Bạn đang xem bài viết Cách Đặt Tên Công Ty Theo Quy Định Của Pháp Luật được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặt tên công ty về nguyên tắc là tên không trùng và gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp, công ty đã đăt trước đó, tên công ty bao gồm; Loại hình công ty(CỔ PHẦN, TNHH)+ tên riêng của doanh nghiệp. Để hiểu chi tiết hơn bạn xem quy định cụ thể cách đặt tên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005:
Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 – Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Điều 31. Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá , đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
Đặt Tên Công Ty Cho Đúng Quy Định Của Pháp Luật. , Hãng Luật Anh Bằng
Xin chào Hãng luật Anh Bằng !
Tôi có câu hỏi xin được giải đáp thắc mắc như sau: Tôi bắt đầu khởi nghiệp và muốn thành lập một công ty trong lĩnh vực bất động sản, tôi muốn đặt tên công ty là Công ty TNHH Nam Tiến. Tôi được biết tên này trùng với tên công ty trong lĩnh vực xây dựng. Vậy xin hỏi luật sư, tôi muốn đặt tên công ty như vậy có được không ? Xin cảm ơn !
Người gửi yêu cầu: Lê Anh Minh.Hãng luật Anh Bằng xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
Điều 38. Tên doanh nghiệp:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
VPGD: P.905, tòa nhà CT4.5,ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 – Fax: 0243.7.675.594
Hotline GĐ: 0913 092 912 – 0982 69 29 12. Ls Bằng * 0987 655 707 Ls Hoàn.
Web: chúng tôi – chúng tôi – chúng tôi
Email: luatsuanhbang@gmail.com
Cách Đặt Tên Công Ty Bằng Tiếng Anh Đẹp, Ý Nghĩa, Đúng Quy Định Pháp Luật
Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp sử dụng tên tiếng Anh thay vì tiếng Việt:
– Doanh nghiệp có các sản phẩm nhập khẩu, xuất xứ từ nước ngoài, đặt tên công ty đẹp bằng tiếng Anh là một trong những cách để họ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
– Đơn vị là công ty con của một tập đoàn nước ngoài, do đó tên gọi có một phần tên của công ty mẹ
– Tên doanh nghiệp là tên viết tắt của các thành viên sáng lập công ty…
– Tên tiếng Anh giúp doanh nghiệp có thể nổi bật hơn giữa rất nhiều đối thủ sử dụng tên thuần Việt.
– Rất nhiều khách hàng có tâm lý “sính ngoại”, đặt tên tiếng Anh cũng là một cách để thu hút khách hàng.
Đôi khi việc đặt tên công ty đẹp bằng tiếng Anh chỉ đơn giản là ăn theo trào lưu, thể hiện sự thời thượng, bắt kịp xu hướng của chủ doanh nghiệp.
Trước khi bàn đến chuyện một cái tên hay, ý nghĩa thì tên của doanh nghiệp phải đúng theo quy định của pháp luật. Khung pháp lý của việc đặt tên công ty được căn cứ theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, bao gồm các phần:
Các thành tố tạo nên tên doanh nghiệp
Tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trong đó, ở phần tên nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp có quy định rõ:
“- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.”
Vinamilk là một ví dụ cho việc đặt tên công ty ý nghĩa bằng tiếng Anh
Thông thường, công ty TNHH sẽ được chia thành công ty một thành viên và công ty hai thành viên trở lên, tuy nhiên để tạo thiện cảm cho đối tác, khách hàng, thay vì sử dụng “công ty TNHH ABC” thay vì “công ty TNHH MTV ABC”.
Cũng tương tự như việc đặt tên công ty TNHH, đối với công ty Cổ phần bạn chỉ cần thay “company limitted” bằng ” joint stock company”.
Thông thường sẽ có một số cách đặt tên công ty ý nghĩa tiếng Anh thường gặp như:
Viết tắt tên địa danh gắn liền với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy ở một số công ty lớn: Vinamilk, Vinacomin, Donafood…
Tên viết tắt từ tên công ty bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Ví dụ: VNG, ABC, BBCC…
Đặt tên công ty ý nghĩa bằng ngoại ngữ: The Real, The Braind, A Plus
Cần lưu ý, để sử dụng tên viết tắt giống như Vinamilk , doanh nghiệp phải đặt tên công ty là Công ty TNHH Sữa Việt Nam làm tên chính thức, tên tiếng Anh sẽ là Viet Nam Milk Limited Company, sau đó mới được sử dụng tên viết tắt Vinamilk.
Tên một số thương hiệu lớn trên thế giới
Quy Định Về Cách Đặt Tên Công Ty
Điều 31. Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp đặt tên như thế nào để không không bị trùng, gây nhầm lẫn, đặc biệt có thể tạo nên một thương hiệu mạnh? Tâm Đức lưu ý một số điều cần biết khi doanh nghiệp đặt tên cho công ty mình:
1. Tên riêng của doanh nghiệp có thể là các chữ cái Latin, số tự nhiên:
· Công ty TNHH ABCD
· Công ty TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ SỐ 9
· CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VI & VI
· CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUALITY SOLUTIONS CENTER
2. Tên công ty viết bằng tiếng Anh là tên dịch chính xác từ tiếng Việt sang tiếng Anh:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUALITY SOLUTIONS CENTER
Tên tiếng Anh: QUALITY SOLUTIONS CENTER TRADING SERVICE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH TM DV QSCENTER
3. Tên công ty viết tắt: Có thể viết tắt tên tiếng Việt hoặc tiếng Anh:
Viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH TM DV QSCENTER
Viết tắt bằng tiếng Anh: QSCENTER CO., LTD hoặc QSC CO., LTD
Những công ty không trùng tên là các công ty không trùng hoàn toàn tên tiếng Việt, tiếng Anh hoặc viết tắt.
Ví dụ 3 công ty này trùng tên:
– CÔNG TY TNHH ACB với CÔNG TY CỔ PHẦN ACB với DNTN ACB (Không phân biệt loại hình công ty)
Ví dụ các công ty sau không trùng tên:
– CÔNG TY TNHH ACB
– CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ACB
– CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ACB
– CÔNG TY TNHH TÀI CHÍNH ACB
– CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ACB
B. TÊN CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
1. Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.
VD: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUALITY SOLUTIONS CENTER
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUALITY SOLUTIONS CENTER
Hoặc: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUALITY SOLUTIONS CENTER – Chi Nhánh TPHCM
3. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Đặt Tên Công Ty Theo Quy Định Của Pháp Luật trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!