Xu Hướng 3/2023 # Một Kiệt Tác Văn Học Của Thế Giới # Top 9 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Một Kiệt Tác Văn Học Của Thế Giới # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Một Kiệt Tác Văn Học Của Thế Giới được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ông già và biển cả – Một kiệt tác văn học của thế giới

Đôi điều về tác giả Ernest Hemingway

Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21/7/1899, mất ngày 2/7/1961, ông được coi là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Không chỉ là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn mà ông còn là một nhà báo và một phóng viên chiến trường xuất sắc. 

Tác giả Ernest Hemingway (21/7/1899 – 2/7/1961)

Trong cuộc đời của mình, Hemingway đã viết tất cả 10 tiểu thuyết, 10 tuyển tập và ghi chép 17 câu chuyện có thật của chính ông. Và trong đó “Ông già và biển cả” có lẽ là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp cầm bút của Hemingway khi đã đem về cho ông 2 giải thưởng danh giá.

Tác phẩm Ông già và biển cả

Tổng quan về tác phẩm

Sau 10 năm sống và làm việc tại Cuba, vào năm 1952 tác giả Hemingway đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Nhờ tác phẩm này, Hemingway đã được trao giải Giải Pulitzer (một giải thưởng văn học cao quý của Mỹ) vào năm 1953 và Giải Nobel Văn học cho những cống hiến trọn đời của ông vào năm 1954.

Tác phẩm này đã được in trên Tạp chí đời sống trước khi được in thành sách và là tác phẩm tiêu biểu cho cách viết văn “tảng băng trôi” của Hemingway.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Tóm tắt nội dung tác phẩm Ông già và biển cả

Ngoại ô thành phố La Habana xinh đẹp, có một ông lão đánh cá tên là Santiago sống cô độc một mình trong một túp lều bên bờ biển. Đã 84 ngày đi đi về về trên biển mà lão chưa đánh được con cá nào. Lần này lão quyết định ra khơi tới vùng Giếng Lớn, nơi có rất nhiều cá. Ra khơi một mình, lão buông câu từ sáng sớm để bắt cá. 

Và lần này vận may đã mỉm cười với lão, phao câu động đậy vào trưa non. Con cá mắc câu này khỏe lắm, nó kéo cả thuyền chạy, lão Santiago phải gập người cong lưng kéo dây câu lại. Lần này lão câu được con cá Kiếm lớn lắm, dài hơn độ 7 tấc so với thuyền của lão. Lão giữ dây câu từ trưa tới chiều, từ đêm sang ngày, từ ngày sang đêm. 

Bàn tay lão bị dây cứa ứa máu, bụng lão sôi lên vì đói khi không có mẩu bánh mì nào vào bụng, tay chân lão tê dại nhưng lão quyết không buông dây. “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. 

Cuối cùng con cá Kiếm tuyệt đẹp cũng đuối sức khi sang tới ngày thứ 3, lão dùng lao đâm chết con cá rồi trở về. Khó khăn chưa dừng lại ở đây khi con cá Kiếm mà lão buộc ở đuôi tàu dụ đàn cá mập tới, chúng thi nhau đớp rỉa con cá. 

Lão dùng mái chèo đập vào đàn cá dữ cả đêm nhưng vô vọng. Khi thuyền về tới bến, con cá Kiếm chỉ còn lại xương. Lão mệt quá nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, trong mơ lão nhìn thấy “đàn sư tử”. Hôm sau, thằng bé Manolin sang lều rồi gọi những người bạn chài sang chăm sóc cho lão Santiago.

Ý nghĩa ẩn sau tiểu thuyết Ông già và biển cả

Con cá Kiếm phóng vút lên khỏi mặt nước khi Ông Lão đâm lao

Ý nghĩa nhan đề “Ông già và biển cả”

Nhan đề mà tác giả Hemingway đặt ra là một sự ẩn dụ và một sự đối kháng quyết liệt. “Ông già” là biểu tượng của sự cô độc, già yếu, là con người nhỏ bé còn “biển cả” là biểu tượng của sự hùng vĩ, rộng lớn vô bờ của thiên nhiên. 

“Ông già và biển cả” ý muốn đặt con người bé nhỏ ngang hàng với thiên nhiên hung dữ. Khẳng định tư thế chủ động của con người trước cuộc đời đầy chông gai, đề cao sức mạnh, sự kiên trì, khát vọng chinh phục của con người.

Ý nghĩa hình tượng con cá Kiếm trong “Ông già và biển cả”

Trong tác phẩm của mình, Hemingway miêu tả con cá Kiếm rất lớn và đẹp. Nó dũng mãnh, kiêu hùng giữa đại dương, hiên ngang đối mặt với nguy hiểm. Con cá Kiếm có sức mạnh phi thường, vượt trội với Lão Santiago khiến lão khó khuất phục. 

Hình ảnh con cá Kiếm chính là biểu tượng cho ước mơ của con người. Những chông gai, thử thách trong cuộc đời cũng giống như đại dương, lúc hiền hòa, lúc hung dữ, lúc bị ảnh hưởng bởi các thế lực bên ngoài (đàn cá mập). Con người phải nỗ lực vượt qua các thử thách để đạt được ước mơ của mình. 

Ông già và biển cả – những tầng nghĩa đáng suy ngẫm

Ý nghĩa hình tượng Lão chài Santiago trong “Ông già và biển cả”

Ông lão có một khát vọng vô cùng cao đẹp là trong cuộc đời luôn muốn 1 lần săn được con cá to đẹp nhất. Ông luôn có một nghị lực phi thường với ý chí không chịu khuất phục trước đại dương. 

Tác giả Hemingway đã xây dựng hình ảnh lão chài Santiago như một biểu tượng đẹp đẽ về con người: luôn có khát vọng chinh phục mãnh liệt, không bao giờ từ bỏ, không ngừng chiến đấu để đạt được ước mơ. 

Lão chài Santiago và đàn cá mập

Ý nghĩa hình tượng “đàn sư tử” trong “Ông già và biển cả”

Ông lão Santiago đã 3 lần mơ về đàn sư tử trong giấc mơ của mình. Một lần trước lúc ra khơi, một lần khi ở trên thuyền và lần cuối khi lão đã trở về túp lều. Hình ảnh đàn sư tử là biểu tượng của sức mạnh tuổi trẻ, là đan xen giữa quá khứ với thực tại già nua, là khát vọng và nguồn sức mạnh giúp lão vượt qua mỗi lần cảm thấy khó khăn nhất. 

Tác giả Hemingway đã thực sự mang đến cho người đọc một câu chuyện vô cùng xuất sắc với lối kể chuyện độc đáo, là sự kết hợp tuyệt vời giữa độc thoại nội tâm, đối thoại và nghệ thuật miêu tả cảnh vật.

Cộng với ẩn ý sau mỗi hình tượng mà mình khắc họa, Hemingway khiến tác phẩm “Ông già và biển cả” thực sự như một “tảng băng trôi”. Người đọc sẽ luôn nhớ mãi về hình ảnh ông lão đánh cá Santiago luôn một mình đơn độc, nhưng dũng cảm và có ý chí mãnh liệt săn đuổi con cá lớn nhất cuộc đời của mình. 

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Lời kết

Ý Nghĩa Nhan Đề Các Tác Phẩm Văn Học Nổi Tiếng

Đời sống văn học luôn phong phú không chỉ ở nội dung cốt lõi của nó mà còn ở ý nghĩa nhan đề. Các tác giả luôn cân nhắc để cho ra một tác phẩm mang đậm dấu ấn ngay từ chính cái tên tác phẩm. Trong bài viết lời giải hay chúng ta cùng xem tổng hợp về ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm văn học tiêu biểu chúng ta được học trong chương trình văn học.

Tổng hợp ý nghĩa nhan đề

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt

“Vợ nhặt” là một cái tên mang đậm sự tò mò đối với người đọc. Thường thì người ta “nhặt” những thứ là đồ bỏ đi, “nhặt” những thứ rơi, thứ vãi. Nhưng ở đây lại là nhặt “vợ” – một con người bằng da bằng thịt, có hình có khối, có tâm tư và tình cảm. Người vợ nhặt như hạt rơi hạt vãi ở giữa dòng đời vịn vào câu nói đùa của Tràng để về làm vợ. Một mặt là để chạy trốn cái đói, cái chết đồng thời vừa là khao khát mong muốn có được một mái ấm gia đình.

“Vợ nhặt” vừa là cái tên đầy lý thú, hài hước vừa thể hiện nỗi xót xa cho tình cảnh và số phận của những con người trong nghèo đói. Tác phẩm được viết về nạn đói năm 1945 nên đặt tên nhan đề tác phẩm là  “Vợ nhặt” cũng rất hợp tình, hợp lý. Người ta cưới vợ, hỏi vợ và gả chồng thì Kim Lân lại mang một làn gió mới về cách nên duyên vợ chồng vừa hài hước vừa xót xa nhưng cũng là sự cảm thông cho số phận người nông dân trong nạn đói 1945.

Ý nghĩa nhan đề Đồng chí

Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, con người ta không thể có những thứ tình cảm bên lề. Vì vậy tình “đồng chí” là một thứ tình cảm thiêng liêng và sâu đậm nhất. Nó giúp người lính vượt qua mọi gian nan, thử thách, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các anh chiến đấu và tồn tại.

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ

Mượn lời câu tục ngữ “tức nước vỡ bờ” tác giả đã đặt tên cho đoạn trích của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn”. “Tức nước vỡ bờ” chia làm hai vế rất rõ ràng. “Tức nước” là hình ảnh nước quá nhiều, không chứa nổi nữa; “vỡ bờ” là kết quả của việc “tức nước”. Ý nghĩa của nó là con người ta khi bị dồn đến bước đường cùng thì hậu quả của nó sẽ xảy ra rất nghiêm trọng.

Đặt vào hoàn cảnh nội dung của đoạn trích, chị Dậu là một người nông dân nghèo, hiền lành nhưng khi bị đẩy đến đỉnh điểm thì hành động của chị Dậu là kết quả tất yếu của sự nhẫn nhịn. Nhan đề thể hiện một quy luật khách quan của nhân loại “có áp bức có đấu tranh”. Con người trước cách mạng tháng Tám 1945 rất hiền lành, chân phác nhưng khi bị dồn đến bước đường cùng thì họ sẽ vùng lên đấu tranh, kháng cự.

Ý nghĩa nhan đề thuế máu

“Thuế máu” là tên đoạn trích nằm trong tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc. Thuế là tiền mà nhà nước, chính quyền thu để duy trì ngân sách nhà nước. Thời đại nào từ xa xưa cho đến ngày nay thì đều phải có thuế. Có các loại thuế mà mọi người thường nghe là thuế đường, thuế đất,.. nhưng ở đây lại là “thuế máu” – một thứ thuế gây ám ảnh cho biết bao con người trong thời đại lúc bấy giờ.

Thực dân Pháp chúng rất tàn bạo và hung ác, thứ thuế chúng nó đặt ra là “thuế máu” – thứ thuế như rút cạn kiệt sức lực của con người. Nhan đề là tiếng lòng của nhân dân, là bản án tố cáo tội ác vô cùng hung bạo của thực dân Pháp. Từ đó kêu gọi người dân hãy thức tỉnh, vùng dậy đấu tranh vì một thế giới hòa bình.

Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê Nhất Thống Chí

“Hoàng Lê Nhất Thống Chí” được hiểu là tác phẩm viết về sự thống nhất của vương triều nhà Lê. Tuy nhiên,  toàn bộ tác phẩm lại kể về công lao và sự khen ngợi đối với vị vua anh hùng Quang Trung. Đây là tác phẩm viết bằng chữ hán, ngoài sự thống nhất của vương triều nhà Lê thì nó còn ghi chép lại giai đoạn lịch sử vô cùng biến động của xã hội phong kiến Việt Nam những năm 30 thế kỉ XVIII.

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

Sống chết mặc bay thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu – người được coi là cha mẹ của dân. Trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh cho thấy sự đối nghịch giữa một bên là cảnh dân khốn khổ chống đê vỡ với một bên là hình ảnh quan lại đương thời thờ ơ chơi bài mặc sự sống chết của dân.

Nhan đề thể hiện tội ác tày trời của quan phụ mẫu đương thời đồng thời còn là sự cảm thông chia sẻ của tác giả đối với sự lầm than của dân chúng. Nhan đề Sống chết mặc bay góp phần làm sáng tỏ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Ý nghĩa nhan đề Sang thu

“Sang thu” là nhan đề Hữu Thỉnh đặt thể hiện những tín hiệu chuyển mình rất tinh tế của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó tác giả bày tỏ những rung cảm của mình về tình yêu thiên nhiên, tạo hóa tươi đẹp.

“Sang thu” chứ không phải “thu sang” nhằm nhấn mạnh vào hành động, kết quả là mùa thu đã sang, thể hiện những đặc trưng của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa, làm cho người đọc có cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống. Từ đó không chỉ thấy cái đẹp của thiên nhiên mà còn là cảm nhận tinh tế của con người về cuộc sống.

Thuật Ngữ –

Giới Thiệu Các Chòm Sao Hoàng Đạo: Ý Nghĩa Và Thiên Văn Học

Các chòm sao Hoàng đạo dường như là những chòm sao quen thuộc nhất trong hiểu biết của hầu hết người mới tiếp xúc hay thậm chí là chưa bao giờ tiếp xúc với thiên văn học. Không chỉ có ý nghĩa trong thiên văn học, chúng được biết tới còn nhờ vị trí dễ quan sát, độ sáng của hầu hết các ngôi sao và cả những ý nghĩa thú vị khác.

Hoàng Đạo là đường chuyển động của Mặt Trời trên Thiên cầu (mặt cầu tưởng tưởng bao quanh Trái Đất, trên đó là hình chiếu của các thiên thể – các hành tinh, ngôi sao, thiên hà .v.v…) trong 1 năm. Chúng ta đã biết rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời mỗi vòng hết 365,4 ngày (gọi là 1 năm). Thiên cầu lại là một khái niệm gắn liền với Trái Đất và do đó khi Trái Đất chuyển động như thế, ta có thể tưởng tuởng ra một mặt cầu Thiên Cầu chuyển động cùng Trái Đất, với biên của Thiên cầu ở rất xa, cũng do việc hướng nhìn thay đổi, chúng ta sẽ thấy vị trí của Mặt Trời thường xuyên thay đổi so với các sao trên Thiên Cầu.

Mỗi thời gian khác nhau, Mặt Trời sẽ “lướt” qua một vị trí khác nhau trên Thiên Cầu. Trong 1 năm, đường đi đó tạo thành một vòng tròn khép kín và người ta từ thời xa xưa đã gọi vòng tròn đó là Hoàng Đạo, chia nó ra thành 12 phần, 12 cung ứng với 12 chòm sao.

Bạn có thể dễ dàng hình dung hiện tượng thay đổi vị trí của Mặt Trời trên Hoàng Đạo nhờ hình sau:

Tuy nhiên, trên thực tế các chòm sao có kích thước không bằng nhau như 12 cung mà rất khác nhau nên có những chòm sao mà thời gian Mặt Trời lướt qua (biểu kiến) hết một tháng hoặc hơn nhưng cũng có chòm sao thời gian đó chỉ là ít ngày. Mặt khác với cách định nghĩa hiện đại trong thiên văn học về các chòm sao thì tới nay Hoàng đạo có tất cả 13 chòm sao chứ không phải 12.

Giới thiệu sơ lược về 13 chòm sao Hoàng đạo

Đây cũng là chòm sao đơn giản nhất trong số các chòm sao Hoàng đạo. Các ngôi sao của nó cũng khá khó để quan sát được. Hầu hết thời gian trong năm, bạn nếu có quan sát được chòm sao này cũng đều vào thời gian rạng sáng các ngày. Chòm sao này chỉ có 2 ngôi sao sáng là alpha và beta. Các sao còn lại đều có độ sáng rất yếu. Đặc biệt, rất nhiều sao trong số các ngôi sao của chòm sao này là các cặp sao đôi.

Khác với Aries, các ngôi sao của Taurus đều khá sáng nên bạn có thể nhìn thấy và xác định chòm sao này khá dễ dàng, mặc dù vậy, nếu quan sát vào khoảng thời gian phủ hợp nhất trong năm, mùa hè và mùa thu, bạn sẽ phải quan sát nó vào sau nửa đêm.

Castor và Pollux cũng là 2 ngôi sao sáng nhất của chòm sao Gemini, tượng trưng cho đầu của 2 người anh hùng. Các buổi tối mùa xuân, nếu trời đẹp bạn sẽ quan sát được chòm sao này toả sáng trên bầu trời. Ngoài 2 ngôi sao sáng nhất đã nói tới, các sao khác của Gemini đều có độ sáng khá cao, ngoài 2 cánh tay hướng ra phía ngoài, bạn có thể dễ dàng nhận ra chòm sao này như một hình đa giác khá khép kín.

Chòm sao này chiếm diện tích khá nhỏ trên thiên cầu so với các chòm sao còn lại của Hoàng đạo. Các ngôi sao của nó tương đối sáng và bản thân chòm sao cũng tương đối đơn giản nên bạn có thể dễ dàng xác định được nó trên bầu trời.

Đây có thể coi là một trong số những chòm sao sáng nhất và đẹp nhất của Hoàng đạo hay thậm chí là trong số tất cả 88 chòm sao của thiên văn hiện đại. Chòm sao này chiếm một diện tích khá lớn trên thiên cầu với những ngôi sao rất sáng, đặc biệt là sao Regulus – một trong số các ngôi sao sáng nhất bầu trời. Ngôi sao này được đặt tên bởi nhà thiên văn Copernicus, với ý nghĩa là trái tim của con sư tử. Các buổi tối từ tháng 4 đến tháng 6, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chòm sao này hiện diện trên bầu trời gần như cả buổi tối (từ 7h đến 10h tối)

Chòm sao Virgo chiếm một diện tích rất lớn trên thiên cầu (trong số 88 chòm sao, nó chỉ thua có Hydra về độ lớn). Nếu chưa quen, bạn sẽ khó xác định được nó do nó có khá nhiều sao sắp xếp khá rắc rối. Tuy nhiên nếu xác định được đường Hoàng Đạo thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó là một vùng trời gồm nhiều ngôi sao sáng nằm ngay phía sau cái đuôi của con sư tử Leo.

Nằm ngay phía sau Virgo, chòm sao này chiếm một diện tích khá khiêm tốn với những ngôi sao tương đối sáng. Các buổi tối mùa hè, bạn đều có thể nhận ra chòm sao này một cách khá dễ dàng mặc dù nó chỉ có một vài ngôi sao là khá sáng, nếu chưa nhận ra ngay, bạn có thể xác định qua vị trí của nó nằm trên Hoàng đạo, giữa 2 chòm sao rất lớn và rất sáng là Virgo và Scorpius

Ý Nghĩa Tên Của Các Quốc Gia Trên Thế Giới

Ý nghĩa tên của các quốc gia trên thế giới

Chúng ta đang sống trong thời đại mà du lịch toàn cầu ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tự do khám phá, tìm hiểu nhiều quốc gia với những nền văn hóa đặc sắc khác nhau. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa tên của các quốc gia và vùng miền bạn đi qua.

Việc tìm hiểu nguồn gốc tên của các quốc gia sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc, đồng thời thu hút và hấp dẫn khách du lịch tìm đến những địa điểm yêu thích hơn. Hãy cũng tìm hiểu tên của các quốc gia thông qua một tấm bản đồ thú vị “The literal translation of country names”

Châu Âu là châu lục lịch có lịch sử lâu dài. Và tên của các quốc gia trong châu lục này giúp phản ánh những vùng đất và những người khám phá ra chúng. Chẳng hạn, nước Pháp, tên tiếng anh là France xuất phát từ tên của một liên minh các bộ lạc người Đức, “Franks”. Cái tên Frank xuất phát từ tiếng Đức cổ là franka, có nghĩa là khốc liệt. Chính vì vậy mà người ta hay gọi Pháp là “vùng đất của người Frank” hay “vùng đất khốc liệt”. Hay tên gọi của xứ Wales là biến thể của một từ phổ biến được sử dụng hàng trăm năm trước bởi dân tộc Anglo Saxons có nghĩa là “người nước ngoài”.

Châu Phi được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh thế giới, nơi mà sự sống con người bắt nguồn từ đó. Tên của các quốc gia cũng tiết lộ một phần lịch sử của các nền văn hóa bản địa cũng như văn hóa thuộc địa khi họ bị chiếm đóng. Chẳng hạn, tên Malawi có nghĩa là “vùng đất lấp lánh ánh sáng của lửa” để phản ánh thói quen đốt cỏ chết để lấy đất canh tác của người dân nơi đây. Còn tên của đất nước Ghana có nghĩa là “vua”, hay “vương quyền” và bắt nguồn thủ lĩnh bộ lạc của đế chế Ghana cũ.

Châu Á chiếm một phần ba tổng diện tích đất liền trên thế giới và là lục địa đông nhất hành tinh. Sự đa dạng và phong phú về văn hóa và lịch sử nơi đây được thể hiện thông qua tên của mỗi quốc gia trong châu lục. Chẳng hạn, triều đại Koryo (Hàn Quốc trước đây) tồn tại từ năm 935 đến năm 1392 sau Công nguyên đã hình thành nên một truyền thống văn hóa riêng biệt. Cái tên Hàn Quốc có nghĩa là cao và đẹp. Còn tên gọi của đất nước Philippines được đặt theo tên của vua Philip II, Quốc vương Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 bởi đây từng là thuộc địa của xứ sở bò tót.

Cái tên “America” xuất phát từ nhà thám hiểm người Ý – Amerigo Vespucci, người đầu tiên nhận ra rằng lục địa này là một vùng đất riêng biệt chứ không phải là một phần bờ biển phía đông châu Á.

Mexico là một thuộc địa của Tây Ban Nha. Tên đất nước này trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Trong rốn của mặt trăng”.

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Châu Đại Dương có thể là lục địa nhỏ nhất, nhưng sự đa dạng trong phong cảnh từ rừng mưa nhiệt đới cho đến núi lửa hay đồng cỏ đã mê hoặc con người trong nhiều thế kỷ. Chính người Hy Lạp đã nghĩ ra cái tên Terra Australis Incognita, có nghĩa là “Vùng đất phương Nam vô danh”, khi họ đang mơ về những vùng đất vô danh ở bán cầu Nam.

Theo Wanderlust Tips

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Kiệt Tác Văn Học Của Thế Giới trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!