Bạn đang xem bài viết Ngữ Pháp Tiếng Anh: Mạo Từ A được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mạo từ trong tiếng Anh là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.
Chúng ta dùng “the” khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó. Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định ‘a, an”; người nói đề cập đến một đối tượng chung chung hoặc chưa xác định được.
“The” là mạo từ xác định dùng cho cả danh từ đếm được (số ít lẫn số nhiều) và danh từ không đếm được.
Ví dụ:
– The truth (sự thật)
– The time (thời gian)
– The bicycle (một chiếc xe đạp)
– The bicycles (những chiếc xe đạp)
Dùng mạo từ xác định
1. Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất
Ví dụ:
– The sun (mặt trời); the sea (biển cả)
– The world (thế giới); the earth (quả đất)
2. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này vừa mới được đề cập trước đó.
Ví dụ:
– I saw a chúng tôi beggar looked curiously at me.
(Tôi thấy một người ăn xin. Người ăn xin ấy nhìn tôi với vẻ tò mò)
3. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này được xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề.
Ví dụ:
– The girl in uniform (Cô gái mặc đồng phục)
– The mechanic that I met (Người thợ máy mà tôi đã gặp)
– The place where I waited for him (Nơi mà tôi đợi anh ta)
4. Trước một danh từ chỉ một vật riêng biệt
Ví dụ:
– My father is working in the garden
– (Cha tôi đang làm việc trong vườn) [Vườn nhà tôi]
– Please pass the dictionary (Làm ơn đa quyển tự điển) [Tự điển ở trên bàn]
5. Trước so sánh cực cấp, Trước “first” (thứ nhất), “second” (thứ nhì), “only” (duy nhất)…. khi các từ này được dùng như tính từ hay đại từ.
Ví dụ:
– The first day (ngày đầu tiên)
– The best time (thời gian thuận tiện nhất)
– The only way (cách duy nhất)
– The first to discover this accident (người đầu tiên phát hiện tai nạn này)
6. “The” + Danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm động vật, một loài hoặc đồ vật
Ví dụ:
– The whale is in danger of becoming extinct (Cá voi đang trong nguy cơ tuyệt chủng)
– The fast food has made life easier for housewives.(Thức ăn nhanh đã làm cho các bà nội trợ có cuộc sống dễ dàng hơn)
7. “The” có thể dùng Trước một thành viên của một nhóm người nhất định
Ví dụ:
– The small shopkeeper is finding business increasingly difficult (Giới chủ tiệm nhỏ nhận thấy việc buôn bán ngày càng khó khăn)
8. “The” + Danh từ số ítdùng Trước một động từ số ít. Đại từ là “He / She /It”
Ví dụ:
– The first-class passenger pays more so that he enjoys some comfort.
(Hành khách đi vé hạng nhất trả tiền nhiều hơn vì thế họ có thể hưởng tiện nghi thoải mái)
9. “The” + Tính từ tượng trưng cho một nhóm người, một tầng lớp trong xã hội
Ví dụ:
-The old (người già); the rich and the poor (người giàu và người nghèo)
10. “The” dùng Trước những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền
Ví dụ:
– The Pacific (Thái Bình Dương);The Netherlands (Hà Lan)
– The Crimea (Vùng Crimê); The Alps (dãy Alps)
11. “The” cũng đứng Trước những tên gọi gồm Danh từ + of + danh từ
Ví dụ:
– The Gulf of Mexico (Vịnh Mêhicô)
– The United States of America (Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ).
Nhưng người ta lại nói:
– South Africa (Nam Phi), North America (Bắc Mỹ), West Germany (Tây Đức),mặc dù The north of Spain (Bắc Tây Ban Nha), The Middle East (Trung Đông); The West (Tây Phương)
12. “The” + họ (ở số nhiều)nghĩa là Gia đình …
Ví dụ:The Smiths = Gia đình nhà Smith (vợ chồng Smith và các con)
Không dùng mạo từ xác định
1. Trước tên quốc gia, tên châu lục, tên núi, tên hồ, tên đường.
Ví dụ:
Europe (Châu Âu), South America (Nam Mỹ), France (Pháp quốc), Downing Street (Phố Downing)
2. Khi danh từ không đếm được hoặc danh từ số nhiều dùng theo nghĩa chung nhất, chứ không chỉ riêng trường hợp nào.
Ví dụ:
– I don’t like French beer (Tôi không thích bia Pháp)
– I don’t like Mondays (Tôi không thích ngày thứ hai)
3. Trước danh từ trừu tượng, trừ phi danh từ đó chỉ một trường hợp cá biệt.
Ví dụ:
– Men fear death (Con người sợ cái chết)
Nhưng:
– The death of the President made his country acephalous (cái chết của vị tổng thống đã khiến cho đất nước ông không có người lãnh đạo).
4. Sau tính từ sở hữu (possessive adjective) hoặc sau danh từ ở sở hữu cách (possessive case).
Ví dụ:
– My friend, chứ không nói My the friend
– The girl’s mother = the mother of the girl (Mẹ của cô gái)
5. Trước tên gọi các bữa ăn.
Ví dụ
-They invited some friends to dinner.
(Họ mời vài người bạn đến ăn tối)
Nhưng:
– The wedding breakfast was held in a beautiful garden
(Bữa tiệc cưới sáng được tổ chức trong một khu vườn xinh đẹp)
6. Trước các tước hiệu
Ví dụ
– President Roosevelt (Tổng thống Roosevelt)
– King Louis XIV of France (Vua Louis XIV của Pháp)
7. Trong các trường hợp sau đây
- Women are always fond of music (Phụ nữ luôn thích âm nhạc)
– Come by car/by bus (Đến bằng xe ôtô/xe búyt)
– In spring/in autumn (Vào mùa xuân/mùa thu), last night (đêm qua), next year(năm tới), from beginning to end (từ đầu tới cuối), from left to right (từ trái sang phải).
– To play golf/chess/cards (chơi gôn/ đánh cờ/đánh bài)
Lưu ý
– Nature mang nghĩa “Tự nhiên , thiên nhiên ” thì không dùng the.
Ví dụ:
– According to the laws of nature (Theo quy luật tự nhiên)
- They couldn’t tolerate city life anymore and went back to nature(Họ không chịu nổi đời sống thành thị nữa và trở về với thiên nhiên)
- He listened to the radio(Anh ta nghe rađiô), nhưng He watchedtelevision(Anh ta xem TV) ; hoặc He heard it on the radio(Anh ta nghe được việc đó trên rađiô), nhưng He saw it on TV(Anh ta thấy việc đó trên TV).
Go home/get home (Đi về nhà), be at home (™ nhà), nhưng They returned to the brideg room’s home(Họ trở lại nhà chú rể). Go to bed/hospital/church/school/ work/prison (Đi ngủ/đi nằm bệnh viện/đi lễ/đi học/đi làm/ đi tù), nhưng They went to the school to see their children’s teacher(Họ đến trường để gặp thầy của con họ) The priest goes to the jail topray for the two dying prisoners (Linh mục đến nhà tù để cầu nguyện cho hai người tù đang hấp hối) She will get a bus at the church (Cô ta sẽ đón xe búyt ở chỗ nhà thờ). Nói chung, có thể thiếu “The” nếu đi đến các địa điểm đó mà ko nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hay chức năng của nó, ví dụ là đến trường không phải để học, đến nhà tù không phải để ở tù hoặc đến nhà thờ không phải để cầu nguyện…
(Còn tiếp)
Để tham khảo các khóa học và biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi:
Bộ phận tư vấn – Trung tâm Oxford English UK Vietnam Địa chỉ: số 83,Nguyễn Ngọc Vũ,Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội , Hà Nội Điện thoại: 024 3856 3886 / 7 Email: customerservice@oxford.edu.vn
Các Thuật Ngữ Từ Vựng Tiếng Anh Trong Thời Trang Phổ Biến Nhất
Với sự tiến nhập của thời trang thế giới vào thời trang trong nước, cùng với đó là sự đổ bộ về phong cách, văn hoá cũng như là tên gọi của các loại trang phục, cũng xâm nhập vào nền thời trang nước nhà, tác động tới cách gọi tên hay hình dung sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, cũng vì thế đã có sử đồng hoá tên gọi của những từ vựng tiếng Anh trong thời trang, của một phong cách mới, các những thuật ngữ mới.
Trang phục phần trên, dưới thắt lưng và phụ kiện thời trang trong tiếng Anh là gì?
Top (Tops): Chỉ các trang phục nằm trên thắt lưng, các trang phục tính từ phía thắt lưng chở lên trên như các loại áo, trong tiếng anh gọi trung là Top hay Tops.
Bottom (Bottoms): Chỉ các trang phục nằm phía dưới thắt lưng, các trang phục tính từ phía dưới thắt lưng chở xuống như các loại quần, trong tiếng anh gọi trung là Bottom hay Bottoms.
Accessories: Từ chỉ các loại phụ kiện trong thời trang như mũ, vòng cổ, mắt kính, vòng tay, bao tay, tất, thắt lưng, giày, dép,… Phụ kiện trong thời trang trong tiếng Anh gọi là Accessories.
Các thuật ngữ tiếng anh thuộc các items Tops
Áo khoác: Áo khoác trong thuật ngữ thời trang rất quen thuộc, một số bạn trẻ gọi luôn áo khoác là jackets, coat hay outerwear:
Áo vest/Blazer/Suit: Đây là tên gọi của loại áo vest mặc trong những lễ cưới, lễ hợp tác hay dẫn chương trình trên truyền hình.
Áo sơ mi: Áo sơ mi trong tiếng Anh thời trang còn được gọi là shirts.
Áo thun: Áo thun hay còn gọi là áo phông, trong tiếng Anh thời trang còn được gọi là t-shirts, cũng thường gọi là tee.
Áo ba lỗ: Áo ba lỗ hay còn gọi trong tiếng Anh thời trang là áo tanktop.
Áo polo: Áo polo là tên gọi có áo thun cổ bẻ, tại Việt Nam, cái tên polo thậm chí còn được sử dụng phổ biến hơn cả từ tiếng Việt.
Áo lót nam/nữ: Áo lót nam thường gọi là undershirt, còn áo lót nữ thường được gọi với tên bra.
Áo len: Áo len cong gọi là áo sweater, cái tên sweater cực kỳ phổ biến, có thể còn phổ biến hơn cả từ nghĩa thuần việt là áo len tại Việt Nam.
Áo len khoác: Hay còn gọi là áo cardigan, cái tên cardigan còn được dùng phổ biến hơn cả cái tên thuần Việt của nó.
Áo tay dài:Áo tay dài thường gọi là sweatshirt trong tiếng Anh thời trang và tên tiếng anh này cũng được sử dụng khá phổ biến tại nước ta.
Áo có mũ: Áo có mũ còn được gọi với tên áo hoodie, áo hoodie là tên gọi phổ biến nhất để chỉ áo có gắn mũ ở cổ trong thời trang.
Áo crop top: Đây là kiểu áo sexy cực ngắn, để lộ phần eo. Từ ngữ crop top được dùng chỉ áo này cả trong tiếng Việt hay Anh.
Các thuật ngữ tiếng anh thuộc các items Bottoms
Quần: Quần nói chung gọi là pant (pants) trong tiếng Anh của thuật ngữ thời trang.
Quần jean: Quần jean thường được gọi với tên jeans, dù tiếng Anh hay chuyển Việt.
Quần khaki: Quần khaki cũng được gọi với tên là quần kaki.
Quần tây: Còn được gọi là trousers hay suit pants. Tuy nhiên cái tên quần tây được sử dụng phổ biến hơn.
Quần thể thao: Quần thể thao còn gọi là quần sweatpants hay trackpants.
Quận sọt: Quần sọt, quần sọc hay quần lửng, trong tiếng Anh thời trang gọi là quần shorts, quần shorts cực kỳ phổ biến khi nói đến kiểu quần sọt này.
Quần túi hộp: Quần túi hộp trong tiếng Anh thời trang còn gọi là quần cargo, quần cargo cũng là cái tên cực phổ biến trong ngôn ngữ thời trang.
Quần lót nam/nữ: Quần lót nam thường được gọi với tên underpants, quần lót nữ được gọi là briefs trong tiếng Anh thời trang.
Váy nữ: Skirt là tên gọi chỉ váy trong tiếng Anh, ở Việt Nam mọi người vấn quen gọi với tên thuần Việt là Váy hơn.
Một số items của nữ không thuộc tops cũng không thuộc bottoms
Áo yếm/quần yếm: Quần yếm áo yêm được gọi là overalls, overalls khá phổ biến trong thời trong, gọi thay cho tên quàn yếm hay áo yếm.
Đầm nữ: Đầm còn gọi là dress
Áo dài: Áo dài trong tiếng Anh là “ao dai”, bởi áo dài là trang phục truyền thống và chỉ có tại Việt Nam.
Đồ bay: Hay còn gọi là jumpsuit, cái tên jumpsuit được sử dụng rất phổ biến, phổ biến hơn cả từ nghĩa tiếng Việt của nó.
Đồ lót nữ nói chung: Ở đây là áo ngực hay quần lót nữ được gọi là underwear, underwear khá phổ biến, phổ biến không thua kém gì nghĩa thuần Việt tại nước ta.
Các thuật ngữ tiếng anh thuộc các items Accessories (phụ kiện)
Mũ/Nón: Mũ trong tiếng Anh là hat, hầu hết mũ được gọi với tên thuần Việt tại nước ta.
Ví bóp nam/nữ: Ví nữ gọi là clutch, còn ví nam gọi là purse (phát âm là: bóp)
Vòng cổ: Thường được gọi trong tiếng Anh là necklace, tuy nhiên trong thời trang tại Việt nam, từ thuần Việt vòng cổ được sử dụng thường xuyên hơn.
Vòng tay: Trong tiếng Anh là bangle, vòng tay trong từ thuần Việt được sử dụng thường xuyên hơn.
Đồng hồ: Trong tiếng Anh là watch, nhìn chung thì trước đây từ thuần Việt sử dụng nhiều hơn, giờ cũng vậy, tuy nhiên một phần người thích gọi bằng watch bởi dòng sản phẩm đồng hồ apple watch nổi tiếng.
Dây thắt lưng: Hay còn họi là dây nịt, trong tiếng Anh là belt, 2 từ thuần Việt được sử dụng tại Việt Nam nhiều hơn.
Tất/vớ: Gọi chung là sock, tuy nhiên từ tất hay vớ được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam.
Giày, dép: Giày và dép trong tiếng Anh gọi là shoes và sandals.
Một số thuật ngữ chỉ form dáng, màu sắc, chất liệu trong thời trang
Slim fit pants: Đây là kiểu quần có ống không quá bó cũng không quá rộng, slim fit cực phổ biến, nó cũng thường được gọi là quần slim fit khi nói trong tiếng Việt.
Quần ống bó: Hay gọi là quần jogger, tên gọi quần jogger tuy là tiếng Anh nhưng được dùng cực phổ biến đẻ chỉ quần ống bó.
Quần ống thụng: Hay còn gọi là quần baggy, hay cái tên quần baggy hay quần ống thụng đều rất phổ biến trong thuật ngữ thời trang.
Body/Skinny: Áo body, quần skinny khá quen thuộc chỉ áo bó hay quần ống bó. Cái tên áo body hay quần skinny thậm chí phổ biến hơn, được dùng nhiều hơn so với từ thuần Việt.
Khaki/Chinos: Chất liệu kaki, tên gọi kaki đuọc sử dụng phổ biến nhất.
Quần rách/xước: Quần rách được gọi là quần ripped, tuy nhiên cái tên quàn rách được sử dụng nhiều và phổ biến nhất.
Cách Tìm ‘Một Thuật Ngữ/Từ Đồng Nghĩa (Ở Tiếng Việt Hay Tiếng Anh) Trong Văn Bản’ Trên Google
CÁCH TÌM ‘MỘT THUẬT NGỮ/TỪ ĐỒNG NGHĨA (Ở TIẾNG VIỆT HAY TIẾNG ANH) TRONG VĂN BẢN’ TRÊN GOOGLE
– THUẬT NGỮ/TỪ ĐÃ BIẾT (TIẾNG VIỆT) + HAY CÒN GỌI LÀ…
Muốn biết một thuật ngữ/từ (cái gì, người nào) còn có một cái tên khác, ta dễ dàng tìm thấy trên Google bằng cách gõ ‘thuật ngữ ta đã biết’ + hay còn gọi là… nếu thông tin ta cần là tiếng Việt. Ví dụ, ta có cụm từ ‘Đường lưỡi bò’ và nay ta muốn biết nó còn có tên nào khác thì chỉ việc gõ ‘Đường lưỡi bò’ hay còn gọi … thì sẽ có nhiều kết quả ‘đồng nghĩa’ như ‘Đường chín đoạn’, ‘Đường chín khúc’, ‘Đường chữ U’. Đây là một ‘phương thức’/’phương pháp’ dùng ‘từ khóa’ để hỗ trợ trong việc dịch thuật chuyên ngành.
Nay, ta muốn biết thuật ngữ ‘cườm nước’, ‘viêm đại tràng co thắt’, ‘trầm cảm theo mùa’ … còn có tên (gọi) nào khác thì áp dụng phương thức trên:
1. CƯỜM NƯỚC + HAY CÒN GỌI LÀ…
Ta sẽ nhận được nhiều kết quả trên Google như ‘cao/tăng nhãn áp’, ‘glôcôm’, ‘glocom’, ‘thiên đầu thống’.
2. VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT + HAY CÒN GỌI LÀ….
Một kết quả sẽ cho ‘hội chứng ruột kích thích’.
3. TRẦM CẢM THEO MÙA + HAY CÒN GỌI LÀ…
Một kết quả khác sẽ cho ‘Trầm cảm theo mùa hay còn gọi là ‘rối loạn cảm xúc theo mùa’.
4. THỦY QUÂN LỤC CHIẾN + HAY CÒN GỌI LÀ …
Một thuật ngữ quân sự ở tiếng Việt mà đôi lúc ta lung túng vì có nhiều cách gọi là ‘thủy quân lục chiến’ ta cũng áp dụng ‘phương thức’ trên sẽ có nhiều kết quả như ‘lính thủy đánh bộ’, ‘hải quân đánh bộ’…
– THUẬT NGỮ/TỪ TIẾNG ANH ĐÃ BIẾT + ALSO KNOWN AS…
Trường hợp tìm từ đồng nghĩa ở tiếng Anh, ta có thể gõ trên Google như sau ‘Thuật ngữ tiếng Anh đã biết (ví dụ ‘Nine-dash line’: Đường chin khúc) + also known as … thì sẽ có nhiều kết quả ở tiếng Anh như ‘the eleventh-dash line’, ‘ten-dash line’, ‘the U-shaped line’, ‘the cow’s tongue’, ‘the ox’s tongue’. Ở tiếng Anh muốn biết một thuật ngữ/từ ‘glaucoma’ (cườm nước) còn có một cái tên khác, ta gõ thuật ngữ ta đã biết ‘glaucoma’ + also known as…. Nếu chưa nhận được kết quả nào, ta có thể thay thế cụm từ khác như ‘also referred to as…’, ‘is/are called’.
1. GLAUCOMA + ALSO KNOWN AS…/ALSO REFERRED TO AS…/IS + CALLED Ta sẽ nhận được một kết quả là ‘the silent thief of sight’ (kẻ cắp ánh sáng thầm lặng).
2. IRRITABLE BOWEL SYNDROME + ALSO KNOWN AS…
Với cụm từ ‘irritable bowel syndrome’, ta nhận được 3 kết quả (3 cụm từ đồng nghĩa): 1. IBS (được viết tắt từ cụm từ ‘irritable bowel syndrome’: hội chứng ruột kích thích), ‘spastic colon’, ‘spastic bowel’
3. SEASONAL AFFECTIVE DISORDER + ALSO KNOWN AS
Nếu cần tìm thuật ngữ/từ của cụm từ trên ta chỉ việc gõ ‘Seasonal Affective Disorder, also known as …..’ sẽ có một hay nhiều kết quả sẽ cho ‘Seasonal Affective Disorder, also known as ‘winter depression’, ‘winter blues’, ‘summer depression’, ‘seasonal depression’.
4. MARINES + ALSO KNOWN AS …
Marines dù chỉ là một từ trong tiếng Anh nhưng lại tương đương một ngữ ở tiếng Việt là ‘thủy quân lục chiến’. Muốn tìm một từ đồng nghĩa của ‘marines’ ở tiếng Anh, ta chỉ việc gõ ‘marines, also known as… thì sẽ có vài thuật ngữ đồng nghĩa như ‘naval infantry’ (bộ binh đánh thủy), ‘marine corps’…
Nay, ta muốn biết Australia có còn tên gọi khác, ta cũng áp dụng ‘phương thức’ nói trên
AUSTRALIA CÓ CÒN TÊN GỌI KHÁC?
Khi muốn biết người hay sự vật có còn tên gọi khác trong tiếng Anh mà đôi khi từ điển ‘thesaurus’ không đáp ứng được thì nguồn tư liệu trực tuyến sẽ cho bạn nhiều kết quả trên cả tuyệt vời. Trong trường hợp này, ta chỉ cần gõ từ khóa mà ta đã biết như ‘Australia + cụm từ ‘also known as…’. Xin xem sau đây:
– AUSTRALIA + ALSO KNOWN AS/ALSO REFERRED TO AS/ALSO CALLED…. thì ta sẽ được biết ‘Australia’ còn có tên gọi là ‘the Land Down Under’ hoặc ‘Down Under’, hoặc ‘Oz’ qua các văn bản tiếng Anh sau ‘Australia is colloquially known as ‘the Land Down Under’ (or just Down Under).. hay ‘Why is Australia also known as Oz?…
FERTILITY SPECIALIST CÓ CÒN TÊN GỌI KHÁC NGOÀI ‘INFERTILITY SPECIALIST’?
Tương tự, ‘fertility specialist’ (bác sĩ chuyên khoa vô sinh và hiếm muộn) mà tôi mới giới thiệu gần đây trên Diễn đàn ngoài cụm từ đồng nghĩa ‘infertility specialist’ còn có… thì ta cũng áp dụng ‘phương thức’ dùng từ khóa nói trên
– FERTILITY SPECIALIST + ALSO KNOWN AS….
thì mới biết 2 thuật ngữ này còn đồng nghĩa với ‘reproductive endocrinologist’ qua kết quả tiếng Anh sau: ‘when these women are unable to conceive, they are often referred to as a FERTILITY SPECIALIST, also called a REPRODUCTIVE ENDOCRINOLOGIST or an INFERTILITY SPECIALIST.
Nay, mượn lời của Morry Sofer (tr.78) trong ‘The Translator’s Handbook’ để nhấn mạnh tầm quan trọng của Internet đối với người dịch: ‘The Internet has opened up opportunities for translators unlike anything before in human history’
https://www.facebook.com/groups/VieTESOL/permalink/1341599989307810/
Comments
Bếp Từ Tiếng Anh Là Gì?
Nếu bạn chưa biết bếp từ tên tiếng anh là gì và sử dụng sự trợ giúp của Google dịch. Bạn sẽ nhận được kết quả bếp từ = Kitchen words. Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi tắt của bếp từ.
Bếp từ hay còn gọi là bếp điện từ hay bếp cảm ứng từ. Bếp từ có tên gọi tiếng anh chính xác là Induction cooker. (Induction là cảm ứng từ). Bếp từ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động vô cùng đặc biệt. Nó sử dụng nguồn năng lượng duy nhất là nguồn điện. Bếp được cấu tạo từ một mâm nhiệt cao cấp và dòng điện cảm ứng Foucault. Khi dòng điện chạy qua mâm nhiệt, ngay tức thời, từ trường sẽ được sản sinh, đi qua tấm kính vài milimet, tác động đến đáy nồi nhiễm từ để làm nóng thức ăn. Vì thế, bếp điện từ khá kén nồi.
Tên tiếng anh các bộ phận của bếp từTên tiếng anh các bộ phận của bếp từ
Vùng nấu bếp từ tiếng anh là: Cooker zoneVùng nấu bếp từ có kích thước chủ yếu từ 12- 26 cm. Đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi, nhiệt chỉ tập trung trong vùng nấu, không tỏa nhiệt ra các vùng xung quanh.
Phím điều khiển bếp từ có tên tiếng anh là Control panel
Bảng điều khiển cảm ứng của bếp từ có tên tiếng anh là Touch control. Có thể dễ dàng điều khiển mọi hoạt động của bếp bằng các thao tác chạm đơn giản. Phím điều khiển bếp từ bằng cảm ứng có độ bền cao, không bị bong, tróc lớp sơn trên bề mặt kính.
Điều khiển cơ có tên tiếng anh là Push control. Bảng điều khiển cơ thường xuất hiện ở các loại bếp từ đơn với các nút lồi lên trên bề mặt. Bảng điều khiển này không bền bỉ các loại bảng điều khiển cảm ứng. Dễ bị kẹt, không nhạy bén và bị liệt nếu thường xuyên sử dụng và sử dụng trong thời gian dài.
Điều khiển cảm trượt Slide control: Là bảng điều khiển hiện đại dạng slide đem đến sự thuận tiện cho người dùng. Hầu hết các sản phẩm bếp từ hiện nay đều được trang bị loại bảng điều khiển này.
Các loại bếp trong tiếng anh Bếp điện có tên gọi tiếng anh là: Infrared hobsBếp điện hay còn có tên gọi khác nữa là bếp hồng ngoại. Đây là bếp sử dụng năng lượng điện để làm nóng bếp bằng bóng đèn halogen hoặc bức xạ nhiệt từ mâm nhiệt. Bếp hồng ngoại được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi nét thẩm mỹ và độ an toàn..
Bếp hỗn hợp có tên gọi tiếng anh là HybridBếp hỗn hợp là bếp vừa có vùng nấu bằng điện từ, vừa có vùng nấu bằng hồng ngoại. Loại bếp từ kết hợp hồng ngoại này tích hợp đầy đủ các ưu điểm của bếp từ và bếp hồng ngoại. Giúp người dùng có thể nấu – nướng trên cùng 1 thiết bị đơn giản, tận dụng mọi chất liệu nồi mà mình yêu thích.
Bếp hỗn hợp giữa từ và hồng ngoại
Bếp ga hay còn có tên tiếng anh là Gas stoveBếp ga sử dụng nhiên liệu chính là khí ga để đun nấu. Bếp ga thường được trang bị bộ đánh lửa và điện để đốt cháy khí ga. Hiện nay, bếp ga vẫn là sản phẩm bếp được dùng nhiều nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, do độ an toàn, thẩm mỹ, hiệu suất nấu ăn không đảm bảo nên số lượng người dùng đang giảm dần. Thay vào đó là các sản phẩm bếp từ Việt Nam.
Bếp đơn Có tên gọi tiếng anh là Single cookerBếp từ đơn là loại bếp 1 vùng nấu với kích thước nhỏ gọn, rất phfu hợp với gia đình ít người, được sử dụng nhiều cho việc ăn lẩu, đi du lịch, picnic,… Dễ dàng mang theo, cất giữ bởi thiết kế nhỏ gọn.
Bếp đôi có tên gọi tiếng anh là Twins cookerBếp đôi là các loại bếp có 2 vùng nấu. Trong đố, có loại bếp có 2 vùng nấu giống nhau (cả 2 từ, hay cả 2 hồng ngoại) hoặc 2 vùng nấu khác khau (1 bên từ – 1 hồng ngoại) .
Bếp từ âm có tên tiếng anh là Negative cookerBếp từ âm là sản phẩm rất được ưa chuộng bởi phần thân bếp được lắp chìm ẩn dưới bàn đá. Giúp tiết kiệm không gian bếp, đem đến nét thẩm mỹ và tiện nghi hơn cho không gian nấu.
Bếp từ dương có tên gọi tiếng anh là Positive cookerBếp từ dương toàn bộ bếp được đặt nổi trên bề mặt bếp. Ưu điểm của bếp từ dương là lắp đặt, dễ di chuyển các vị trí khac snhau trong bếp nấu. Tuy nhiên, độ bền và tính an toàn không cao bởi phần thân bếp bị phô bày, tiếp xúc với thời tiết, nước, mùi thức ăn,…
Một số đồ dùng trong bếp bằng tiếng anhNgoài việc tìm hiểu bếp từ trong tiếng anh là gì, hẳn nhiều bà nội trợ cũng đang muốn tìm hiểu đồ dùng trong gia đình bằng tiếng anh. Tuy nhiên, ở bài chia sẻ này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn đồ dùng trong bếp bằng tiếng anh.
Phòng bếp tiếng anh: Kitchen
Bếp từ tiếng anh là: Induction cooker
Giẻ lau tiếng anh là: rag
Miếng rửa chén tiếng anh:scouring pad hoặc scourer
Cái tủ trong tiếng anh: fridge (viết tắt của refrigerator)
Cái nĩa tiếng anh là: Fork
Cái thớt trong tiếng anh là: Chopping board
Cái nồi trong tiếng anh: Saucepan
….
Ý Nghĩa Biểu Trưng Của Danh Từ Riêng Trong Thành Ngữ Tiếng Việt
ĐỖ THỊ THU HƯƠNG(Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
1.Theo Từ điển tiếng Việt, biểu trưng có nghĩa là “biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất” [3, 80]. Đó là cách người ta lấy một sự vật cụ thể hoặc một tính chất thích hợp để gợi ra, liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó. Chẳng hạn, chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình. Theo Nguyễn Đức Tồn, “Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm “ngây thơ” dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hoá trong ngôn ngữ. Khi một sự vật hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kèm theo tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững”. [4, 404].
Để tạo nên nghĩa biểu trưng hay nghĩa chuyển, người ta đều phải dựa vào quan hệ liên tưởng, có thể là liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) hay liên tưởng tương cận (hoán dụ). Tuy nhiên, giữa hiện tượng chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng có sự phân biệt tinh tế ở chỗ: Các nghĩa chuyển thường mang tính cụ thể; còn ý nghĩa biểu trưng mang tính ước lệ, tính quy ước và biểu hiện các hiện tượng khái quát, trừu tượng. Mỗi nghĩa biểu trưng được tạo ra trên cơ sở quan hệ với cái được quy chiếu là quan hệ có lí do. Nói cách khác, nó không hoàn toàn võ đoán. Nó có thể được hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên cả sự gán ghép theo chủ quan của con người. Chẳng hạn, chim bồ câu với đặc tính hiền lành, không hay đánh chọi nhau nên ở hầu hết các dân tộc trên thế giới, chim bồ câu được dùng làm biểu tượng cho hoà bình. Hay cái cân, từ chức năng đo khối lượng, đã được chọn làm biểu tượng cho công lí… Việc tạo nên các nghĩa biểu trưng cũng hoàn toàn mang tính quy ước của từng cộng đồng dân tộc. Theo đó, mỗi dân tộc sẽ có thói quen, tập quán riêng trong việc biểu trưng hoá các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực. Chẳng hạn, cùng biểu trưng cho niềm kiêu hãnh, lòng tự hào dân tộc, người Nga chọn hình ảnh cây sồi; trong khi người Campuchia lại chọn hình ảnh cây thốt nốt. Ngược lại, cùng một hình ảnh, ở các dân tộc khác nhau có thể mang những nghĩa biểu trưng hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, lá dương xỉ biểu trưng cho sự mong muốn có nhiều thành đạt trong năm mới nhưng ở Nga, dương xỉ lại được liên tưởng đến sự chết chóc, nghĩa địa.
2.Chính vì vậy, theo chúng tôi, danh từ riêng là lớp danh từ thể hiện rõ nhất văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc. Mỗi tên riêng chứa đựng trong đó những dấu ấn lịch sử, truyền thống, văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Lê Trung Hoa cho rằng địa danh như là một “tấm bia lịch sử bằng vàng”.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt có 37 thành ngữ có sử dụng tên riêng. Các thành ngữ này có thể chia thành 2 nhóm sau:
nợ như chúa Chổm, vắng như chùa Bà Đanh, oan như Thị Kính, nói dối như Cuội, kẻ Nam người Bắc, tốt như đồng Tụ, rét nàng Bân, bụt Nam Sang còn từ oản chiêm, ăn như Nam Hạ vác đất, ông Tơ bà Nguyệt, như vợ chồng Ngâu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, trăm thứ bà Dằn/Giằn, đồ Chí Phèo, đồ Lý Thông,…
1/ Thành ngữ sử dụng tên riêng thuần Việt làm chất liệu biểu trưng:
nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, chạy rống Bái Công, kẻ Tấn người Tần, cửa Khổng sân Trình, đầu Ngô mình Sở, sư tử Hà Đông, máu ghen Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải, lẩy bẩy như Cao Biền dậy non, châu về Hợp Phố, như con Điêu Thuyền, mũi dùi Mao Toại, nói như ông Bành Tổ, giấc mộng Nam Kha, Ngưu Lang Chức Nữ, ả Chức chàng Ngưu, bát cơm Phiếu mẫu, ải Tần non Thục, non Bồng nước Nhược, bể Sở sông Ngô, mưa Sở mây Tần,…
2/ Thành ngữ sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán làm chất liệu biểu trưng:
Trong số các thành ngữ có sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán làm chất liệu biểu trưng có những thành ngữ đã rất quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Việt Nam. Những thành ngữ này hầu như đã được Việt hoá, dấu ấn ngoại lai mờ nhạt, chẳng hạn, đa nghi như Tào Tháo, như con Điêu Thuyền, chạy rống Bái Công,… Ngược lại, một số thành ngữ sử dụng tên riêng thuần Việt làm chất liệu biểu trưng lại có nguồn gốc từ tiếng Hán, chẳng hạn, như vợ chồng Ngâu (Ngâu là biến âm của Ngưu), ông Tơ bà Nguyệt,… Vì vậy, việc phân loại thành ngữ có sử dụng danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng thành hai nhóm nói trên chỉ mang tính tương đối.
Như chúng ta biết, tên riêng thường dùng để chỉ người hoặc sự vật duy nhất, cá thể. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong thành ngữ, tên riêng thường được dùng với ý nghĩa khái quát để biểu trưng cho một tính cách, một ý niệm nhất định. Khi người hay sự vật mang tính chất điển hình cao thì giá trị biểu trưng càng lớn. Chẳng hạn, thành ngữ nợ như chúa Chổm. Chúa Chổm là tên gọi thuần Việt của một nhân vật có thật trong lịch sử (tên thật là Lê Ninh). Tục truyền, nhân vật này thuở còn hàn vi mắc nợ rất nhiều. Khi lên ngôi vua và được rước về kinh thành Thăng Long thì ông bị đòi nợ suốt dọc đường. Lúc đầu, vẫn cái tính vung tay quá trán nên cứ ai hỏi là trả, nhưng khi thấy chủ nợ mỗi lúc một đông, chúa Chổm bèn ra lệnh chỉ trả cho đến khi về đến cổng thành Cửa Nam. Từ câu chuyện kể trên, tên gọi chúa Chổm đã trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng của sự nợ nần.
Một ví dụ khác, thành ngữ oan như Thị Kính. Thị Kính là nhân vật trong tích truyện dân gian Quan Âm Thị Kính. Cuộc đời nàng hai lần mắc phải những nỗi oan lớn. Một lần Thị Kính cầm dao cắt râu chồng khi chồng ngủ, nên bị nghi là giết chồng. Lần thứ hai, nàng giả trai đi tu, bị Thị Màu chửa hoang vu cáo, nàng đành phải nuôi nhận đứa con thơ. Từ câu chuyện về cuộc đời của Thị Kính, dân gian đã khái quát nên thành ngữ oan như Thị Kính để biểu trưng cho những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãi bày được.
Để chỉ nhiều thứ linh tinh, lôi thôi, rắc rối, tiếng Việt có thành ngữ trăm thứ bà Giằn/Dằn. Tên gọi bà Giằn trong thành ngữ này chỉ một nhân vật trong thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường. Truyền thuyết kể rằng bà Giằn vốn là một con yêu tinh sống trong hang động chuyên ăn thịt người. Để tiêu diệt bà Giằn, người ta đã băm nó ra thành trăm mảnh. Máu của nó chảy đến đâu hoá thành những muỗi, rệp, bọ, rắn, rết, đỉa,… đến đấy. Từ câu chuyện này, tên gọi bà Giằn đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho những thứ linh tinh, thượng vàng hạ cám.
Hầu hết các tên riêng được sử dụng trong thành ngữ đều có xuất xứ từ các tích truyện điển hình trong dân gian hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Những nhân vật điển hình trong các tác phẩm này có sức sống lâu bền, có sức lan toả mạnh mẽ đến mức đã được cố định hoá trong dân gian. Cho nên, câu chuyện càng nổi tiếng, nhân vật càng điển hình thì giá trị biểu trưng của tên riêng càng rõ rệt. Có thể minh chứng điều này bằng các thành ngữ sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán như nóng như Trương Phi. Trương Phi là một nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tác phẩm, Trương Phi được khắc hoạ với những phẩm chất tốt đẹp như ngay thẳng, cương trực nhưng lại hết sức nóng nảy, với những cơn giận dữ kinh hồn, sấm sét. Con người ấy đã từng lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi áo lấy đồ vật, đã từng thét lên một tiếng làm tướng địch Hạ Hầu Kiệt sợ đứt ruột mà chết, đã từng đòi đánh thốc vào cửa quan để bắt sống Đổng Trác, cuối cùng đã phải bỏ mạng tại thành Lãnh Trung chỉ vì nóng nảy muốn báo thù cho người anh kết nghĩa vườn đào với mình là Quan Vũ. Từ tính cách điển hình ấy mà Trương Phi đã được người Việt Nam lựa chọn để biểu trưng cho sự nóng nảy.
Cũng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Tào Tháo lại gây ấn tượng với người đọc bởi tính cách đa nghi. Truyện kể, Tào Tháo không tin bất kì ai trên đời, dù là tướng tài giỏi hay người lính hết lòng phục vụ ông ta. Tính cách hay ngờ vực, nghi kị đã trở thành điển hình, từ đó, người Việt khái quát thành cụm từ đa nghi như Tào Tháo.
Có thể kể thêm một số thành ngữ thuộc nhóm này như: như con Điêu Thuyền, máu ghen Hoạn Thư, sư tử Hà Đông,…
Ngược lại, khi tên riêng biểu thị người hay sự vật bình thường, chỉ quen thuộc trong phạm vi hẹp thì nghĩa biểu trưng của thành ngữ mờ nhạt. Chẳng hạn, bẻ tay Bụt ngày rằm, tốt như đồng Tụ, v.v.
Bên cạnh tên riêng của người, tên địa danh cũng được phản ánh trong thành ngữ và cũng mang giá trị biểu trưng. Nhìn chung, tên gọi các địa danh thường mang nghĩa biểu trưng cho sự xa xôi, cách trở như: kẻ Tấn người Tần, kẻ Việt người Tần, kẻ Nam người Bắc, cùng Nam cực Bắc.
Khác với việc sử dụng bộ phận cơ thể hay dùng con số để biểu trưng, việc lấy tên riêng để biểu trưng cho một ý niệm nào đó tính có lí do là rất rõ. Phần lớn các thành ngữ có sử dụng tên riêng để biểu trưng thường có nguồn gốc từ tích truyện dân gian hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Cho nên, để hiểu được chính xác và sâu xa nghĩa biểu trưng của thành ngữ trong trường hợp này phải nắm được nguồn gốc ra đời của thành ngữ.
3.THƯ MỤC THAM KHẢO
Việc sử dụng danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt không mang tính ngẫu nhiên mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của con người Việt Nam. Như đã nói, các tên riêng được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt hầu hết đều có nguồn gốc từ những nhân vật điển hình trong các tích truyện dân gian, điển cố, tác phẩm văn học nổi tiếng. Mỗi nhân vật thường có nhiều nét tính cách, nhưng việc lựa chọn nét tính cách điển hình nào để phản ánh vào thành ngữ lại tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi dân tộc. Cho nên, có thể khẳng định, đây cũng là một trong những phương diện thể hiện rõ bản sắc dân tộc Việt Nam trong thành ngữ tiếng Việt.
1. Hữu Đạt, Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.
2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2008.
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.
4. Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy (tái bản có chỉnh lí và bổ sung), NXB Từ điển Bách khoa, 2010.
5. Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Trình Độ Anh Ngữ Và Điểm Thành Thạo Anh Ngữ
Cách thức chắc chắn nhất để biết được trình độ tiếng Anh của bạn là làm một bài kiểm tra đánh giá được thiết kế bài bản. Có nhiều kỳ thi để lựa chọn, tuy nhiên làm bài thi EF SET là một khởi điểm tốt. Bạn có thể sử dụng điểm số EF SET của bản thân làm chứng nhận về trình độ tiếng Anh trong CV hay trang LinkedIn của mình. Bài thi EF SET hiện là bài thi tiếng Anh được chuẩn hóa duy nhất có thể đo lường chính xác tất cả các cấp độ kỹ năng từ mới bắt đầu đến thành thạo phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận quốc tế của Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR). Các kỳ thi tiếng Anh được tiêu chuẩn hóa khác có thể đánh giá một số mức độ thông thạo nhưng không phải toàn bộ thang đánh giá của CEFR. Sử dụng EF SET để theo dõi trình độ tiếng Anh của mình trong nhiều tháng hay nhiều năm cho bạn một cách thức được chuẩn hóa để đánh giá sự tiến bộ của bản thân.
Chứng nhận trình độ tiếng Anh là yêu cầu để đăng ký vào nhiều chương trình đại học và cấp thị thực. Trên thị trường lao động, mặc dù hiếm khi có yêu cầu chính thức, việc xác thực trình độ tiếng Anh của mình khiến cho bạn nổi bật hơn trong đám đông. Nhưng xét rộng hơn, việc đo lường trình độ tiếng Anh của bạn một cách chính xác và có thể theo dõi sự thay đổi cấp độ qua thời gian là rất quan trọng đối với bất kỳ người học tiếng Anh nào– vì còn cách nào khác để bạn biết được trình độ tiếng Anh của mình đang được cải thiện?
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Pháp Tiếng Anh: Mạo Từ A trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!