Xu Hướng 6/2023 # Điều 40 Tên Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Nước Ngoài Và Tên Viết Tắt Của Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 # Top 11 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Điều 40 Tên Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Nước Ngoài Và Tên Viết Tắt Của Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Điều 40 Tên Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Nước Ngoài Và Tên Viết Tắt Của Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Điều 40. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. 2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. 3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. 

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Căn cứ pháp lý:

1. Luật Doanh nghiệp 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015; 2. Luật đầu tư 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015; 3. Nghị định số: 78-CP; về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015;

4. Nghị định 108/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp; 5. Thông tư số: 02/2018/TT-BKHĐT;Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; 6. Quyết định 27/2018-ttg về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam; thay thế Quyết định số 10 và Quyết Định 337;

Luật Doanh Nghiệp 2014 Và Quy Định Đặt Tên Doanh Nghiệp

Tên Doanh nghiệp

Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố như sau: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoa hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chới chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Tại Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:

Đặt tên trùng hoặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tại Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tên doanh nghiệp bẳng tiếng nước ngoài như sau:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ ” Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.

Chủ thể quyền sở, hữu công nghiệp có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên gọi cho phù hợp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh các tài liệu cần thiết theo quy định.

Phòng Đăng ký kinh doanh, ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp khi nhận được thông báo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp về việc quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm. Kèm theo thông báo của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có:

Bản sao hợp lệ văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày ra Thông báo. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giải trình theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định

Theo Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ quy định về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Cách Đặt Tên Công Ty/Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp

Đặt tên công ty (doanh nghiệp) là một trong những bước quan trọng trong quy trình thành lập công ty. Người thành lập công ty cần phải suy nghĩ thận trọng, thấu đáo để lựa chọn cho công ty mình một cái tên phù hợp nhất để hạn chế việc đổi tên sau khi công ty chỉ vừa mới thành lập, bởi thủ tục đổi tên công ty cũng không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, tên công ty cũng phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định về tên doanh nghiệp thì Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Bạn thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, và tên riêng là ABC thì tên Công ty có thể được đặt là:

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) ABC Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Thương Mại ABC Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Tư vấn ABC

Bên cạnh đó, Điều 40 Luật doanh nghiệp quy định về Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp như sau:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

→ Chú ý: Bạn không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh. Điều 42 Luật doanh nghiệp giải thích thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Điều Kiện Về Đối Tượng Kinh Doanh Và Đặt Tên Doanh Nghiệp Khi Làm Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp

Bạn chưa nắm rõ các quyền lợi nhận được, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện và các điều cấm trong việc thành lập công ty ? Bạn đang tìm một bên tư vấn một cách nhanh nhất và chính xác nhất và những điều khoản mới nhất của luật doanh nghiệp hiện nay? Hay đơn giản bạn muốn tìm bên cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp giúp bạn làm những điều đó? Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn đấy. Trong bài viết này Luật Thái An sẽ làm rõ các điều kiện về đối tượng kinh doanh và đặt tên cho doanh nghiệp trong việc hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện về đối tượng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Đối với chủ các doanh nghiệp là công dân Việt Nam hoặc chủ là người nước ngoài định cư sinh sống tại Việt Nam, điều kiện về đối tượng kinh doanh là:

– Các doanh nghiệp .

– Các tổ chức , cơ quan hay cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .

Đối với chủ doanh nghiệp là thương nhân người nước ngoài có quốc tịch thuộc các nước thành viên WTO, được phép thành lập doanh nghiệp sau:

– Thành lập doanh nghiệp, công ty liên doanh tại Việt Nam.

– Công ty có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.

– Doanh nghiệp, công ty thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam.

Điều kiện về tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

Tên của các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

– Loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên , công ty cổ phần, công ty hợp doanh , công ty tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (áp dụng điều 38 trong luật doanh nghiệp).

– Tên riêng của doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên tất cả các loại giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành nội bộ cũng như phát hành ra bên ngoài.

Cần lưu ý một số điều cấm trong việc đặt tên cho một doanh nghiệp:

– Không được đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Không được sử dụng những từ ngữ vi phạm văn hóa, truyền thống , thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

– Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty. Tuy nhiên nếu có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó thì vẫn có thể sử dụng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều 40 Tên Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Nước Ngoài Và Tên Viết Tắt Của Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!