Xu Hướng 3/2023 # Lý Nam Đế Đặt Tên Nước Là Vạn Xuân – Hoàng Thành Thăng Long # Top 7 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lý Nam Đế Đặt Tên Nước Là Vạn Xuân – Hoàng Thành Thăng Long # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Lý Nam Đế Đặt Tên Nước Là Vạn Xuân – Hoàng Thành Thăng Long được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lý Nam Đế là người lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Lương thành công, lên ngôi hoàng đế, lập nên nước Vạn Xuân

Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, sinh năm 503, mất năm 548. Ông là người làng Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo một số sử gia, địa danh này nằm giữa Thạch Thất và thị xã Sơn Tây (Hà Nội) ngày nay.

Lý Bí đã từng làm quan cho bộ máy đô hộ nhà Lương. Tuy nhiên, hàng ngày tiếp xúc với chính sách cai trị tàn bạo của bộ máy đô hộ nhà Lương đối với người dân, khiến khắp nơi oán thán, vốn là người yêu cái ngay, ghét điều gian, Lý Bí không chịu khom lưng, quỳ gối, làm ngơ trước sự tàn ác ấy của giặc để hưởng vinh hoa, phú quý riêng mình, ông bèn bỏ quan về quê chiêu binh mãi mã hòng chống lại chính quyền đô hộ.

Lý Nam Đế trên trang bìa tuyển tập “Những vị vua hiền” do NXB Kim Đồng ấn hành

Tên tuổi Lý Bí chẳng mấy chốc vang dội khắp non sông, anh hùng hào kiệt theo về ngày càng đông, trong số đó có cả cha con Triệu Quang Phục (người sau này trở thành Triệu Việt Vương). Thanh thế của nghĩa quân Lý Bí vì vậy mỗi ngày một lớn mạnh.

Năm 541, Lý Bí chính thức phát lệnh đánh đuổi quân Lương. Quan phương Bắc đô hộ nước ta bấy giờ là Tiêu Tư đánh trận nào thua trận đó, liệu sức đánh không nổi, bèn bỏ chạy về Quảng Châu. Từ đó, Lý Bí làm chủ toàn bộ vùng đất phía Bắc nước ta, dọn vào thành Long Biên ở.

Vẫn còn làm chủ vùng đất phía Nam nước ta, vua nhà Lương bèn liệu kế xua thêm quân tiếp ứng, hai mặt đánh vào vùng đất mà Lý Bí đang làm chủ. Tuy nhiên, liệu việc như thần, Lý Bí đã đoán định được chủ ý của nhà Lương, bèn chủ động giải phóng vùng đất phía Nam trước khi nhà Lương kịp đem quân tiến đánh. Lực lượng nhà Lương ở phía Nam nước ta nhanh chóng bị Lý Bí dẹp tan. Lý Bí làm chủ toàn bộ vùng đất của người Việt từ đó.

Chưa nguôi ngoai với việc để vuột mất mảnh đất của người Việt, vua Lương bèn sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang đánh Lý Bí. Hai tướng giặc này liệ sức không đánh lại với Lý Bí, nên chùng chình chưa dám đánh. Sau, vì bị thúc ép quá, nên Quýnh, Hùng đành phải tiến quân. Quả nhiên, chưa kịp tiến vào đất Việt, quân của nhà Lương đã bị Lý Bí đánh phủ đầu ngay trên đất Hợp Phố (nay thuộc Quảng Châu – Trung Quốc). Quân nhà Lương bại trận thê thảm, bị giết quá nửa, hoảng sợ rút chạy tán loạn. Lý Bí làm chủ thêm cả phần đất Hợp Phố.

Sau khi bình định tiếp vùng đất phía Nam, đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Nước ta có tên là Vạn Xuân từ ngày ấy.

Sau này, nhà Lương tiếp tục cho quân sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế bị thua, phải giao toàn quyền cho Triệu Quang Phục điều hành việc đánh giặc cứu nước, rút chạy và ốm chết ở nơi trú tránh quân Lương.

Tuy chỉ ở ngôi được 5 năm, nhưng Lý Nam Đế đã để lại trên dòng sử Việt Nam một trang chói lọi. Cảm ơn đức lớn của ông, nhân dân đặt đền thờ ông ở nhiều nơi, hậu thế lại dùng tên ông để đặt cho nhiều đường phố ở các đô thị lớn. Ở Hà Nội, tên ông được dùng để đặt cho con phố nối giữa đường Phan Đình Phùng và đường Trần Phú.

Nguyễn Tào

Xuất Xứ Của Tên Gọi Thăng Long Và Hà Nội

Những tên gọi khác

Theo các nhà nghiên cứu, trong lịch sử của dân tộc thì vùng đất Thăng Long-Hà Nội mang nhiều tên gọi khác nhau. Nó được chia thành hai loại: Chính quy và không chính quy.

Tên chính quy là những tên được chép trong sử sách, do các triều đại phong kiến, nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra. Các tên khác Thăng Long và Hà Nội của loại này, bao gồm: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành…

Tên không chính quy là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ… dùng để chỉ thành Thăng Long-Hà Nội. Đó là: Trường An (Tràng An), Long Biên, Long Thành, Hà Thành, Hoàng Diệu…

Xuất xứ của tên gọi Thăng Long và Hà Nội

Trước hết, Thăng Long là tên gọi gắn liền với truyền thuyết về việc dời đô của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) năm 1010. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở bến ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long. Đổi chân Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên, sông Bắc Giang làm sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho hai vạn quan thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức 8 sở, đều dựng bia ghi công”.

Tượng đài Lý Thái Tổ – vị vua khai sáng triều Lý với quyết định lịch sử dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La với tên gọi mới: Kinh đô Thăng Long. Ảnh: VĨNH THĂNG

Có thể thấy, Thăng Long có nghĩa “rồng bay lên” là một cái tên đẹp, hàm chứa đầy niềm tin tưởng và lòng tự hào về vùng đất vua chọn để đóng đô. Sách Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long cũng luận giải và khẳng định: “Tên gọi Thăng Long chứa đựng một ý nghĩa lớn. Trước hết, tên gọi rồng bay (Thăng Long) gợi tả được khí thế mạnh mẽ vươn lên của kinh thành. Nhưng tên gọi rồng bay còn thể hiện một khát vọng hòa bình, đời sống hạnh phúc, tự do của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ… Hơn thế nữa, biểu tượng rồng bay còn chứa đựng ý niệm thiêng liêng trở về cội nguồn Rồng-Tiên và mơ ước về nguồn nước, mưa thuận gió hòa của cư dân văn minh nông nghiệp trồng lúa nước” (tập 1, tr.1222).

Rất lưu ý, Thăng Long ngoài nghĩa “rồng bay lên” như giải thích ở trên, trong lịch sử tên gọi đó còn được đổi sang một nghĩa khác, đó là “thịnh vượng lên”. Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội cho biết: “Năm 1802, Gia Long (Nguyễn Ánh) quyết định đóng đô tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ “long” là rồng thành chữ “long” là thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “long” là “rồng” (tr.81).

Còn tên gọi Hà Nội thì sao? Theo cách hiểu khá phổ biến thì Hà Nội nghĩa là “thành phố bên trong sông”. Tên gọi này được chính thức định danh từ năm 1831, thời vua Minh Mạng. Năm đó, Minh Mạng cải tổ lại bộ máy hành chính, bỏ các trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín, lấy khu vực kinh thành xưa kia làm tỉnh lỵ và lấy thành mới xây làm tỉnh thành của Hà Nội. Trấn thành Thăng Long bị hạ xuống làm tỉnh thành Hà Nội và cái tên Hà Nội cũng bắt đầu từ đó.

Năm 1835, Minh Mạng ra lệnh hạ thấp thành Hà Nội vì nó quá cao so với hoàng thành ở Huế. Do đó, tường thành bị xén bớt 1 thước 8 tấc (0,72m), nghĩa là chỉ còn cao hơn 3m. Năm 1848, Tự Đức cho phá dỡ những cung điện còn lại trong thành Hà Nội, những đồ chạm trổ mỹ thuật bằng gỗ, bằng đá để đưa vào Huế.

Sau cuộc Tổng khởi nghĩa giành độc lập tháng 8-1945, bộ mặt và vị thế của Hà Nội đã thay đổi. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hà Nội được chọn là Thủ đô của nước Việt Nam mới.

TRẦN PHI LONG

 

Nên Đổi Lại Tên Nước Thành “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”!

TBKTSG) – Sau cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời kể từ ngày 2-9-1945. Đến ngày 2-7-1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước ta thành “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” như hiện nay. Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, điều 1 (chương I) vẫn giữ nguyên tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tôi đề nghị đổi lại tên nước thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, vì các lý do sau:

“Xã hội chủ nghĩa” là tính từ chỉ đặc trưng, tính chất của một xã hội tốt đẹp mà các nhà cách mạng như K. Marx, F. Engels, V. I. Lenin… đã xây dựng thành một học thuyết và mong muốn phấn đấu vươn tới, với hy vọng biến lý tưởng đó trở thành hiện thực trên toàn thế giới. Chúng ta thường nói nước ta đã và đang phấn đấu đi lên theo con đường (hoặc “định hướng”) xã hội chủ nghĩa. Còn xã hội lý tưởng ấy thực tế như thế nào thì chưa ai có thể xác định được một cách rõ ràng, cụ thể, bởi các văn kiện chính thức xác định nước ta hiện vẫn còn đang ở trong “thời kỳ quá độ” đi lên chủ nghĩa xã hội! Không sử dụng cụm từ “xã hội chủ nghĩa”, điều đó không có nghĩa từ bỏ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, không làm thay đổi định hướng phát triển của nước ta; đây chỉ là việc không lấy mục tiêu làm cụm từ miêu tả tên nước.

Cụm từ “xã hội chủ nghĩa”, kể từ sau năm 1991 đến nay, trên thế giới hầu như chỉ còn duy nhất nước “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngay cả các nước như Trung Quốc, tên nước dùng từ năm 1949 đến nay của họ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Cuba – từ năm 1902 đến nay – vẫn là Cộng hòa Cuba; Lào là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Triều Tiên là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; mặc dù các nước trên, giống như Việt Nam, cũng “định hướng” đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó, theo tôi, hai từ “cộng hòa” và “dân chủ” nên dùng để bổ nghĩa cho tên nước Việt Nam là hợp lý nhất. Nếu sử dụng theo cách viết (nói) thuần Việt, thì là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”; còn theo cách Hán-Việt, sẽ là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, như tên nước mà chúng ta đã dùng kể từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1976. Ngoài ra, tôi đề nghị trong điều 1 nên giữ lại từ “các” (trong cụm từ “các hải đảo” (như Hiến pháp 1992 đã viết). Từ đó, nguyên văn điều 1 (dự thảo) nên sửa lại thành: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Flora Là Gì? Tiêu Chuẩn Căn Hộ Flora Condominium Nam Long

Ý nghĩa tên Flora là gì?

Dòng căn hộ Flora Condominium có đặc điểm gì?

2 Yếu tố về Flora và Condominium hòa quyện lại, thành tên của một dòng căn hộ chung cư cao cấp, gắn với 4 yếu tố chất lượng nhà ở khắt khe của Nhật Bản, và đó là dòng căn hộ nổi tiếng của Chủ đầu tư Nam Long. Flora Condominium gắn với 4 tiêu chuẩn: 1. Đơn giản và tiết kiệm 2. Hiệu quả từng cm không gian 3. Ưu tiên cho sức khỏe 4. An ninh tối ưu Flora Condominium từng nhận được giải thưởng “Căn hộ Biệt Lập Tốt Nhất – The Best Condominium Châu Á, Thái Bình Dương 2017”

CHỦ ĐẦU TƯ NAM LONG: CĂN HỘ FLORA – BIỆT THỰ VALORA

Việt Nam được xem là thị trường bất động sản mới phát triển, có nhiều tiềm năng và sự tương đồng với Nhật Bản ở nhiều thập niên trước. Cho nên những năm gần đây, các nhà đầu tư bất động sản Nhật Bản tiến hành đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam, chủ yếu nhắm đến các sản phẩm hướng đến nhu cầu thực tế của người dân hoặc được quy hoạch bài bản. Được biết, vào ngày 13/05/2018, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ động thổ của dự án “Trung tâm thương mại AEONMALL”- dự án trị giá 190 triệu của nhà đầu tư Nhật Bản tại Hải Phòng. Đây chính là dự án siêu thị thứ 6 của đại gia Nhật Bản tại Việt Nam, đưa tổng số vốn đầu tư lên đến khoảng 1 tỷ USD, dự đoán đây sẽ là một bất động sản thương mại giá trị vào năm 2020.

CHẤT NHẬT VỚI DÒNG CĂN HỘ FLORA – BIỆT THỰ VALORA CỦA NAM LONG

Ngày 20/04/2018, tập đoàn Nam Long và hai nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản: Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác phát triển dự án Akari City với tổng vốn đầu tư khoảng 7676 tỷ đồng. Dự án gồm hơn 4600 căn hộ và được kết nối với Đại lộ Võ Văn Kiệt- tuyến đường xương sống nối liền từ Đông sang Tây của thành phố Hồ Chí Minh, dự án này hứa hẹn là một trong những dự án trọng điểm của Nam Long trong vài năm tới.

Điều này cho thấy, Nhật Bản không chỉ quan tâm mà còn tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam trong nhiều phân khúc. Không chỉ với các lĩnh vực khác, mà với thị trường bất động sản Việt Nam, các nhà đầu tư bất động sản cũng đổ vốn đáng kể. Đặc biệt, vào năm 2017, với 9,1 tỷ USD FDI, Nhật Bản trở thành quốc gia dẫn đầu số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Thực tế, Nhật Bản đã mạnh tay đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam thông qua việc hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước. Nam Long là bạn hợp tác lâu năm và ăn ý của các nhà đầu tư đến từ Đất nước Mặt trời mọc. Ví dụ như, năm 2015, dự án Flora Anh Đào lần đầu tiên ra mắt với sự hợp tác giữa Nam Long và các đối tác Nhật Bản, tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 500 tỷ đồng. Đây là dòng sản phẩm mới của Nam Long khi đó, tập trung vào đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá, mong muốn chất lượng cuộc sống cao.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Chủ đầu tư NAM LONG năm 2018 ngoài dự án căn hộ Akari City đường Võ Văn Kiệt quận Bình Tân, thì cũng đang phát triển dự án Flora Mizuki Park tại Bình Chánh, và sắp tới sẽ Bung 2 tòa “tháp đôi” căn hộ Flora IRIS và căn hộ Flora KESHI thuộc dự án CAN HO FLORA NOVIA đường PHẠM VĂN ĐỒNG quận Thủ Đức.

Các căn hộ của dự án Flora có mức giá trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng, chú trọng hướng đến nhu cầu thực tế của người dân, nên các tiện ích như câu lạc bộ cộng đồng, hồ bơi, sân chơi dành cho trẻ em, khu tập thể dục thể thao, quán cà phê,… được thiết kế khép kín từng khu, mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng của Flora. Tính đến nay, đã có hơn 3000 căn hộ vừa túi tiền được bán ra, tỷ lệ khách hàng mua để ở lên đến 90%. Bên cạnh dòng căn hộ Flora, Nam Long và các đối tác Nhật Bản cũng nhắm tới đối tượng khách hàng muốn sở hữu nhà đất với mức giá phải chăng. Dòng sản phẩm biệt thự, nhà phố mang thương hiệu Valora, được ra mắt với mức giá trung bình khoảng 3 tỷ cho nhà phố 90m2 hoặc 8 tỷ cho biệt thự đơn lập gần 170m2.

TIN TỨC: Việc phát triển dự án Akari City là can ho binh tan và dự án Flora Mizuki Park là tiền đề để NAM LONG mở rộng chiến lược đánh vào bất động sản LONG AN với dụ án WATERPOINT sắp tới

Lãnh đạo Hankyu Hanshin Properties, ông Kazumasa Ohchi khi chia sẻ về việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, có nói rằng, mong muốn lớn nhất là tìm được đối tác có chính sách kinh doanh cung cấp nhà ở chất lượng cao với mức giá phải chăng, góp phần vào sự phát triển của khu vực và phù hợp với quan điểm của hai bên đối tác. Ông cũng hi vọng mối quan hệ hợp tác Việt- Nhật có thể tạo ra giá trị gia tăng cho lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam. Đồng thời, ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung đang tăng trưởng mạnh, nhờ nhiều chính sách mới. Dự đoán trong 3- 5 năm tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, trong đó các nhà đầu tư đến từ khu vực Châu Á, mà đặc biệt là Nhật Bản vẫn chiếm đa số. Ngoài ra, ông Vũ Tiến Lộc còn nói thêm, chính sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tạo động lực đế thị trường bất động sản Việt Nam phát triển và bùng nổ hơn trong thời gian tới. Chia sẻ bơi BẤT ĐỘNG SẢN TECCORP

Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Nam Đế Đặt Tên Nước Là Vạn Xuân – Hoàng Thành Thăng Long trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!