Xu Hướng 3/2023 # Nên Đặt Tên Thương Hiệu Theo Tây Hay Ta # Top 3 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nên Đặt Tên Thương Hiệu Theo Tây Hay Ta # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Nên Đặt Tên Thương Hiệu Theo Tây Hay Ta được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nên đặt tên thương hiệu theo Tây hay Ta. Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố tạo nên danh tiếng cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp bao gồm những yếu tố hữu hình lẫn vô hình.

Nhưng để “chỉ mặt, gọi tên” đến danh tiếng của một thương hiệu thì cái tên gọi đặc biệt quan trọng. Và việc đặt tên để gọi theo “trường phái tây hay ta” là quyết định của Doanh nghiệp.

Vài quan điểm khi nghe tên tây sẽ thấy “sang chảnh” hơn và nghĩ rằng chất lượng hàng hóa/dịch vụ cũng “xứng tầm” với cái tên, điều này làm gia tăng khả năng quan tâm, thu hút của khách hàng lựa chọn sản phẩm và khả năng xâm nhập thị trường quốc tế sẽ thuận lợi hơn bởi nếu đặt tên thuần ta (tiếng Việt) sẽ làm cho khách nước ngoài khó đọc, khó nhớ hơn.

Đặt tên thương hiệu theo “trường phái ta”: không ít doanh nghiệp lựa chọn đặt tên sản phẩm/dịch vụ theo ta (thuần Việt), bởi ngoài việc tự hào dân tộc còn có những ưu điểm và lợi thế riêng của nó.

Ưu điểm về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: nhiều sản phẩm được tin dùng và nổi tiếng vì nó gắn liền với nguồn gốc xuất xứ, gắn liền với địa danh – nơi sinh ra những sản phẩm đặc trưng và khác biệt như nước mắm Phú Quốc, cafe Buôn Mê Thuột, chè Thái Nguyên …

Ưu điểm về giá trị văn hóa và truyền thống: VN chúng ta có nhiều sản phẩm mang đậm nét “giá trị văn hóa và truyền thống”, những sản phẩm thuộc hàng độc nhất vô nhị trên thế giới nên việc đặt tên thương hiệu theo ta là một lợi thế lớn trong việc quảng bá bán hàng, ví dụ như món phở với thương hiệu Phở 24, các sản phẩm mang nét văn hóa như áo dài, nón lá …

Ưu điểm về lĩnh vực sản phẩm: trong một số lĩnh vực nhất định, hàng hóa của VN cũng khẳng định được giá trị riêng của mình khi nhắc đến như thủy hải sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ …

Một ưu điểm nhỏ là thị trường: nếu sản phẩm/dịch vụ mà đối tượng khách hàng nhắm đến là người Việt thì đặt tên theo ta cũng là một lợi thế không hề nhỏ bởi sự dễ đọc, dễ nhớ, có ý nghĩa nào đó hoặc dễ liên tưởng …

Dù là tây hay ta thì tên thương hiệu nên là một cái tên dễ nhớ, dễ đọc và có một ý nghĩa liên tưởng nào đó càng tốt. Đừng để tên thương hiệu quá rắc rối, khó phát âm, khó đọc khiến người tiêu dùng khó nhớ.

Tên thương hiệu nên thể hiện sự khác biệt: sự khác biệt sẽ giúp thương hiệu dễ gây ấn tượng, có vị thế riêng, không nên đặt tên thương hiệu tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với những sản phẩm cùng ngành hàng.

Tránh đặt tên thương hiệu có những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, ngữ nghĩa.

Có khả năng bảo hộ. Tức là tên có khả được bảo độc quyền. Khi tên thương hiệu đã được bảo hộ đồng nghĩa với việc chủ sở hữu tên đó được độc quyền sử dụng, yên tâm khi đầu tư phát triển sản phẩm/dịch vụ và ngăn chặn hành vi xâm phạm của người khác. Ngoài ra nó còn giúp tránh được việc “nuôi dưỡng” tên thương hiệu cho một người khác. Thậm chí có trường hợp đang kinh doanh với tên thương hiệu do mình nghĩ ra nhưng vào một ngày nọ bị thưa kiện vì bên khác cho rằng mình đang sử dụng tên thương hiệu trùng của họ đang độc quyền. Ngoài ra, khi đã độc quyền thương hiệu thì chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại đối với tên thương hiệu mình đang dùng vào tạo thêm một nguồn thu nhập đáng kể.

LS. Nhan Mai Luyến

13+ Cách Đặt Tên Xe Bánh Mì Làm Nên Thương Hiệu

Có cần thiết phải đặt tên thương hiệu xe bánh mì?

Bạn hoàn toàn có thể không đặt tên quán hoặc tên xe bánh mì. Nhưng phải xác định trước là đối tượng của bạn chỉ là “khách qua đường”. Và để tạo nên doanh thu khủng khi bán bánh mì thì bạn sẽ chỉ thụ động trong việc tìm kiếm vị trí lý tưởng, đông người qua lại để đẩy xe đến đó. Hoặc may mắn hơn, khách hàng đã quen với vị bánh mì ngon mà bạn làm và họ sẽ chăm chăm đến ngay vị trí bạn thường đẩy xe bán. Nhưng chiến dịch kinh doanh đường dài của bạn trên thực tế sẽ gần như là “0”. Bởi tên chính là cái để người khác nhớ đến bạn.  Việc đặt tên thương hiệu sẽ giúp bạn:

Tăng lòng tin khách hàng

Giúp khách hàng dễ nhớ

Khách hàng sẽ là phương tiện PR cho xe đẩy bánh mì nhờ vào sức hấp dẫn ở tên thương hiệu bạn đặt

Dễ dàng tạo viral và nền tảng phát triển chuỗi bánh mì.

Yếu tố tác động đến cách đặt tên xe bánh mì thương hiệu

Đối tượng khách hàng. Bạn nên chọn những cái tên gần gũi, thân quen với các khách hàng bình dân. Hoặc những tên thương hiệu ấn tượng, nổi bật và có tính thời thượng nếu tệp khách hàng bạn định hướng là sinh viên, khách hàng cao cấp.

Loại bánh mì: Loại bánh mì cũng là yếu tố tác động đến cách đặt tên xe bánh mì của bạn. Ví dụ những bánh mì được du nhập từ nước ngoài hoặc bánh mì được sáng tạo theo công thức mới…

Những cách đặt tên xe đẩy bánh mì hút khách

Đặt tên xe bánh mì theo tên cá nhân/biệt danh của bạn

Bạn có thể lấy tên cá nhân/ biệt danh của bạn làm thương hiệu: Bánh mì cô ba, bánh mì dì 7, Bánh mì chị Liễu… Điều này tạo sự gần gũi, thân thiện và cũng là cách đặt tên dễ nhớ.

Nhược điểm là cũng dễ bị trùng tên.

Tên xe bánh mì theo những con vật dễ thương

Tạo nên thương hiệu từ những cái tên dễ thương, đáng iu theo các con vật cũng là một nguồn cảm hứng vô tận. Một số gợi ý như: Mèo Tom, Mèo Ngố, Heo ủn, Heo mập, Heo Con, Cún cưng, Con kiến vàng…

Cách đặt tên xe bánh mì theo sự dễ thương, dễ nhớ

Bạn có thể kết hợp các từ láy, những chữ cái tuy không có nghĩa nhưng khi kết hợp với nhau lại có sự tượng hình và tượng âm tốt. Ví dụ như: KOI, Khói, KOKO, BOBO, Bin Bin, OLA…

Mỗi sản phẩm bánh mì sẽ có tính chất đặc trưng về vị, cách bài trí, kích thước, hình dáng, chế độ dịch vụ… khác nhau. Vì thế, bạn có thể dựa vào đó để sáng tạo một cái tên độc đáo cho riêng mình.

Gợi ý sinh động là bạn có thể đặt tên: “Bánh mì chay Tích Đức” hoặc “bánh mì Hot dog”…

Đặt tên thương hiệu bánh mì theo con số ý nghĩa

Hãy sử dụng các con số mang tính tượng hình hoặc liên tưởng, dễ nhớ để tạo ấn tượng cho khách hàng. Ví dụ như: Bánh mì 18 tuổi, bánh mì 365, bánh mì 247…

Nếu định hướng bạn nhắm đến các khách hàng hàng luôn chú trọng đến giá trị dinh dưỡng và sức khỏe. bạn có thể chọn ngay một vài cái tên tiêu biểu như: Bánh mì bà ngoại làm, Bánh mì mẹ làm, bánh mì chị tui làm…

Đặt tên theo trào lưu khách hàng

Sử dụng các trào lưu của khách hàng để đặt tên xe đẩy bánh mì cũng là điều rất thú bị. Đây cũng là giải pháp bạn định vị rõ nét khách hàng mục tiêu của bạn. Ví dụ bạn có thể đặt: Anh ơi ăn sáng nha, bánh mì FA, Cảnh ngộ, bánh mì những người bạn, bánh mì sinh viên, bánh mì độc thân, bánh mì ế, bánh mì đã có chủ…

Sẽ thật sự tuyệt vời khi nghe khách hàng bảo nhau: “ Mày ăn bánh mì đã có chủ không tao mua để chống ế?”. Điểm mấu chốt này chính là cách để xe bánh mì của bạn trở nên thu hút sự tò mò của thực khách. Từ đó lượng khách hàng ngày càng tăng lên đấy!

Đặt tên theo nhân vật trong truyện, tựa đề phim ảnh hoạt hình

Bạn có thể dựa theo một số nhân vật nổi tiếng trong truyện hay phim ảnh hoạt hình để đặt tên cho cửa hàng của mình. Cực kỳ thân quen và dễ thương với: bánh mì Pikachu, bánh mì Nobita, bánh mì Suka…Hoặc bánh mì Quỳnh Búp Bê, bánh mì Mắt Biếc…

Đặt tên theo Hot trend

Tận dụng những trào lưu hot trend trên mạng xã hội để đặt tên cũng rất thú bị. Ví dụ: bánh mì Thính , Gato , Xì Tin , Vỉa , bánh mì thiên đàng…

Đặt tên theo đặc điểm khung cảnh xung quanh

Tận dụng khung cảnh đặc trưng xung quanh để đặt tên như: bánh mì cây me , hay cây mít , cây ổi , góc ngã tư, bánh mì đèn xanh,…

Đặt tên theo tiếng nước ngoài

Một số cái tên có thể đặt như: bánh mì HELLO , MONKEY , WINGS… cũng tạo được chất riêng cho bạn.

Đặt tên theo chữ cái viết tắt

Bạn có thể đặt tên bằng chữ cái viết tắt của tên bạn hoặc người thân nào đó… cũng góp phần gây tò mò và dễ nhớ. Có thể là: bánh mì ABC, bánh mì XYZ…

Đặt tên cảm hứng từ các loài hoa

Sử dụng biểu tượng của các loài hoa để đặt tên thương hiệu cũng là cách thông dụng. Ví dụ: bánh mì hoa hướng dương, bánh mì cúc trắng…

Đặt tên theo địa danh vùng miền

Nếu quê bạn ở Phú Yên, bạn có thể đặt tên là: bánh mì Phú Yên, bánh mì xứ nẫu…

Ngoài những cách đặt tên trên, bạn cũng có thể sáng tạo dựa vào tên của các vì sao, đặt tên thương hiệu tựa đề văn chương, các vị thần. Hoặc đặt tên theo dạng tính từ…

Những Tên Thương Hiệu Hay Và Ý Nghĩa, Cách Đặt Tên Thương Hiệu

Có thể nói phương pháp truyền miệng là phương thức truyền thông đạt hiệu quả cao nhất để xây dựng một tên thương hiệu. Chưa kể đến thương hiệu đó có hay, ý nghĩa, dễ nghe, dễ đọc, dễ nhớ đối với người tiêu dùng hay chưa? Do đó để đặt tên thương hiệu hay trước tiên cần phải dễ đọc, tránh phát âm sai lệch và có nghĩa xuất phát mang tính tích cực.

Thế nào là một tên thương hiệu hay?

Tên thương hiệu hay, không chỉ gợi tả sự thú vị về phương diện phát âm, về mặt âm thanh, mà còn chứa đựng những ý nghĩa đẹp hoặc thể hiện một thông điệp chứa giá trị của thương hiệu.

Ví dụ như Google, là tên của công cụ tìm kiếm bắt nguồn từ một lỗi chính tả của từ “googol” có nghĩa là số 1 ​​đầu và theo sau là 100 số không, được chọn để biểu thị rằng công cụ tìm kiếm nhằm cung cấp số lượng lớn thông tin. (Theo

Tên thương hiệu ý nghĩa mang lại lợi ích gì?

Trong khi các thương hiệu lớn đang chạy đua với chiến dịch cải cách sản phẩm, tung ra các sản phẩm đa dạng về cả chất lượng và mục đích sử dụng. Thì c ác doanh nghiệp vừa và nhỏ lại luôn phải ở trong trạng thái cạnh tranh khốc liệt để chiếm được thiện chí của người tiêu dùng và tạo sự khác biệt so đối thủ cạnh tranh.

Một cái tên dễ nhớ, ấn tượng, giàu hình ảnh, trọn vẹn ý nghĩa được chuyển tải những thông điệp bổ ích, lột tả được giá trị sản phẩm cũng như giá trị của thương hiệu. Đó chính là cách thức nhanh nhất để sản phẩm trở nên nổi bật và được ưu tiên chọn lựa trước vô vàn sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, để tạo được hình ảnh tốt, thương hiệu tốt cho doanh nghiệp trên thị trường cũng như chất lượng thương hiệu được đánh giá cao với người tiêu dùng thật không dễ.

Một thương hiệu tốt trước hết cần một sản phẩm tốt, chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, cũng cần có giá trị về mặt ghi nhớ, tinh thần vì độ tuổi cũng như thị trường mục tiêu là khác nhau và có nhiều biến chuyển dao động theo thời gian. Một thương hiệu ý nghĩa, bao hàm nội tâm doanh nghiệp sẽ thể hiện cho người tiêu dùng thấy được:

Ngày nay, cũng như con người, mọi thương hiệu đều gắn liền với một cái tên. Người tiêu dùng thay vì gọi tên doanh nghiệp thường gọi ngay tên sản phẩm mà họ thường xuyên sử dụng. Nó không chỉ là yếu tố để phân biệt, mà còn mang giá trị sở hữu vô hình, tạo nên sự khác biệt.

7 BƯỚC ĐẶT NHỮNG TÊN THƯƠNG HIỆU HAY VÀ Ý NGHĨA

Bước 1: Xây dựng chiến lược thương hiệu cho cá nhân, tổ chức:

Không nên đặt tên theo ý tưởng bộc phát, mọi thứ đều dễ dàng có thay đổi khi bạn có thêm một ý tưởng bộc phát khác. Như vậy rất mất thời gian, tiền của và công sức.

Trước hết bạn cần nghiên cứu năng lực, sản phẩm, giá trị đặc trưng cũng như định hướng chiến lược kinh doanh của thương hiệu là gì?

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng:

Bạn cần tìm hiểu, đánh giá mọi phương diện thị trường trước khi bạn định khẳng định thương hiệu của bạn dựa vào một thương hiệu mới. Cùng tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm gì? làm như thế nào? để thấy được mặt lợi mặt còn hạn chế để đưa ra phương hướng phát triển tối ưu nhất. Xác định được hạn chế của đối thủ và lấp đầy lỗ hổng đó chính là cơ hội và cách phát triển dễ nhìn thấy nhất.

Bước 3: Xác định thông điệp, ý nghĩa thương hiệu muốn hướng tới:

Bất kể một sản phẩm được tung ra thị trường đều có lý do và ý nghĩa riêng. Khi đã xác định được những điều này, thương hiệu của bạn ắt hẳn đã ở giữa hành trình phá triển thương hiệu.

Không có ý tưởng nào là sai là chưa phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình. Vì vậy, càng phát triển theo nhiều hướng và có nhiều ý tưởng thì càng tốt. Ngay cả những phương án ban đầu tưởng chừng là điên rồ, là vô lý nhưng biết đâu sau khi lọc ý tưởng đó lại là những “idea” tuyệt vời đầy đột phá. Cân nhắc, xem xét từng khía cạnh phương diện, đứng ở mọi góc nhìn để kéo dài danh sách ý tưởng và cho ra lò những tên thương hiệu không chỉ đẹp, hay mà còn mang nội hàm ý nghĩa sâu sắc.

Bước 6: Xây dựng phương án phát triển truyền thông thương hiệu:

Bước 7: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả kế hoạch truyền thông:

Từ những hiệu quả thu được từ phương án truyền thông, bạn sẽ thấy được thương hiệu của bạn đã được người tiêu dùng chấp nhận hay chưa?. Phương án của bạn đã hay? Ý nghĩa hay chưa? Lợi ích, công dụng của nó đã được người dùng chấp nhận hay chưa? Để sau đó lập ra kế hoạch phát triển lâu dài hay phương hướng điều chỉnh nếu có.

THAM KHẢO NHỮNG TÊN THƯƠNG HIỆU HAY VÀ Ý NGHĨA

Tham khảo những tên thương hiệu hay và ý nghĩa nổi tiếng

Nike: Tên nữ thần chiến thắng Hy Lạp

Rolex: Tên gọi từ lời thì thầm của một vị thần

Gap: Khoảng cách thế hệ giữa người lớn và trẻ em

Amazon: Đặt tên theo dòng sông lớn nhất thế giới

Pepsi: Tên gọi theo thuật ngữ y học của chứng khó tiêu

Tham khảo một số tên thương hiệu hay mà Ceovic đã giúp khởi tạo:

Infa: xuất từ Intelligent Farm – Lựa chọn nông sản thông minh

Reca: Refesh/ Recavery và Care – Chăm sóc, phục hồi – phòng khám phục hồi chức năng Reca

Haneva: Have Nice Eva

Khải An: Sự vui mừng, an vui vì bệnh tật được chữ khỏi, được thắng lợi

Rolica: lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của hoa hồng Pháp – Rosa Gallica

Mời các bạn xem video: 9 Yêu cầu khi đặt tên thương hiệu từ Kênh Thương Hiệu Triệu Đô

5 Phương Án “Vàng” Giúp Đặt Tên Thương Hiệu Theo Phong Thủy

Trong văn hóa Phương Đông từ xưa tới nơi, phong thủy luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi ai đó muốn quyết định, làm những việc quan trọng. Và tất nhiên, chuyện kinh doanh, đặc biệt là đặt tên thương hiệu càng không ngoại lệ. Nếu bạn muốn đặt tên thương hiệu theo phong thủy, vẫn đảm bảo chuyên nghiệp, hay và ý nghĩa thì không thể bỏ qua những phương án sau.

1. Đặt tên thương hiệu theo phong thủy dựa trên ngũ hành

Đối với việc đặt tên thương hiệu theo phong thủy dựa trên ngũ hành, bạn cần dựa trên mệnh của người chủ doanh nghiệp. Tên thương hiệu không chỉ đảm bảo mang lại vận khí tốt mà còn hợp mệnh với người đứng đầu tổ chức mới có thể giúp công việc thuận lợi, phát triển.

Đặt tên thương hiệu theo phong thủy ứng với ngũ hành

Dựa trên hành của người đứng đầu thì ta lựa chọn hành tương thích và từ đó suy ra các thành tố tương ứng tiếp theo. Cụ thể cần dựa trên quy luật: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. – Nếu người mang mệnh hỏa thì cần chọn từ thuộc mệnh mộc để đặt tên thương hiệu. – Trường hợp mệnh mộc thì tên thương hiệu nên chứa từ có mệnh thủy. – Bạn mang mệnh thủy cần đặt tên mang năng lượng kim. – Những chủ doanh nghiệp mang mệnh kim thì lựa từ có sắc nghĩa mệnh thổ.

– Và trong khi người đứng đầu có mệnh thổ thì nên đặt tên thương hiệu có từ mang mệnh hỏa.

– Thổ: Hùng, Dũng, Đạt, Phát, Tài, Lộc… – Kim: Anh, Phương, Hướng, Công… – Mộc: Hoa, Từ, Giao, Thảo… – Thủy: Hồ, Thủy, Hương (bao gồm Hỏa Thủy), Hải, Dung… – Hỏa: Mạnh, Tâm, Điểm, Hương…

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những tên có quan hệ tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy

2. Đặt tên thương hiệu theo phong thủy dựa trên quy luật âm dương

Quy luật âm dương có thể coi là một trong những thứ quen thuộc với người dân Việt Nam. Bản chất của âm dương đó là sự đối xưng, cân bằng và hòa hợp giữa hai năng lượng âm – dương. Trong âm có dương, trong dương có âm, âm và dương không bao giờ tách rời. Nếu cái nay triệt tiêu cái kia thì cái còn lại cũng tự khắc biến mất. Do đó trong việc đặt tên thương hiệu theo phong thủy mà theo quy luật âm dương chính là hướng tới sự cân bằng và đỉnh cao.

Đặt tên thương hiệu theo quy luật âm dương là hướng tới sự phát triển đỉnh cao, cân bằng và hòa hợp

Một số nguyên tắc bạn cần lưu ý khi lựa chọn từ ngữ cho thương hiệu: – Những từ mang tính dương: có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng – Những từ mang tính âm: không dấu hoặc dấu huyền Những sự kết hợp nên có trong quan hệ âm dương khi đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa chính là: âm – dương, âm – âm – dương, âm – dương – dương.

3. Gợi ý đặt tên thương hiệu hay, chuyên nghiệp đến từ những lá bài taros

Việc sử dụng những lá bài taros để tham khảo trong quá trình dat ten thuong hieu hay, chuyên nghiệp có lẽ còn hơi lạ so với người Việt. Những lá bài mang năng lượng tâm linh này từ thế kỷ XIV tại nước Ý sau đó trở nên vô cùng phổ biến ở phương Tây phần nào cũng ảnh hưởng tới nhiều quyết đinh quan trọng của những người dân nơi đây, bao gồm chuyện đặt tên doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi lá bài tarot ẩn chứa hàng loạt ý nghĩa, câu chuyện, sắc thái và biểu tượng, nó mang tới thông điệp minh triết mà đôi khi tâm trí con người vì quá nhiều mối bận tâm mà không đủ nhận ra.

Mỗi lá bài tarot đều mang thông điệp gợi ý tên thương hiệu hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của bạn

Hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt sự bùng nổ starup từ những người trẻ thì không ít bạn cũng tìm tới những lá bài tarots để tham khảo cách đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp, con đường phát triển tổ chức của mình sau này.

4. Đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân

Theo quan niệm tâm linh, cái tên sẽ ảnh hưởng tới số mệnh, tính cách của mỗi người. Mỗi cái tên sẽ mang năng lượng đặc trưng của người đó. Có thuyết còn tin rằng mỗi linh hồn trước khi đầu thai thì đã lựa chọn một cái tên phù hợp với kiếp sống đó, thể hiện cuộc đời và sứ mệnh của mình rồi. Do đó, đặt tên thương hiệu theo phong thủy theo tên cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc tên ghép từ những người sáng lập, gia đình của người chủ doanh nghiệp…cũng là phương án khá phổ biến.

– Đặt tên thương hiệu theo chủ doanh nghiệp: Mc Donal, Tập đoàn truyền thông Donal Trump, Adidas… – Đặt tên thương hiệu theo tên ghép những người sáng lập: Hòa Phát, Huy Hoàng… – Đặt tên thương hiêu theo tên của người thân: cha con, con, vợ chồng…

5. Đặt tên thương hiệu dựa trên địa điểm

Phương án đặt tên thương hiệu theo phong thủy dựa trên địa điểm có thể lí giải: mỗi địa điểm, vùng đất nổi tiếng đều là một huyệt đạo mang năng lượng đặc biệt. Nếu bạn lấy tên địa danh đặt cho doanh nghiệp của mình thì cũng mang lại ảnh hương tích cực. Ngoài ra, xét trên phương diện truyền thông thì cũng góp phần khẳng định tính bản địa của doanh nghiệp.– Đặt tên thương hiệu theo địa danh từ nơi xuất xứ: Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, Cửu Long… – Đặt tên thương hiệu theo địa danh chính: Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Gạo Thái Bình… – Đặt tên thương hieuj theo tên ghép từ các quốc gia: Việt Hàn, Việt Nhật, Việt Pháp…

Có rất nhiều phương án đặt tên thương hiệu theo phong thủy khác nhau, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian và đủ sự tinh tường lựa ra phương án hoàn hảo nhất. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu.

Công ty CP Tập đoàn Giải pháp Việt Nam (Solution Group) với đội ngũ chuyên gia thương hiệu hàng đầu Việt Nam chắc chắn là lựa chọn dành cho những ai đang băn khoăn lựa chọn cái tên phù hợp với doang nghiệp. Một trong những dự án tiêu biểu trong việc đặt tên thương hiệu của Solution Group có thể kể tới là tên nhãn hiệu Yaki thời trang cho trẻ em nổi tiếng của thương hiệu MICHI. Cái tên Yaki vừa mang nét dễ thương, dễ nhớ lại gợi sắc thái gần gũi, phù hợp với đặc tính của sản phẩm cũng như định hướng của MICHI.

Dự án đặt tên nhãn hiệu Yaki của MICHI do Solution Group phụ trách được đánh giá rất cao

Nếu bạn muốn tìm hiểu, đặt tên thương hiệu nhưng chưa biết phải làm sao, có thể liên hệ ngay với Công ty CP Tập đoàn Giải pháp Việt Nam (Solution Group) để được tư vấn chi tiết, tìm ra phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP VIỆT NAM (SOLUTION GROUP)

Website: http://solution.com.vn/

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Đặt Tên Thương Hiệu Theo Tây Hay Ta trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!