Bạn đang xem bài viết Đặt Tên Đường: Không Chỉ Là Chuyện Cái Tên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau năm 1975, ông Nguyễn Đình Tư đam mê nghiên cứu văn hóa với 50 đầu sách giá trị, trong đó có cuốn Đường phố nội thành chúng tôi Chính từ cuốn sách giá trị nghiên cứu này, ông Tư dù không giữ chức vụ, việc chuyên môn nào vẫn được UBND chúng tôi mời tham gia Hội đồng đặt đổi tên đường.
Nay đã sang tuổi 95 nhưng nhà nghiên cứu cao tuổi vẫn quan tâm vấn đề tên đường phố. Bởi theo ông, nó không chỉ đơn thuần là địa chỉ, mà còn là văn hóa, lịch sử của TP này.
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh…
* Xin phép được hỏi thẳng ông câu đầu tiên: Lâu nay chắc ông cũng nghe người dân ta thán những “ma trận” trên đường phố trùng lắp nhau, rồi cả tên vô nghĩa, sai lịch sử. Từng là thường trực trong Hội đồng đặt đổi tên đường chúng tôi ông nghĩ sao?
– Một số phản ảnh của người dân xuất phát từ thực tế, chẳng hạn có đường Hoàng Hoa Thám ở Bình Thạnh, lại có Hoàng Hoa Thám ở Tân Bình… Ngay từ đầu, chúng tôi đã muốn mỗi tên chỉ đặt một đường nhưng không thể.
Lý do đầu tiên là chúng tôi được hợp nhất từ hai đơn vị hành chính TP Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Do đó, khi cả hai nhập lại chúng tôi mới có sự trùng lặp tên đường giữa các quận, thậm chí trong quận.
Năm 1995, UBND chúng tôi quyết định thành lập Hội đồng đặt đổi tên đường mới với 20 thành viên kiêm nhiệm. Ban đầu, hội đồng được chỉ đạo mỗi tên chỉ đặt cho một đường.
Nhưng nếu làm như vậy sẽ gây xáo trộn lớn, làm khổ, làm thiệt đồng bào, nhất là về giấy tờ hộ tịch, bằng cấp, bất động sản nên đành chấp nhận nguyên tắc: tên đường được trùng nhau giữa các quận huyện nhưng không được trùng trong một quận huyện (nếu có sẽ phải đổi).
Còn một số tên bị sai như Trương Quốc Dụng đặt sai ra Trương Quốc Dung đã có từ trước, chưa sửa đổi kịp.
* Tiếp tục với nội dung “chưa đặt đổi kịp”. Ông có thể cho biết rõ “chưa kịp” là thế nào?
– Thời kỳ tôi làm, trong năm năm chỉ đặt đổi được hơn 800 tên đường, vì chậm ở khâu xét duyệt của HĐND chúng tôi Thời đó, theo tôi biết, trong các phiên họp của HĐND, mục xét duyệt tên đường được đặt sau cùng vì có nhiều nội dung quan trọng, cấp bách hơn.
Khi tới mục tên đường, hết thời gian nên hoãn lại kỳ họp sau, rồi kỳ họp sau nữa trong khi đó tốc độ đô thị hóa quá nhanh, đường sá xuất hiện ngày càng nhiều. Đó chính là nguyên nhân tại sao lại có nhiều con đường mang tên số 1, số 2, số 3…
Cần đổi những tên đường Kênh Nước Đen, Vành Đai, Tên Lửa…
* Trở lại trước năm 1975, ông nghiên cứu thế nào về việc đặt đổi tên đường?
– Trước 1954, chính quyền Pháp chủ yếu chỉ lấy tên tướng lãnh quân sự người Pháp, kể cả những kẻ đi xâm lược, để đặt cho đường phố VN. Điều này không thể chấp nhận.
Chúng ta, đất nước có lịch sử, văn hiến để tự hào truyền đời, không thể chấp nhận những cái tên đô đốc hải quân Pháp, đại úy bộ binh viễn chinh này nọ.
Sau đó, ông Ngô Đình Diệm đã yêu cầu thay tất cả tên đường Pháp sang tên Việt, chủ yếu là các danh nhân quân sự từ thế kỷ thứ 10 trở lại, trong đó nhiều tên tuổi thời nhà Nguyễn và thời chống Pháp sau này.
Ngoài biển, tên các đảo được chính quyền Pháp đặt tên của họ trước đó cũng được đổi sang tên nhân vật lịch sử Việt.
* Nếu bỏ qua tên Pháp, có ý kiến cho rằng tên đường phố thời 1954-1975 rất dễ phân biệt, dễ tìm. Ông nhận xét thế nào?
– Rất rõ ràng thôi. Trước 1975, Sài Gòn và Gia Định là riêng biệt và quy mô TP nào cũng còn nhỏ. Ngoài ra, chính quyền cũ thường đặt tên đường theo cụm.
Tôi nghĩ rất hay. Ví dụ khu Tân Định đặt cụm tên đường thời nhà Trần như Trần Quang Khải, cụm quận 4 đặt tên thời Lê, khu chợ Bến Thành thì đặt tên thời chống Pháp như Nguyễn Thái Học…
Nó giúp người ta rất dễ xác định khu vực. Chẳng hạn cứ nghe tên đường thời nhà Trần là biết ngay phải tìm đến khu Tân Định rồi.
Khi làm ủy viên thường trực Hội đồng đặt đổi tên đường, tôi rất muốn tiếp tục đặt theo cụm như vậy, nhưng đối diện với nhiều cái khó. Bởi ngay sau 1975, quá nhiều tên đường đã thay đổi, đặt biệt là tên các nhân vật nhà Nguyễn gần như bị xóa hết để thay bằng tên mới.
Làm sao có thể trở lại tên đường theo cụm được nữa?
* Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng một số tên đường hiện không hay, không có ý nghĩa, thậm chí phản cảm như đường Kênh Nước Đen, Liên Khu, Vành Đai, Tên Lửa… Tại sao lại vậy? Việc đặt đổi tên đường được chọn trên những tiêu chí nào? Như chính ông nói việc này thực chất đâu có gì mới mẻ, đã có quá nhiều kinh nghiệm từ các chính quyền trước.
– Sau năm 1975, những tên đường đổi mới chủ yếu là nhân vật và sự kiện cách mạng. Lần đặt đổi tên đường từ năm 1995, hội đồng lùi thời gian chọn lựa nhân vật lại từ thời Hùng Vương lập quốc.
Chúng tôi không chỉ chọn những người có công chính trị, quân sự mà mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như văn học, nghệ thuật, công nghệ, kinh tế, thiên văn, toán học, nhà ngoại giao uy tín, nhà cai trị tốt mang lại cơm no áo ấm cho đồng bào.
Đồng thời, hội đồng cũng khôi phục tên đường theo một số địa danh đã gắn bó với dân chúng, dễ biết, dễ nhớ như đường Tân Sơn Nhì. Đặc biệt, chúng tôi cũng đề xuất đặt tên đường Hoàng Sa và Trường Sa cho tuyến kênh Nhiêu Lộc.
Đúng là cũng có một số tên đường nghe không hay lắm như Kênh Nước Đen này nọ, nhưng hình như nó đã có từ trước hoặc do quận đặt tên, chúng tôi không chọn lựa. Theo tôi, những tên đường như thế này cũng cần phải được đổi lại.
Đừng trễ nải nữa
* Theo ông, việc đặt tên đường hiện nay cần những điều kiện gì để giải quyết các “lộm cộm” mà xã hội góp ý và khắc phục quan điểm hết quỹ tên đường?
– Tôi nghĩ rằng Hội đồng đặt đổi tên đường phố phải có người chuyên trách (chứ không kiêm nhiệm như trước đây), đặc biệt là những nhà sử học uy tín. Lịch làm việc của HĐND cũng cần dành khoản thời gian cố định cho nội dung này, để đừng trễ nải như trước.
Thật ra, việc đặt tên đường phố đâu có gì quá phức tạp, vấn đề là sự chọn lựa và thái độ chúng ta thế nào. Hồi chúng tôi làm đều mò mẫm xe máy xuống tận nơi để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến người dân trước khi chọn lựa cái tên nào đó.
Nên đặt tên những bậc tiền hiền
* Có ý kiến cho rằng chúng tôi đang cạn quỹ tên đường, cụ thể là thiếu hơn 2.100 tên để đặt. Quan điểm ông thế nào?
– Tôi khẳng định rằng không thể nào thiếu tên đường được. Quốc gia có lịch sử 4.000 năm, trải qua bao nhiêu thời đại thăng trầm, chiến cuộc vệ quốc, xuất hiện biết bao nhân vật hiển hách, tài giỏi trong nhiều lĩnh vực mà nói không đủ tên đặt cho đường phố là không đúng.
Tôi nói thẳng không chỉ TP quy mô thế này, mà lớn gấp đôi, gấp ba vẫn dư tên để đặt. Chẳng hạn lấy tên các cù lao, bãi san hô, hòn đảo nước Việt từ quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa, từ biển Bắc xuống Nam là đã có hàng ngàn cái tên rất ý nghĩa.
Ví dụ đường Song Tử Tây, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Gạc Ma… (tên các hòn đảo, bãi san hô ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Rồi đặt tên đường từ các địa danh chiến trận, địa danh lịch sử, tên các tỉnh thành, huyện lỵ, sông núi, hang động, cánh rừng nổi tiếng trong cả nước để giúp người dân hiểu thêm sử địa thì càng ý nghĩa.
* Tên đường phố đâu chỉ đơn giản để người dân tìm địa chỉ, mà còn thể hiện văn hóa, lịch sử. Ông suy nghĩ thế nào về chuyện này?
– Tôi nhớ có lần định đổi tên đường Cộng Hòa thành Trần Văn Trà – vị tướng tài ba xứng đáng được đặt tên đường. Nhưng tên Cộng Hòa cũng ý nghĩa, nền chính trị thượng tôn quyền lực nhân dân được cả thế giới công nhận, vậy sao phải đổi.
Cuối cùng, chúng tôi đề nghị giữ tên đường Cộng Hòa, đặt tên đường Trần Văn Trà ở quận 7. Rồi Công trường Dân Chủ vẫn được giữ lại, cái tên ý nghĩa như vậy thì đổi làm gì.
Gần đây, lịch sử chúng ta cũng minh định lại công tội nhiều bậc tiền nhân bị rơi vào vòng xoáy khắc nghiệt của thời cuộc, của những góc nhìn lịch sử khác nhau. Chúng ta nên trả lại tên tuổi cho các vị ấy để con cháu hiểu đúng tổ tiên mình, bởi không có xưa làm sao có nay.
Tôi rất mong có ngày đường phố đặt lại những tên như danh tướng trung liệt Võ Tánh, học giả có công truyền bá quốc ngữ Trương Vĩnh Ký, công thần Phan Thanh Giản, tổng trấn Lê Văn Duyệt… Họ đều là bậc tiền hiền có công với nước, có nghĩa với dân.
Đừng ngại tên nước ngoài xa lạ. Chúng ta đã có những đường rất thân thuộc như Yersin, Alexandre de Rhodes.
Trước đây, việc đặt tên đường cũng bàn thảo chuyện này, đề xuất chọn nhân vật nước ngoài gắn với VN. Nhưng tôi nghĩ dù họ không gắn với nước mình mà có giá trị tầm nhân loại thì vẫn vô cùng xứng đáng.
Ông Nguyễn Đình Tư sinh năm 1922, quê Thanh Chương, Nghệ An. Thời chống Pháp, ông từng tham gia viết báo kháng chiến. Về sau ông vào miền Trung làm Ty Điền địa Phú Yên, Khánh Hòa và viết sách.
Ngoài nhiều tiểu thuyết lịch sử, ông còn viết nhiều sách nghiên cứu lịch sử – địa chí Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Trị… Đặc biệt, ông còn là tác giả của các bộ sách Từ điển địa danh hành chính Nam bộ, Tiểu sử và hành trạng các nhà Hán học Nam bộ.
Sau năm 1975, mặc dù cuộc sống rất khó khăn nhưng ông vẫn tự bỏ kinh phí, đạp xe thực địa, viết sách Đường phố nội thành chúng tôi do Cục Bản đồ và khảo sát xây dựng, NXB chúng tôi xuất bản 1993.
Quanh Chuyện Đặt Tên Đường Phố Hà Nội
Quá trình mở rộng, phát triển Thủ đô Hà Nội cũng đồng thời là quá trình bổ sung, điều chỉnh tên đường, tên phố không ngừng. Đó là một tất yếu khách quan của không chỉ thành phố “Rồng bay” sắp bước vào tuổi thứ 1000 mà còn đối với cả nhiều thành phố, thị trấn khác đang trên đà phát triển đô thị, nhằm xoá bỏ tình trạng “nhà không số, phố không tên” hoặc đã có tên nhưng lại không hợp lý hay còn lộn xộn, khó tìm, gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và giao lưu xã hội.
Đã có hàng trăm tên đường phố mới được đặt trong vòng 16 năm trở lại đây, và điều đó công bằng mà nói, đã giải quyết một cách đáng kể vấn đề bức xúc này, đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, giáo dục và tôn vinh truyền thống văn hoá đầy bản sắc của đất Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến. Song, cho đến thời điểm này vẫn còn không ít những điều bất ổn từ lâu tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm. Đó là những tên đường, phố, ngõ không rõ lai lịch, không có ý nghĩa văn hoá hoặc những bất hợp lý về cách gọi đường, phố, ngõ và dạng hình học, điểm đầu – điểm cuối của đường phố mà người viết bài này xin lần lượt nêu ra đây với từng trường hợp cụ thể.
Không nên giữ những cái tên không đáng giữTrong lịch sử xa xưa, ông cha ta thường dùng mỹ tự (chữ có nghĩa đẹp) để đặt tên cho những phường, phố, những con sông, vùng đất… Các nhà văn cũng lựa chọn cho mình những bút danh thật hay, thật ấn tượng để thể hiện tâm hồn, khí phách của mình. Vậy mà bao năm nay chúng ta- những chủ nhân của đất Kinh kỳ tài hoa, thanh lịch lại vẫn điềm nhiên chấp nhận những tên phố, tên ngõ đọc lên cứ thấy… ngại mồm thế nào ấy. Hỏi thăm xuất xứ tên gọi ngõ Lò Lợn ở phố Bạch Mai mới biết do trước đây có một lò mổ lợn ở trong ngõ nên dần dà người ta mới qune gọi thành tên. tựa như thế, ngõ An Sơn thuộc phố Đại La, ngõ An Thành 1 và An Thành 2 thuộc đường Yên Phụ, ngõ Cột Cờ thuộc phố Vọng cũng đều là những tên gọi tự phát, không có lai lịch rõ ràng và chẳng mang ý nghĩa văn hoá- lịch sử gì, cần được chuyển theo cách đặt ngõ số như Quy chế hiện hành của Thành phố, nhằm vừa xoá đi được những cái tên vốn chẳng hay, chẳng đẹp và không ai hiểu nguồn gốc nội dung, lại vừa thuận tiện cho việc tìm địa chỉ giao dịch.Nằm trong dạng tên gọi cần sửa đổi không phải chỉ có vài ngõ như vừa nêu mà còn có cả một số đường phố nữa. Thật vô lý khi đã có tên đường Yên Phụ đi từ đường Thanh Niên lên đến phố Hàng Đậu, nhưng lại có thêm phố Yên Phụ đi từ khách sạn Thắng Lợi đến đường Thanh Niên. Sao không giữ nguyên tên đường Yên Phụ và đổi tên phố Yên Phụ gần thắng cảnh Hồ Tây bằng một danh nhân văn hoá – nghệ thuật, ví dụ cố nhạc sĩ Văn Cao? Phố Tân ấp đi từ bờ sông Hồng tới đường Yên Phụ vốn là khu đất bãi mới bồi thuộc địa phận thôn Nghĩa Dũng. Tên gọi Tân ấp cũng không mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa, chẳng mấy ai nhớ, sao không đổi thành tên khác, ví dụ một anh hùng thần thoại có công trị thủy như Sơn Tinh ? Phố Gầm Cầu đi từ đường Trần Nhật Duật đến phố Phùng Hưng “thành danh” chỉ vì phố này nằm dưới đường cầu tàu hỏa lên xuống cầu Long Biên. Bây giờ phố Gầm Cầu chẳng còn lam lũ như xưa, buôn bán sầm uất nào có kém cạnh những phố kề bên, vậy thì việc lấy lại tên thôn Phúc Lâm (nghĩa là “rừng phúc”) từ thời Nguyễn ở nơi này mà đặt thành tên phố thì có gì mà không được ?!
Đường và phố, không thể gọi thế nào cũng đượcNgười ta tự hỏi không hiểu vì cái lý gì mà những đường không có quy mô lớn lắm như các đường: Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng… lại được gọi chung là Đường như các đường lớn khác: đường Nguyễn Trãi, đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Quốc Việt… và những phố có quy mô khá lớn như phố Liễu Giai, phố Láng Hạ… lại cũng được gọi là Phố với các phố khác nhỏ hẹp hơn nhiều: phố Kim Mã Thượng, Phố Vĩnh Hồ, phố Quan Nhân… Như thế, rõ ràng là còn có sự tùy tiện trong cách gọi đường và phố cần được chỉnh sửa cho hợp lý. Nên chăng, những phố hiện tại có quy mô khá lớn, có nhiều công sở, ít nhà dân, không mang nhiều tính chất sinh hoạt phố xá thì cần chỉnh lại cách gọi là Đường… Những đường hiện tại có quy mô vừa và nhỏ, có ít công sở, nhiều nhà dân, mang nặng tính chất sinh hoạt phố xá thì được chỉnh sửa là Phố. Để làm được điều này, cần tiến hành rà soát tổng thể các đường phố Hà Nội và cũng cần phải có văn bản pháp lý xác định rõ, kẻo lại như thời gian trước đây, có cùng một tên đường phố mà lúc gọi là đường, lúc gọi là phố theo những quan niệm nhất thời. Chí Thành
Nhiều Người Không Hiểu Ý Nghĩa Tên Đường Phố
Khi hỏi đến những tên đường lớn, cùng ở quận Phú Nhuận, như Lê Văn Sỹ, Phạm Văn Hai, Nguyễn Trọng Tuyển…, ông Thạnh cũng lắc đầu: “Có lẽ họ là anh hùng, liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Pháp hoặc chống Mỹ, không được đề cập nhiều trong sử sách”.
Không chỉ ông Thạnh, khá nhiều người dân TP HCM, khi được hỏi đều cho biết, họ không hiểu rõ về nguồn gốc ý nghĩa tên phố nơi mình đang sống.
VnExpress cũng tìm hiểu qua gần 30 người sống, làm việc tại đường Võ Văn Tần, quận 3, về tên đường này nhưng chỉ có 2 ý kiến trả lời gần sát “đáp án” là ông Võ Văn Tần tham gia kháng chiến trong xứ ủy Nam kỳ.
“Những người có công, cống hiến cho đất nước, thành phố mới được lấy tên đặt cho đường. Việc hiểu biết tên đường là cần thiết, vì từ đó, giúp người dân dễ nhớ tên đường và ý thức hơn trong giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phố phường, khi sinh sống hoặc đi qua”, chủ hiệu thuốc Quỳnh Anh, sống tại đường Võ Văn Tần hơn 20 năm, nói. “Người dân sẽ hiểu rõ hơn về nguồn cội, lịch sử và trân trọng, tri ân những gì mình đang được hưởng”.
Chủ hiệu thuốc này còn đề xuất thêm, dưới các tên đường, nên có bảng tóm tắt sơ lược tên thật, năm sinh, chiến công của người được đặt tên, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa tuyên truyền lịch sử hiệu quả.
“Trước đây tôi cứ nghĩ tên một con phố của thành phố là Sương Nguyệt Ánh, bởi tên nhân vật này là như vậy. Nhưng nhờ đọc tiểu sử mới biết bà ấy là Sương Nguyệt Anh và còn là con của cụ Nguyễn Đình Chiểu”, một người dân sống tại quận Gò Vấp, đang đọc banner tiểu sử các danh nhân trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, nói. Theo ông, chương trình dạy sử trên đường phố mới dừng ở phong trào. Cơ quan chức năng nên xem xét để có hình thức tuyên truyền sâu rộng hơn nữa. “Chúng tôi muốn hiểu thêm về nhiều nhân vật lịch sử khác, đơn cử như Nguyễn Oanh, Nguyện Kiệm là ai”, ông giãi bày.
Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu cũng cho rằng, cơ quan chức năng TP HCM nên xem xét để có hình thức giảng giải nguồn gốc tên đường một cách thường xuyên hơn. Chương trình mới đây chỉ là mô hình thử nghiệm, số lượng danh nhân giới thiệu hạn chế và số người tiếp cận thông tin chưa thực sự rộng khắp.
“Tên đường phần nào thể hiện thành tích dân tộc trên mọi mặt, không chỉ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, mà còn xây dựng đất nước, hoạt động văn hóa – kinh tế – ngoại giao… và sự hiểu biết về tên đường rõ ràng giúp người dân địa phương nâng tầm nhận thức và tự hào về dân tộc. Điều này giúp họ tự tin hơn khi gặp gỡ, giao tiếp với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO”, ông Đầu nói.
Thanh Lương
Đặt Tên Không Được Quá 25 Chữ Cái?
Quy định đặt tên phải bằng tiếng Việt và không quá 25 chữ cái được đề xuất trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi theo quan điểm của người Á Đông, “cái tên quyết định cả số phận của mỗi người”.
Tên, bao gồm họ, tên chính và tên đệm (nếu có) là để phân biệt người này với người khác hoặc để phân biệt giới tính (như nguyên tắc đặt tên “nam “văn”, nữ “thị” trước đây). Cùng với thời gian, việc đặt tên cho con đã có nhiều thay đổi, mang những màu sắc thể hiện quan điểm, nhận thức đa dạng của các bậc cha mẹ nhưng không ít lần làm cán bộ hộ tịch “hoang mang”.
Hoang mang vì những tên “độc, lạ”…
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”, “Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Điều 27 Bộ luật này cũng quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. Người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình, người được xác định lại giới tính… cũng có quyền thay đổi họ, tên. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện nay đều không quy định cụ thể về việc đặt tên của một người, chẳng hạn nếu người đó đặt tên quá dài, quá xấu, tên nửa tiếng Việt, nửa tiếng nước ngoài…. thì có bị cấm hay không. Luật cũng không quy định một người đặt tên cho con theo tên các lãnh tụ, các anh hùng dân tộc, tên thần thánh… thì có bị cấm hay không.
Vì thế, những cái tên độc, lạ, “hướng ngoại” đến mức “kinh dị”, không phù hợp với văn hóa Việt Nam hay “đặt tên xấu cho dễ nuôi” như Rô Nan Đô, Lò Vi Sóng, Võ Ê Vo, Quách Quan Tài, Trần Như Nhộng, Đinh Bằng Thép, Hồ Hận Tình Đời, Phan Bá Đạo, Đồng Hồ Thụy Sỹ, Đinh San U, Cao Nô Ki A, Lê Văn Hận, Nguyễn Văn Lì hoặc dài “dường như vô tận” Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Lương Tâm Nhân… xuất hiện mà cán bộ hộ tịch chỉ biết “chấp nhận” mà đăng ký hộ tịch cho công dân.
Thế nhưng, đến nay, chưa ai đưa ra được một định nghĩa chính xác tên thuần Việt là tên phải đáp ứng những tiêu chí như thế nào? Mặc dù pháp luật cho phép được thay đổi, cải chính hộ tịch nếu tên ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó. Song với tâm lý “ngại” thủ tục hành chính, nhiều người mang theo những cái tên “không giống ai” suốt đời.
Hạn chế trong 25 chữ cái có “phạm” quyền nhân thân?
Qui định trong dự thảo BLDS (sửa đổi) về việc “Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái” đã được nhiều ý kiến đồng tình.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta thời gian qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối. Nên việc đặt họ, tên và chữ đệm, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.
“Khống chế số chữ cái khi đặt tên là rất cần thiết. Bởi nếu đặt tên quá dài thì các giấy tờ như khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ BHXH… thậm chí phải viết tắt mới đủ chỗ. Điều này không chỉ gây rắc rối cho công dân mà còn khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, phức tạp” – Bộ trưởng khẳng định.
Ủng hộ đề xuất của Chính phủ về giới hạn số chữ cái trong tên công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng quy định tên đầy đủ 25 chữ cái là hợp lý để không khó khăn, phức tạp trong việc làm hồ sơ hay giao dịch.
Tuy nhiên, nhìn nhận, “quyền đối với họ, tên là quyền nhân thân của một cá nhân mà Hiến pháp và Bộ luật Dân sự không nên hạn chế”, một số luật sư cùng cho rằng, chỉ cần tên đó đọc được, phát âm được và đầy đủ thành phần họ, tên, còn độ dài hay kiểu tên là quyền của người đặt tên, người được đặt tên quyết định.
Theo bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cũng lo ngại qui định như dự thảo sẽ “vượt qua Hiến pháp” và “tên dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cộng đồng, đến đạo đức xã hội đâu. Nếu lo ngại tên dài phức tạp thì nên khuyến khích người dân vì đặt tên dài thì chính con của họ sẽ bị ảnh hưởng chứ không nên áp đặt” – bà Mai lập luận.
Đặt tên để giữ gốc văn hóa
Trong thời đại công nghệ số và thế giới phẳng hiện nay, bất kỳ việc gì cũng có thể giải quyết nhanh chóng chỉ bằng một cú kích chuột trên màn hình máy tính. Và ngay cả trong việc thiêng liêng là đặt tên cho con, nhiều bậc cha mẹ cũng đang bị sự “chỉ đạo” của Google, Bing (những trang mạng tìm kiếm có số người truy cập lớn trên thế giới)… hay những cuốn sách với tựa đề mỹ miều với những gợi ý về những cái tên “đẹp”, hợp phong thủy, mang lại vận số tốt…
Chỉ cần gõ từ khóa “đặt tên cho bé” sẽ có hơn 1,9 triệu kết quả tìm kiếm trên Google, đem đến nguồn thông tin vô tận để các bậc cha mẹ lựa chọn được cái tên mà theo họ là đẹp, ý nghĩa cho con. Và trong điều kiện “con hiếm” như hiện nay (mỗi gia đình chỉ có 1-2 con) thì việc đặt tên càng trở nên khó khăn với vô vàn những lựa chọn. Kết quả là một đứa trẻ có thể phải mang cái tên phức tạp hay “lạ lẫm với xã hội” chỉ để chứa đựng hết những mong muốn, kỳ vọng, ý thích của ông bà, cha mẹ.
Thậm chí, để ăn chắc có tên “phúc lộc” cho con, cháu, nhiều ông bà, cha mẹ còn cất công đi “xin tên” từ các thầy phong thủy, thầy bói. Chưa có tổng kết nào để khẳng định, những cái tên được “xin” kỳ công như vậy có giúp cho người có tên phát tài, thành đạt, hạnh phúc hay không nhưng trước mắt là khiến cho việc đặt tên có trường hợp trở thành nguồn cơn của những mâu thuẫn, xung đột gia đình.
Trường hợp gia đình anh T.H.T (Hà Nội) là một ví dụ. Khi biết sẽ có con gái đầu lòng, anh T. háo hức muốn đặt cho con một cái tên đơn giản, mang tính truyền thống của gia đình là theo tên một loài hoa nên anh chọn cho con tên là “T.H.Lan”. Song, vợ anh T. lại hâm mộ các Hoa đán của điện ảnh Trung Quốc nên muốn con gái được mang tên là T.Củng Lợi. Mâu thuẫn vợ chồng lên đến đỉnh điểm khi không ai chịu chấp nhận cái tên của người kia đặt cho con, vợ a T. bỏ về nhà ngoại.
Theo các nhà văn hóa, cái tên quyết định đến số phận mỗi con người bởi nó mang truyền thống, phong tục, theo những nguyên tắc được kết tinh và truyền lại từ đời này qua đời khác. Vì thế, với xu hướng đặt tên cho con “vượt khuôn khổ” như hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức về truyền thống văn hóa của người Việt.
Mặc dù đặt tên “đa văn hóa” là một phần của quá trình hội nhập, song theo nhiều cử tri, những cái tên “nửa Việt nửa Hàn” hay “nửa Việt nửa Tây” đang khiến cho gốc văn hóa Việt bị lung lay. Trong giới showbiz, rất nhiều những nghệ sỹ trẻ có những cái tên ghép cho hợp “mốt” cho dù chưa chắc bản thân họ hiểu được ý nghĩa cái tên mà họ sáng tạo ra.
Ngay như trường hợp của Hòa Minzy – người chơi trong một gameshow trên truyền hình. Khi được hỏi vì sao có cái tên không thuần Việt như vậy, cô lý giải “vì tên cha mẹ đặt cho không phù hợp với showbiz nên cô lấy nghệ danh đó”. Song dù xúc động trươc giọng hát của cô nhưng danh hài Hoài Linh – giám khảo của chương trình vẫn khuyên “một điều thật lòng với con rằng, con hãy thay đổi nghệ danh của mình đi để khán giả ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng nhớ đến con”.
Như các luật sư phân tích, đặt tên là quyền nhân thân của mỗi người, cần được tôn trọng mà không bị “gò bó” bởi qui định như đề xuất trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Nhưng thực tế, người thực hiện việc đặt tên lại không phải là người mang cái tên đó. Trong khi, cái tên sẽ theo mỗi người suốt cuộc đời nên không thể chỉ vì quyền tự do của người này (người đặt tên) mà để ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác (người được đặt tên).
Thực tế đã cho thấy, nhiều người phải mang những cái tên không hợp ý, thậm chí khiến họ xấu hổ, khó khăn trong cuộc sống chỉ bởi những cảm xúc nhất thời của cha mẹ. Vì vậy, qui định về nguyên tắc đặt tên là cần thiết để quyền tự do của mọi người được đảm bảo ngay trong vấn đề này.
Nhiều nước đã có luật cấm đặt tên xấu
Báo chí Mexico đưa tin các nhà chức trách nước này đã thống nhất phê duyệt điều luật cấm các bé gái được đặt tên là Shakira. Lý do là ca sỹ nổi tiếng Shakira người Colombia này đã có những cảnh quay nóng bỏng trong Album thể hiện bài hát mang tên Can’t Remember To Forget You (tạm dịch: Không thể nhớ để quên).
Các nhà chức trách Mexico cho rằng những cảnh quay này không phù hợp với văn hóa và thuần phong mỹ tục và không muốn các bé gái bị ảnh hưởng bởi lối sống lệch lạc giống như hành động do Shakira thể hiện. Trước đó, hồi tháng 12/2013, các nhà chức trách Mexico cũng ban hành một điều luật cấm sử dụng tên gọi nhằm châm biếm hay sỉ nhục ai đó.
Tại Đức, đầu tháng 4 này, một thị trấn ở bang Bavaria đã quyết định cấm một cặp vợ chồng nhà báo đặt tên con trai của họ là WikiLeaks, tên của trang Web tiết lộ tin mật của Julian Assange. Trước đó, những cái tên như McDonald, Woodstock và Peppermint đã bị từ chối do các bậc cha mẹ Đức không được phép dùng tên thị trấn hay thương hiệu để đặt cho con mình.
Nghiêm trọng hơn, tại Ai Cập, hồi tháng 9-2013, một nông dân đã bị bắt sau khi ông này đặt tên con lừa của mình theo tên của tướng Abdel Fattah al-Sisi, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ai Cập.
Tại NewZealand, hồi tháng 10-2013, Bộ Nội vụ đã đưa ra một danh sách 77 cái tên buộc cha mẹ không được phép đặt cho trẻ trong đó có những cái tên như “V8” (ký hiệu động cơ xe hơi V8), “Queen Victoria” (nữ hoàng Victoria), “2nd” (hai), “3rd” (ba) hoặc “King” (Vua), “Duke” (Công tước)….
Tại Malaysia, Chính phủ cũng cấm các gia đình đặt tên xấu cho con theo cả 3 loại ngôn ngữ chính hiện đang sử dụng phổ biến ở nước này. Người ta liệt kê một danh sách dài những cái tên “đặc trưng” nhất không thể xuất hiện trong giấy khai sinh như Zani – “gã trăng gió”, Woti – “giao hợp”, Karrupan – “thằng mọi”, Sivappi – “da trắng”…
Câu Chuyện Về Những Cái Tên Của Chó Rottweiler
Rottweiler là cái tên phổ biến nhất của giống chó này, được công nhận bởi Câu lạc bộ chó kiểng Hoa Kỳ (AKC) và Câu lạc bộ chó Rottweiler Đức (ADRK). Nhưng chắc hẳn bạn đã từng nghe những cái tên khác của chúng, thậm chí một số cái tên bạn chưa nghe đến bao giờ.
Chó Rottweiler Đức, Rottweil Metzgerhund và Chó của người bán thịtChắc hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên Rottweiler trước đó. Đây là một loài chó to, đen, lông mượt, có đốm nâu, đầu to, tai cụp cỡ vừa, vai rộng, đuôi cụt, phong thái cao quý, và ngoại hình vạm vỡ, trông chúng như sinh ra để làm việc. Đó cũng là lý do người ta nhân giống chúng.
Rottweiler cũng được biết đến với cái tên Rottweil Metzgerhund. Nhưng một số người lại gọi chúng là Chó của người bán thịt. Đó là do Rottweiler từng được sử dụng để chăn gia súc và bảo vệ gia súc, vật tư. Loài chó đa năng này đã phục vụ con người từ thời La Mã.
Vào năm 260 sau Công nguyên, khi bị người Swabians đẩy ra khỏi nước Đức, người La Mã đã ra đi để lại những người bạn đồng hành của họ. Những chú chó này ban đầu đã theo chân quân đội La Mã qua dãy Alps. Họ quyết định định cư ở vùng phía nam nước Đức. Vào thời đó, gia súc và gia cầm là nguồn kiếm sống quan trọng. Nếu không chăn nuôi, người ta cũng phải phụ thuộc vào hình thức nông nghiệp khác. Đức là một nơi tuyệt vời để trao đổi, mua bán hàng hóa.
Loài chó mà người La Mã mang theo và để lại đã trở thành món hàng hóa được săn lùng. Chúng làm được nhiều việc, khỏe mạnh, vạm vỡ và thông minh. Người ta bắt đầu nhân giống và bán những chú chó này vì chúng là chó lao động, đồng thời cũng là những người bạn đồng hành. Đó là một trong những lý do chính người ta gọi dòng tuyệt vời này là chó Rottweiler Đức.
Khoảng năm 700 sau Công nguyên, khi nhà thờ Thiên chúa giáo được dựng lên thay cho Phòng tắm La Mã, người ta đã quyết định đặt tên thành phố tuyệt vời, phát triển kinh tế nhờ nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán này. Do người La Mã thiết kế những nhà tắm với gạch ốp màu đỏ, nên thành phố được biết đến là Rottweil. Thành phố với nên nông nghiệp bùng nổ đây chính là quê hương của loài chó lao động tuyệt vời này. Những chú chó thông minh, khỏe mạnh, nghe lời được gọi là Rottweil Metzgerhund, hay đơn giản là Chó của người bán thịt.
Rottweil Metzgerhund, hay Chó của người bán thịt chính là tên gọi cũ của loài Rottweiler. Nhưng tại sao chúng lại được gọi là Chó của người bán thịt? Có thể bạn chưa biết, Rottweiler là một người bạn đồng hành đa năng. Chúng có cái tên Chó của người bán thịt đơn giản vì chúng kéo xe chở thịt cho người bán thịt. Chúng không chỉ khỏe mạnh để kéo những chiếc xe chở đầy thịt, mà còn kiêm nhiệm vị trí bảo vệ cho xe kéo.
Người bán thịt yên tâm khi không có kẻ nào dám ăn trộm thịt từ xe kéo được bảo vệ bởi một chú chó với hàm răng lớn, sẵn sàng tấn công. Xe ngựa kéo dễ gặp rắc rối, do ngựa không có bản năng bảo vệ. Nhưng chó thì có bản năng đó và còn có thể được huấn luyện. Hơn nữa, một người bán thịt cũng cảm thấy an tâm khi có người bạn đồng hành trung thành bảo vệ số tiền bán thịt.
Và thế là, Rottweil Metzgerhund, hay Chó của người bán thịt, được gọi với cái tên đơn giản Rottweiler. Ngày nay, chúng vẫn thực hiện nhiều công việc như chó phục vụ, chó cảnh sát, chó cứu hộ, chó bảo vệ và chó bầu bạn.
Loài Rottie không chỉ thông minh mà còn có bản tính tốt bụng. Gần đây, chúng mang tiếng xấu do ngày càng nhiều chó Rottie được sử dụng trong những cuộc chọi chó nguy hiểm do kích cỡ, sức mạnh và khả năng có thể được huấn luyện của chúng. Nhưng chúng ta không bàn đến khía cạnh tiêu cực này. Rottweiler vỗn dĩ sinh ra để bảo vệ, bầu bạn và trong một số trường hợp, thay ta làm việc.
Trong số những cái tên không truyền thống của Rottweiler còn có một phiên bản ngắn là Rott. Một cái tên đơn giản, không mỹ miều nhưng đủ để người ta không thể nhầm lẫn.
Tóm lại, Rottweiler còn được gọi thân mật là Rott, Rottie và Chó của người bán thịt. Trong đó, cái tên Chó của người bán thịt mang tính tượng hình nhất. Như đã đề cập ở trên, Chó của người bán thịt kéo xe thịt và bảo vệ thịt khỏi những tên trộm. Ngày nay, chúng còn thực hiện nhiều công việc khác nên ta gọi chúng là Rottweiler, thay vì Chó của người bán thịt.
Chúng đến từ vùng Rottweil, vậy tại sao chúng ta không gọi chúng là Rottweiler? Với cái tên Chó của Nngười bán thịt, chúng ta sẽ hình dung ra những chú chó chỉ biết kéo xe thịt. Nhưng chúng còn làm được nhiều hơn thế. Chúng bảo vệ thịt khỏi những tên trộm, và trung thành bảo vệ người chủ trên đường về nhà, với món tiền bán thịt trong tay.
Dù được gọi là Rottweiler, Rottweil Metzgerhund, Chó của người bán thịt, Rottie hay đơn giản là Rott, những người bạn đồng hành trung thành này đã phục vụ con người từ rất lâu, và nhờ có những người yêu loài chó này, mà chúng sẽ còn ở bên ta rất lâu nữa.
Một vài ý tưởng đặt tên cho chó Rottweiler đực:
Ace, Archie, Aaron
Ben, Benji, Bo, Bobo, Boots, Buddy
Captain, Chief, Chip, Cody, Colt
Dash, Duke, Dusty
Felix
Goober, Gumby, Gus
Hawk, Hunter
Jack, Jax, Joker
Kid, King, Kobe
Lance, Leo, Lucky
Mac, Milo, Monty
Ollie, Oscar
Paws, Pepper, Prince
Ranger, Riley, River, Ruff, Rusty
Sal, Sam, Sarge, Scooter, Spike, Stone
Tank, Tiger, Toby, Trip, Tug
Warrior, Wolf
Zack, Zues
Một vài ý tưởng đặt tên của chó Rottweiler cái:
Abbie, Allie, Angel, Annie
Beth, Blair, Blondie, Brook,
Callie, Candy, Casey, Cassie, Chloe, Claire, Cookie
Daisy, Dawn, Destiny
Echo, Ellie, Etsy
Feather, Foxy, Fofo
Gabby, Ginger, Glory
Hanna, Heidi, Holly, Hope
Iris, Izzy
Jade, Jenny, Jewel, Josie, Julie
Kate, Kayla, Krissy
Lacy, Lady, Leah, Lee, Lilly, Lucy
Macy, Mandi, Maggie, Marie, Misty, Missy, Molly, Muffin
Nana, Nikki
Penny, Polly
Rain, Raven, Rose
Sandy, Sasha, Shadow, Shelby, Skye, Sophie, Sunny
Tammy, Tasha, Terry, Twinkly
Whisper
Đừng Làm Con Khổ Cả Đời Chỉ Vì… Cái Tên
Trách nhiệm khi đặt tên con, cháu
Tôi lớn lên nơi đồng quê. Ba má tôi đều làm nghề nông. Ba má tôi có cả thảy bảy người con. Ở nhà tôi, việc lựa chọn tên cho những đứa con, đứa cháu đều được ba tôi cân nhắc rất kỹ.
Má tôi kể ngày xưa, mỗi lần má mang thai là ba bắt đầu lựa tên. Vì ngày xưa không có siêu âm như bây giờ nên lúc nào ba cũng chọn hai cái tên cho con trai và con gái. Ba xem vô tuyến, nghe radio có tên nào hay là ghi lại rồi chọn lựa.
Sau đó, ba tôi xem những cái tên chọn được có trùng với ai trong họ hàng không, rồi đến hàng xóm láng giềng. Xưa nay, nhiều người luôn kiêng kỵ việc đặt tên bị trùng với tên ông bà.
Tiếp đến, ba sẽ chọn chữ lót gì cho hay. Nếu là con trai thì tên sẽ có ba chữ. Còn con gái thì tên có bốn chữ, trong đó có chữ “thị”. Chưa kể việc lựa chọn tên của các con nghe sao cho nó có vần, có ý nghĩa. Bởi vậy, việc đặt tên cũng khó khăn vô cùng.
Vì vậy, mỗi lần nhắc đến, má tôi cười nói: có khi sinh xong rồi mà ba mày vẫn chưa chọn được cái tên cho con.
Rồi đến những đứa cháu lần lượt ra đời, anh trai và chị dâu tôi cũng nhờ ba chọn cho cái tên sao cho ý nghĩa.
Tên dài, tên lạ… khổ cháu con
Hiện tại, tôi đang giảng dạy tại một trường đại học. Những buổi học đầu tiên và làm quen với lớp bao giờ cũng mang lại nhiều điều bất ngờ và thú vị cho người dạy.
Lắm lúc trong ý nghĩ là gọi bạn nam trả lời câu hỏi. Vậy mà gọi tên xong thì một bạn nữ đứng lên hay ngược lại.
Bên cạnh những cái tên rất ngắn thì còn có những cái tên vừa, dài và rất dài. Thế nhưng có những tên vừa nhưng lại tạo ra sự bất ngờ như Nguyễn Văn Lục Lạo. Hay những cái tên mang ý nghĩa đẹp nhưng vì một lý do nào đó lại mất đi cái hay vốn có: Nguyễn Thị Mai Lang (thay vì Lan), Phạm Hùng Vỉ (thay vì Vĩ)…
Đặc biệt, những cái tên rất dài khi in danh sách vào điểm thì phải xuống dòng. Hoặc làm danh sách đưa các em tự ghi tên để làm việc gì đó thì những cái tên rất dài bao giờ cũng ghi hai dòng trong ô.
Đối với các bậc phụ huynh, việc lựa chọn tên cho con cái bao giờ cũng mang ý nghĩa riêng, đặc biệt là mong muốn về tương lai tốt đẹp của con mình. Tuy nhiên, chúng ta cần chọn tên có độ dài phù hợp. Ngoài những lý do đảm bảo ghi trên các văn bản hay giấy tờ, thì thông thường bạn bè hay ai đó gọi cũng chỉ gọi tên hay kèm chữ lót mà thôi.
Chưa kể có khi cha mẹ không mấy chú trọng đến việc đặt tên con nên nghĩ sao đặt vậy. Đến khi con đi học hay làm việc sẽ rất khổ tâm với những cái tên như: Nguyễn Thị Đẹt, Lê Văn Ròm, Đỗ Văn Út Mót, Mai Thị Dâng Hiến, Hồ Hận Tình…
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặt Tên Đường: Không Chỉ Là Chuyện Cái Tên trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!