Bạn đang xem bài viết Những Bài Thuyết Minh Về Trại 26/3 Hay Nhất, Thuyết Trình Cắm Trại được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bài thuyết minh về trại 26/3
Top 5 bài thuyết minh hay nhất về trại 26/3Bài thuyết minh về trại ngày 26/3 hay nhất số 1: Ra Khơi
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Như quý thầy cô đã thấy, tổng thể cổng trại của chúng em có hình chiếc thuyền, con thuyền mang tên “Chi đoàn XX”. Con thuyền này là thứ chở những niềm tin, ước mơ, hy vọng của chúng em vươn xa đến những chân trời mới.
Tiếp theo, em xin mời mọi người cùng hướng mắt lên phía trên, là nơi có hình tượng hai bàn tay chụm vào nhau. Thưa quý thầy cô cùng các bạn! nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết rằng:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Vâng! Bàn tay chính là kết tinh sức mạnh của con người, là thứ công cụ tốt nhất để con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. Đối với chúng em – thế hệ tương lai của đất nước, bàn tay ấy còn chứa đựng tất cả sức lực, tinh thần cũng như lòng nhiệt huyết để chúng em có thể vững bước, tự tin xây dựng đất nước. Dù cho biết rằng con đường ấy còn lắm gian nan, trắc trở thế nhưng chúng em luôn tin rằng dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Đoàn TNCS HCM, thì không gì là không thể.
Trải qua những chặng đường đầy thử thách. Ngày hôm nay, bàn tay này sẽ mang theo những thành tích, những hoa thơm trái ngọt để dâng lên Bác Hồ kính yêu, cùng với đó là những lời hứa sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa “hồng” vừa “chuyên”: “Hồng” là đạo đức, tư tưởng và “chuyên” là chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, để thực hiện được những điều lớn lao ấy, việc đầu tiên mà chúng em cần làm ngay lúc này đó chính là phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức cũng như nhân cách, đạo đức của mình. Dưới mái trường này, trong khoảng thời gian qua đã có biết bao lớp người học tập, lớn lên và trưởng thành, cũng như đã đào tạo biết bao công dân có ích cho đất nước, và chúng em luôn cảm thấy tự hào khi mình là một trong những thế hệ đó.
Nhân dịp kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn, tuổi trẻ chúng em quyết tâm thi đua lập thành tích, phát huy hơn nữa những thế mạnh của bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng em cũng hy vọng năm học này sẽ đạt được nhiều điểm 10, nhiều thành tích để dâng tặng thầy cô, khiến thầy cô vui lòng.
Con thuyền “” Chi đội XX”” ra khơi chở theo tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết và chở cả những hoài bão, hy vọng dưới nền tảng vững chắc, tự hào bởi những thế hệ đã đi qua, sẽ từng bước vươn ra đại dương, đương đầu với mọi con sóng dữ và một ngày không xa nó sẽ quay về chất đầy những thành quả tươi đẹp.
Bài thuyết minh của em đến đây là kết thúc. Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
Bài thuyết trình trại ấn tượng ngày 26/3
Bài thuyết minh về trại 26/3 ý nghĩa số 2: Khát vọng
Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:
Nhân kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường XX phối hợp với Đoàn xã tổ chức Hội trại để ôn lại những chặng đường vẻ vang phát triển của Đoàn. Về với hội trại lần này, chi đội lớp XX xin trình bày một kiểu cổng trại với tên gọi: Khát vọng
Tuổi trẻ chính là tuổi của những ước mơ, hoài bão và khát vọng muốn vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống, cũng chính là khoảng thời gian để cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Và cũng chính những khát vọng đã giúp tuổi trẻ bay cao, bay xa để vươn tới những chân trời mới, góp phần xây dựng đất nước như Bác Hồ kính yêu đã mong ước. Cổng trại của chúng em dùng nguyên vật liệu rất giản đơn nhưng vô cùng gần gũi với mọi người dân Việt Nam đó chính là tre, nứa. Tre nứa là thứ dễ kiếm, dể làm đồng thời giá thành cũng lại rẻ mà có ý nghĩa vô cùng. Từ ngàn đời nay, tre nứa được xem là một hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, ngay thẳng, dẻo dai và thuỷ chung. Nó gắn liền với cuộc sống thường ngày: “Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong vào xe tăng, đại bác của quân thù”.
Phía trên cổng trại, ở vị trí cao nhất chính là lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, như muốn nhắc nhở mọi người rằng hãy yêu quí mảnh đất thiêng liêng mà nhiều thế hệ đã dựng xây. Còn phía bên phải cổng trại là Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với cánh tay nắm chắc lá cờ hệt như muốn thể hiện về một chân lí sáng ngời: Đoàn thanh niên là đội hậu bị tin tưởng và cũng là cánh tay phải của Đảng, mỗi khi đất nước cần thì thanh niên có, mỗi khi đất nước khó khăn thì thanh niên luôn sẵn sàng. Phía bên trái chính là huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh, hình tượng măng non mọc thẳng chính là biểu hiện của sự mạnh mẽ, trẻ trung tiếp bước cha anh để tiếp quản đất nước trong tương lai.
Tóm lại, với cổng trại trên, chi đội chúng em mong muốn gửi đến các bạn học sinh một thông điệp rằng: Khát vọng là một yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh như chúng mình. Chúng ta phải sống có khát vọng trong học tập cũng như trong rèn luyện để mai sau trở thành những đứa con ngoan, những người trò giỏi có ích cho đời.
Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống.
Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
Bài thuyết trình về trại ngày 26/3: Khát vọng
Bài thuyết minh về trại ngày 26/3 ý nghĩa nhất số 3: Tre Việt Nam
Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:
Kính thưa BGK! Nhìn vào cổng trại của chúng em thì có thể nhận ra hầu như được thiết kế bằng tre. Có thể nói rằng cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị, đầy sức sống, dẻo dai chống chịu mọi thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm.
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức của mỗi người Việt, cây tre chiếm vị trí vô cùng sâu sắc và lâu bền được coi như là biểu tượng của người Việt đất Việt,… Từ ngày bé, em cũng đã được học bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình – một hình ảnh quen thuộc, đầy thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ bao đời nay đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt Nam. Tre hiến dâng bóng mát cho đời cũng như sẳn sàng hy sinh tất cả…
Ta cũng có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có nhiều nét tương đồng với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy hay rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt Nam. Tre có bộ rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì vậy, tre được ví như con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước cùng người Việt thì tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam và cũng là cái đẹp Việt Nam.
Tiếp theo, em xin mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào bên trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại chính là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng! Phía bên dưới là ảnh của Bác Hồ, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em muốn dâng lên cho Bác – Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa rực rỡ sắc màu mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần hơi đơn giản, không quá cầu kì. Thế nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng cùng những giọt mồ hôi và những đôi tay của các thành viên của lớp XX, nó sẽ mãi mãi tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em.
Một lần nữa, em xin thay mặt lớp cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa về ngày 26/3 dành chúng em. Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi cũng như không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Phần thuyết minh của em đến đây là kết thúc.
Kính chúc BGK cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe!
Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe.
Em xin hết!
Bài thuyết trình ý nghĩa về cổng trại 26/3: Tre Việt Nam
Bài thuyết minh về trại 26/3 hay và ý nghĩa số 4: Biển đảo quê hương
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn !
Để chào mừng Hội trại kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, tập thể Chi đoàn XX chúng em xin mang đến hội trại những thông điệp riêng của mình. Điều đó được thể hiện qua cổng trại này, chúng em muốn gởi gắm vào đó chính là tình yêu với biển đảo, với quê hương.
Trên cao nhất, theo hướng của huy hiệu Đoàn chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở chúng em rằng: đã là đoàn viên thanh niên thì phải luôn đặt Tổ quốc, quê hương lên hàng đầu và phải cố gắng học tập để vươn cao và vươn xa hơn nữa…
Với nguyên liệu đơn giản từ tre, trảy chúng em đã tạo nên hình ảnh mái nhà sàn của đồng bào dân tộc H’re anh em. Với mái lợp bằng rơm rạ cùng chiếc mõ gió quay suốt ngày đêm để thể hiện một cuộc sống bình yên và no đủ trên quê hương Ba Tơ. Và chiếm 1 phần không gian tương đối lớn của cổng trại là hình ảnh của 1 con tàu. Đó là những con tàu không số vượt biển năm xưa, và đấy cũng là những con tàu đánh cá hôm nay. Mặc dù chỉ với phương tiện thô sơ cùng với lòng dũng cảm và tình yêu đất nước, tình yêu biển cả vẫn mãi hiên ngang giong buồm hướng về phía biển Đông để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Khi nói về biển đảo, Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết rằng:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”
Những con tàu ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Dù cho hôm nay chiến tranh đã lùi xa nhưng những kẻ tham lam vẫn còn nhiều tham vọng, biển Đông chắc chắn vẫn còn dậy sóng vì vậy biển luôn cần sự sẻ chia, sự tiếp sức từ phía đất liền.
Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Trường Sa còn được biết đến thông qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo của Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của người lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực cũng như nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo.
Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất đối với các anh đó chính là phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian luôn khiến con người ta cảm thấy chơi vơi và đơn độc hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình trở thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc và trong đó có cả người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, các anh không chỉ mang đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà còn cho cả dân tộc.
Chúng em xin mượn âm thanh của sóng biển, xin mượn những âm thanh từ núi rừng Ba Tơ để gửi tới các chiến sĩ hải quân đang nơi đầu sóng ngọn gió, những người đang ngày đêm góp sức dựng xây dựng quê hương Ba Tơ sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết minh của em
Chúc cho hội trại thành công tốt đẹp
Một lần nữa xin cảm ơn!
Bài thuyết trình về trại 26/3: Biển đảo quê hương
Bài thuyết minh về trại 26/3 số 5: Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !
Chào mừng hội trại 26/3 kỉ niệm XX năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, sau đây là phần thuyết minh về trại của chi đoàn XX:
Biển đảo Việt Nam chính là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua muôn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt chính là đất nước, là cuộc sống và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt luôn ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương và vô cùng cảm động. Trên hết đó là lòng kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (dáng chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng là vật đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Mặc dù trong phong ba bão táp thế nhưng nó vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta cùng hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn XX. Góc sáng tạo trẻ này chính là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, lòng nhiệt huyết và say mê của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.
Như nhà thơ Trúc Chi đã từng viết:
“Đêm trăm ngàn móng vuốt
Giá cào mặt sóng phủ đầu
Không tắt ngôi sao trong mắt
Đảo vẫn đứng bên nhau”
Đó chính là một bức tranh biển đêm trong mùa giông bão. Và giữa nơi đầu sóng ngọn gió ấy những người lính đảo vẫn bình thản, điềm nhiên ngay giữa bão giông, sóng gió khơi xa. Bởi lẽ, ở họ luôn hiện hữu một niềm tin rằng: “Tổ quốc nhìn từ biển” và vì biển đảo luôn là một phần máu thịt vô cùng thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu! Từ rất xa xưa, biển – đảo đã là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo nên một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn cũng như sự phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước chính là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá khứ. Với dân tộc ta, chiến tranh đã lùi xa thế nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt,… Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển đảo Việt Nam càng có tầm quan trọng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, 2 từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là một điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, hệt như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại và ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời quê hương.
Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, để chúng em có thể gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết minh của chi đoàn XX chúng em.
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Chúc hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bài thuyết trình về trại 26/3 hay nhất: Biển đảo Tổ Quốc
Cùng với những bài thuyết trình hay về trại 26/3, chúng tôi còn chia sẻ thêm lời bài hát Lên đàng giúp bạn và cả lớp dễ dàng học thuộc lời của bài hát Lên đàng để tự tin biểu diễn trước trường vào ngày 26/3 tới.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nhung-bai-thuyet-minh-ve-trai-26-3-hay-nhat-32870n.aspx Trong đêm Trung thu, không thể thiếu được bánh trung thu, đèn ông sao, mâm cỗ Trung thu. Và để thể hiện được ý nghĩa của mỗi mâm cỗ thì không thể thiếu được lời bình, thuyết minh mâm cỗ Trung thu, với bài thuyết minh mâm cỗ Trung thu, các em không chỉ hiểu hơn về ngày tết Trung thu mà còn trau dồi được kiến thức văn học.
Thuyết Minh: Cổng Trại: Khát Vọng!
Nhân kỉ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường THCS Hoà Phong phối hợp với Đoàn xã tổ chức Hội trại để ôn lại những chặng đường vẻ vang phát triển của Đoàn. Về với Hội trại lần này, chi đôi lớp….trình bày một kiểu cổng trại mang tên: Khát vọng
Tuổi trẻ là ước mơ, hoài bão và khát vọng! Chính những khát vọng đã làm cho tuổi trẻ bay cao, bay xa tới những chân trời mới để góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu đã mong ước. Cổng trại của chúng em dùng nguyên vật liệu rất giản đơn nhưng gần gũi với mọi người dân Việt Nam đó là tre, nứa. Tre nứa là thứ dễ kiếm, dể làm đồng thời giá thành lại rẻ và có ý nghĩa. Từ ngàn xưa, tre nứa là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, ngay thẳng, dẻo dai và thuỷ chung. Nó gắn liền với cuộc sống thường ngày: Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong vào xe tăng, đại bác của quân thù”. Phía trên cổng trại, ở vị trí cao nhất là lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, như nhắc nhở mọi người hãy yêu quí mảnh đất thiêng liêng mà nhiều thế hệ đã dựng xây. Phía bên phải cổng trại là Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với cánh tay nắm chắc lá cờ như muốn thể hiện một chân lí sáng ngời: Đoàn thanh niên là đội hậu bị tin tưởng là cánh tay phải của Đảng, khi đất nước cần thì thanh niên có, khi đất nước khó khăn thì thanh niên luôn sẵn sàng. Phía bên trái là huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh, hình tượng măng non mọc thẳng là biểu hiện sự mạnh mẽ, trẻ trung tiếp bước cha anh tiếp quản đất nước trong tương lai. Hai bên cột trại là dòng chữ đối xứng:……………………………………………………..
Tóm lại, với cổng trại trên, chi đội chúng em muốn gửi đến các bạn học sinh một thông điệp: Khát vọng là yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Chúng ta phải sống có khát vọng trong học tập, rèn luyện để mai sau trở thành những con ngoan trò giỏi có ích cho đời. Cuối cùng, thay mặt Chi đội…em xin gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo và các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Hội trại thành công tốt đẹp.
Bài Thuyết Minh Ý Nghĩa Cổng Trại Đơn Vị: Xã Long Trị A
Tôi tên: Đặng Hoàng Duyên, xin đại diện cho đơn vịtrại xã thuyết trình ý nghĩa cổng trại như sau:
– Kính thưa BGK! Nhìn vào cổng trại đơnvị hầu như được thiết kế bằng tre
Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hìnhảnh bình dị, đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão…
-Đả trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thànhvũ khí chống quân xâm lược, chống thiên tai,đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận đểchế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sôngBạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rấtlớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặtkhắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủychung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cây tre chiếm vị trí sâusắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_mộthinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi trelàng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Trehiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả…
Kính thưa BGK!Cây tre đã gắn bó với baothăng trầm của lịch sử nước nhà. …Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tređánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích cây tre được người Việt gắn với truyềnthuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặcÀn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dântộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, câytre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật, đời sống…vv…
Chính vì ý nghĩa đó mà đơn vị xã Long Trị Alấy chất liệu tre làm chủ đạo trong hội thi trại tòng quân năm 2013 với ý nghĩanhư sau:
Từ dưới nhìn thẳng lên những tia chớp củaánh đèn đã nói lên những tầm cao, những khát vọng vươn tới trời cao bao la vàrộng lớn. bên trái phía trên tên có gắn Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi làCờ đỏ sao vàng, ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôisao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớpbao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Kính thưa BGK! bên phải là lá cờ đảng thể hiện sự trang nghiêm của Đảng ta, Lá cờ đó biểutượng chocái gì? Nếu không kể tới quốc kỳ của Liên xô cũng có mang hình búa liềm vàkhông còn ai chính thức giải thích ý nghĩa cho nó nữa, thì lá cờ đỏ búa liềm tađang nói tới là biểu tượng của liên minh công nông , đó cũng là lá cờ của đảng CSVN.
Nhìn xuống phía dưới là tên đơn vị : Trại xã Long Trị A” , Ở 2 bên cổng là khẩu hiệucủa đơn vị:
Giang sơn gấm vóc canh từngphút
Đổi mới quê hương làm từngngày”
Ý thứ nhất muốn nói đến Cha ông chúng tađã bao đời đổ máu và mồ hôi, nước mắt tạo dựng nên cơ đồ lừng lẫy dưới TrờiĐông Á. Từng tấc đất trên núi cao, mỗi con nước hòa trong đai dương đã thấmnhuần hào kiệt uy dũng của tiền nhân; và con cháu hàng hàng, lớp lớp từ đời nọsang đời kia hiên ngang xây dựng đất nước ngày thêm tươi tốt, chiến đấu đánhđuổi ngoại xâm, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Cha ông chúng ta đã khổ công khaisơn phá thạch, bồi sông lấp biển, gầy dựng cho con cháu mảnh vườn sào ruộng,chính gì ý nghĩa đó các thế hệ chúng ta phải biết chân trọng gìn giữ
Ý thứ hai hiện nay đất nước đang trên đàphát triển, tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và chương trình mụctiêu quốc gia về xay dựng nông thôn mới. Hiện nay đơn vị đả hoàn thành 6/19tiêu chí và phấn đấu cuối năm hoàn thanh 2 tiêu chí điện và thuỷ lợi, có sựđóng góp to lớn của gia đình thanh niên.
hìn sang bên trái là hàng ràođược dựng bằng những thanh tre đứng thẳng, những khúc tre được chấp lại vớinhau thể hiện sự gắn kết, tinh thần đoàn kết và ý chí bền chặt của người chiếnsĩ.
Nhìn sang bên phải là những hình ảnh của những thanhniên lên đường bảo vệ tổ quốc dưới đó là những bước mà đơn vị làm đúng quátrình gọi thanh niên lên đường nhập ngủ như: bình xét chính trị các đợt, khám22 tiêu chuẩn về mắt, thăm nhập gia đình 3 gặp, 4 biết, lễ trao lệnh khám sứckhoẻ, lễ trao lệnh thanh niên chúng tuyễn NVQS…vv.. hoạt động ở địa phương nhưtập thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, mô hình làm ăn có hiệu quả của thanhniên…
Nhìnvào bên trong giữa trại, bàn thờ tổ quốc trang nghiêm với lá cờ đỏ sao vàng lấplánh, thầm nhắn nhũ các tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh hãy đoàn kết lạinhư sao vàng 5 cánh.
Hình tượng của người đã trở thành một biểu tượng về sự vĩ đạinhưng rất đỗi bình dị của người Cha già dân tộc. Và biểu tượng ấyđược thế giới tôn vinh với vị lãnh tụ vĩ đạicủa nhân dân Việt Namvà thế giới.
Còn hai bên bàn thờ là hai chậu bông tươithắm với mâm nhủ quả , Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ýnghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điềutốt lành trong cuộc sống . Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắcriêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định . thể hiện sự trang nghiêm lịch lãm.
Trên bàn thờ vị cha già kính yêu của dântộc, thể hiện sự vui mĩm cường như thầm nhắn nhũ thanh niên nên nghe lời Báckhuyên.
Thaymặt trại tòng quân Long Trị A, kính chúc quý đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc,thành đạt Thể hiện sự quyết tâm của thanh niên xã nhà chúng tôi xin hứa.
Chưa xong nghĩa vụ chưa về quê hương
Mộtlần nữa thay mặt hội trại kính chúc quý đại biểu, BGK thành công trong cuộc sống
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng
Tình huống 1: Nhập vai hai con rồng trên nóc Bến Nhà Rồng, giới thiệu cho mọi người về đặc điểm của công trình kiến trúc gắn liền với những mộc lịch sử quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.
Tình huống 2: Trong vai một người hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tới các vị khách nước ngoài những điểm đặc sắc của Bến Nhà Rồng.
Tình huống 3: Em có cơ hội được đi trên cỗ máy du hành thời gian để tham quan, ghi lại quá trình xây dựng, phát triển của những kiến trúc đặc sắc tại thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, một trong số đó chính là Bến Nhà Rồng, công trình kiến trúc gắn liền với những mốc lịch sử quan trọng của thành phố.
Tình huống 4: Nhà trường phát động phong trào “Chiếc hộp thời gian”. Mỗi học sinh sẽ ghi lại những suy nghĩ của mình ở hiện tại và cất trong một chiếc hộp, chiếc hộp này sẽ được bảo quản thật kĩ để thế hệ tương lai có thể mở ra xem và đón nhận “thông điệp từ quá khứ”. Hãy viết một lá thư ghi lại những ấn tượng của em về Bến Nhà Rồng, từ đó rút ra bài học lịch sử em muốn gửi gắm đến thế hệ tương lai. II. Thân bài
-Bến Nhà Rồng, hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và hơn 2 năm sau đó, năm 1864, ngôi nhà Rồng này được hoàn thành, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.
-Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu sau này là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
-Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
a) Tên gọi:-Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là Nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập.
-Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”.
-Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền.
– Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ “Thủ ngữ” có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
– Ngày 23 tháng 09 năm 1945, một tiểu đội tự vệ của ta với trang bị vũ khí thô sơ đã chiến đấu với một đại đội quân Anh được trang bị đầy đủ. Tiểu đội đã anh dũng hy sinh ngay dưới chân cột cờ Thủ Ngữ. Cảm khái trước những người anh hùng, viên chỉ huy quân Anh đã ra lệnh cho đại đội bồng súng chào những chiến sĩ bên kia chiến tuyến trước khi treo cờ Anh lên.
-Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cập vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba.
-Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới 430 mét.
a) Giá trị lịch sử:-Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức những cuộc mít-ting, biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai…
-Xúc động nhất là sự kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc. Bến Nhà Rồng đã lưu truyền biết bao tư liệu hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu.
-Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật…(có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày về quê hương, gia đình, sự nghiệp cách mạng đất nước). Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người khi nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Ta vừa kính phục vừa xúc động làm sao khi đứng trước đôi dép cao su mòn vẹt-đôi dép Bác đã đi khắp năm châu.
– Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh.
-Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc. Ai cũng thầm nhủ: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi. Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”… để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
III. KẾT BÀI (Học sinh tự làm)
Bài Thuyết Minh Về Bà Nà Hills
Xin chào mừng quý khách đã đến với khu du lịch cáp treo Bà Nà Hills. Khi nói đến tên gọi “Bà Nà”, nhiều người sẽ thắc mắc và thậm chí là suy đoán theo nghĩa đen của tên gọi này, Giải thích về tên gọi “Bà Nà”, có 4 cách giải thích:
1. Có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy núi có nhiều chuối nên đặt là “banane”, lâu ngày người ta Việt hóa thành Bà Nà.
2. Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, có nghĩa là “nhà của tôi”.
3. Ngoài ra, “Bà Nà” còn do người dân địa phương đặt tên,”Bà” chỉ các con vật linh thiêng,”Nà”là khu đất rộng ở trên các triền núi,
4. Có giả thuyết nói rằng Bà Nà là tên gọi tắc của thánh mẫu Y A Na hoặc bà Ponaga.
Vì thế năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ.
Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp.
Bà Nà được người Pháp phát hiện vào tháng 4/1901 khi được lệnh toàn quyền Đông Dương Paul Doumer tìm kiếm một điểm có khí hậu mát mẻ để xây dựng khu điều dưỡng cho người Pháp ở Trung Kỳ. Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp. Sau này, Bà Nà nhanh chóng trở thành một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương, thu hút nhiều du khách ngang tầm với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa.
“Kinh đô nghỉ hè của xứ Trung Kỳ” này được quy hoạch rất hoàn hảo, có đầy đủ bệnh viện, bưu điện, nhà hát opera. ” Có cơm ăn, có phòng trọ, có chớp bóng, có thể thao, đủ các cuộc tiêu khiển, lại bao cả việc vận chuyển thư từ hàng hóa và kiêm việc mướn kiệu thuê xe nữa “, nữ sĩ viết tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam, Huỳnh Thị Bảo Hòa, đã viết trong Bà Nà du ký.
Thăm dò khảo sát – Tháng Các cột mốc lịch sử nổi bậc: 1/1900: Toàn quyền người Pháp Dourmer đã giao cho Đại úy Thủy quân Lục chiến Debay cùng các phụ tá khảo sát dãy Trường Sơn (bán kính khảo sát 150 km kể từ Đà nẵng ra Huế) nhằm tìm nơi điều dưỡng cho quân đội Pháp và người Pháp ở Trung kỳ.
Tháng 7/1900: Đoàn tan rã, cuộc khảo sát không có kết quả.
Tháng 12/1900: Toàn quyền Dourmer giao cho Đại úy Thủy quân lục chiến Debay cùng các phụ tá (trung úy Becker, Dechery – trung đoàn 3 lính bản xứ Bắc Kỳ, Venel – trung đoàn 10) tiếp tục cuộc khảo sát.
Tháng 11/1901: Phái đoàn phát hiện “trong rặng núi của thung lũng Túy Loan một địa điểm khả dĩ có thể thiết lập nơi an dưỡng”.
Tháng đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương. Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn – Đà Lạt – Nha Trang – Quy Nhơn – Đà Nẵng – Huế – Vinh – Hà Nội – Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho 1/1912: Toàn quyền Đông Dương ra quyết định xây dựng du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa… Bà Nà thành Khu Bảo tồn Lâm nghiệp. Quyết định này đã thúc đẩy một bước quan trọng trong việc nghiên cứu ngọn núi và góp phần thu hút sự quan tâm đến nó. người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ.
Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn… Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15 km đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Sau năm 2000, Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vị thế một thị trấn du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của thành phố Đà Nẵng.
Năm 2004: một bản sao của chùa Linh Ứng ở Bà Nà Hills hồi sinh: Ngũ Hành Sơn được xây dựng ở đây. Trên núi cao, chùa Linh Ứng Bà Nà linh thiêng với những nét kiến trúc tinh tế làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao.
Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Tượng Phật cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Bên cạnh chùa Linh Ứng là những hầm rượu của người Pháp vẫn còn đó nay được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay.
25/3/2009: Nhằm phục vụ nhu cầu du lịch khám phá, nghỉ dưỡng và tâm linh của đông đảo du khách, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà đã đầu tư xây dựng tuyến cáp treo Bà Nà – Suối Mơ và chính thức khai thác tuyến cáp treo này vào ngày 25/3/2009 sau 12 tháng thi công và 2 tháng chuẩn bị.
Năm 2010: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Morin Spa…(chỉ khi spa này thực sự độc đáo, tầm cỡ, xứng đáng được liệt vào mốc sự kiện của Bà Nà còn nếu chỉ là spa nhỏ thì đưa vào phần Vì sao đến Bà Nà.)
Tháng 05/2011: Với sự tư vấn của các tập đoàn lớn trên thế giới về kiến trúc, khách sạn như Falcon’s Treehouse, Accor, Hostasia…Làng Pháp Được xây dựng trên diện tích 4,5 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai ham mê khám phá kiến trúc cổ châu Âu và mong muốn tận hưởng các dịch vụ đẳng cấp nhất.
Thang 03/ 2013 : Bà Nà khai trương tuyến cáp treo Bà Nà suối mơ với chiều dài hơn 5,8km, trang bị cabin lớn có sức chở 10 khách/cabin, công suất 1.500 – 1.600 khách/giờ. So với hai tuyến cáp này thì tuyến cáp mới là loại cáp treo hai dây, sẽ đưa khách đi thẳng từ chân núi lên đỉnh Bà Nà mà không phải qua chặng trung chuyển ở đồi Vọng Nguyệt.
Thang 04/ 2023 : Bà Nà tiếp tục khai trương thêm tuyến cáp treo mới, tuyến cáp này đưa khách lên thẳng khu Vườn Hoa , Hầm Rượu và các công trình phụ cận với sức chứa 10 người /1 cabin.
Không dừng ở đây Bà Nà Hills đã đưa vào khai thác khu vui chơi trong nhà lớn nhất Châu Á Fantasy Parkkhu trò chơi hiện đang phục vụ đa dạng các hoạt động giải trí và hạng mục sân Golf Bà Nà Hills cho doanh nhân lên đây nghĩ dưỡng.
Quần thể khu du lịch Bà Nà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp thế kỷ XX cổ kính, với những mái nhà hình chóp nón, nhọn hoắc. Phía trong nhà được trang trí theo kiểu châu âu trang nhã, sang trọng, rất Tây. Ẩm thực phong phú và độc đáo với nhiều thực đơn cho bạn lựa chọn – thực đơn gọi món, thực đơn nướng, thức ăn nhanh… Các khu nghỉ mát, các ngôi biệt thự, khách sạn Morin 3 sao, nhà nghỉ, resort, khu làng Pháp,…sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đam mê khám phá kiến trúc cổ châu Âu và mong muốn tận hưởng các dịch vụ đẳng cấp nhất
Nguồn: Admin City Tour Đà Nẵng tổng hợp
Vui lòng đánh giá bài thuyết minh này giúp tôi:
Một số bài thơ về Bà Nà Hills:
Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng Hay Nhất
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn thuyết minh về di tích lịch sử: Bến Nhà Rồng.
-/-
Để làm được bài văn thuyết minh này các em cần nắm chắc một số thông tin chính của di tích lịch sử Bến Nhà Rồng:
– Bến Nhà Rồng có tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4 (Thành phố Hồ Chí Minh.
– Là di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình.
– Từ 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
Các em có thể tham khảo dàn ý thuyết minh di tích lịch sử Bến Nhà Rồng chi tiết như sau:
Giới thiệu ngắn gọn về Bến Nhà Rồng
– Vị trí: Bến Nhà Rồng thuộc khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.
– Lịch sử hình thành:
+ Bến nhà rồng là một thương cảng nằm trên sông Sài Gòn và trở thành một thương cảng lớn tại Sài Gòn.
+ Được xây dựng từ 1862 và hơn 2 năm sau đó bến nhà Rồng này được hoàn thành vào năm 1864.
+ Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 đã tạo nên lịch sử dân tộc là người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh..
+ Mục đích ban đầu xây dựng bến nhà Rồng là để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.
+ Nóc nhà của bến nhà Rồng gắn hình rồng
+ Ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”.
+ Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ để treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
+ Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
– Ý nghĩa lịch sử
+ Là nơi Bác Hồ lên đường ra đi tìm đường cứu nước
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh – bến Nhà Rồng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định lại ý nghĩa của di tích bến Nhà Rồng
Văn mẫu thuyết minh Bến Nhà Rồng ngắn nhấtNằm trong số những di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta đó là Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ vĩ đại của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước qua các nước phương Tây. Nơi đây chứa đựng những hình ảnh lịch sử của đất nước.
Bến Nhà Rồng hiện nay nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Xưa kia nơi đây là thương cảng lớn thu hút rất nhiều tàu bè qua lại, do Công ty Vận tải Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863. Ngôi nhà xây dựng vào thời từ 1862 đến năm 1863 mới hoàn thành, ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây với trên nóc gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng, tên gọi Bến Nhà Rồng cùng được xuất phát từ chính đặc điểm này.
Sau thời gian kháng chiến của nhân dân, thực dân Pháp thất bại thì Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý và sửa hai con rồng lại với tư thế quay ra. Sau năm 1975 Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam trực tiếp quản lý.
Bến cảng vị trí giữa quận 1 và quận 4, vị trí thuận lợi và phía trước là bến Bạch Đằng. Buổi tối khi thành phố lên đèn nhìn từ xa bạn sẽ thấy bên càng nổi bật nhất với nhiều ánh đèn trang trí lung linh và huyền ảo. Bến cảng thiết kế theo kiến trúc Đông Tây kết hợp,các kiến trúc xưa đều còn nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Đối với những người Việt Nam Bến Nhà Rồng là một kỷ niệm mang giá trị lịch sử, vào năm 1911 chàng trai trẻ có tên Nguyễn Tất Thành bước xuống con tàu Latouche Treville ra đi bốn phương để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong tình cảnh bị nô lệ, lầm than. Hiện nay, nơi này cũng lưu giữ nhiều giá trị hiện vật có giá trị, về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Người, qua đó người xem sẽ hiểu hơn về một trong những con người anh hùng dân tộc, vĩ đại. Bảo tàng cũng là nơi thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm và khám phá thêm về Người.
Ngày nay, Bến Nhà Rồng là địa chỉ quen thuộc vẫn đang tiếp đón nhiều thế hệ con cháu đến thắp nhang, tìm hiểu về lịch sử và cuộc đời của Người, đồng thời tỏ lòng tôn kính, yêu mến vị lãnh tụ của dân tộc.
Bến Nhà Rồng luôn là một chứng tích lịch sử không chỉ là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mà còn thể hiện sự ngoan cường, tinh thần bất khuất của cả dân tộc Việt Nam.
Một số bài văn mẫu khác thuyết minh về Bến Nhà RồngMột trong số rất nhiều những di tích lịch sử về Bác kính yêu mà chúng ta phải kể đến đó là Bến Nhà Rồng. Bến cảng Nhà Rồng lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nơi Người đã đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình ba mươi năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
Bến Nhà Rồng xưa là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn. Trụ sở là một tòa nhà lớn, cao hai tầng do Công ty Vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863, dùng làm nơi bán vé tàu và làm nơi ở cho người quản lý. Đến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất bến để tàu cập bến. Bến được lót bằng ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông. Mỗi nơi neo đậu tàu cách nhau 18m. Bề ngang của mỗi bên vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10m. Con đuờng chạy sát bên cảng gọi là bến Khánh Hội. Bảo tàng – trước đây là trụ sở cua Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dụng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô tip “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiên trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tài Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyến giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng – biểu tượng của cảng Sài Gòn – thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Ngày nay, mọi ngưòi biết đến Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh số 01, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4. Nếu đứng ở bến Bạch Đằng hay bến đò Thủ Thiêm nhìn sang bên kia sông Sài Gòn, bạn sẽ thấy nổi lên trên nền trời gần cầu Khánh Hội tòa nhà cổ kính, kiểu cách vừa Âu, vừa Á, gần đó là những tàu biển mang cò đủ quốc tịch neo đậu san sát, cùng với những giàn cần cẩu hiện đại, cần mẫn bốc xếp hàng hóa lên xuống cảng.
Với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng thực sự là một địa chỉ lưu giữ những ki niệm đẹp về Bác. Bến cảng Nhà Rồng chính là một trong những cột mốc đánh dấu bước ngoặt tạo nên lịch sử cho dân tộc ta. Sau khi rời trường Dục Thanh ở Phan Thiết, thầy giáo Nguvễn Tất Thành xin vào học trường Bách Nghệ chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Để ghi nhớ sự kiện Bác từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nga 2/9/1979 – nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người – nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày vẽ “Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hổ Chí Minh (1890 – 1945)”. Sau đó ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập “Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”. Tòa nhà Bến Nhà Rồng hiện nay vẫn giữ nguyên kiên trúc cũ. Trên tổng diện tích quy hoạch 12.000m trừ diện tích xây dựng, còn lại tràn ngập màu xanh của đủ loại cây cỏ quý hiếm, hội tụ từ các địa phương. Đó là tâm lòng thành kính của đồng bào cả nước và khách nước ngoài thành kính dâng lên Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Xung quanh bên, có tới ngót 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh. Trong gần 40 chậu Mai chiếu thủy, có chậu tuổi thọ tới trên 200 năm. Một cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ miền Bắc và trồng. Đặc biệt có cây bồ đề được tia xén rất công phu do Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1991. Ngoài ra còn có một số cây Hoàng Nam do sứ quán Thái Lan tặng.
Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sụ nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam. Bảo tàng còn cung cấp cho người xem những thông tin lịch sử quý báu khái quát tình hình đất nước thời kháng chiên chống Pháp và hình ảnh của Hồ Chí Minh kính yêu. Đến với bảo tàng ta có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác qua phòng tưởng niệm: tư liệu về hệ thống các đền thờ Bác ở Nam Bộ, tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác, quê hương và gia đình Bác. Bác trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi – thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tiếp tục đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc Dân chủ ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Những hoạt động của nhân dân cả nước thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước. 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới đất nước… Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động của tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký của Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi tiếng hát về Bác Hồ… là nơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thông, học tập và vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố.
Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Bến Nhà Rồng hôm nay là một địa chỉ đỏ, rực sáng trong trái tim, khối óc của con người Việt Nam và những ai đã một lần đến đây.
Bài số 2 – Thuyết minh về Bến Nhà Rồng
Trong số rất nhiều những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng là địa điểm vừa mang kiến trúc độc đáo vừa in đậm dấu ấn lịch sử. Bến Nhà Rồng cũng là nơi gắn liền với con đường cách mạng, giải phóng dân tộc của Bác Hồ kính yêu, là một niềm tự hào của người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người Việt Nam nói chung
Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và ngôi nhà Rồng này được hoàn thành hơn hai năm sau đó, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Đầu ngựa là do thời trước công ty này chuyên lãnh trở đường bộ với xe ngựa kéo, còn mỏ neo có ý nghĩa tượng trưng cho tàu thuyền. Cái tên “Nhà Rồng” có nhiều cách giải thích. Cách giải thích phổ biến nhất là vì nó có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, có thuyết lại cho “Nhà Rồng” có nghĩa là Gia Long với nhà là Gia, rồng là Long. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyến giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, bến Nhà Rồng được cục đường biển Việt Nam quản lí, trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng còn gắn liền với một cột mốc, sự kiện lịch sử mang tính chất trọng đại của cả quốc gia, dân tộc. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp để có điều kiện sang các nước châu u tìm hiểu và học tập nền văn minh của họ, từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Bến Nhà Rồng từ đó như một địa điểm lưu giữ những hồi ức đẹp về Bác. Ngày 2/9/1979, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người, Nhà Rồng đã mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập trung nhấn mạnh vào sự kiện ra đi tìm đường cứu nước và thể hiện mối quan hệ tình cảm của Bác Hồ với đồng bào, nhân dân Miền Nam. Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở lối sảnh chính. Trong bảo tàng còn trưng bày những bản Tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (năm 1077) ; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (năm 1428) và “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ (năm 1945). Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh của ngày hôm nay cũng là một địa chỉ văn hóa với nhiều hoạt động văn hóa – chính trị có ý nghĩa, gắn liền với cuộc sống.
Bến Nhà Rồng là một địa chỉ, một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng sẽ sống mãi trong trái tim con người Việt Nam như là nơi khởi đầu, gắn kiền với con đường giải phóng dân tộc của Bác Hồ. Đó là một dấu son chói lọi của thành phố Hồ Chí Minh, của lịch sử Việt Nam.
Bài số 3 – Thuyết minh về Bến Nhà Rồng
“Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói lưu danh đến muôn đời…”. Lời ca ngân, lên trong mỗi người niềm tự hào được là công dân của thành phố anh hùng mang trong mình bao dấu ấn lịch sử thiêng liêng suốt hành trình đấu tranh oai hùng của dân tộc để: “Việt Nam ta lại gọi tên mình”. Từ thành phố này, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong hơn sáu mươi tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu. Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh và là địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.
Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm), trải qua bao biến cô thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước – cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điếm thành phô’ thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòn ngọc của Viễn Đông”.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lí, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Với diện tích gần 1500m² xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Trào của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ân Độ,…
Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trở thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiện trọng, đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “30 năm ấy chân không nghỉ”: Người đi khắp hóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ.
Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu, hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật. Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người xúc động khi được nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người.
Bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng thành kính và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc:
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Bài số 4 – Thuyết minh về Bến Nhà Rồng
Từ thành phố Hồ Chí Minh, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong 64 tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu và Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.
Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm) trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4 thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước-cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòng ngọc của Viễn Đông” Ngày 4/3/1863, ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp tiến hành mở cảng Sài Gòn và xây dựng trụ sở của công ty vận tải Hoàng Đế. Tòa nhà 3 tầng (2 lầu) được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà được gắn 2 con rồng lớn bằng đất hình trái châu theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Vì thế tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng được gọi là Bến Nhà Rồng (giới bình dân gọi là “Sở ông Năm” do viên quân Năm xứ Pháp đứng ra xây dựng). Khi chính quyền Mĩ ngụy tiếp quản thì đã chỉnh sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm Bác Hồ. Tháng 10/1995, Khu lưu niệm tiếp tục chỉnh lí, nâng cấp thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng có kết hợp kiến trúc phương Đông. Trên nóc nhà có kiến trúc đền chùa. Phía trên nóc có gắn phù điêu mang biểu tượng của công ty hình đầu ngựa và hình mỏ neo… Gọi là bến Nhà Rồng nhưng đến tháng 10/1865 nơi đây mới được xây dựng cột cờ thủ ngữ để treo cờ hiệu để tàu thuyền cập bến. năm 1899, mới xây dụng bến bằng ván dày gồm nhiều bến mỗi bến cách nhau 18 m. lúc đầu chỉ xây 1 bến, về sau cty mới xây bến thứ 3. Năm 1919, mới xây bến bằng bê tông và đến tháng 3/1930 bến mới hoàn thành chỉ có 1 bến dài 430 m. Năm 2001, bức tượng Nguyễn Tất Thành được tạc nên ngay chính diện tòa nhà làm bảo tàng thêm uy nghi xứng tầm vóc lớn lao…
Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trờ thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiến trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với 2 bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình ” 30 năm ấy chân không nghỉ”
Đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác_Lê-nin tìm ra mặt trời chân lí rồi trở về lãnh đạo cả dân tộc tổng khởi nghĩa tháng 8/19945 thắng lợi lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Và sau đó vẫn theo tư tưởng của Người, nhân dân ta tiếp tục cuộc hành trình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để từ mùa xuân 1975 non sông gấm vóc thân thương nối liền một dải. Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức những cuộc mít-ting, biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai… Xúc động nhất là sự kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc.
Hoa viên Với diện tích gần 1500m² xây dựng làm tòa nhà thì diện tích còn lại trong 1200m², 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh góp một phần làm trong sạch môi trường thành phố. Trong số này có chậu mai chiếu thủy trồng từ năm 1946, có cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ ngoài Bắc vào, có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Ðộ trong lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1946. Ngoài ra còn có 23 cây Hoàng nam do sứ quán Thái Lan mang tặng….
Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ ngiêm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Bài số 5 – Thuyết minh về Bến Nhà Rồng
Bến nhà Rồng là một trong những di tích lịch sử gắn liền với con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Bến Nhà Rồng, hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1863, và hơn 2 năm sau đó, năm 1864, ngôi nhà Rồng này được hoàn thành, trên khu vực gần cầu Khánh Hôi
Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là Nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà, một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp. Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ “Thủ ngữ” có nghĩa là sở cạnh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Đến gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cập vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba.
Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới 430 mét.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam nước ta quản lý. Chính quyền đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Với diện tích gần 1500 mét vuông xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền đất nước tụ hội về đây khoe sắc tỏa hương, đặc biệt là cây đa tân trào của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ấn Độ. Năm 1965, ngôi nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, nhà Rồng, biểu tượng của cảng Sài Gòn, thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Ngày nay, bến nhà Rồng là một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, tọa ở vị trí số 01, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4. Nằm ở vị trí trung tâm, trước mặt là cửa biển Bạch Đằng lộng gió, khi thành phố lên đèn, bến nhà Rồng lung linh diễm lệ tô điểm thêm cho thành phố ” hòn ngọc của Viễn Đông”.
Bến nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những chi nhánh các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bởi lẽ, Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống một con tàu làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Sau này là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
Bến cảng nhà Rồng là nơi lưu giữ biết bao tư liệu, hiện vật vô giá giúp cho thế hệ đi sau hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp cách mạng vĩ đại của người Cha già dân tộc. Bảo tàng được xây dựng thành 12 phòng trưng bày với khoảng 170 tư liệu, hình ảnh và hiện vật.
Không chỉ thế, đây còn là địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu m tìm hiểu về cuộc đời về sự nghiệp cách mạng của Bác. Bến nhà Rồng cũng là một điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, Bến nhà Rồng đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của một thành phố đã trải qua những cơn biến thiên trong lịch sử của cả dân tộc.
Thời gian vẫn cứ thế trôi đi, bến nhà Rồng vẫn sừng sững hiên ngang, là minh chứng đẹp đẽ và thuyết phục nhất về một vĩ nhân của Việt Nam- Bác kính yêu hay cũng chính là một bằng chứng lịch sử để gửi gắm đến muôn thế hệ mai sau về những tháng ngày mà cha ông chúng đã đi qua nhiều thử thách mà cũng thật oai hùng.
-/-
Huyền Chu (Tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Thuyết Minh Về Trại 26/3 Hay Nhất, Thuyết Trình Cắm Trại trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!