Bạn đang xem bài viết Cách Tạo Địa Điểm Nhà Hàng Trên Google Maps được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Google Maps là gì?
Biểu tượng mới của Google Maps
Google Maps là một dịch vụ bản đồ số được Google phát triển với mục đích thay thế cho các loại bản đồ giấy thông thường. Giờ đây chỉ bằng chiếc smartphone nhỏ gọn bạn có thể tự do lựa chọn những địa điểm mà mình muốn đến và nhanh chóng tiếp cận được những dịch vụ xung quanh các địa điểm đó.
Một số tính năng chính của Google Maps bao gồm:
Cập nhật thông tin mặc định về địa điểm của người dùng.
Smart zoom và Drag’n zoom.
Dẫn đường bằng giọng nói.
Theo dõi tắc đường
2. Tại sao nên đưa địa điểm nhà hàng lên Google Maps?
2.1. Nhanh chóng quản lý, cập nhật thông tin
Ở Google Maps, chủ nhà hàng có thể cung cấp thông tin cho khách hàng về địa chỉ, giờ mở cửa, menu, các dịch vụ sẵn có,… Ngoài ra, bạn còn có thể tải lên các hình ảnh trực quan để miêu tả nhà hàng một cách hết sức chân thực, sống động.
Sau môt khoảng thời gian, vì một vài lí do mà nhà hàng của bạn đã chuyển đổi địa điểm hay nâng cao cơ sở vật chất, chỉnh sửa menu, dịch vụ,… thì Google Maps cũng hỗ trợ doanh nghiệp để nhanh chóng cập nhật lại thông tin tương ứng.
Bên cạnh, Google Maps giúp bạn xem sự kết nối của khách hàng với nhà hàng qua hiển thị lần nhấp, cuộc gọi, lượt đặt chỗ, theo dõi,…
2.2. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, tiết kiệm thời gian
Khi bạn đã thiết lập địa chỉ nhà hàng của mình trên Google Maps thành công, chỉ cần qua một thiết bị điện tử thông minh được kết nối internet như điện thoại hay ipad, khách hàng có thể dễ dàng di chuyển đến nhà hàng. Bởi Google Maps sẽ chỉ đường cho họ thông qua những tính năng tìm kiếm thông minh, hướng dẫn đường đi bằng kí hiệu, hình ảnh và giọng nói,…
2.3. Tạo dựng thương hiệu, tăng tính chuyên nghiệp của nhà hàng
Để đưa địa chỉ nhà hàng lên được Google Maps, bạn phải trải qua bước chứng thực nhà hàng có tồn tại thông qua số điện thoại hay mã số gửi thư trực tiếp. Nghiên cứu cho thấy rằng mọi người thường tin tưởng các doanh nghiệp được đánh giá và xác minh trực tuyến hơn những doanh nghiệp chưa được xác minh. Rõ ràng, điều này thể hiện tính chuyên nghiệp và sự quan tâm đến khách hàng của doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn 7 bước đưa địa chỉ nhà hàng lên Google Maps
Bước 1. Truy cập Google Doanh nghiệp của tôi
Bạn có thể tạo một tài khoản gmail riêng cho nhà hàng của mình.
Sau đó ấn nút Đăng nhập trên trang Google Doanh nghiệp của tôi bằng tài khoản đó.
Google doanh nghiệp
Bước 2. Điền tên nhà hàng
Đặt tên cho nhà hàng
Đưa thương hiệu của bạn dễ dàng lên TOP Google
Tăng cuộc gọi, khách hàng và traffic vào website
Bước 3. Nhập địa chỉ của nhà hàng
Thêm địa chỉ của nhà hàng
Bước 4. Chọn loại hình kinh doanh “Nhà hàng”
Chọn loại hình kinh doanh
Bước 5. Thêm thông tin liên lạc
Để lấy chính xác mã bưu chính, bạn hãy truy cập vào địa chỉ https://www.geoposrcodes.com/Vietnam để tránh gặp lỗi đã qua 14 ngày mà không nhận được thư xác nhận từ Google.
Điền thêm thông tin
Bước 6. Hoàn thành và xác minh nhà hàng
Điền tên liên hệ và ấn nút gửi thư.
Bạn sẽ phải chờ 2-4 tuần để Google gửi thư tay mã xác nhận về địa chỉ bạn đã đăng ký. Google sẽ để hướng dẫn kích hoạt trong thư, bạn cần chỉ truy cập link trong đó và điền mã xác nhận.
Trong quá trình điền mã, bạn hãy lưu ý phải dùng tài khoản gmail lúc đầu đã đăng ký cho nhà hàng.
Xác minh nhà hàng
Bên cạnh đó, chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ xác minh địa điểm SEO Google Maps có thể giúp bạn:
Đẩy mạnh doanh thu bán hàng
Tiếp cận ngay khách hàng tiềm năng
Đưa thương hiệu của bạn dễ dàng lên TOP Google
Tăng cuộc gọi, khách hàng và traffic vào website
Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps
Việc sử dụng Google Maps trong tìm kiếm những địa chỉ trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người. Thông tin về địa chỉ cụ thể, hay đường đi, khoảng cách,… đều được cung cấp một cách chuẩn xác và đúng đắn nhất. Vì vậy, việc đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps trở thành quyết định của nhiều đơn vị. Chính điều đó giúp việc quảng bá thương hiệu, tiếp cận gần hơn với khách hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả. Tìm hiểu và xác định chính xác cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps là vấn đề mà chúng ta cần nắm bắt để thực hiện chuẩn xác.
Có nên đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps?
Trước khi tiến hành đưa địa chỉ lên Google Maps thì mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu việc này nên hay không nên, nó có mang tới lợi ích gì hay không. Mỗi việc làm đều cần đem tới những giá trị nhất định, tuyệt đối không làm những việc vô nghĩa bởi nó sẽ chẳng đem lại giá trị hay lợi ích nào. Đánh giá về những ưu điểm, đồng thời xác định những hạn chế là việc mà mỗi người cần làm nếu muốn có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp. Trong đó, việc đưa doanh nghiệp lên Google Maps là đặc biệt quan trọng và cần thiết với website khách sạn, nhà hàng, website du lịch, website của những địa điểm mà khách hàng sẽ đến trực tiếp nơi để sử dụng dịch vụ, sản phẩm…
Những ưu điểm khi đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps
Khi đưa được địa chỉ của doanh nghiệp mình lên Google Maps sẽ mang tới những lợi ích lớn, thiết thực. Trong đó, những giá trị cơ bản chính là:
Địa chỉ khi được đưa lên sẽ giúp nó được hiển thị một cách cụ thể và chi tiết khi người dùng tiến hành tìm kiếm tên của doanh nghiệp đó, thông qua địa chỉ http://google.com/maps.
Một lợi ích khác khi đưa được địa chỉ của công ty lên Google Maps chính là việc có thể giúp địa chỉ đó có thể hiển thị rõ ràng, đầy đủ trong danh sách tìm kiếm tại Google Plus.
Khi khách hàng muốn tìm kiếm được địa chỉ của công ty sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Đây cũng là cách nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, uy tín của mỗi tổ chức khi làm việc.
Những hạn chế khi đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps
Dù đem tới nhiều lợi ích, với nhiều ưu điểm nổi trội song việc đưa địa chỉ của doanh nghiệp mình lên Google Maps cũng còn tồn tại những hạn chế, những nhược điểm nhất định. Đó là:
Trong những trường hợp mà website của bạn không đủ mạnh, độ uy tín không được đánh giá cao thì kết quả khi tìm kiếm được trả về sẽ mất đi phần mô tả. Điều này khiến khách hàng có ít hơn thông tin để tìm hiểu, hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Việc đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên trên Google Maps đòi hỏi cần được thực hiện theo đầy đủ các bước, có những yêu cầu nhất định mà không phải ai cũng có thể tiến hành chuẩn xác được.
Các bước chi tiết đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps
Cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps cần thực hiện tuần tự theo đúng các bước. Chính điều đó giúp bảo vệ cho lợi ích, cho hiệu quả thực hiện nhu cầu của chính mình được tốt nhất. Cụ thể đó là:
Bước 1: Việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là truy cập Google doanh nghiệp, sau đó nhấn chọn vào nút Đưa lên Google.
Bước 2: Chúng ta thực hiện việc đăng nhập bằng tài khoản gmail đang sử dụng cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp đã đăng nhập sẵn sàng từ trước đó thì không cần thực hiện bước này.
Bước 4: Trong trường hợp địa chỉ của doanh nghiệp mà chúng ta nhập vào không thể tìm kiếm được thì bước tiếp theo chúng ta cần làm chính là thả ghim vào vị trí chính xác của doanh nghiệp, bên trên bản đồ tại Google Maps.
Trong cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps cần chú ý khi cung cấp thông tin về số điện thoại cần sử dụng số máy bàn. Việc sử dụng số máy bàn giúp ích cho quá trình xác minh của Google được chính xác và thuận lợi hơn. Nó đảm bảo bạn không phải chờ đợi tới 1 – 2 tuần sau mới nhận được mã xác minh.
Bước 6: Tiến hành việc lựa chọn hình thức xác mình thích hợp. Thông thường, việc xác minh bằng cách gửi thư trực tiếp là lựa chọn được áp dụng. Bằng cách này thì Google có thể xác định công ty đó có thực hay là không dễ dàng hơn.
Bước 7: Trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần sau khi đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps việc xác minh sẽ được thực hiện. Thư từ Google được gửi về, với 5 số được cung cấp bên trong. Việc xác minh này chúng ta tiến hành truy cập vào địa chỉ google.com/local/verified, nhập mã số được cung cấp để hoàn thành.
Hãy nhớ rằng việc nhập địa chỉ của doanh nghiệp phải thật chi tiết, thật chính xác nếu muốn nhận được mã xác minh từ phía Google gửi về. Điều này đảm bảo giúp chúng ta phải chờ đợi thời gian không quá lâu. Sau khi hoàn thành việc xác minh theo quy định thì lúc này địa chỉ của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện trên Google Maps.
Một số lưu ý để quản lý thông tin doanh nghiệp trên Google Maps
Tiến hành truy cập vào trang web của Google+ theo địa chỉ https://www.google.com/business/placesforbusiness/. Đây là đường link sẽ được tạo ra tự động sau khi những bước đăng ký địa chỉ mà doanh nghiệp thực hiện được hoàn thành đầy đủ, đúng yêu cầu.
Trong địa chỉ này sau khi truy cập chúng ta có thể thực hiện việc thay đổi nhiều thông tin như tên công ty, số điện thoại liên hệ, địa chỉ của doanh nghiệp, hình ảnh, hay logo,… Tuy nhiên, những thay đổi này có thể sẽ phát sinh yêu cầu xác minh từ phía Google.
Việc sử dụng Geo Metal Tag cho website cũng được khuyến khích. Điều này giúp Google Maps lên nhanh hơn, giúp việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp qua Google đạt được kết quả tốt nhất.
Những lỗi thường gặp và cách khắc phục sự cố trên Google Maps cho doanh nghiệp
Đưa địa chỉ của doanh nghiệp mình lên Google Maps trở thành lựa chọn của nhiều công ty. Nó mang những lợi ích hữu ích nên ngày càng được tin tưởng. Bởi vậy có cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps chuẩn xác, đơn giản sẽ giúp mỗi tổ chức sớm hoàn thành mong muốn này của chính mình. Tuy nhiên, khi thực hiện nhu cầu này có những lỗi kỹ thuật thường gặp cần được tìm hiểu, có cách khắc phục kịp thời nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn có khả năng xảy ra.
Xử lý lỗi bị sai lệch thông tin trên Google Maps của doanh nghiệp
Trong số nhiều lỗi có thể xuất hiện thì việc sai sót khi điền thông tin trong quá trình đăng ký Google Maps của doanh nghiệp khá thường gặp. Việc sai lệch ở thông tin sẽ khiến việc nhận mã xác nhận không thể thực hiện được, từ đó việc doanh nghiệp đăng ký địa chỉ của mình lên Google Maps không được hoàn thành.
Không những vậy, sai thông tin dù có bằng cách nào đó được Google chấp thuận cũng ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Bởi thế, khắc phục nhanh chóng là việc mà chúng ta cần làm. Chính điều đó giúp bảo vệ lợi ích, hiệu quả khai thác Google Maps tốt hơn.
Việc đầu tiên cần làm chính là đăng nhập vào website tổng quan của Google dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Sau khi đăng nhập, chúng ta nhấn chọn vào phần thông tin. Tìm kiếm phần mục địa chỉ.
Ở bước tiếp theo chúng ta tiến hành thay đổi những thông tin sao cho thích hợp nhất, phù hợp nhất để hoàn thành việc xử lý lỗi sai lệch về địa chỉ, thông tin của doanh nghiệp trên Google Maps .
Ngoài việc tìm hiểu về cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps thì hiểu về một số lỗi thường gặp, cũng như cách khắc phục cần được thực hiện.
Hướng dẫn xử lý việc xóa địa điểm đã tạo trên Google Maps
Có thể thực hiện việc xóa được địa điểm, thông tin cũ, cập nhật thông tin mới nhất sẽ giúp quá trình khai thác Google Maps của mỗi doanh nghiệp đạt kết quả lý tưởng nhất. Xóa bỏ hoàn toàn địa chỉ cũ, tiếp tục thực hiện các bước để đăng ký theo địa chỉ mới, tiếp nhận sự chấp thuận của Google sẽ giúp chúng ta hoạt động dưới thông tin mới, một cách hiệu quả.
Khi sử dụng Google Maps hiện nay được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tạo nên một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả thì dùng nó như thế nào đang nhận được quan tâm, chú ý. Có thể đảm bảo biết cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps, cũng như xử lý những sự cố khi xuất hiện,… đem lại lợi ích sử dụng cao nhất như mong muốn. Điều đó góp phần bảo vệ cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn rất nhiều.
Cách Đăng Ký Tên Công Ty Trên Google Map Đơn Giản Nhất
Vì sao phải tạo địa điểm trên Google Map?
Chúng ta sẽ phân tích vấn đề ở khía cạnh cá nhân và doanh nghiệp về cách đăng ký tên công ty trên Google Map.
Đối với cá nhân
Cách đây vài năm, bạn không thể tìm được những địa điểm mình muốn đi đến đúng đường, vì Google vẫn chưa hiển thị địa điểm này trên map. Thế nhưng bây giờ, các bạn chỉ cần gõ tên, Google sẽ hướng dẫn bạn đến tận nơi, có thể tìm thấy vị trí một cách đơn giản.
Việc tạo địa chỉ trên Google Map chính là một hành động mang tính xây dựng cộng đồng. Có thể rất nhiều người khác đang gặp rất nhiều khó khăn khi tìm đến vị trí bạn đang ở hoặc gần đó, nhưng chỉ mất chưa đến 1 phút bạn đã giúp đỡ họ.
Đối với doanh nghiệp
Việc đăng ký địa điểm trên Google Map cũng chính là một hình thức SEO từ khóa rất hiệu quả, từ khóa được SEO ở đây là một thương hiệu/tên doanh nghiệp/cửa hàng của bạn, kết quả sẽ hiển thị là địa chỉ trực tiếp, đi kèm với website và thông tin liên lạc.
Ngoài ra, việc tạo địa điểm trên Google Map sẽ nâng cao được hình ảnh doanh nghiệp, thể hiện tính chuyên nghiệp, và cũng là cách quảng bá rất hiệu quả.
Cách đăng ký tên công ty trên Google Map nhanh nhất
Chỉ vài lý do cũng đủ để thấy lợi ích của Google map đối với cả cá nhân và cả doanh nghiệp, giờ đây tôi sẽ hướng dẫn cách đăng ký tên công ty trên Google Map.
Bước 1: Vào đường dẫn sau:
Business.google.com hoặc www.google.com/business.
Đăng nhập bằng tài khoản Google.
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin theo các bước Google yêu cầu
Hãy nhập đúng địa điểm đăng ký kinh doanh để Google gửi thư xác nhận về cho bạn.
Sau khi hoàn thành các bước
đăng ký tên công ty trên Google Map
, hãy bấm vào nút Gửi thư và chờ 14 ngày để mã gửi tới qua đường bưu điện mà bạn đã đăng ký.
Bước 3: Hoàn tất và chỉnh sửa
Sau khi bạn nhận được thư xác nhận của Google gửi đến, các bạn hãy dùng mã xác minh để chèn vào phần đăng ký cuối cùng.
Đến đây là bạn đã hoàn tất việc đưa doanh nghiệp của bạn lên bản đồ nhiều người dùng nhất trên thế giới.
Như vậy bạn có thể hiểu rằng, cách đăng ký tên công ty trên Google Map sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Để tìm hiểu thêm các bạn truy cập vào website chúng tôi hoặc Hotline: 0866-230-662, FADI sẽ cung cấp cho các bạn những dịch vụ tốt nhất.
9 Cách Đặt Tên Nhà Hàng Hay Tạo Ấn Tượng Sâu Sắc Với Khách Hàng
1. Đặt tên nhà hàng hay, dễ đọc, dễ nhớ
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi đặt tên nhà hàng bởi chỉ khi dễ đọc thì thương hiệu của bạn mới dễ dàng lan xa thông qua phương thức truyền miệng.
Dễ nhớ thì mới có thể in sâu trong tâm trí khách hàng, khi có nhu cầu họ có thể dễ dàng hình dung ra quán của bạn và có thêm gợi ý ẩm thực cho mình. Đặc biệt hơn, một cái tên dễ đọc, dễ nhớ còn có tỷ lệ xuất hiện trên các app đồ ăn, công cụ tìm kiếm online cao hơn.
Chỉ khi khách hàng biết viết tên nhà hàng bạn như thế nào họ mới có thể gõ đầy đủ ký tự, tìm thấy chính xác địa điểm trên google, facebook hay grab, now, gofood….
Một gợi ý nhỏ là tên quán có thể đánh vần được, được ghép bởi các chữ tiếng anh có nghĩa hoặc thông dụng, như vậy người đọc có thể nhanh chóng phát âm chuẩn tên quán, đồng thời ghi nhớ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, địa điểm ở đây cũng có thể phản ánh nơi thành lập thương hiệu quán, đặt tên theo đặc trưng món ăn hoặc theo địa danh bắt nguồn món ăn. Những cái tên được đặt theo địa điểm khá nổi tiếng hiện nay là Bò Tơ Tây Ninh, Bún bò Nam Bộ, Bún Bò Huế….
3. Đặt tên nhà hàng theo giá
Việc đặt tên theo giá giúp khách hàng dễ dàng so sánh với khả năng chi tiêu cho bữa ăn của mình, tăng khả năng quyết định ghé quán khi mức giá phù hợp.
Tuy nhiên chỉ nên đặt tên theo kiểu này khi quán của bạn có mức giá cạnh tranh trên thị trường, làm nổi bật ưu điểm về giá, thu hút khách hàng tới thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt giá theo kiểu 199k, 99k, 299k để tạo cảm giác giá thấp hơn thực tế, khiến khách hàng cảm thấy vừa túi tiền hơn.
Nếu nhà hàng bạn tự tin cung cấp một món ăn hấp dẫn với công thức chế biến độc đáo thì nên đưa tên món ăn này vào tên quán của mình. Một vài quán cũng đang đặt tên theo hình thức này là Nhà hàng Cua Bay, Nhà hàng 5 cua, Nhà hàng Tôm Hùm Seafood….
Tuy nhiên khi đặt tên theo kiểu này bạn phải đảm bảo món ăn này phải thật nổi bật trên menu nhà hàng, chất lượng luôn được chăm chút kỹ lưỡng, trở thành món trọng yếu tạo nên thương hiệu của nhà hàng.
5. Cách đặt tên nhà hàng theo thị hiếu khách hàng
Thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ thu về doanh thu khủng. Tuy nhiên để nhận biết thị hiếu khách hàng không phải dễ, bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu sở thích, các yếu tố quyết định chọn quán ăn của họ, hoặc tạo ra xu hướng mới giúp thu hút khách hàng.
Ví dụ mô hình nhà hàng khá thành công như Lẩu nướng không khói – Dựa trên đặc điểm khách hàng ngại đi ăn nướng do quá nhiều khói, ám vào quần áo vô cùng khó chịu. Hoặc quán Cơm Quê – Dựa trên đặc điểm nhiều khách hàng muốn tìm tới những món ăn thân thuộc hồi trẻ hay ăn, tìm về hương vị món ăn dân dã mẹ nấu.
Một cái tên có ý nghĩa đặc biệt luôn để lại ấn tượng ban đầu tốt cho khách hàng, bạn cần dựa trên những câu chuyện có thật, hoặc sự kiện lịch sử để khơi gợi cảm xúc cho khách hàng của mình. Một vài cái tên được nhiều người quan tâm là Nhà hàng cơm tấm Thạch Sanh, Nhà hàng cơm niêu 1972, Nhà hàng Kháng Chiến….
7. Đặt tên nhà hàng gắn với tên riêng
Một cái hay của cách đặt tên này là giúp khách hàng liên tưởng đến lịch sử lâu đời của quán. Hình dung đây là điểm bán những món ăn được truyền qua nhiều đời, được nhiều người ưa chuộng và tăng phần tin tưởng. Một vài cái tên đã tạo được ấn tượng khá tốt như Nhà Hàng Cô Ba, Hải Sản Chú Năm, Nhà Hàng Lẩu Hoàng Béo, Bia Hải Xồm….
Nếu khách hàng của bạn không chỉ là người Việt mà còn có cả người nước ngoài thì nên đặt tên tiếng anh để có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên cái tên vẫn cần đảm bảo đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu để kể cả người Việt cũng dễ dàng ghi nhớ.
9. Cách đặt tên nhà hàng tạo sự tò mò
Một cái tên ý nghĩa chưa đủ, nó còn có thể tạo sự tò mò để thu hút khách hàng vào quán. Đôi khi chỉ vì cái tên mà khách hàng phải cố gắng ghé qua một lần để có lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Một vài cái tên khá độc đáo và tò mò đã xuất hiện trong thời gian gần đây là Nhà Hàng Bò Tên Lửa, Lạ Quán, Độc Quán, Xôi Nhà Xác, Cơm Tấm Âm Phủ, Lương Sơn Quán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tạo Địa Điểm Nhà Hàng Trên Google Maps trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!