Xu Hướng 6/2023 # Nhạc Sĩ Quỳnh Hợp Và Album Thứ 7 Về Dalat # Top 7 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nhạc Sĩ Quỳnh Hợp Và Album Thứ 7 Về Dalat # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Nhạc Sĩ Quỳnh Hợp Và Album Thứ 7 Về Dalat được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Posted on by quynhhop

PNVN 6 album đã phát hành về Đà Lạt đã đưa tác giả ca khúc “Tổ quốc nhìn từ biển” lên tốp đầu những nhạc sĩ nặng lòng với thành phố ngàn hoa. Sắp tới chị sẽ cho ra mắt album thứ 7 về Đà Lạt.

Tại Festival hoa Đà Lạt 2015, nhạc sỹ Quỳnh hợp Trong có 3 sáng tác được biểu diễn trong lễ khai mạc và bế mạc. Báo PNVN đã có cuộc trò chuyện với chị về một Đà Lạt mộng mơ của thơ, của nhạc, một Đà Lạt đời thực với những mối lo “bị chặt chém” của du khách bốn phương.

Hân hoan hát về Đà Lạt

Được biết album “Tự tình Đà Lạt” của chị đã hoàn thành ở thời điểm cuối năm 2015. Nhưng hiện tại khi Festival hoa Đà Lạt diễn ra, vẫn chưa thấy chị ra mắt album này?

“Tự tình Đà Lạt” là album thứ 7 về thành phố ngàn hoa. Ban đầu tôi cũng dự định sẽ phát hành song song với album “Dấu chân người lính” trong tháng 12. Nhưng như vậy có lẽ hơi cập rập. Tôi muốn từng album đến và ở lại trong lòng công chúng một cách trọn vẹn, nên dù hoàn thành “Tự tình Đà Lạt” trước Festival một thời gian, tôi vẫn quyết định sẽ để dành dịp phát hành tới… sang năm. Ca khúc Chuyện của phố, được nhạc sỹ Quỳnh Hợp vừa hoàn thành vào đêm 29/12, ngay trước Festival hoa Đà Lạt 2016. 6 album chỉ sáng tác và phổ nhạc riêng cho Đà Lạt, hẳn chị nằm trong top nhạc sỹ có nhiều sáng tác nhất về thành phố này?

Có thể nhiều tác giả chưa phát hành album tôi không thống kê được. Nhưng trong số những tác giả đã công bố album về Đà Lạt, có lẽ tôi ở trong top 5.

Tuy nhiên, nhiều không không nói lên được điều gì mà mình vui là festival hoa lần nào, bài hát của mình cũng vang lên khắp phố phường Đà Lạt trên những chiếc xe hoa diễu hành, trong các chương trình biểu diễn chính thức.

Bấy nhiêu là cũng đủ hân hoan cùng phố hoa Đà Lạt rồi.

Những cái tên album rất… tình tứ. Chị có tự tin rằng ca khúc của chị khiến những người chưa từng tới đây cũng phải yêu mến và những người đã tới rồi thì muốn… yêu nhau?

Nếu cảm nhận Đà Lạt qua âm nhạc của Quỳnh Hợp thì những ai chưa đến sẽ háo hức được đến nhất là các bạn trẻ vì sự tươi tắn, nồng hậu và thoáng đạt của những bài hát khoe được vẻ đẹp lãng mạn và không khí rộn ràng của phố hoa mỗi dịp festival.

Mùa đông làm cho người ta muốn gần gũi nhau, tình yêu dễ nảy nở nên đến Đà lạt, bạn nên có đôi vì thế mới nói Đà Lạt dễ khiến người ta muốn… yêu nhau là vậy.

Đà Lạt giống như một cô gái đẹp vừa giản dị vừa kiêu kỳ khiến cho người ta cứ đắm đuối, mơ tưởng, nhớ nhung. Âm nhạc Đà Lạt nói chung mang âm hưởng trữ tình, man mác buồn và là nỗi hoài nhớ.

Nhưng những ca khúc của tôi về Đà Lạt, bên cạnh những tình khúc thì nổi bật là những ca khúc mang đến cho người nghe niềm phấn chấn, vui tươi; không khí lễ hội rộn ràng với Ballad, Pop, Samba, Cha cha cha, Tango đặc biệt có cả hiphop – ca khúc “Lạc giữa phố hoa” là bản hiphop – rap đầu tiên về Đà Lạt do Tóc Tiên biểu diễn dịp festival hoa 2005 cùng nhóm múa hiphop tại sân khấu nổi giữa Hồ Xuân Hương đã tạo được ấn tượng đặc biệt với người Đà Lạt và du khách.

Nhạc sỹ Quỳnh Hợp tại Festival hoa Đà Lạt 2010

Những album riêng của chị có sắc màu thế nào để hấp dẫn người nghe khi mà thời gian đầu tổ chức festival hoa, từng năm chị đều có album ra mắt khán giả?

Đà Lạt có sức hút kỳ lạ với bất kỳ ai đã từng một lần đặt chân, các nghệ sĩ khi đến đây đều có tác phẩm. Sau thành công của album ‘Đà Lạt – thành phố ngàn hoa’, tôi có nhiều lần trở lại và viết thêm những ca khúc mới.

Đó là những ca khúc vừa mộng mị khói sương như bản ngã của âm nhạc Đà Lạt lại vừa sôi nổi, trẻ trung qua những ca khúc về phố núi, về hoa, về em… trong không gian Đà Lạt đầy sắc màu quyến luyến du khách.

Những album ấy là dịp trải lòng với phố hoa, với những câu chuyện tình hư hư, thực thực ai cũng thấy mình trong đó. Vợ chồng nhạc sỹ Quỳnh Hợp chụp hình kỷ niệm với vợ chồng nhạc sỹ Dương Toàn Thiên

Với album “Đà Lạt cuối đông”, có cảm giác rằng chị “mượn” cơ hội để lắng tâm tư về mùa đông xứ Bắc?

Sinh trưởng Hà Nội, tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống và làm việc từ năm 1991, người thân duy nhất là ông xã. Lần đầu tiên trở lại Hà Nội mùa đông đúng vào dịp tết âm lịch, tôi hạnh phúc vô cùng! Dương như bắt gặp mùa đông Hà Nội trong cái lạnh Đà Lạt nhưng khí hậu Đà Lạt dễ chịu hơn, một ngày có 4 mùa. Mùa đông bắt đầu từ 7h tối mang phong vị khá lạ.

Mùa Đông được xem là mùa đẹp nhất của phố núi Đà Lạt. Khi những cơn mưa cuối cùng bắt đầu ngưng và cái lạnh se se bắt đầu thổi về cũng là lúc những người phương xa muốn đến Thành phố sương mù tận hưởng khoảnh khắc đông về.

Album Đà Lạt cuối đông ra mắt cuối 2011 đầu 2012 vào dịp festival Hoa. Sao Mai Dương Quốc Hưng đã thật sự cuốn hút người nghe bằng sự liên kết giữa các đặc tính riêng biệt của nhiều dòng nhạc. Năm đó, Dương Quốc Hưng còn biểu diễn trước festival hoa giới thiệu những ca khúc trong album và biểu diễn trực tiếp trong chương trình bế mạc festival hoa năm đó.

Yêu nên cảm thông

Đà Lạt bây giờ thế nào so với lần đầu chị đến?

Lần đầu tiên cùng ông xã (mới cưới) đến với Đà Lạt mộng mơ vào đúng dịp nghỉ Lễ 2/9/1989, có bao nhiêu tiền… “ôm” đi tiêu hết, bây giờ mọi người gọi là “tuần trăng mật” đấy. Thời đó, hình như du lịch Đà Lạt đi “nhặt” khách ở từng khách sạn đưa đi thăm quan vì vắng quá.

Từ khi Đà Lạt có festival hoa, năm nào tôi cũng lên để nghe lại những gì mình viết, chiêm nghiệm lại những gì mình gửi gắm và gợi mở những ca khúc mới về một Đà Lạt mới hơn, rộn ràng hơn chào đón du khách.

Như là duyên, năm 2010 tôi đã mua được một căn nhà ở Đà Lạt, nằm bên một quả đồi, có thể ngắm toàn thành phố Đà Lạt.

Nhạc sỹ Quỳnh Hợp và ông xã lần đầu tiên tới Đà Lạt

Như vậy chị như một “cư dân” Đà Lạt rồi, liệu có phải chị đang “ưu ái” rất nhiều cho “đội nhà” của mình?

Từ khi có nhà, lên tới nơi là tôi rất ít xuống phố, trừ khi có bạn từ thành phố lên và nếu cà phê cùng bạn bè bên Hồ Xuân Hương.

Sau những ngày festival hoa và những ngày nghỉ lễ, Đà Lạt trở lại tĩnh lặng và vắng vẻ vốn có. Tôi đi nhiều nơi, có những thành phố du lịch gây ác cảm vì sự chặt chém. Đà Lạt vẫn mang sự hồn hậu vốn có khiến du khách vẫn có thiện cảm nên mình ưu ái Đà Lạt cũng đúng thôi.                                       Cà phê bên hồ Xuân Hương

Chị là một trong số không nhiều nhạc sỹ thường xuyên nhận được các “đơn đặt hàng” sáng tác bài hát về các lễ hội, các biểu tượng văn hóa nghệ thuật, và cả những bài tỉnh ca. Có vẻ xu hướng này đang ngày một rộ thành phong trào?

Sau những bài hát có thể gọi là ‘thành phố ca’, ‘tỉnh ca’ như Thành phố hoa phượng đỏ của nhạc sĩ Lương Vĩnh ( thơ Hải Như), Hà Giang quê tôi (Thanh Phúc), Tiếng chày trên sóc Bom Bo (Xuân hồng) Dáng đứng Bến Tre, Khúc tâm tình người Hà Tĩnh ( Nguyễn Văn Tý); Huế tình yêu của tôi ( Trương Tuyết Mai), Huế thương ( An Thuyên).v.v. ai cũng cũng thuộc và ngêu ngao hát thì nhiều địa phương muốn mời chính những nhạc sĩ đã có bài ‘địa phương ca’ như thế hoặc những nhạc sỹ nổi tiếng về viết cho địa phương mình.

Hầu hết các tỉnh đều ‘thèm’ một bài gọi là ‘tỉnh ca’ như thế, để tự hào, để cho bằng người, quảng bá được tỉnh mình, thành phố mình.

Hiện nay, phương tiện truyền thông đa dạng hơn, người nghe có quá nhiều sự lựa chọn nên việc khán giả thuộc một bài hát về địa phương khó khăn hơn nhiều. Vì thế mà các địa phương phải ‘yêu’ bài hát của mình, phải dàn dựng, biểu diễn, phát sóng thường xuyên trong đài tỉnh, biểu diễn mỗi khi có dịp truyền hình trực tiếp trên VTV, theo thời gian mới có thể đọng lại được.

Tác phẩm được trao giải nhất mà để đó thì cũng vô ích. Âm nhạc là nghệ thuật của thời gian, cần phải được vang lên để người nghe cảm nhận. Nhạc sĩ Quỳnh hợp với ông xã trên đỉnh Lang Biang năm 2004

Một ca khúc hay về một địa danh, cũng là “cái cớ” để du khách có thiện cảm về nơi đó. Nhưng với những địa phương để lại ấn tượng xấu về văn hóa ứng xử, thói chặt chém, sự a dua,… thì người nhạc sỹ có thể “nhận đơn hàng” ca khúc hay, ấn tượng được không?

Với một người sáng tác chuyên nghiệp, có đặt hàng là viết được. Hay hay không phụ thuộc tài năng của người viết. Có tác phẩm là một chuyện, tác phẩm được đón nhận hay không là chuyện khác.

Cùng đến 1 địa phương, có nhiều nhạc sỹ, có thể chỉ có 1 nhạc sỹ có tác phẩm “đứng” được là quý rồi. Tuy nhiên, có nhiều tác phẩm mang tính dự báo là tầm nhìn của người viết. Người nghệ sĩ có thể bỏ qua cái xấu, ‘vẽ’ ra một tương lai tốt đẹp đưa vào tác phẩm.

Đà Lạt là thành phố của những giai điệu trữ tình lãng mạn nhưng giờ, du khách còn có một nỗi lo về việc “thừa cơ chặt chém” về dịch vụ. Hai mảng đối lập và đáng lo ngại quá?

Đà Lạt chỉ đông vào những ngày cuối tuần và đông nhất vào những dịp nghỉ lễ và những dịp Festival hoa nên việc kinh doanh của người dân cũng khó khăn. Những nhà hàng, khách sạn ở Đà Lạt cả năm họ vắng có khách, đến khi lễ hội, nếu không tăng giá họ cũng khó ổn định việc kinh doanh của mình.

Du khách cũng chia sẻ với những người làm dịch vụ: ngày Lễ, Tết mình được nghỉ, còn họ vẫn phải làm, lượng khách tập trung cao bất thường khiến mọi thứ đều thiếu thốn, mọi chi phí theo đó tăng cao hơn.

Ví dụ, đường hoa Nguyễn Huệ ở Sài Gòn vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, gửi xe ( tư nhân) là 50 nghìn, báo chí đưa tin là chặt chém. Là người đi chơi tết, ra tới đường hoa, có người giữ giùm xe để mình ngắm hoa thưởng ngoạn sắc xuân là mừng, nếu không có người giữ thì phải về. Khi mình đi chơi, có thể cả đêm giao thừa họ phải trông xe. Nếu nhìn ở góc độ chia sẻ, việc phí dịch vụ quá cao chưa hẳn đã là xấu.

Những nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, các công trình nghệ thuật “nhịn” quanh năm chỉ đợi một mùa hoặc 2 ngày cuối tuần. Du khách cũng cần chia sẻ với họ để dịch vụ du lịch ngày một tốt hơn.

                          Đà Lạt với ngàn sắc hoa

Liệu chị có “bênh vực” Đà Lạt quá không, ở góc độ du lịch, rất nhiều khách bắt đầu “sợ” rồi?

Tôi đã tự xem mình là cư dân thành phố này, vậy mà cũng bị “chém đẹp”. Ngày thứ nhất, tôi dẫn một nhóm bạn tới ăn tại một nhà hàng, giá cả phải chăng và ngon miệng. Thấy giá cả được, hôm sau trở lại ăn thì tá hỏa vì hóa đơn cao hơn hôm trước nhiều. Tôi hiểu rằng, chủ quán muốn khách trở lại nên bữa đầu tạo thiện cảm, ngày thứ hai thì cho rằng khách sẽ không ở lại lâu nữa nên tăng giá. Tôi cho đó là “mánh” kinh doanh ở các thành phố du lịch, không riêng gì Đà Lạt. Vì thế mà không chỉ bằng những biện pháp của chính quyền ổn địch giá cả và tổ chức khoa học thì du khách khi đến Đà Lạt nên mỗi người một tay, tùy theo sức của mình cùng làm cho Đà Lạt thêm đẹp và thân thiện hơn.

Còn nếu bạn sợ bị “chặt chém” khi đến Đà Lạt, xin mời ghé nhà tôi (cười…) – một ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh trên một quả đồi nhìn ra Hồ Xuân Hương, có hoa trái trong vườn, bạn có thể ngắm và chụp hình toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ trên cao rất đẹp.

Ngôi nhà vừa được trao giải nhì ‘Xanh – sạch – đẹp’ cấp cơ sở chào mừng festival hoa 2015. Bạn có thể thoải mái như ở chính ngôi nhà của mình, tự đi chợ, nấu ăn. Đặc biệt, bạn sẽ được thưởng thức những ca khúc về Đà Lạt riêng có của chủ nhân ngôi nhà. Một góc vườn nhà của nhạc sỹ Quỳnh Hợp tại Đà Lạt buổi sớm tinh sương trước thềm năm mới 2016

Cảm ơn chia sẻ của nhạc sỹ!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

List Sách Hay Về Âm Nhạc

Sách về âm nhạc hay nhất. Viết về các thời kỳ âm nhạc, giới thiệu cuộc đời của các nhà soạn nhạc và danh sách các bản nhạc nổi tiếng. Đồng thời sắp xếp phân chia thể loại âm nhạc giúp người đọc dễ hiểu hơn trong quá trình tìm đọc.

Những Nốt Nhạc Tỉnh Thức

Cuốn sách này ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của Sistema để truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà giáo dục, và các nhà hoạt động xã hội ở khắp mọi nơi. Nó lần theo quá trình mà tác giả đã dần nhận thức được rằng trong El Sistema, lý tưởng dẫn dắt dàn nhạc như một trường học cho cộng đồng phải rất mạnh mẽ để có thể xuất sắc xóa nhòa sự phân biệt giữa giáo dục âm nhạc và biến đổi xã hội. Và nó mô tả quá trình củng cố niềm tin trong bà rằng nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới, có nhiều điều để học hỏi từ mô hình của Venezuela.

El Sistema là một chương trình giáo dục âm nhạc công lập ở Venezuela, ban đầu được gọi là Hành động xã hội vì âm nhạc do nhà kinh tế và nhạc sĩ Jose Antonio Abreu sáng lập. El Sistema quản lý hơn 150 dàn nhạc thanh niên cà 70 dàn nhạc thiếu niên tham dự miễn phí các trường âm nhạc trong hệ thống của mình trên khắp đất nước. 905 trong số đó là con của các gia đình nghèo. Các em không những được mễn phí học mà còn được cấp nhạc cụ thậm chí cả thẻ xe buýt đến lớp.

Kết hợp sự khôn khéo về chính trị với lòng tận tâm hết mực, Abreu đã nuôi dưỡng giấc mơ, nơi âm nhạc được xem như môi trường lý tưởng mà trẻ em càng sớm được trưởng thành trong đó thì càng tốt cho xã hội.

“Những nốt nhạc tỉnh thức là một cuốn sách phải-đọc dành cho bất cứ ai muốn làm thế giới tốt đẹp hơn mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu.” – Ngài Clive Gillinson, Giám đốc điều hành và Giám đốc nghệ thuật Carnegie Hall

Danh Nhân Âm Nhạc

Những cống hiến của họ đã biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể, và đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong quá trình phát triển của loài người, tạo nên những bước ngoặt lịch sử đưa con người lên một tầm cao mới.

Họ chính là những nhà nghệ thuật tài ba, nhà bác học tên tuổi hay là những triết gia có tầm ảnh hưởng… Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của họ là những bản hùng ca độc đáo giữa cuộc sống vĩnh hằng với những thất bại, thành công, đắng cay cùng cực này. Họ đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại.

Đặng Thái Sơn Người Được Chopin Chọn

Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là “thần đồng”, thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.

Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu.

Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự “đồng điệu”. Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.

Hồi Ức Bên Phím Dương Cầm

Giảng dạy và biểu diễn nghệ thuật nói chung cũng như piano nói riêng thường được coi là một công việc nhẹ nhàng và quý phái. Nhưng có lẽ không nhiều người thực sự hiểu rằng để đến được với nghệ thuật và tiến bước trên con đường âm nhạc cổ điển chính thống, những người nghệ sĩ đã phải trải qua những năm tháng khổ luyện đầy gian nan vất vả, thậm chí khắc nghiệt vô cùng.

Cuốn sách “Hồi ức bên phím dương cầm” sẽ giúp cho các bạn đang theo học piano, cũng như những người đang theo học piano chuyên nghiệp – những người sắp trở thành các nghệ sĩ, giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp trong tương lai – cảm nhận, thấu hiểu hơn những thuận lợi cũng như “cái giá phải trả” cho đam mê của mình. Nhưng dù thế nào đi nữa, ý nghĩa tích cực mà âm nhạc mang đến cho cuộc sống của chúng ta thì không lời nào có thể tả xiết.

Trịnh Công Sơn và Bob Dylan

Một “sân khấu” được dựng lên với những cuộc khảo sát thú vị trên các phương diện: tôn giáo, chính trị, chiến tranh, tình yêu và chung quy là hai bối cảnh văn hóa đã hun đúc nên hai tài năng này. Từ đó, không chỉ vấn đề tiểu sử cá nhân, tiểu sử nghệ thuật, cá tính sáng tạo, vai trò trí thức của Trịnh Công Sơn và Bob Dylan được trình bày cụ thể, lý tính, mà cuốn sách này còn tái hiện một bức tranh thời đại biến động qua những tương đồng, dị biệt của hai nhân vật lớn thuộc về hai nền văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh xung đột, chiến tranh những năm 1960-1970.

Cuốn sách không dừng lại ở những vấn đề thuộc phạm vi âm nhạc, mà xa hơn, soi tỏ một phông nền thời cuộc. Từ đó, có thể lý giải vì sao Trịnh Công Sơn và Bob Dylan đã trở thành hai tượng đài vượt ra khỏi khuôn khổ nền văn hóa của mình.

Người Sửa Đàn Dương Cầm

Ở tuổi 20, Tomura hoàn thành xong khóa học hai năm tại trường, cậu trở về Hokkaido để làm việc tại cửa tiệm nhạc cụ của Itadori. Vẫn còn nhiều hạn chế trong hiểu biết âm nhạc cũng như kinh nghiệm làm việc, Tomura dần dần xây dựng được cho mình ý nghĩa của việc trở thành một người sửa đàn dương cầm trong những lần tiếp xúc với Yanagi – một đàn anh có nhiều hơn cậu 7 năm kinh nghiệm, và cũng là người hướng dẫn trực tiếp cậu trong công việc.

Những hoài bão của tuổi trẻ cùng những tháng ngày miệt mài bên cây đàn dương cầm liệu có được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực đã bỏ ra ?

Thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, Chủ Nhật Trong Tiếng Anh Là Gì? (Update)

Các thứ trong tiếng Anh

Days of the week: Chỉ tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai tới chủ nhật

Weekdays: Chỉ 5 ngày từ thứ hai tới thứ sáu (Rất dễ nhầm lẫn với cụm phía trên)

Weekend: Chỉ hai ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhật

Giới từ đi kèm và cách viết

Khi đứng một mình hoặc đi kèm với ngày, tháng, năm, các thứ trong tuần đều được sử dụng với giới từ ON

Ex: on Monday, on Tuesday, on Wednesday…

Khi viết cùng với ngày tháng chúng ta thường viết như sau:

Ex: Wednesday, December 3rd, 2008

Cách đọc viết mình đã chỉ rất cụ thể ở hai bài viết về tháng trong tiếng Anh và cách đọc viết thời gian trong tiếng Anh

Ý nghĩa tên tiếng Anh của các thứ trong tuần

Như bạn cũng đã biết, tiếng Anh được tạo thành một phần dựa trên tiếng Hi Lạp cổ, tiếng Latin và tiếng German. Sự pha trộn và tiếp thu từ các nền văn hóa khác nhau khiến cho nhiều từ tiếng Anh thông dụng ngày nay ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Từ chỉ các thứ trong tuần cũng là một trong số đó.

Tên tiếng Anh của các thứ trong tuần có nguồn gốc phần lớn từ tiếng Latin. Người La Mã không chỉ đặt tên cho các thứ theo tên các vị thần họ thờ phụng mà còn theo tên của các hành tinh. Những sao được nhìn thấy mỗi đêm là Mercury (sao Thủy), Venus (sao Kim), Mars (sao Hỏa), Jupiter (sao Mộc) và Saturn (sao Thổ). Năm ngôi sao này, cộng với Mặt trời và Mặt trăng là 7 hành tinh được người xưa dựa vào để đặt tên cho 7 ngày trong tuần.

Sunday – Chủ nhật

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay quen thuộc với câu nói: Thứ Hai là ngày đầu tuần. Nhưng thực chất theo quan niệm của người La Mã từ xa xưa, Chủ Nhật mới là ngày đầu tiên của một tuần. Nó được đặt tên theo vị thần quan trọng nhất và thân thiết nhất với con người là Sol – thần Mặt Trời. Bạn có thể thấy “sun” trong Sunday cũng có nghĩa là mặt trời. Ngoài ra, Sunday cũng được dịch sang tiếng Latin là dies Solaris với ý nghĩa “Ngày của Mặt Trời” – “Day of the Sun”.

Monday – Thứ Hai

Tên của ngày thứ hai trong tuần có nguồn gốc từ dies Lunae trong tiếng Latin nghĩa là “Ngày của Mặt trăng” – “Day of the Moon”. Từ này được dịch sang tiếng Anh cổ là Mon(an)dæg và sau đó chuyển thành “Monday” (xuất phát từ từ Moon) như ngày nay. Thứ Hai được dành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm cho con người, đó là thần Mặt Trăng – Luna.

Tuesday – Thứ Ba

Mars hay Martis là vị thần của chiến tranh theo quan niệm của người La Mã cổ đại. Tên của vị thần này cũng được lấy để đặt tên cho sao Hỏa. Trong tiếng Latin, thứ Ba được gọi là dies Martis có nghĩa là “Day of Mars” – “Ngày của sao Hỏa”. Tuy vậy, thay vì xuất phát từ thần thoại La Mã, Tuesday trong tiếng Anh ngày nay lại có nguồn gốc từ tên của vị thần cai quản chiến tranh và bầu trời dựa trên thần thoại của các dân tộc sống ở Bắc Đức là Tiu hoặc Tiw và theo thần thoại Bắc Âu là Tyr.

Ngoài ra, vẫn có một số nước trên thế giới hiện nay có thứ Ba được đặt theo tên của thần Chiến Tranh Mars như Pháp (Mardy), Tây Ban Nha (Martes) hay Ý (Martedi).

Wednesday – Thứ Tư

Wednesday có nguồn gốc từ ngôn ngữ German cổ là Woden’s day. Woden là vị thần bảo hộ và luôn dẫn dắt cho những người thợ săn theo quan niệm của người Đức từ xa xưa. Thần Woden tương ứng với thần Mercury – vị thần đưa tin và bảo hộ cho những người lữ hành trong thần thoại La Mã. Tên của Thần cũng được đặt cho sao Thủy. Do đó, trong tiếng Latin, thứ Tư còn có nghĩa là dies Mercurii – “Day of Mercury”.

Thursday – Thứ Năm

Thursday trong tiếng Anh xuất phát từ Thor’s day theo cách gọi của người Nauy cổ. Thor là vị thần Sấm Sét theo thần thoại Bắc Âu, tương ứng với thần Jupiter – thần của bầu trời, sấm sét, bão tố và là vua của các vị thần trong thần thoại La Mã. Tên của thần cũng được người La Mã cổ dùng để gọi sao Mộc. Vì thế, trong tiếng Latin, thứ Năm còn được gọi là dies Jovis, nghĩa là “Ngày của sao Mộc” – “Jupiter’s day”. Có thể thấy dù được đặt theo tên của vị thần nào, ở nền văn hóa nào, Thursday vẫn luôn có nguồn gốc từ các vị thần sấm sét. Bản thân Thursday cũng có những nét tương đồng trong phiên âm với 2 từ “thunor” và “thunder” (sấm sét).

Friday – Thứ Sáu

Venus (thần Vệ Nữ) là một vị nữ thần La Mã tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Trong tiếng Latin, thứ Sáu được đặt theo tên vị thần này là dies Veneris, với ý nghĩa “Ngày của sao Kim” – “Day of Venus”.

Tuy vậy, Friday trong tiếng Anh được đặt tên theo Freya – nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Bắc Âu. Trước đó, trong tiếng German cổ, thứ Sáu được viết thành “Frije-dagaz” và sau này mới chuyển thành Friday.

Saturday – Thứ Bảy

Saturday và cũng là ngày cuối cùng của tuần bắt nguồn từ tiếng Latin dies Saturni, với nghĩa là “Day of Saturn”. Saturn là tên của một vị thần La Mã trông coi chuyện nông nghiệp, trồng trọt đồng thời là tên của hành tinh thứ 6 trong hệ Mặt trời. Trước khi trở thành Saturday như ngày nay, thứ Bảy từng được gọi là Saturn’s day. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy – Saturday.

Đề Tài Tiến Sĩ Về Bìa Sách: Đừng Đánh Giá Bằng Tên?

Đừng đánh giá qua tên luận án

Theo thông tin trên trang web của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, ngày 25/9, đơn vị này có tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh Bùi Quang Tiến với đề tài: ‘Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam’, chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật.

Được biết, mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ đặc điểm nhận diện của nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam; phân tích, so sánh những biến đổi nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn này dưới tác động của kỹ thuật công nghệ so với các thời kỳ trước.

Tuy nhiên, khi hình ảnh mang tên đề tài luận án tiến sĩ trên xuất hiện trên mạng thì có nhiều ý kiến cho rằng ‘rất lạ, khó ứng dụng trong thực tế’.

Một luận án tiến sĩ khi ra đời có nhiều quy trình chặt chẽ. Chúng ta không thể nhìn tên luận án mà đánh giá được mà phải đọc cả cuốn.

Tôi cho rằng những người có đánh giá như trên mới chỉ đọc tên chứ hầu hết chưa đọc luận án tiến sĩ này. Nếu chỉ thông qua tên thì không thể hiểu được’.

Cũng theo ông Sơn, chuyên ngành lý luận nghệ thuật thì không thể đánh giá theo kiến thức phổ thông.

‘Chúng tôi sẽ họp và có văn bản gửi Bộ GD-ĐT về vấn đề này. Về ứng dụng của luận án trong thực tế thì nên để hội đồng khoa học trả lời thì chính xác hơn. Vấn đề khoa học thì nên để các nhà khoa học đánh giá’, ông Sơn nhấn mạnh.

Còn theo NCS Bùi Quang Tiến, nguyên nhân đặt ra đề tài nghiên cứu này là do thực tế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kỹ thuật in ấn và sự lấn át của các ngôn ngữ, chữ viết quốc tế khác nhau trong thị trường xuất bản Việt Nam cũng như việc đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trước mắt tránh hậu quả mất thị phần ngay ở sân chơi trong nước.

Ngoài ra, việc cần hướng tới xuất khẩu sách nhằm giới thiệu quảng bá nền văn hóa, văn học cùng các giá trị thẩm mỹ đặc sắc của Việt Nam ra thế giới là cũng là một vấn đề cấp thiết.

Nhiều tranh luận

Trước đó, sau khi những hình ảnh của buổi lễ bảo vệ được đăng tải trên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến tranh luận về đề tài này.

‘Liệu rằng 10 năm (kết thúc năm 2015), tác giả báo cáo năm 2017 có đủ thời gian để vừa làm nghiên cứu vừa đánh giá không? Trong khi đề tài Tiến sĩ làm trong 1 năm?”, độc giả đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, có nhiều người lại phản biện cho rằng, đề tài về bìa sách là không có gì bất thường đối với chuyên ngành mà nghiên cứu sinh này theo đuổi là Lý luận và lịch sử mỹ thuật.

Bạn đọc Anh Hải Vũ cho rằng, thiết kế chữ bìa sách hay còn gọi là Typography không hề là chuyện tầm phào. Có rất nhiều vấn đề cần làm rõ trong thiết kế chữ và bìa sách, nó không chỉ là nghệ thuật mà còn là sáng tạo.

“Nhiều người ngoại đạo không hiểu chỉ nhìn cái bìa sách đã nói là đơn giản, không xứng tầm thì thật đáng buồn” bạn đọc này viết.

Tương tự, bạn có nick name Hạ Hồng Việt cho rằng: “Đây là đề tài hay, nếu làm tới bến thì rất xứng đáng với luận án tiến sĩ. Từ nghiên cứu nghệ thuật chữ này có thể mang ra nghiên cứu, dự đoán phong cách trong những giai đoạn sau. Ngoài ra có thể đánh giá được yếu tố ảnh hưởng văn hóa ngoại nhập, phong cách thiết kế phẳng…”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhạc Sĩ Quỳnh Hợp Và Album Thứ 7 Về Dalat trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!