Thực Phẩm Tươi Mỗi Ngày Chợ Phố (Chợ trên con phố Hoàng Văn Thụ). Theo chị Trâm, có được một cái tên hay và một logo ý nghĩa sẽ giúp công ty được biết đến nhiều hơn và dễ dàng tạo dựng được danh tiếng sau này.
Case Study Đặt Tên Và Tái Thiết Thương Hiệu Cho Khách Sạn 3 Sao
Bài viết rất bổ ích được chia sẻ từ anh Hùng Sao Kim, một người bạn xa của TYM.
BỐI CẢNH CHUNG
Trong những năm gần đây Việt Nam đã luôn cố gắng để phát triển ngành du lịch. Đặc biệt là việc thu hút du khách nước ngoài. Tuy nhiên, khi kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ không khói này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp lữ hành và lưu trú cần tìm giải pháp để tạo năng lực cạnh tranh, vượt lên đối thủ và thu hút, lôi cuốn khách hàng.
Xây dựng thương hiệu được coi là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh đồng thời ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng. Đối với ngành dịch vụ lưu trú (khách sạn, resort), xây dựng thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa vì ở đó sự tiếp xúc giữa khách hàng và thương hiệu là thường xuyên và trực tiếp. Bất cứ khi nào bạn sử dụng dịch vụ của khách sạn, bạn luôn bắt gặp một ai đó hay một thương hiệu nào đó phục vụ bạn. Trong một xã hội văn minh, xây dựng thương hiệu trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ lưu trú nói riêng.
THÁCH THỨC
Khách sạn 3 sao Hoàng Tử (Prince Hotel) nằm trên đường Lê Duẩn – Hà Nội đã hoạt động từ hàng chục năm nay với hơn 90 phòng ốc, là một trong những khác sạn hạng trung được đánh giá tốt trên thị trường.
Tuy nhiên, việc đặt tên Prince Hotel đã vô tình khiến cho khách sạn này bị trùng tên với hàng loạt các khách sạn 2 sao khác. Sự trùng lặp này không những làm ảnh hưởng đến uy tín của khách sạn mà còn khiến khách sạn chịu sự tổn thất khi nhiều khách du lịch nhầm lẫn giữa những khách sạn có tên giống nhau trong cùng khu vực này.
Với những lý do trên, Prince Hotel cần một cái tên mới để tránh khỏi những thiệt hại do nhầm lẫn tên. Mặt khác đây cũng là cơ hội để khách sạn làm mới mình thông qua một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.
GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
1. ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU
Thông tin về khách sạn Chúng tôi bắt đầu công việc bằng cách tổng hợp tất cả các thông tin có được về khách sạn. Và đây là một số thông tin chính :
Tiêu chuẩn 3 sao
95 phòng
Nằm trên đường Lê Duẩn, gần ga Hà Nội
2 nhà hàng, quầy bar, massage
01 nhà hàng với các món ăn phong cách Á Châu
Nội thất mang phong cách hiện đại
Buồng phòng có góc nhìn lớn hướng ra Ga Hàng Cỏ
Gần khu trung tâm phố cổ (chỉ mất 5-10 phút đi bộ để vào trung tâm phố cổ)
Phân tích cạnh tranh :
Với các thông tin trên có thể đánh giá Prince Hotel là khách sạn hạng trung, không có lợi thế nổi bật về vị trí hay cơ sở vật chất. Các tiêu chí khác của khách sạn cũng chỉ ở mức trung bình của ngành. Do vậy để tìm một điểm khác biệt nổi trội từ những yếu tố “hữu hình” là rất khó.
Điểm mạnh – Phòng ốc đẹp, hiện đại hơn so với khu vực phố cổ Hà Nội – Dịch vụ khá đầy đủ với nhà hàng, bar, massage – Điểm nhấn là nhà hàng với các món ăn mang phong cách Hồi giáo – Vị trí tương đối yên tĩnh trên đường Lê Duẩn. Di chuyển khá dễ dàng
Điểm yếu – Nằm xa trung tâm phố cổ đồng thời là trung tâm du lịch của Hà Nội
Khi phân tích những yếu tố cạnh tranh chúng tôi nhận thấy rằng đối với một khách sạn ngoài các tiêu chí như vị trí, cơ sở vật chất, danh tiếng … thì một yếu tố quan trọng luôn được khách hàng đánh giá cao đó là chất lượng dịch vụ. Và đây có thể coi như một mấu chốt để tạo ra sự khác biệt đối với các khách sạn có nhiều yếu tố tương đồng trong cùng khu vực.
Tiêu chí đặt tên
Để tiến hành công việc đặt tên, nhóm thực hiện dự án thống nhất các tiêu chí cho tên thương hiệu mới cùng khách hàng. Các tiêu chí cơ bản cần thỏa mãn:
Khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Tên phải mang âm sắc tiếng Anh
Dễ dàng phát âm, dễ nhớ
Độc đáo, khác biệt
Có ý nghĩa hấp dẫn
Dễ dàng cho việc phát triển nhận diện thương hiệu
Phải dễ dàng kết hợp với slogan để truyền tải trọn vẹn thông điệp thương hiệu
1) Gắn với hình ảnh Hà Nội, đặc biệt là Hà Nội xưa: Khách sạn nằm cạnh ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), cùng với cầu Long Biên là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng gắn liền với hình ảnh Hà Nội. Ngoài ra, khách sạn nằm kề ngay khu phố cổ, có thể ngắm nhìn ga xe lửa cổ kính từ cửa sổ phòng ngủ. Nếu lựa chọn concept này sẽ đặt các phương án tên theo hướng: Nơi khách hàng có thể trải nghiệm chân thực và gần gũi nhất 1 góc HN xưa.
2) Bên cạnh lựa chọn đầu tiên là gắn với hình ảnh Hà Nội cổ xưa, 3 concept sau có điểm chung là nhấn mạnh vào sự hiện đại, trẻ trung và năng động của một khách sạn nằm trong khu phố sầm uất, đông đúc của Hà Nội mới.
4) Phong cách mới: Ngoài việc cảm nhận một Hà Nội khác với quan niệm vốn có, khách sạn sẽ giúp khách hàng khám phá một Hà Nội mới bắt đầu từ phong cách phục vụ, các dịch vụ cũng như tiện lợi khác.
5) Nhịp sống mới: Phù hợp với phong cách nội thất contemporary của khách sạn và hướng đến đối tượng khách du lịch trẻ, ưa khám phá. Nơi KH có thể cảm nhận nhịp sống mới năng động của một thành phố trẻ.
6) Điểm khởi đầu của mọi hành trình: Nhắc nhở đến vị trí gần Ga Hà Nội. Khách sạn sẽ là điểm khởi đầu của mọi hành trình của du khách khi đến Việt Nam.
7) Sự hội tụ của ánh sáng và những con đường: Concept này thể hiện địa điểm của khách sạn là nơi hội tụ của nhiều điểm đến từ mọi miền đất nước đến mọi quốc gia trên thế giới, của Hà Nội xưa (ga Hàng Cỏ) và Hà Nội hiện đại, sôi động, giữa những giá trị cũ và mới.
8) Sự giao thoa của các nền văn hóa: Của một khách sạn đậm nét Á Châu phục vụ các du khách Phương Tây, pha lẫn các giá trị của văn hóa Hồi Giáo qua nhà hàng phục vụ các món ăn Hồi Giáo.
9) Phương Đông lôi cuốn, quyến rũ, bí ẩn: Nhắc đến du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, ấn tượng về một phương Đông tiềm ẩn đang chờ được khám phá sẽ dễ hấp dẫn du khách.
10) Vị trí đặc trưng riêng của khách sạn cho view toàn cảnh Hà Nội: Từ khách sạn có thể ngắm được toàn cảnh Hà Nội, cả những góc phố cổ xưa lẫn các tòa nhà cao tầng và đường phố tấp nập.
11) Khách sạn tiện nghi, thân thiện: Khách sạn cung cấp dịch vụ chất lượng, chu đáo, thân thiện, tạo cảm giác ấm áp, thoải mái cho khách hàng.
Lựa chọn phương án (Short List)
Từ các concept đặt tên nhóm sáng tạo nhanh chóng đưa ra danh sách tên. Mỗi concept sẽ có khoảng 3-5 phương án tên tương ứng. Danh sách tập hợp được (master list) sẽ có khoảng 30 phương án tên khác nhau.
Sau khi đã tập hợp được Master List, nhóm tiến hành chọn lọc (short list) danh sách này theo các tiêu chí đặt ra ban đầu và lựa chọn 5 ứng viên sáng giá nhất để gửi cho khách hàng.
Sau buổi thuyết trình, khách hàng của chúng tôi rất hài lòng với phương án Cosiana. Tên gọi này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của người nghe vì âm điệu êm ái dễ nghe, có sự khác biệt hoàn toàn với tên các khách sạn hiện có, đồng thời hàm chứa thông điệp ” khách sạn thân thiện ” và ” đậm nét Á châu “.
2. SÁNG TÁC SLOGAN
Công việc của chúng tôi là tìm ra một cụm từ bằng tiếng Anh phản ánh được những thông điệp mà khách sạn muốn gửi gắm tới khách hàng một cách súc tích nhất nhưng phải hấp dẫn và “đi vào lòng người”.
Chúng tôi đưa ra một danh sách dài gồm gần 20 phương án khác nhau trong đó có các phương án như:
An orient touch in your wayWhere cozy memory lasts Not a hotel, a warm heart Amazing Hanoi through window Stay like east, feel like home
Phương án Cosiana – Where Cozy Memory Lasts (Nơi nồng ấm đọng mãi) được lựa chọn không nằm ngoài dự đoán của nhóm sáng tạo. Phương án này vừa đáp ứng truyền tải thông điệp về một khách sạn thân thiện, về một trải nghiệm khó quên của du khách khi đến với khách sạn vừa giúp diễn đạt tên thương hiệu một cách hoàn hảo.
TỔNG KẾT
Đối với ngành kinh doanh du lịch, khách sạn cũng tương tự như một số lĩnh vực dịch vụ khác, nơi mà yếu tố cảm xúc và sự trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh sự quan tâm của khách hàng thì việc quản lý sự trải nghiệm tại mọi điểm tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng trở thành một yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không chỉ là tập trung vào chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà bạn cần đưa ra một thông điệp nhất quán và hấp dẫn thôi thúc họ lựa chọn.
Để tìm hiểu thêm về dự án xây dựng thương hiệu cho khách sạn này, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua email: contact@saokim.com.vn hoặc gọi tới 0944.472.532.
Tác giả:
Nguyễn Tuấn Hùng, Brand Strategy ConsultantCông ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim
Gợi Ý Cách Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy Và Tuổi
Đầu tiên, chúng ta cần lưu ý đến những vần bằng (Huyền, Không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Khi đặt tên công ty theo phong thủy, chúng ta nên đặt tên có vần bằng, vần trắc cân đối sẽ tốt. Ví dụ: với tên công ty là Thái Phú Phát, tất cả các vần trong tên công ty này đều là vần trắc, thuộc hành Dương, dương cường, âm nhược không hài hòa âm dương sẽ không tốt. Nhưng với tên công ty Thái Phú Tài, có 2 vần trắc và 1 vần bằng, âm dương kết hợp sẽ là một tên công ty theo phong thủy tốt hơn.
Đặt tên công ty theo tuổi và bổn mạng
Mỗi người sinh ra đều có bổn mệnh theo tuổi mỗi người. Và mỗi mệnh sẽ có các con số may mắn, tài lộc khác nhau.
Đặt tên công ty theo mệnh kim
Người mệnh kim là người có tham vọng, luôn tự tin vào bản thân, rất kiên trì với khả năng tập trung cao. Cùng với tính quản giao trời phú, người mệnh Kim rất thành công với những công việc mà mình theo đuổi. Mệnh Kim hợp với các con số sau: số 2, số 5, số 6, số 7 và số 8. Và đặc biệt, mệnh Kim hợp nhất với số 7 (con số mà mọi người cho là xui rủi, 7 = thất) Vậy, khi đặt tên công ty theo mệnh kim nên đặt tên công ty ra sao để vừa hay và ý nghĩa? Tên công ty của người theo mệnh Kim nên có sự mạnh mẽ, tham vọng giống như tính cách của người mạng Kim vậy. Và số lượng âm tiết trong tên riêng của công ty người mệnh kim nên có tổng số ký tự bằng với các số trên là tốt nhất
Đặt tên công ty theo mệnh mộc
Người mệnh Mộc thường nhanh nhẹn, nhạy cảm với thời cuộc, bản tính rất công bằng và ngoại giao tốt. Tư duy của họ rất mạch lạc nhưng việc bám sát kế hoạch triển khai công việc thường không tốt. Mệnh Thủy hợp với các con số 3, 4. Vậy, người mệnh Mộc khi đặt tên công ty thì nên đặt như thế nào cho phú hơp? Căn cứ vào những yếu tố bên trên, tên công ty của người mệnh Mộc nên có sự cấp tiến, tổng các ký tự nên có tổng số âm tiết bằng với các con số trên là tốt nhất.
Đặt tên công ty theo mệnh thủy
Người mệnh Thủy là người khéo ăn nói, đàm phán tốt và có khả năng thuyết phục người khác. Đây là tuýp người khá nhanh nhẹn và dễ thích ứng với môi trường mới. Là người rộng lượng nhưng cũng vì tính cách này, họ dễ bị tổn thương với những hành động không tốt của người khác đối với mình. Mệnh Thủy hợp với các con số 1, 4, 6, 7. Vậy khi đặt tên công ty, người mệnh thủy nên đặt tên công ty ra sao cho phù hợp? Căn cứ vào các dữ liệu bên trên, người mệnh thủy nên đặt tên công ty có ý nghĩa linh hoạt, rộng lượng và tổng số ký tự trong tên riêng công ty nên có tổng số các âm tiết phù hợp với các số 1, 4, 6,7.
Đặt tên công ty theo mệnh hỏa
Người mệnh Hỏa có tính tình cương trực, họ có khả năng lãnh đạo, đam mê và có những sáng tạo không ngừng trong công việc. Nhưng bên cạnh đó, người mệnh Hỏa thường bướng bỉnh và nóng tính. Con số may mắn, mang đến nhiều tài lộc cho người mệnh Hỏa là: số 3, 4 và số 9. Vậy đặt tên công ty theo mệnh hỏa nên đặt ra sao? Với các thông tin như trên, tên công ty theo mệnh hỏa nên thể hiện sự chính trực, sáng tạo và tên công ty có tổng số các ký tự phù hợp với số 3, 4 và 9 là tốt.
Cách Đặt Tên Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp
Cách đặt tên công ty theo luật doanh nghiệp được quy định rõ trong luật doanh nghiệp 2014 luật số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
Theo điều 38, 39, 40, 41, 42 luật doanh nghiệp 2014 thì:
Điều 38. Tên doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 40. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.
Đặt tên doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng để thành lập được một công ty, doanh nghiệp. Do đó khi nắm rõ quy định này thì quý doanh nhân đã có trong tay một vũ khí lợi hại để thành lập được một doanh nghiệp theo ý muốn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH YTHO
Văn phòng làm việc: 22/2/9 Đường 21, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 83 84 89 (Mr. Thịnh) (zalo, whatsapp, viber, line)
0901 34 01 98 (Ms. Uyên) (zalo, whatsapp, viber, line)
E-mail: Ketoanytho@gmail.com
Kế toán YTHO Trao niềm tin - Vững tương laiCập nhật thông tin chi tiết về Cách Đặt Tên Công Ty Theo Địa Danh Và Ngành Nghề Hay – Case Study trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!