Bạn đang xem bài viết Đặt Tên Cho Ảnh Nghệ Thuật Dễ Hay Khó? được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một tác phẩm dù ở lĩnh vực Nghệ thuật hay Văn học cũng vậy. “Tên”, ngoài mục đích nói trên, nó còn là biểu hiện “nhấn” thêm cho tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm ý tưởng trong đó, giúp người xem hiểu được cái mà người nghệ sĩ muốn nói tới.
Đôi khi đọc tên, người ta đánh giá được trình độ của người sáng ra tác phẩm đó. Gần đây, xem nhiều ảnh nghệ thuật trong các triển lãm, tôi thấy nhiều tác giả đặt tên ảnh nghệ thuật của mình, có những vấn đề cần trao đổi.Trong đó, vấn đề nổi bật nhất là: Tên ảnh thường cao hơn những gì ngôn ngữ ảnh đem lại. Đôi khi muốn áp đặt người xem phải hiểu những cái mà tác giả muốn nói chứ bản thân ngôn ngữ của tác phẩm không nói được gì. Tên chưa xúc tích, lắng đọng còn dài dòng, mang tính kể lể. Khác với tên một tác phẩm Văn học, tên ảnh Nghệ thuật thường rất ngắn gọn vì ảnh là ngôn ngữ của thị giác. Nên đã có tác giả mở triển lãm ảnh mà không đặt tên cho tác phẩm cũng chẳng hề gì, đó là cá tính nhưng không đặt thì thôi mà đã đặt thì sao cho tên ảnh phải có tác dụng cho chính tác phẩm và người xem. Có những tên ảnh chỉ cần một từ là đủ hay gặp như: Mưa, gió, nắng, ngã, nhìn, đợi, khát… Càng ngắn thì càng “đọng”.Chính vì vậy đặt tên cho ảnh là cả một trình độ về kiến thức Văn học. Có những tên ảnh mà khi đọc lên, người xem càng thích tác phẩm đó hơn cho dù ngôn ngữ của ảnh đã nói rõ. Tên ảnh có khi sinh ra trước “cú bấm máy”. Thường là những ảnh mà tác giả nghĩ ra tên rồi mới chụp. Ta hay gặp ở những ảnh dàn dựng, ý đồ của tác giả mà nhiều người quen gọi là ảnh sáng tác như “Tùng, Cúc Trúc, Xuân” ( Tiến Thàh ) và chắc cũng nhiều tác giả ở tình trạng này. Nhận định về việc này chỉ có chính tác giả mới nắm được. Có mấy dạng đặt tên như sau: Đặt tên theo địa danh, bởi nó là Danh từ nên địa danh ở đây phải đúng và lưu ý địa danh đó phải nổi tiếng, hay địa danh đó hàm ý biểu hiện những tứ văn hay. Nổi tiếng không có nghĩa là phải hùng vĩ, to, cao mà nổi tiếng gắn liền với tình cảm Văn hoá con người ở đó, như nón làng Chuông, Người mẹ Kinh Bắc…. Đó là những sản phẩm, con người mang tính chất điển hình của địa danh ấy, cụ thể như: Chiều Tam Đảo, Huyền ảo Hạ Long, Bình yên bản Áng, Nắng vàng thôn Trang… Đặt tên nhân vật cụ thể cũng vậy. Nhân vật đó phải thật điển hình về công việc, hành động, trang phục, Văn hoá truyền thống một dân tộc; Nếu là danh nhân thì nhất thiết phải thật tiêu biểu vị thế xã hội … Đôi khi, người ta mượn một cái tên nhân vật điển hình trong một tác phẩm Văn học nghệ thuật nào đó áp đặt cho tác phẩm của mình mà người xem có thể đồng cảm được. Đặt tên có cái “tôi” trong tác phẩm như; Mẹ tôi, Quê tôi, Làng tôi…Tác giả muốn đặt mình ở một vị thế trong tác phẩm để nhằm đối thoại với người xem. Có khi lại nhấn theo ngôn ngữ của ảnh nhằm bổ xung thêm cho tứ ảnh. Cách đặt tên này, các Nghệ sĩ phương Tây rất hay dùng vì nó mang chút hài hước, ngộ nghĩnh, rõ ràng,… người xem biết rồi nhưng tác giả vẫn muốn dùng ngôn ngữ ảnh làm tên cho tác phẩm của mình như tác phẩm “Quý bà trong trang phục đỏ” ( Aothor), “Thành phố trắng” (Biileen Rees)… Có những lúc tác giả mượn vai nhân vật trong ảnh để đối thoại với người xem. Bên cạnh đó, còn rất nhiều dạng đặt tên cho tác phẩm như dùng những từ láy, tính từ, danh từ, động từ, mỹ từ… Có lúc, tác giả đóng vai trong ảnh có khi lại đóng vai người xem; có khi ngôn ngữ ảnh nói rồi nhưng mình vẫn nhấn thêm để ngôn ngữ ảnh được ” thăng hoa”. Đặt tên ảnh nên bám sát cảm xúc lúc bấm máy; không nên cầu kỳ quá mà xa rời nội dung.
Tiến Thành – Hải Dương
Nghệ Thuật Đặt Tên Doanh Nghiệp Hợp Phong Thủy
Khi bạn tìm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp thì bạn sẽ không phải lo lắng đến quá nhiều vấn đề . Bởi dịch vụ này sẽ lo giúp bạn mọi thứ để bạn có thể thấy được việc chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục chưa bao giờ đơn giản như thế.
Nếu như bạn muốn đặt tên doanh nghiệp hợp phong thủy thì bạn cần phải có sự nghiên cứu thông tin thật kỹ để biết được là việc đặt tên đó có thực sự mang đến hiệu quả trong kinh doanh hay không. Một vài bí quyết sau đây sẽ giúp bạn thực hiện việc chọn tên dễ dàng hơn rất nhiều.
Dù tiêu chí đặt tên của bạn là theo phong thủy hay theo tôn giáo hay theo khoa học thì yếu tố khơi gợi được trí tò mò của khách hàng là điều cần thiết. Sự tò mò có thể đến trong việc đặt tên có ý nghĩa phi lý, trái quy luật khiến nhiều người thắc mắc và tìm hiểu về thương hiệu của công ty bạn. Đó chính là thành công bước đầu trong việc níu mắt khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn.
Hướng tới thị hiếu của khách hàng
Sản phẩm mà bạn kinh doanh chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng nào thì bạn nên đặt tên doanh nghiệp hợp phong thủy cho hợp với đối tượng đó. Ví như bạn hướng đến lượng khách hàng trẻ thì tên doanh nghiệp có thể đặt hơi “teen” một chút, trẻ trung và phá cách. Nếu sản phẩm hướng đến lượng khách hàng trung niên thì nên chọn những tên có ý nghĩa chỉn chu, nghiêm túc để thu hút sự chú ý một cách tốt nhất.
Không nên dùng tên cá nhân
Rất nhiều doanh nghiệp đã dùng tên cá nhân để đặt cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, nếu bạn muốn khác biệt, muốn có một hình ảnh mới hơn thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng tên cá nhân của mình. Nó sẽ gây nhiều trở ngại trong kinh doanh mà bạn không lường hết được.
– Một cái tên doanh nghiệp muốn thành công thì nó cần độc đáo, khác biệt chứ không phải có hàng trăm người có tên gần giống như bạn.
– Bạn sử dụng tên riêng để đặt cho công ty thì nó sẽ bị lu mờ giữa bao nhiêu doanh nghiệp khác. Vì đơn giản là nó không có gì ấn tượng.
– Nếu trước đó có một công ty giống tên bạn đã tạo ấn tượng không tốt với khách hàng thì việc dùng lại tên đó sẽ khiến bạn gặp khó khăn rất nhiều đấy.
Nghệ thuật đặt tên doanh nghiệp hợp phong thủy không phải là điều quá khó khăn. Nó được bắt nguồn từ những gì đơn giản và thân thuộc nhất trong cuộc sống để bạn có thể vận dụng vào mà lựa chọn.
Thể Lệ Cuộc Thi Ảnh Nghệ Thuật Quốc Tế Lần Thứ 10 Tại Việt Nam Năm 2022 (Vn
NADSO – Cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 10 tại Việt Nam năm 2019 (VN-19) do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP – số: 2019/279); Cuộc thi dành cho tất cả các nhà nhiếp ảnh trên toàn thế giới, thành viên Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo không dự thi.
I. Đơn vị tổ chức:
– Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA)
– Với sự bảo trợ của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP – số: 2019/279) ; Cuộc thi dành cho tất cả các nhà nhiếp ảnh trên toàn thế giới. Thành viên Ban tổ chức và Hội đồng Giám khảo không dự thi.
– Tự do cho ảnh màu
– Tự do cho ảnh đơn sắc
– Động vật hoang dã (chung cả màu và đơn sắc)
– Con người & cuộc sống (chung cả màu và đơn sắc)
– Du lịch (chung cả màu và đơn sắc)
– Sự chuyển động (chung cả màu và đơn sắc)
* Mỗi tác giả gửi tối đa 4 ảnh cho mỗi đề tài. Mỗi ảnh chỉ gửi ở 1 đề tài.
* Mỗi tác giả chỉ được lấy một tên dự thi (ghi rõ họ và tên có dấu), nếu dùng nghệ danh phải ghi kèm tên chính thức của mình.
III. Quy định cuộc thi:
– Tham gia cuộc thi đồng nghĩa với việc tác giả chấp thuận những quy định của cuộc thi.
– Mỗi tác giả dự thi được nhận 01 catalog dạng pdf.
– Không ghi chú thích, chữ ký trên ảnh, ảnh có dấu hiệu nhận dạng tác giả sẽ bị loại trực tiếp mà không phải thông báo.
– Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về sự mất mát, thất lạc lệ phí nếu tác giả không gửi đúng quy định.
– Tác giả có ảnh đoạt giải hoặc trưng bày triển lãm sẽ được yêu cầu gửi file ảnh có dung lượng lớn, phù hợp với việc in ấn và trưng bày triển lãm.
IV. Quy cách ảnh dự thi:
– Ảnh được tải lên website: chúng tôi trước 24h ngày 30/5/2019.
– Ảnh dự thi dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh có định dạng jpg. Kích thước của chiều dài nhất tối thiểu 1920 pixel, độ phân giải 300 dpi.
– Đặt tên file với với ký tự Alphabet (chữ hoa hoặc chữ thường), không sử dụng ký tự lạ như æ, ø, å… không dùng tên riêng và địa chỉ đặt tên file.
– Ảnh dự thi chưa từng đoạt giải hoặc trưng bày triển lãm ở các cuộc thi quốc tế có ký hiệu VN(…) hoặc cuộc thi cấp quốc gia do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tại Việt Nam trước đây.
– Ảnh không phù hợp với thể lệ, không đóng đầy đủ lệ phí sẽ bị loại.
– Ảnh thuộc các đề tài: Động vật hoang dã; Con người & cuộc sống; Du lịch; Sự chuyển động không được chắp ghép. Khi cần Ban Tổ chức cuộc thi có thể yêu cầu tác giả nộp file gốc để xác minh.
V. Phương thức gửi ảnh:
Gửi ảnh trực tiếp tại trang web: www.contestvn.com
Ban Tổ chức cuộc thi không tải ảnh dự thi cho bất kỳ tác giả nào.
VI. Lệ phí dự thi:
* Tác giả là người Việt Nam:
– 1 đề tài: 150.000 VNĐ,
– 2 đề tài: 200.000 VNĐ
– 3 đến 4 đề tài: 300.000 VNĐ
– 5 đến 6 đề tài: 400.000 VNĐ
* Tác giả là người nước ngoài:
– 1 đề tài: 10 USD,
– 2 đề tài: 15 USD,
– 3 đến 4 đề tài: 20 USD,
– 5 đến 6 đề tài: 25 USD,
* Người dự thi chịu phí ngân hàng/paypal.
* Ảnh dự thi không có lệ phí sẽ không được chấp nhận.
VII. Phương thức gửi lệ phí dự thi:
– Trực tiếp trên trang web qua tài khoản Pay Pal: thuthuykt68@gmail.com
– Chuyển khoản qua ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcombank) Chi nhánh Đống Đa. Số tài khoản: 105000271638
Tên chủ tài khoản: Nguyễn Hà Anh
* Ban tổ chức không nhận tiền qua bưu điện.
VIII. Giải thưởng:
Tổng số 73 giải thưởng, trong đó:
* Giải thưởng dành cho tác giả Xuất sắc nhất cuộc thi do FIAP trao:
– 01 Huy hiệu xanh của FIAP
* Mỗi đề tài có bộ giải thưởng gồm:
– Giải của VAPA: 01 HC Vàng, 01 HC Bạc, 01 HC Đồng và 03 Giải Khuyến khích.
– Giải của FIAP: 01 HC Vàng, 01 HC Bạc, 01 HC Đồng và 03 Bằng Danh dự.
IX. Hội đồng giám khảo:
1. Ông Wolfgang Wiesen, MFIAP, ESFIAP, MDVF, DGPh – Đức
2. Bà Agatha Anne Bunanta, APSA, GMPSA, SPSA, EFIAP/p – Indonesia
3. Bà Marie-Louise Bernard, Ex-president of ISF (Image Sans Frontière) – Pháp
4. Ông Lý Hoàng Long, CT HĐNT Hội NSNAVN, EVAPA, EFIAP, RISF3
5. Ông Nguyễn Dần, PCT HĐNT Hội NSNAVN, EVAPA/g, EFIAP/g
6. Ông Đồng Đức Thành, PCT HĐNT Hội NSNAVN, EVAPA, EFIAP
7. Ông Trần Phong, UV BCH Hội NSNAVN, EVAPA/g, EFIAP/d1, MPSA
8. Ông Trương Hữu Hùng, UV HĐNT Hội NSNAVN, EVAPA/g, EFIAP
9. Ông Bùi Minh Sơn, UV HĐNT Hội NSNAVN, EVAPA/g, EFIAP
10. Ông Đào Tiến Đạt, UV BCH Hội NSNAVN, EVAPA, EFIAP/d1
11. Ông Đặng Ngọc Thái, EVAPA/g, EFIAP
12.Ông Hoàng Quốc Tuấn, EVAPA, MFIAP
– Hạn nhận ảnh: từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/5/2019
– Chấm ảnh online: từ 10/6 đến 30/6/2019
– Thông báo kết quả: 05/7/2019
– Trao giải thưởng và khai mạc triển lãm tại Hà Nội: Đầu tháng 8/2019
Cần biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ:
Kỹ thuật: – Ông Mai Vinh (ĐT: 0633700292)
– Bà Nguyễn Thu Trang (ĐT: 024.39435885)
Phụ trách chung: Ông Bùi Hỏa Tiễn (ĐT: 024.39435885)
Nghệ Thuật Về Cách Đặt Tên Một Thương Hiệu Thành Công
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Trong kinh doanh, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ đem lại sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Sự trung thành này là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty. Để có được một thương hiệu thành công , ấn tượng ban đầu của tên thương hiệu đối với khách hàng cũng góp phần không hề nhỏ.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.Theo đó, thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Ngày nay, thương hiệu đang dần trở thành yếu tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế thị trường.
Thương hiệu đặc trưng bới hai khía cạnh đó là tâm lý và trải nghiệm. Trải nghiệm về một thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Khía cạnh tâm lý, hoặc hình ảnh của một thương hiệu, là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng và gợi lên tất cả những thông tin và trông đợi gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu đó.
Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu được gọi chung là quản lý thương hiệu. Định hướng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất nhắm vào phục vụ thương hiệu chính là tiếp cận thị trường theo lối lồng ghép tổng thể. Ngoài những yếu tố về mặt nội dung nêu trên thì yếu tố về mặt hình thức cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ấn tượng ban đầu đối với người tiêu dùng.
Một tên thương hiệu dễ đọc thường dễ đánh vần. Nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Khi tên thương hiệu kết hợp giữa những chữ cái và con số hay thêm vào những biểu tượng có thể làm cho tên thương hiệu khó đánh vần. Trong thời đại Internet ngày nay, nếu khách hàng không đánh vần được thương hiệu của bạn thì họ rất khó có thể vào trang web của bạn. Các cổng internet thì quên mất việc chuyển thư đi khi địa chỉ của thương hiệu đó bị đánh sai. Những tên thương hiệu dễ đánh vần và thành công như Target, Amazon, Om Navy. Ngược lại những tên thương hiệu như Daewoo, Hyundai, Abercrombie & Fitch lại rất khó đánh vần.
8. Gây shock
Những tên thương hiệu thành công nhất thường có những yếu tố gây shock hay ngạc nhiên. Một tên thương hiệu gây shock thường được chú ý và được nhớ đền. Tất nhiên, bạn phải cẩn thận không để tên thương hiệu của mình shock đến nỗi gây khó chịu tho khách hàng. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thề kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật) Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).
9. Tư nhân hóa
Tư nhân hóa tên thương hiệu là lấy tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm. Và họ là những người có lợi nhất trong bí quyết này, vì đó là một hình thức PR xây dựng thương hiệu mà ở đó cung việc PR sẽ liên hệ trực hấp đến thương hiệu.
Những tên thương hiệu tu nhân hóa nổi tiếng như: Dell, Orville Redenhacher, Newmans Own, Atkins, Papa John’s Pizza, chúng tôi Disney.
10. Quyền sở hữu
Tên thương hiệu đã được chọn làm nhãn hiệu lưu hành hợp pháp trên thị trường thế giới và có bản quyền sở hữu chưa? Đôi khi chỉ đăng kí ở một nuớc thôi chưa đủ. Ít hơn 5% tập đoàn có quyền bảo vệ toàn cầu, số còn lại ngại đăng kí ở nhiều nước trên thế giới chỉ vì cái tên.
Luật gia Bùi Thị Phượng – Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.
Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặt Tên Cho Ảnh Nghệ Thuật Dễ Hay Khó? trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!