Bạn đang xem bài viết Đặt Stent Động Mạch Vành Giá Bao Nhiêu? được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Phương pháp đặt stent mạch vành trong điều trị bệnh tim mạch
Phương pháp đặt stent động mạch vành được nghiên cứu và ứng dụng thành công trên người năm 1977. Đến năm 1988, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên thế giới, mở ra kỷ nguyên mới trong ngành tim mạch.
Các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát triển ra các loại stent mới để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Hiện nay, các loại stent được sử dụng phổ biến gồm có:
– Stent bằng kim loại thường: sử dung ống lưới thép trần để làm stent đặt vào tim
– Stent kim loại phủ thuốc: loại stent này cũng được làm từ kim loại nhưng được phủ một loại thuốc đặc biệt. Khi stent được đặt vào động mạch, lớp thuốc này sẽ từ từ giải phóng, ngăn hình thành mô sẹo, giảm thiểu khả năng tái hẹp sau khi can thiệp biện pháp mạch vành.
– Stent tự tiêu: loại stent này còn được gọi là stent hấp thụ sinh học. Nó được làm từ một khung polymer đặc biệt, chúng tự hòa tan và phân hủy hoàn toàn trong động mạch. Bên ngoài, stent được phủ một lớp thuốc để chống lại sự hình thành sẹo.
Phương pháp đặt stent mạch vành là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu và khá an toàn. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây chảy máu bên trong tĩnh mạch hoặc tổn thương mạch máu. Ngoài ra, tỷ lệ tái hẹp mạch vành sau khi đặt stent cũng ở mức cao.
2. Chi phí đặt stent động mạch vành tại các bệnh viện uy tín khu vực miền Bắc
Chi phí đặt stent động mạch vành không hề nhỏ. Vì vậy, người bệnh cần tìm địa chỉ uy tín để thực hiện thủ thuật. Việc đặt stent mạch vành ở những địa chỉ trôi nổi có thể giúp bạn tiết kiệm dăm bảy triệu nhưng lại tăng nguy cơ bệnh tái phát. Các địa chỉ khám chữa bệnh mạch vành ở khu vực miền Bắc gồm có:
2.1. Đặt stent động mạch vành giá bao nhiêu tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Bệnh viện Tim Hà Nội là địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước khi bạn gặp các vấn đề tim mạch.
Chi phí đặt stent mạch vành trung bình tại bệnh viện Tim là:
Loại stent kim loại thường: 40 triệu đồng
Loại stent kim loại phủ thuốc: 60 triệu đồng
Nếu bạn có bảo hiểm y tế, bạn sẽ được chi trả 40 – 55% chi phí.
Thông tin liên hệ bệnh viện Tim Hà Nội:
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Tim mạch tại Hà Nội, với thế mạnh điều trị bệnh mạch vành đặc biệt là can thiệp tim mạch
Tổng chi phí cho một ca đặt stent động mạch vành tùy thuộc vào loại stent
– Stent thường: 40 triệu đồng/lần
– Stent phủ thuốc: 60 triệu đồng/lần
Nếu có BHYT đúng tuyến, bảo hiểm sẽ chi trả khoảng 20 – 25 triệu đồng.
Ngoài ra, người bệnh còn phải chi trả thêm các khoản chi phí khác: buồng phòng, thuốc men, phụ cấp, vật tư tiêu hao,…
Cơ sở 1:
Địa chỉ: 92 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ đăng kí khám bệnh: (84-24) 39427791 hoặc (84-24) 39420046 hoặc (84)-0968679292
Cơ sở 2:
Địa chỉ: đường Võ Chí Công, Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
Liên hệ đăng kí khám bệnh: (84-24) 37589191
Hotline: 043 9422430 Email: hanoibvt@gmail.com
Liên hệ các vấn đề khác
Liên hệ giải đáp các thủ tục hành chính, tư vấn Bảo hiểm y tế: (84-24) 39422430
2.2. Chi phí đặt stent động mạch vành tại Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viên chuyên khoa đứng top đầu cả nước. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng cùng thiết bị y tế tiên tiến hiện đại, bệnh viện Việt Đức luôn là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy được nhiều người bênh tin tưởng
Chi phí đặt stent mạch vành ở bệnh viện Việt Đức vào khoảng: 50 – 70 triệu đồng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn cần phải dự trù thêm các chi phí buồng phòng, thuốc men, sinh hoạt,…
Với bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến, sẽ được chi trả 60 – 80% chi phí phẫu thuật.
Thông tin liên hệ bệnh viện Việt Đức:
Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam
ĐT: (024)38.253.531 Fax: (844) 8.248.308
Email: benhvienvietduc.info@gmail.com
2.3. Giá đặt stent mạch vành tại Bệnh viện Bạch Mai
Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ khám – chữa bệnh tim uy tín ở Hà Nội và trong cả nước.
Chi phí đặt stent mạch vành tại Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai vào khoảng 40 – 60 triệu đồng (tùy thuộc loại stent). Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần phải dự trù thêm chi phí sinh hoạt, thuốc men, buồng phòng,…
Thông tin liên hệ Bệnh viện Bạch Mai:
Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa., Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84-04-3869 3731 Fax : 8424 3869 1607
Website: bachmai.gov.vn
2.4. Đặt stent động mạch vành giá bao nhiêu tại Bệnh viện TW Quân đội 108
Bệnh viện TW quân đội 108 là tuyến cuối cùng của bệnh tim mạch trong tuyến bệnh viện quân đội.
Chi phí cho một lần đặt stent ở bênh viện vào khoảng 40 – 60 triệu đồng (tùy thuộc loại stent).
Thông tin liên hệ Bệnh viện TW Quân đội 108:
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
E-mail: bvtuqd108@benhvien108.vn
Điện thoại: 069. 572400
2.5. Chi phí đặt stent mạch vành tại Bệnh viện Đông Đô
Tại miền Bắc, Bệnh viện Đông Đô là bệnh viện tư nhân đầu tiên có thủ thuật đặt stent mạch vành.
Chi phí đặt cho một lần thực hiện thủ thuật đặt stent mạch vành tại Bệnh viện Đông Đô: 20 triệu/lần thứ nhất; 7 triệu/stent thứ hai và 5 triệu/stent thứ ba (chưa bao gồm stent và các loại thuốc men sử dụng theo thực tế)
Thông tin liên hệ Bệnh viện Đông Đô:
Địa chỉ: số 5, Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450
Hotline: 0388 56 56 56
Đặt lịch khám/CSKH: 0968 309 488
Email: dongdohospital@gmail.com
3. Đặt stent động mạch vành giá bao nhiêu tại các bệnh viện khu vực miền Trung
3.1. Chi phí chụp và đặt stent mạch vành khoa tim mạch – Bệnh viện TW Huế
Bệnh viện TW Huế là một trong những trung tâm tim mạch hàng đầu của miền trung và cả nước. Với đội ngũ y, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch.
Chi phí cho một lần đặt stent mạch vành (chưa bao gồm stent và các loại thuốc men sử dụng theo thực tế): 6.696.000 VNĐ
Tổng chi phí cho một lần đặt stent vào khoảng 40 – 60 triệu đồng/lần (stent thường hoặc stent phủ thuốc); khoảng 70 – 90 triệu đồng/lần (stent tự tiêu)
Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 60 – 80% chi phí nếu đúng tuyến
Thông tin liên hệ Bệnh viện TW Huế:
Địa chỉ: số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Số điện thoại: +84 – 234 – 3822325. Email: bvtwhue1894@gmail.com
4. Đặt stent động mạch vành giá bao nhiêu tại các bệnh viện phía Nam
4.1. Chi phí đặt stent động mạch vành tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, là tuyến kỹ thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh tim mạch uy tín tại tỉnh thành phía nam. Tổng chi phí cho một lần đặt stent ở bệnh viện Chợ Rẫy khoảng 40 – 50 triệu đồng. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ được chi trả 60 – 80 % chi phí phẫu thuật.
Thông tin liên hệ bệnh viện Chợ Rẫy:
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84-8) 38554137 – 38554138 – 38563534 – Fax : (84-8) 38557267
Email : bvchoray@choray.vn
4.2. Đặt stent động mạch vành ở Bệnh viện Tâm Đức giá bao nhiêu?
Bệnh viện Tim Tâm Đức là bệnh viên tư nhân được đánh giá có chất lượng khám chữa bệnh cao tại TP. Hồ Chí Minh. Được thành lập năm 2002, cho đến nay, bệnh viện đã và đang ngày một hoàn thiện để trở thành một trong những viện hàng đầu về phẫu thuật tim mạch.
Chi phí đặt stent tim mạch vành tại bệnh viện cụ thể như sau:
Stent phủ thuốc và một bóng khoảng: 80 – 90 triệu đồng/lần
Stent thường và một bóng: 60 – 70 triệu đồng/lần
Phí đặt mỗi stent: 3 triệu đồng/lần
Thông tin liên hệ Bệnh viện Tâm Đức:
Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Lương Bằng Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP – HCM.
Website: http://www.tamduchearthospital.com
hospital@tamduchearthospital.com
Liên hệ: (+84) 2854110026 – 0903052432
5.
CoQ10 100mg – Phòng và hộ trợ điều trị bệnh tim mạch
Bạn biết không, đặt stent động mạch vàng sẽ giúp cải thiện ngay lập tức lưu lượng máu về nuôi dưỡng cơ tim. Nhưng về lâu dài sẽ không điều trị được căn nguyên của bệnh mạch vành. Vì vậy, những người bệnh có nguy cơ tái hẹp mạch vành trong tương lại khá cao. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện nếu người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh như không hút thuốc, ăn uống, luyện tập điều độ, khoa học, tuân thủ điều trị, và bổ sung thêm thực phẩm giúp phòng và điều trị bệnh, cải thiện lưu lượng tuần hoàn, ngăn ngừa huyết khối và tăng cường chức năng tim hằng ngày.
Trên thị trường hiện nay, CoQ10 100mg hiện là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tim mạch được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhất. CoQ10 100mg của hãng Olympian Labs giúp các tế bào trong tim và toàn bộ cơ thể của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời đem đến các công dụng vượt trội như:
– Hỗ trợ điều trị môt số bệnh tim mạch, giảm Cholesterol trong máu (trong rối loạn Lipid máu), điều hòa huyết áp, tăng cường sự hô hấp tế bào cơ tim, cải thiện chức năng tim, ngăn cản virut gây viêm tim.
– Hỗ trợ làm chậm các ảnh hưởng của bệnh Parkinson, làm chậm sự thoái hóa thần kinh.
– Giúp giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và việc tích mỡ có hại cho phủ tạng.
Cần Chống Lạm Dụng Đặt Stent Mạch Vành
Tháng 3 năm qua, sau khi ăn tối xong, ông N.H.Đ, 57 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, chúng tôi thấy chóng mặt, buồn nôn và đau ngực dữ dội. Vào bệnh viện Nhân dân Gia Định, bác sĩ xác định ông bị hội chứng mạch vành cấp, tiến hành đặt stent và giúp ông thoát chết.
Cơn đau ngực như ông Đ. mắc, y học gọi là đau thắt ngực không ổn định hay hội chứng mạch vành cấp. Đây là tình huống nguy hiểm, cần cấp cứu khẩn cấp do mạch vành đưa máu nuôi tim bị tắc đột ngột toàn bộ hoặc một phần do mảng xơ vữa vỡ ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể ngừng tim và tử vong đột ngột.
Nhưng khác cơn đau thắt ngực không ổn định, đặt stent chữa đau ngực ổn định không hơn gì placebo (giả dược)
Nhiều thập kỷ qua, cách điều trị phổ biến căn bệnh này là đưa một giá đỡ kim loại (gọi là stent) vào chỗ mạch vành tắc. Stent giữ cho lòng mạch máu mở rộng, đưa máu đến nuôi tim trở lại, và về lý thuyết vấn đề sẽ được giải quyết.
Không như cách mổ tim phức tạp trước đây khiến bệnh nhân đau đớn và mất nhiều máu, thủ thuật này rất đơn giản – gọi là can thiệp mạch vành qua da (PCI). Bác sĩ đứng cạnh bệnh nhân, luồn một ống dẫn vào cơ thể họ ngang qua bẹn để đến tim. Khi ống đến chỗ hẹp của mạch máu, bác sĩ sẽ bơm một chiếc bóng để nong mạch máu rộng ra rồi đặt stent vào tại chỗ. Trên màn hình X-quang, chỗ hẹp biến mất và máu lưu thông trở lại bình thường. Thủ thuật diễn ra khoảng 45 phút trong khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.
Cả triệu ca can thiệp mạch vành diễn ra trên thế giới mỗi năm. Nhưng vấn đề là đối với cơn đau thắt ngực ổn định – chỉ xảy ra khi bệnh nhân hoạt động gắng sức hay có gánh nặng tâm lý do hẹp cố định động mạch vành – nhiều bệnh nhân cũng được bác sĩ cho đặt stent.
Năm qua, trong một lần về Việt Nam, ông C., 73 tuổi, Việt kiều Mỹ, đi kiểm tra sức khoẻ tại bệnh viện V. Bác sĩ cho ông chạy trên thảm làm biện pháp gắng sức. Chạy được vài phút, ông thấy đau ngực. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết tim ông C. có vấn đề và đề nghị đặt stent mạch vành. Quá hoang mang, ông mang kết quả qua bệnh viện T. để bác sĩ xem lại. Ở đây bác sĩ nói ông chưa cần đặt stent và chỉ cần uống thuốc theo dõi. Hơn nửa năm qua, ông C. vẫn vui khoẻ bên cạnh người vợ 40 tuổi và hai đứa con nhỏ, hai tuổi và mười tuổi.
Cơn đau ngực như ông C., đau thắt ngực ổn định, thường được nhiều bác sĩ chỉ định đặt stent vì tin rằng nó ngừa được cơn nhồi máu cơ tim hoặc tử vong, thay vì điều trị nội khoa, nghĩa là cho bệnh nhân dùng thuốc.
Nhưng như mọi thủ thuật y khoa xâm lấn, stent không an toàn 100% như nhiều người vẫn nghĩ. Theo chúng tôi Võ Thành Nhân, chủ tịch hội Can thiệp tim mạch chúng tôi những biến chứng có thể xảy ra sau khi đặt stent mạch vành, gồm rối loạn nhịp tim, tái hẹp lòng động mạch, xuất huyết, vỡ hay thủng mạch vành, tràn máu màng tim, tắc mạch não, suy thận cấp do thuốc cản quang… Dĩ nhiên, có không ít trường hợp tử vong ngay trên bàn phẫu thuật.
Thực tế những năm qua y học thế giới cũng đã đánh giá lại chỉ định can thiệp mạch vành và không ít người xem hiệu quả của thủ thuật này không hơn gì liệu pháp tâm lý dùng giả dược (placebo).
Năm 2007, nghiên cứu COURAGE công bố trên The New England Journal of Medicine (tạp chí vẫn được xem là “kinh thánh y khoa thế giới”) so sánh bệnh nhân được đặt stent và bệnh nhân chỉ uống thuốc, đã đưa ra một kết quả gây sốc: bệnh nhân can thiệp mạch vành và dùng thuốc không giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với bệnh nhân uống thuốc đơn độc. Nói cách khác, mạch vành nuôi tim không đơn giản là chiếc ống nước, cứ hẹp hay tắc là nong hoặc đặt vào bên trong một chiếc ống để giúp nó cứng cáp trở lại.
Cấu trúc stent đặt trong lòng mạch. Ảnh: TL.IT.
Một nghiên cứu bước ngoặt
BS Nguyễn Minh Trí Viên, phẫu thuật viên viện Tim chúng tôi thường nói đùa ông là “thợ sửa máy bơm nước cao cấp”. Ông nói: “Quả tim cũng như chiếc máy bơm nước. Khi nó hư, phẫu thuật viên chúng tôi phải tiến hành “độ” nó bằng nhiều cách khác nhau để nó hoạt động trở lại. Trong khi đó, mạch máu cũng như ống nước. Khi nó bít tắc, tuỳ tình hình chúng tôi phải cắt bỏ hoặc súc rửa, nong ra để nó lại cung cấp máu đi nuôi cơ thể”.
Theo BS Viên, trong tình huống cấp cứu nhồi máu cơ tim, đặt stent là chỉ định không có gì bàn cãi, vì đây là giải pháp cứu chữa bệnh nhân nhanh nhất. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, đặt stent, dùng thuốc hay phẫu thuật còn phải cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó lợi ích bệnh nhân phải đặt lên trên hết.
Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố hồi tháng 11 năm qua tại hội nghị thường niên của hội Tim Hoa Kỳ (AHA), có tên ISCHEMIA, đã khiến giới tim mạch can thiệp phải “tâm phục, khẩu phục” khi giải quyết được những khiếm khuyết của COURAGE, nhưng lại cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu bắt đầu từ năm 2012, thu nhận gần 5.200 bệnh nhân ở 37 quốc gia có hẹp mạch vành từ nhẹ đến nặng, trong đó phần lớn có đau thắt ngực ổn định. Họ được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên, một nhóm chỉ uống thuốc, nhóm còn lại gồm 3/4 số người được đặt stent + 1/4 số người được mổ bắc cầu và kết hợp uống thuốc.
Kết quả sau khi trung bình 3,5 năm theo dõi, người ta thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về những lợi ích tim mạch quan trọng như tử vong, nhồi máu cơ tim, tình trạng nhập viện và hồi sức sau ngưng tim. Cụ thể số tử vong trong nhóm đặt stent hay phẫu thuật là 145 trong khi nhóm uống thuốc là 144. Trong nhóm đầu có 276 người bị nhồi máu cơ tim còn nhóm sau là 314 người, khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Ước tính mỗi năm ở Mỹ có 500.000 ca đặt stent, khoảng 1/5 số này được chỉ định ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, trong đó 25.000 – 31.000 ca trên người không có cơn đau ngực nào. Nếu tránh đặt stent cho những người này, các nhà nghiên cứu ước tính có thể tiết kiệm đến 570 – 775 triệu USD mỗi năm.
John Spertus, chuyên gia tim mạch của viện Tim mạch St. Luke’s Mid America, một trong những người chủ trì nghiên cứu ISCHEMIA, nhận định: “Các thầy thuốc thường có niềm tin mạnh mẽ và thực hành việc đẩy bệnh nhân vào phòng can thiệp để đặt stent. Điều này không dễ gì thay đổi ngay lập tức. Nhưng tôi nghĩ điều cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay là cải thiện giá trị chăm sóc sức khoẻ và cải thiện kết quả điều trị bệnh nhân với chi phí thấp hơn”.
Nguồn: Bình Yên (theo TGHN)
Tạo Hình Mạch Vành &Amp; Stent: Những Điều Cần Biết
Stent là gì?
Stent là một ống kim loại hoặc một ống nhựa được dùng để mở rộng những lòng mạch bị tắc hẹp. Ví dụ, khi lượng choresterol tích tụ làm tắc nghiẽn động mạch, stent có thể được sử dụng để giúp máu lưu thông trở lại và giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Các stent còn giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch trong não và mở thông các đường dẫn khác trong cơ thể, chẳng hạn như ống mật, đường dẫn khí trong phổi, đường tiết niệu và động mạch chân.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể cần đặt stent, hãy đi khám tim hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tại sao tôi lại cần đặt stent?
Theo thời gian, ở các động mạch những mạch dẫn máu vào và ra khỏi tim, thường sẽ hình thành những mảng xơ vữa (do sự tích tụ của cholesterol và canxi trong lòng động mạch). Những mảng xơ vữa này có thể cứng lại gây tắc nghẽn mạch và cản trở dòng máu lưu thông tới các cơ quan chính trong cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh như đau thắt ngực hoặc thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Stent là phương án điều trị lý tưởng đối với bệnh nhân bị bệnh tim vì phương pháp này mang lại tỷ lệ thành công rất cao. Thông thường, bạn sẽ được đề nghị sử dụng phương pháp này nếu mức độ nghẽn mạch lên tới 70%.
Stent được đặt vào cơ thể như thế nào?
Quy trình đặt stent được gọi là phẫu thuật tạo hình mạch vành. Đây là quy trình phẫu thuật ít xâm lấn được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê cục bộ.
Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống thông tim, trong đó, một dây dẫn siêu mỏng đi theo đường ống thông được đưa vào vùng háng hoặc cánh tay của bạn, luồn qua các động mạch và tới thẳng tim. Sau đó, bác sĩ bơm một loại dung dịch tên là “cản quang” vào trong ống thông để xác định chính xác vùng mạch bị tắc nghẽn bằng X quang.
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa vào ống thông thứ hai, lần này kèm theo một bong bóng nhỏ, xẹp và một stent bao bên ngoài bóng. Sau khi bơm căng bóng để mở rộng động mạch, stent được bung ra áp sát vào vị trí chỗ hẹp và đóng vai trò như một giá đỡ cho mạch bị tắc nghẽn. Chất cản quang lại tiếp tục được bơm vào trong động mạch để chắc chắn rằng dòng máu đang lưu thông ổn định.
Sau khi làm thủ thuật này, bạn cần phải ở lại qua đêm trong viện để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn.
Có nhiều loại stent khác nhau không?
Bác sĩ sử dụng nhiều loại stent khác nhau, phổ biến nhất là stent kim loại trần (BMS), stent phủ thuốc (DES) và stent tự tiêu (BVS).
BMS là loại stent cơ bản nhất, có cấu trúc bằng thép không gỉ hoặc crom-coban không có lớp phủ. Mục đích chính của loại stent này đó là mở thông động mạch và không thể tháo ra sau khi được đưa vào trong cơ thể.
DES được làm từ vật liệu kim loại tương tự với BMS. Tuy nhiên, loại này được phủ một lớp thuốc bên ngoài và phần thuốc này dần sẽ được giải phóng trong lòng mạch để ngăn sự phát triển của mô sẹo gây tắc nghẽn trong động mạch. Lợi ích bổ sung này chính là lý do vì sao loại stent này được sử dụng phổ biến hơn BMS.
BVS thì tương đối mới, và khác với BMS và DES, loại stent này sẽ không ở lại trong cơ thể ta mãi mãi. Loại stent này được làm từ chất liệu tự tiêu như magiê hoặc polyme phi kim loại và cũng được tráng một lớp thuốc để ngăn ngừa nguy cơ động mạch bị thu hẹp lại lần nữa. BVS sẽ hòa tan trong máu sau khoảng 2 năm và không để lại dấu vết gì của việc đã từng đặt stent, nhưng vẫn đảm bảo rằng động mạch được mở rộng đủ để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn tái diễn.
Các loại stent ít phổ biến hơn (và đắt hơn) bao gồm:
Stent được tạo bằng công nghệ sinh học: Loại stent được phủ một lớp kháng thể thay vì thuốc giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tự nhiên của động mạch
Stent trị liệu kép: Là Loại stent mới nhất, mang đến lợi ích của các loại stent DES, BVS và stent được tạo bằng công nghệ sinh học - nó sẽ tự tan trong cơ thể, bên ngoài được phủ thuốc và kháng thể trị liệu
Loại stent nào là tốt nhất?
Mỗi loại stent đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, ưu điểm của stent BMS là bạn không cần phải dùng liệu pháp kháng tiểu cầu kép (sử dụng kết hợp các loại thuốc chống đông máu) trong hơn 1 tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải dùng aspirin suốt đời và thậm chí sau này BMS của bạn có thể không còn hoạt động hiệu quả nữa. Thực tế là khoảng 1/4 động mạch được đặt BMS sẽ bị hẹp trở lại trong vòng 6 tháng.
Stent DES được đặc biệt thiết kế để giải quyết vấn đề này và giảm thiểu nguy cơ tái thu hẹp động mạch tới 10%. Nếu bạn đang trong tình trạng tắc nghẽn mạch nghiêm trọng hơn hoặc phải đối mặt các nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, đây chính là loại stent mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, quá trình hồi phục bên trong cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với BMS, vì thế bạn cần phải áp dụng liệu pháp kháng tiểu cầu kép trong ít nhất một năm sau khi đặt stent để giảm thiểu nguy cơ bị đông máu.
Có vẻ như BVS là sự lựa chọn tốt hơn cả – xét cho cùng, đây là loại stent được thiết kế rất thông minh giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp động mạch khôi phục về trạng thái tự nhiên – nhưng vì công nghệ này vẫn còn rất mới, người ta vẫn còn phải nghiên cứu rất nhiều để kiểm nghiệm tính hiệu quả của nó. Bác sĩ cũng sẽ không khuyến khích sử dụng loại stent mạch vành này nếu động mạch của bạn bị xơ cứng nghiêm trọng.
“Theo quy định chung, chúng tôi thường cân nhắc sử dụng BVS nếu như tình trạng hẹp tắc động mạch có thể được điều trị bằng phương pháp đặt stent thông thường. Tuy nhiên, vì đây là một thiết bị tương đối mới nên hiện tại việc sử dụng stent này chỉ giới hạn trong những trường hợp tắc nghẽn mạch đơn giản và ít phức tạp. Ta vẫn sẽ áp dụng stent cho những trường hợp như vậy cho tới khi thu thêm được nhiều dữ liệu hơn trong những năm tới và cho tới khi chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng hơn đối với công nghệ này.”
Tôi cần biết thêm điều gì không?
Một số bệnh viện có cung cấp các loại stent chất lượng cao và các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến, chẳng hạn như siêu âm trong lòng mạch (IVUS) và chụp cắt lớp quang học (OCT), nên bạn có thể yên tâm rằng mình đang sử dụng loại stent có kích thước phù hợp và bác sĩ sẽ có thể tiến hành đặt stent thành công. Từ đó, nguy cơ stent mất đi hiệu quả trong tương lai sẽ được hạn chế tối đa.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng tim mạch của bản thân, hãy nhớ thường xuyên đi kiểm tra tim để sớm phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh tim tiềm ẩn.
Để tìm hiểu thêm về phẫu thuật tạo hình mạch vành và các loại stent, hoặc tìm phương pháp điều trị tối ưu cho tim của bạn, hãy đặt câu hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết được duyệt bởi Tiến sĩ Dinesh Nair, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth
Nguồn tham khảo
Krans, B. (09/11/2017). Stents: Why and How They are Used. Truy cập ngày 15/05/2018 từ https://www.healthline.com/health/stent
Thông Tin Không Thể Bỏ Qua Trước Khi Đặt Stent Mạch Vành
Stent mạch vành có tác dụng gì?
Stent mạch vành là một ống lưới nhỏ, bằng kim loại hoặc polymer. Dụng cụ này được đặt vào các vị trí động mạch vành bị tắc hẹp nhằm giữ cho mạch vành rộng mở để đưa máu về cơ tim. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, tăng khả năng gắng sức ở người bị thiếu máu cơ tim cục bộ, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.
04 loại stent mạch vành thường dùng
Stent kim loại thường (Bare Metal Stent)
: có ưu điểm là chi phí rẻ, nhưng nguy cơ tái tắc mạch của loại stent này cao hơn các loại stent khác. Theo thống kê, khoảng 30% người bệnh can thiệp đặt stent kim loại thường sẽ bị tắc hẹp mạch vành trở lại sau 6 tháng thực hiện.
Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)
: Lớp thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của mô sẹo, nhờ đó giảm nguy cơ tái tắc hẹp. So với stent kim loại, stent phủ thuốc có tỷ lệ tái tắc hẹp giảm hơn 20 – 30%. Tuy nhiên vì nguy cơ vẫn còn nên người bệnh sau đặt vẫn phải dùng thuốc chống đông, tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày can thiệp. Một số trường hợp dị ứng với thuốc phủ cũng không đặt được stent này.
Stent tự tiêu/stent sinh học (Bioengineered Stent
): Ưu điểm của loại stent này là khả năng tự tiêu và khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch khỏe mạnh. Nhờ đó, sau khi đặt, người bệnh ít có nguy cơ hình thành cục máu đông hơn. Tuy nhiên, giá của loại stent này lại cao gấp 2 – 3 lần stent kim loại thường.
Stent trị liệu kép
(Dual Therapy Stent, DTS):
Đây là loại stent mạch vành mới nhất. Nhờ tận dụng lợi thế của stent tự tiêu và stent phủ thuốc, stent trị liệu kép có khả năng làm giảm nguy cơ tái tắc hẹp và hình thành cục máu đông, mô sẹo tốt hơn đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương sau thủ thuật đặt stent mạch vành. Do có nhiều ưu điểm nên chi phí cho loại stent này cũng cao nhất, không phải người bệnh nào cũng chi trả được.
Ngoài 4 loại stent kể trên, hiện nay còn có stent phủ thuốc có khung tự tiêu. Đây cũng là loại stent kết hợp từ stent phủ thuốc và tự tiêu nhưng không có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch như stent tự tiêu.
Tắc hẹp mạch vành bao nhiêu thì phải đặt stent?
Thông thường, can thiệp đặt stent sẽ được chỉ định khi kết quả chụp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% và người bệnh có triệu chứng đau ngực. Phương pháp này cũng được áp dụng trong các trường hợp:
– Người bệnh bị đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định), sử dụng thuốc giãn mạch nhưng không hiệu quả và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
– Bị đau thắt ngực, mệt mỏi thường xuyên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
Đặt stent mạch vành được coi là phương pháp có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, phương pháp này có thể đẩy người bệnh đến nhiều rủi ro, hơn cả khi không đặt. Vì vậy, người bệnh cần đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được thăm khám trước khi thực hiện.
Loại stent mạch vành nào tốt nhất?
Nếu chỉ đứng trên góc độ đặc điểm của các loại stent, càng stent thế hệ sau, ưu điểm càng nhiều. Tuy nhiên, việc đánh giá một loại stent còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một stent mạch vành tốt nhất là stent phù hợp với kích cỡ, vị trí bị tắc hẹp, không gây dị ứng với cơ thể và người bệnh. Nhà sản xuất cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của loại stent đó so với loại tương đương. Stent do các nước châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản sẽ chất lượng hơn so với các nước khác ở châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc) sản xuất.
Như vậy, đặt stent loại nào tốt nhất, bác sĩ sẽ là người tư vấn trực tiếp dựa trên tình hình thực tế để chọn ra loại stent nào vừa có hiệu quả cải thiện sức khỏe vừa phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi người bệnh.
Chi phí cho một ca can thiệp đặt ống stent mạch vành
Đặt stent mạch vành giá bao nhiêu tiền sẽ thay đổi tuỳ theo loại stent, loại giường bệnh (tự nguyện hay bình thường), số ngày nằm viện, thuốc dùng trước – trong – sau phẫu thuật, có bảo hiểm y tế hay không…
Giá stent kim loại thường sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu, stent phủ thuốc 35 – 45 triệu và khoảng 55 – 65 triệu cho stent tự tiêu. Tuy nhiên tổng chi phí cho toàn bộ 1 ca đặt stent sẽ lên tới 80 – 150 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm đúng tuyến chi trả 80%, mức tối đa là 45 tháng lương cơ bản (tương đương 67.050.000đ).
Quy trình đặt stent mạch vành được thực hiện như thế nào?
Trước khi đặt stent, bạn sẽ được bác sĩ cho chụp động mạch vành để xác định chính xác vị trí và mức độ tắc hẹp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn 1 số thuốc chống đông. chống dị ứng hoặc yêu cầu bạn tạm dừng một số loại thuốc như Metformin (thuốc điều trị tiểu đường).
Trong quá trình can thiệp, stent sẽ được đưa vào cơ thể bằng một ống thông nhỏ gắn với bóng cao su ở đầu ống. Bác sĩ sẽ luồn ống này đến vùng xơ vữa qua 1 vết mổ nhỏ ở động mạch bẹn, khuỷu hoặc cổ tay. Sau đó, bóng được bơm lên để làm mở stent và ép sát vào mảng xơ vữa để mở rộng lòng mạch. Cuối cùng, bóng được làm xẹp và rút ra theo ống để lại stent ở đây.
Quá trình đặt stent thường chỉ mất 45 – 120 phút mà không cần gây mê. Người bệnh ít khi bị đau và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện. Sau can thiệp, bạn có thể phải ở lại bệnh viện 1 ngày để theo dõi. Sau đó, đa số người bệnh đều được ra viện ngay ngày hôm sau.
Nên thực hiện can thiệp đặt stent mạch vành ở đâu?
- Miền Bắc
1. Viện Tim – Bệnh viện Bạch Mai
2. Viện Tim Hà Nội
3. Trung Tâm Tim Mạch – Viện E
4. Viện Tim – Bệnh viện TWQĐ 108
5. Khoa Tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức
– Miền Trung
1. Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa
2. Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
3. Trung Tâm tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế
- Miền Nam
1. Viện Tim Tâm Đức
2. Viện Tim TPHCM
3. Bệnh viện Nhân Dân 115 – HCM
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện Thống Nhất
6. Trung Tâm tim Mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược
- Miền Tây:
1. Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Các triệu chứng sau đặt stent cần cẩn trọng
Sau đặt stent, người bệnh có thể gặp triệu chứng đi tiểu thường xuyên hơn, choáng váng, mệt mỏi hay vị trí luồn ống thông bị thâm tím. Tuy nhiên, đây đa số đều là các dấu hiệu bình thường, sẽ giảm dần sau vài ngày.
Thay vào đó, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau đặt như:
– Đau ngực, khó thở
– Sốt, vết mổ sưng đau nhiều
– Xuất huyết
– Rối loạn nhịp tim
Ngay khi có các dấu hiệu này, hãy báo với bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra có cách xử trí kịp thời.
Sau đặt stent, người bệnh nên làm gì để tránh biến chứng?
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành quan trọng không kém việc phẫu thuật. Những giải pháp tích cực trong thời gian này giúp hạn chế tối đa rủi ro và giữ cho stent có tuổi thọ tốt nhất.
Theo dõi vết mổ
Vị trí luồn ống thông có thể bị sưng nhẹ (trong tuần đầu) hoặc để lại vết bầm tím, sẹo nhỏ khi lành. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần thay băng và theo dõi hàng ngày.
Sử dụng thuốc đều đặn
Sau đặt stent, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc chống tiểu cầu để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gần stent. Việc đặt stent mạch vành phải uống thuốc chống đông như Plavix bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và được bác sĩ chỉ định. Plavix hay các thuốc chống đông khác thường phải dùng liên tục ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông gần như suốt đời.
Tốt nhất, bạn nên thăm khám định kỳ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời hãy báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi đặt stent (xuất huyết dưới da, đi ngoài, đi tiểu ra máu….)
BS Lê Nguyễn Bá Hùng sưu tầm báo SKĐS 20/2/2020
Khoa Khám bệnh
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặt Stent Động Mạch Vành Giá Bao Nhiêu? trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!