Xu Hướng 6/2023 # Những Câu Chuyện Về Tinh Thần Đoàn Kết Của Bác # Top 9 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Câu Chuyện Về Tinh Thần Đoàn Kết Của Bác # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Những Câu Chuyện Về Tinh Thần Đoàn Kết Của Bác được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuyện kể ý nghĩa về Bác Hồ

Bài học về tinh thân đoàn kết luôn là điều Bác Hồ thường răn dạy mọi người. Đại đoàn kết dân tộc chính là bài học thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ một số câu chuyện ý nghĩa về tinh thần đoàn kết của Bác, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài học về tinh thần đoàn kết của Bác

Những câu chuyện của chủ tích Hồ Chí Minh luôn mang những ý nghĩa sâu sắc để mỗi người tự rút ra bài học quý giá cho mình. Và tinh thần đoàn kết dân tộc cũng đã được Bác gửi gắm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

1. “Câu chuyện cái đồng hồ” và bài học về sự đoàn kết(21/10/2019)

“Đoàn kết” là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên luôn giành được những thắng lợi vẻ vang, đã giúp nhân dân ta giữ vững được nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết được ông cha ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết điều đó thành chân lý có giá trị muôn đời, Bác đã khẳng định rõ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều câu chuyện xuất phát từ những đồ dùng thông hàng ngày chứa đựng những giá trị và có ý nghĩa sâu sắc. Và câu chuyện của Bác về “Chiếc đồng hồ” chính là một biểu hiện của những giá trị ấy.

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

– Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp thưa Bác không ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

– Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?

Người căn dặn: Đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã làm cho nhiều cán bộ dự hội nghị trong hội trường đánh tan suy nghỉ cá nhân của mình.

Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta – một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đoàn kết để ổn định, để đổi mới, sáng tạo, để làm nên tất cả bởi lẽ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”./.

2. Tư tưởng Đại đoàn kết của Bác

Tư tưởng đoàn kết đến với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh khá sớm. Ngay từ những năm 1920, khi còn đang bôn ba hoạt động tìm đường cứu nước ở nước ngoài, trong nhiều bài báo, bài nói chuyện, Người đã kêu gọi tinh thần đoàn kết giữa người lao động ở các nước chính quốc với quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa. Lời kêu gọi đã dần dần thức tỉnh những người cộng sản, những người dân chủ ở các nước quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân tộc ở những nước đang bị chế độ thực dân xâm chiếm.

Kể từ khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh càng có điều kiện hiểu sâu hơn giá trị của tinh thần đoàn kết. Những ai nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước, đều không xa lạ với câu chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Từ “bọc trứng” đó sản sinh ra hàng triệu, hàng chục triệu người Việt Nam sau này. Từ đó, trong ngôn ngữ Việt Nam, từ xa xưa đã xuất hiện hai tiếng “đồng bào”. Đồng bào có nghĩa là cùng chung một bọc trứng (đồng = cùng, bào = bọc). Hai tiếng “đồng bào” từ xa xưa vốn đã mang ý nghĩa một thông điệp cực kỳ quan trọng: Những người Việt Nam chúng ta, dù sinh sống ở đâu, ở trong hay ngoài nước, ở vùng đồng bằng hay rừng núi, hải đảo đều có chung một cội nguồn, một sự gắn bó máu thịt với nhau. Tất cả chúng ta đều có chung một bà mẹ. Tất cả chúng ta đều là những phần tử từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Có lẽ Hồ Chí Minh là người hiểu sâu sắc nhất ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết và phổ biến sâu rộng chân lý đó trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

Ngay khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, cùng với rất nhiều hoạt động thực tiễn nhằm tuyên truyền tổ chức lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã dành thời gian để viết cuốn “Lịch sử nước ta” bằng thơ. Chắc chắn đây không phải là công việc dễ dàng, vì đòi hỏi ở tác giả một vốn kiến thức phong phú và hệ thống về lịch sử dân tộc. Một tập thơ ngắn, chưa đầy 250 dòng, nhưng đã thâu tóm được toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến các phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX. Đây là một hành động vô cùng cần thiết để tổ chức và huấn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng lúc bấy giờ. Tư tưởng chủ đạo của tập “diễn ca” “Lịch sử nước ta” là cùng với chủ nghĩa yêu nước, dân tộc ta đã sớm phát huy tinh thần đoàn kết (đoàn kết trong các triều đại phong kiến, đoàn kết toàn dân, và quan trọng nhất là sự đoàn kết chung sức chung lòng giữa những người lãnh đạo đất nước với toàn thể nhân dân). Đồng thời cho thấy, thời kỳ nào mà triều đình phong kiến quay lưng lại với nhân dân, thì tất yếu khối đoàn kết dân tộc bị lỏng lẻo và thời kỳ đó đất nước, nhân dân – đồng bào thường bị lâm vào cảnh bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh viết:

“Kể gần sáu trăm năm giời

Ta không đoàn kết bị người tính thôn”.

“Vì dân đoàn kết chưa sâu

Cho nên thất bại trước sau mấy lần”.

Trái lại, đến đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nhân dân ta đã “cùng nhau một lòng” giành được những chiến công rực rỡ:

“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu

Ông đà chí cả mưu cao

Dân ta lại biết cùng nhau một lòng

Cho nên Tàu dẫu tàn hung

Dân ta vẫn giữ non sông một nhà…”.

Nói là tổng kết lịch sử, nhưng thực chất là rút ra những bài học lớn mà cha ông để lại. Trong hoàn cảnh những năm đầu của cách mạng, bài học lớn nhất của lịch sử, theo Bác Hồ là bài học về tính cộng đồng, về tinh thần đoàn kết. Chính vì vậy, kết thúc tập thơ “Lịch sử nước ta”, Người viết:

“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên

Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.

… Dân ta xin nhớ chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó là các cuộc chiến tranh hoàn toàn không cân sức. Về phương diện kinh tế, vũ khí, đất nước ta thua xa đối phương. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc trong những ngày đầu kháng chiến, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết. Chính câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đã được Người nói ra trong thời kỳ gian lao nhất của cách mạng, của dân tộc. Bằng cảm nhận thực tế một cách sâu sắc, Người đã phát hiện ra một số biểu hiện đáng lo ngại trong nhân dân, trong cán bộ và cả trong quân đội. Tuy chưa thật phổ biến, nhưng rõ ràng những hiện tượng “dao động”, “phân tâm”, “mơ hồ” đó sẽ làm suy yếu tinh thần cách mạng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và quân đội. Vì vậy để diễn đạt đầy đủ tư tưởng của mình, Người nhấn đi nhấn lại 3 lần chữ “đoàn kết” và cũng nhấn 3 lần chữ “thành công”. Có đoàn kết thì sẽ thành công và muốn thành công thì trước hết phải đoàn kết. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó. Ngoài yêu cầu phải đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh còn luôn nhấn mạnh đến đoàn kết giữa nhân dân và quân đội; đoàn kết giữa nhân dân với cán bộ, đảng viên; đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, các tổ chức Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, ở thời đại Hồ Chí Minh, mối liên hệ giữa các quốc gia dân tộc không ngừng mở rộng. Sự liên kết quốc tế giữa các quốc gia đã hình thành. Chính xuất phát từ đó, chữ “đại đoàn kết” mà Bác Hồ dùng ở đây còn có ý nghĩa mới: Đoàn kết giữa dân tộc ta, cuộc kháng chiến của chúng ta với lương tri ở mọi quốc gia trên thế giới. Tư tưởng đoàn kết của Bác đã nhanh chóng trở thành động lực của các cuộc kháng chiến và cũng là động lực trong xây dựng đời sống mới, trong các quan hệ xã hội mới trên đất nước ta.

Tư tưởng đoàn kết của Người cũng đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Hàng loạt các tác phẩm thuộc các loại hình thơ, ca, văn xuôi, kịch, báo chí… của những văn nghệ sĩ tiêu biểu đã góp phần thắp sáng tư tưởng lớn của Bác. Hình ảnh cán bộ với nhân dân, quân đội với nhân dân được thể hiện một cách hấp dẫn như “cá với nước”. Một trong những thành công về phương diện này phải kể đến các tác phẩm như bài thơ “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông, bài hát “Tấm áo mẹ vá năm xưa” của Nguyễn Văn Tý… Những bài thơ, bài ca của thời kỳ lịch sử đó, cho đến nay vẫn in đậm trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu người Việt Nam. Những thiên phóng sự về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nhà văn, nhà báo, học giả đến từ nước ngoài, đã minh chứng cho sự thắng lợi – thành công gắn liền với tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ.

Ngày nay cùng với sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, bên cạnh nhiều thuận lợi giúp đất nước phát triển nhanh chóng, dân tộc ta cũng phải đương đầu với không ít thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Trong lịch sử cách mạng nước ta, có lẽ chưa có lúc nào chủ nghĩa cá nhân, đầu óc trục lợi lại xuất hiện khá phổ biến như hiện nay. Đáng chú ý, nhiều tính toán ích kỷ, xấu xa, sẵn sàng “bán rẻ linh hồn cho quỷ sứ” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những cán bộ ở cấp cao, cấp chiến lược.

Khi một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống, thì sự suy thoái đó sẽ như những “vi rút độc” tìm cách thâm nhập, lan rộng vào những người thiếu “sức đề kháng”, bao gồm cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Nếu “vi rút” này không được ngăn chặn hữu hiệu, thì nguy cơ đầu tiên – nguy cơ của mọi nguy cơ – mà chúng ta phải nhận chính là sự suy giảm niềm tin – mất đoàn kết – thiếu thống nhất trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng.

Hồ Chí Minh từng nhiều lần phê phán thái độ “làm quan cách mạng” của một số cán bộ Đảng và Nhà nước, phê phán tư tưởng bè phái trong một số thôn xã, phê phán việc phân biệt các sắc tộc – chủng tộc, phê phán hiện tượng một số cán bộ quân đội còn làm phiền hà nhân dân… Đó là những nguyên nhân làm ảnh hưởng, suy thoái tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Ngay từ 1969, khi hoàn thành bản Di chúc lịch sử, Bác Hồ đã yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên “phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói đó của Người chắc chắn có nguồn gốc từ một thực tế lúc bấy giờ, tuy rằng thực tế đó chưa trở thành một hiện tượng xã hội lớn. Nhưng, như trên đã nói, sự xuất hiện kinh tế thị trường và hậu quả từ mặt trái của nó, sẽ là “cái bẫy” của “xã hội tiêu dùng vật chất” khiến không ít người lao vào tiền bạc, tiện nghi, thậm chí trác táng trong lối sống. Đối với họ, các khái niệm “hy sinh”, “lý tưởng”, “đầy tớ của dân” đã trở nên xa lạ. Trước tình hình đó, từ sau Đổi mới, Đảng ta đã có rất nhiều nghị quyết nhằm xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng… Các nghị quyết gần đây của Đảng đã khẳng định chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung với đạo đức cách mạng. Đảng yêu cầu các tổ chức đảng, các cơ quan pháp luật phải nghiêm trị những cán bộ, đảng viên suy thoái, tự diễn biến… bất cứ họ là ai, ở cương vị nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Tinh thần và nội dung của các nghị quyết gần đây của Đảng trong công cuộc chống tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang từng bước góp phần làm trong sạch Đảng, nâng cao đạo đức của người cán bộ. Từ đó, Đảng sẽ từng bước thực hiện bằng được lời dạy của Bác: Phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Khi sự đoàn kết thực sự trong Đảng được củng cố thì trí tuệ của Đảng, trái tim của Đảng sẽ trở nên trong sáng. Sự trong sáng đó sẽ tỏa ánh sáng trong đời sống quần chúng nhân dân. Chỉ khi đó đất nước chúng ta mới có đủ các điều kiện phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn. Và cũng chỉ khi đó mỗi người Việt Nam mới có đủ điều kiện, toàn tâm toàn ý thực hiện lời kêu gọi của Người:

“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên

3. Câu chuyện của Bác về đoàn kết

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột… Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm – chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: “Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.

Kể chuyện Bác Hồ – Tổng hợp 20 mẩu chuyện hay và ý nghĩa nhất về Bác (Nguồn: Internet)

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

– Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

– Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

– Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ…Bác nói:

– Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”.

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Bài học kinh nghiệm

Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn… Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.

Câu Chuyện Thương Hiệu Của Tập Đoàn Đa Quốc Gia Unilever

Vào cuối thế kỷ XIX, tại nước Anh, ngành công nghiệp xà phòng được đặt những nền móng đầu tiên cho sự phát triển. Và người có công lớn nhất trong việc xây dựng những nền móng đó chính là William Lever – người sáng lập ra và là người đầu tiên viết lên câu chuyện thương hiệu của Unilever. Thừa hưởng một phần công việc mà cha mình để lại, William đã tạo dựng nên một nhà máy sản xuất của riêng mình và sớm trở thành người giàu có nhất Vương quốc Anh thời bấy giờ.

Để sớm có thể tiếp quản hoạt động kinh doanh của gia đình mình, đến năng 16 tuổi, William Lever đã rời trường học. Với tài năng kinh doanh thiên bẩm, chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp quản, công việc kinh doanh đã tiến triển rất tốt, ông trở thành một thương gia có tiếng tại Liverpool và Manchester, nổi tiếng khắp các thành phố lớn nước Anh, trở thành người viết những chương đầu tiên trong câu chuyện thương hiệu của Unilever.

Đến năm 23 tuổi, William đã có một quyết định quan trọng, chuyển hướng kinh doanh sang xà phòng. Thị trường kinh doanh mặt hàng xà phòng khi đó còn rất sơ sài. Người tiêu dùng có thói quen mua xà phòng theo dạng thanh hoặc cục tại các cửa hàng nhỏ. Khi đó, người bán hàng sẽ cắt hoặc thái một khoanh nhỏ, gói vào giấy cho khách hàng.

Thời điểm đó, xà phòng là loại mặt hàng không hương vị, không có sự khác biệt, được sản xuất đại trà bởi hàng chục nhà máy nhỏ lẻ. William đã cho phát triển loại xà phòng có mật ong nguyên chất mang tên Lever’s Pure Honey. Lever’s Pure Honey có mùi vị và chất lượng hơn hẳn, trở thành sản phẩm bán chạy nhất, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất và kinh doanh xà phòng.

Để kiểm soát hoàn toàn thành phần, chất lượng và mùi vị của sản phẩm, đến năm 1884, Lever mua lại một xưởng sản xuất xà phòng nhỏ. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, William Lever tung ra sản phẩm xà phòng với chất lượng cao hơn mang tên Sunlight, giúp ông gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực này, nâng cao tên tuổi của ông, cùng công ty Lever Brothers trong thương trường ở các thành phố lớn nước Anh.

Sau chiến dịch đó, phụ nữ nước Anh đổ xô đi mua loại xà phòng này. Tiếp đó, để kích cầu, ông tiếp tục đưa ra chương trình xúc tiến bán, cứ mỗi hộp xà phòng không của Sunlight sẽ tương ứng với một số tiền. Khi dồn đủ một lượng hộp nhất định, khách hàng được quyền đổi lấy một sản phẩm mà họ yêu thích, thậm chí là một chiếc ô tô. Nhờ có chương trình này, có khách hàng đã sưu tầm đến 250 chiến hộp xà phòng Sunlight.

Sau chiến lược marketing hoàn hảo đó, William Lever đã đưa nhà máy sản xuất xà phòng nhỏ tăng tưởng gấp 20 lần và sản xuất 450 tấn xà phòng/tuần, biến Sunlight trở thành một sản phẩm phổ biến và là loại xà phòng nổi tiếng nhất toàn nước Anh. Với bước đệm thành công này, ông đã mua 23 ha đất trên bờ sông Mersey và xây dựng một nhà máy sản xuất xà phòng quy mô lớn và mở thêm 3 nhà máy sản xuất xà phòng tại Anh sau đó.

Đến năm 1890, viết những chương tiếp theo cho câu chuyện thương hiệu của Unilever, William Lever đã quyết định mở rộng quy mô thị trường ra khỏi biên giới nước Anh với nhà máy tại Mỹ. Không dừng lại ở đó, công ty của ông còn bành trướng sang các nước khác như Úc, Canada, Đức và Thụy Sĩ. Năm 1911, Lever Brothers chiếm một thị phần rất lớn, cứ ba bánh xà phòng trên thị trường thì có một bánh xà phòng là sản phẩm của Lever. Năm 1906, Lever mua lại Vinolia – một công ty sản xuất xà phòng, năm 1910 – mua lại Hudson’s – một hãng sản xuất bột giặt lớn ở Anh. Còn từ 1910 đến 1915, ông mua thêm ba công ty chuyên sản xuất xà phòng Anh mà một trong số đó chính là Pears, một đối thủ chính của Lever Brothers.

Và sau thế chiến thứ nhất, Lever Brothers đã lấn sân sang tận thị trường châu Phi. Đến năm 1981, William Lever được bầu làm thị trưởng thành phố Bolton. Đến năm 1925, ông mất, giao lại quyền tiếp quản cho con trai mình. 4 năm sau, con trai ông đã thực hiện “cuộc sáp nhập thế kỷ” với Liên minh bơ Hà Lạn để tạo ra một Unilever lớn mạnh tầm thế giới, mở ra một chương mới cho câu chuyện thương hiệu của Unilever.

Nhà máy bơ thực vật đầu tiên được người Hà Lan xây dựng vào thập niên 70-80 của thế kỷ XIX. Do nhiều biến động về cạnh tranh mà các nhà sản xuất bơ tại Hà Lan đã có những thỏa thuận không hiêu quả, dẫn đến hình thành liên minh bơ mang tên Margarine Union để có thể kiểm soát toàn bộ thị trường bơ tại các nước châu Âu.

Nhờ cuộc đàm phán thế kỷ với Lever Brothers, đến tháng 1/1930, Margarine Union hợp nhất với Lever Brothers và đổi tên thành Unilever. Vị thế của Lever Brothers trên thị trường ngày càng được củng cố sau thế chiến thứ nhất. Sau cuộc sáp nhập thế kỷ, Unilever mở rộng dòng sản phẩm của mình là bơ thực vật.

Ngay sau “cuộc sáp nhập thế kỷ”, thương hiệu Unilever tăng tưởng mạnh và tiếp tục mang ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn nữa sau các cuộc mua bán sáp nhập các tên tuổi lớn khắp châu Âu như: Lipton’s, Brooke Bond, Pepsodent, Bachelors, Chesebrough-Pond’s,…

– Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm ra được xu hướng tăng trưởng của các nhóm sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung vitamin tốt cho sức khỏe, các sản phẩm thảo dược, trái cây và các loại sản phẩm giúp giảm cân lành mạnh,…

– Sau đó, ngay lập tức phát triển và cho ra mắt các sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường như nước ép trái cây, rau củ với các tên Knorr Vie và các thực phẩm ít béo tốt cho sức khỏe,…

– Triển khai kế hoạch marketing để top of mind khách hàng về những loại sản phẩm được bổ sung các yếu tố tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Đặt mục tiêu theo kịp Nestle và Procter&Gabler trên thị trường Châu Âu.

Những năm đầu của thập niên 30, thị trường châu Âu chỉ đem lại 20% tổng lợi nhuận của Unilever. Và chỉ 50 năm sau, con số này đã tăng gấp đôi song song với việc mở rộng thị trường ở hàng loạt các quốc gia thuộc châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Đông Âu và SNG.

Đến thập niên 80, Unilever bắt đầu hàng loạt các công cuộc tái bộ máy cấu trúc doanh nghiệp, thanh lý tài sản , cắt giảm vị trí quản lý và nhân viên, tập trung phát triển nhân lực, xây dựng các đội nhóm vững chắc, hình thức họp hành mới mẻ và hiệu quả,…giải quyết các khủng hoảng về sự khác biệt văn hóa, cơ cấu tổ chức, thị trường, sản phẩm sau cuộc “sáp nhập thế kỷ” với Margarine Union.

Cho đến tháng 2/2000, Antony Burgmans và Niall Fitzerald, hai lãnh đạo của Unilever đã thống báo kế hoạch tái cấu trúc tổng thể mang tên Path to Growth nhằm cắt giảm chi phí không cần thiết. Path to Growth của Unilever đã cắt giảm tới 1,6 tỷ USD, đóng cửa 100 trong 300 xí nghiệp, sa thải 25000 công nhân, cắt giảm các chủng loại sản phẩm xuống 3 lần, chỉ tập trung phát triển 400 nhãn hiệu mang lại lợi nhuận. Ngoài ra, câu chuyện thương hiệu của Unilever còn được biết đến qua các giao dịch có lợi như mua lại nhà máy sản xuất các loại sản phẩm giúp giảm cân Slimfast, công ty Bestfoods – chủ nhân của súp Knorr, hay bán đi phần tài sản đã không còn sinh lợi giúp Unilever đạt mức 5% doanh thu vào cuối năm thứ nhất của kế hoạch.

Cho đến nay, sau nhiều biến cố lớn, Unilever đã trở thành tập đoàn FMCG hàng đầu, với 265000 nhân viên làm việc tại hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên toàn thế giới với mức tổng lợi nhuận hàng năm lên đến 40 tỷ euro và ngành sản xuất thực phẩm của Unilever xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Nestlé.

Tiến trình phát triển, cải tiến, những khó khăn vấp phải và niềm khao khát cháy bỏng vương lên, đó có lẽ là những gì người ta mường tượng về câu chuyện thương hiệu của Unilever. Những con người chèo lái con thuyền gặp đầy sóng gió, những kẻ không ngại vượt sa mạc khô cằn đi tìm ốc đảo, Unilever đã vượt lên, mang lại sự thành công và trở thành bức tượng đài vững chãi, biểu trưng cho trí tuệ và khát khao, để lại những bài học, triết lý kinh doanh sâu sắc cho những ai dám vượt lên ngoài sự mong đợi

Những Câu Chuyện Về Tình Bạn Hay Và Ý Nghĩa Mới Nhất 2022

Có hai người bạn đã bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. k giữ được tĩnh tâm, một người kia đang tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.

Anh ta chỉ lặng thầm viết lên trên cát một định dạng chữ rất to: ” HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI đang TÁT VÀO MẶT TÔI “.

Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dạng chữ: ” HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI vừa mới CỨU SỐNG TÔI”.

Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: “Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?”.

Và câu trả lời anh ta nhận được là:

Khi ai đó làm chúng ta đớn đau thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, kênh những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt xinh từ người xung quanh, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.

2. Người bạn nhỏ, tác động to

Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.

Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng.

” Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta”.

Chuột nhắt sợ hãi van xin “xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ k bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó”.

Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi.

Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.

Vài tháng sau, khi đã săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu ” Cứu với, cứu với”, vang động khắp khu rừng.

3. Con gấu vừa mới nói gì với anh

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu lớn đi ngang qua.

Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp.

Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đã đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết.

Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng anh ta cố nín thở giả vờ chết. Con gấu ngửi mãi nhưng thấy anh ta như chết rồi nên nó bỏ đi, k làm hại anh ta.

Khi con gấu đang bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn ” con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy “?

Gấu bảo tớ là ” không có khi nào nên tin tưởng vào người vừa mới bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp “.

4. Bữa sáng ấm lòng

Con hẻm đối diện một trường ĐH, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người xem bán đồ ăn sáng, có quá đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì,… Tùy nghề nghiệp, sở like, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau,…

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

” Bữa sáng là bữa của vua,...”. Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để quét sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt k hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì lo lắng không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. tp buổi sáng k khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhõm như vỗ về ai.

Hai người, luôn luôn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu giống như lúc nãy cậu sv kia k bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ không giống, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đang send lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi giống như vừa tìm hiểu một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.

5. Một việc tốt dù nhỏ cũng có ý nghĩa rất to

Một ngày kia, Mark đã trên đường từ trường trở về nhà sau buổi học. Dọc đường cậu thấy một cậu bé cũng trạc tuổi giống như cậu vừa mới đi phía trước làm rớt bọc đồ mang trên vai, trong đó rơi ra rất nhiều sách vở, còn có cả hai cái áo len, một đôi găng tay, một cây gậy chơi bóng chày và một máy thu băng.

Mark giúp cậu ta nhặt các thứ vung vãi trên đường. Và do cả hai cùng đi về một hướng nên Mark mang giúp cậu ta một ít đồ đạc. Vừa đi vừa trò chuyện, Mark được biết cậu ta tên Bill, rất mê các trò chơi điện tử, đang gặp phải rất nhiều rắc rối (học dở tệ) với các môn học ở trường, và vừa chia tay với bạn gái.

Theo con đường họ đến nhà Bill trước, Mark được cậu ta mời vào nhà uống nước và xem một số bộ phim truyền hình. Buổi trưa hôm đó trôi qua tương đối easy chịu với những trận cười đùa nho nhỏ và những cuộc nói chuyện tâm tình.

Khi những năm dài đằng đẵng ở trường trung học kết thúc, ba tuần lễ trước ngày tốt nghiệp, Bill bảo rằng cậu có chuyện cần nói với Mark. Bill nhắc lại cái ngày mẹo đây nhiều năm khi họ lần trước tiên gặp nhau trên đường đi học về.

” Có có khi nào cậu tự hỏi vì sao tớ mang vác quá nhiều thứ về nhà vào ngày hôm đó k ?”, Bill hỏi và rồi tự giải đáp: ” Bữa đó tớ dọn dẹp sạch sẽ ngăn tủ cá nhân tại trường vì tớ k muốn để lại một đống hỗn độn cho người dùng sau tớ. Tớ vừa mới đánh cắp một số thuốc ngủ của mẹ và hôm đó là lúc tớ đang trên đường về nhà để tự tử.

Nhưng sau khi gặp cậu, trò chuyện cười đùa với cậu, tớ đã nhận ra rằng nếu tớ tự giết chết mình, tớ sẽ mất thời cơ vui đùa giống như đang có với cậu và đủ sức sẽ còn mất rất nhiều cơ hội sau đó nữa. Cậu thấy đấy Mark, khi cậu giúp tớ nhặt những đồ vật rơi vãi trên đường ngày hôm đó, cậu thật ra vừa mới giúp tớ còn nhiều hơn thế nữa. Cậu vừa mới cứu sống cuộc đời tớ”.

6. Câu chuyện ngắn ý nghĩa về tình bạn

Vào lúc chập tối, một chú cừu đang chơi cá nhân trên sườn đồi. Bỗng nhiên từ nguồn cây sồi gần đó một con sói nhảy tới và lao vào định ăn thịt cừu, cừu ta lo lắng quá liền tháo chạy thoát thân. Nó vừa chạy vừa hét to để cầu sự hướng dẫn.

Con bò gần đó nhìn thấy cảnh tượng con sói đã đuổi theo con cừu cũng vội vã bỏ chạy.

Chú ngựa phương pháp đó không xa nhìn thấy liền thục m‌ạng bỏ chạy.

Con lừa đang đi dạo gần đó nghe thấy tiếng hét của cừu liền thầm lặng chạy xuống sườn đồi.

Con lợn đi qua phát hiện con sói cũng chạy mau thoát thân.

Một con thỏ nghe thấy tiếng thét cừu ta sợ quá ba chân bốn cẳng trốn đi.

Lúc này chú chó ở dưới sườn núi nghe thấy tiếng kêu của cừu, liền khẩn trương chạy lên dốc, từ sau đám cỏ và c‌ắn vào cổ sói. Con sói bị phát c‌ắn chí m‌ạng liền tru lên rồi bỏ chạy.

Sau khi trở về nhà, các bạn bè đều tới hỏi thăm cừu.

Chú bò nói: Sao anh lại không nói với tôi? Góc tôi đứng có thể móc được ruột của con sói.

Ngựa cũng nói: Sao anh k chạy đến chỗ tôi? Một cú đá của tôi đủ sức khiến con sói vỡ đầu.

Chú lừa nói: Sao anh không tìm tôi? Chỉ cần tôi kêu lên là sói lo lắng mất mật.

Lợn lại nói: Anh phải chạy đến tìm tôi, tôi chỉ cần sử dụng mõm là đẩy nó rơi xuống vách núi ngay.

Trong nhóm bạn đã rầm rầm tranh nhau kể phần chỉ có cá nhân chó là k có mặt…

Nguồn: https://vndoc.com/

5 Câu Chuyện Thú Vị Về Đặt Tên Thương Hiệu

5 câu chuyện thú vị về đặt tên thương hiệu (kể cả bạn cũng chưa biết)

1. Khi bắt đầu ý tưởng mở ra Alibaba, Jack Ma mong muốn đó sẽ là một trong các doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Vì vậy, Jack Ma muốn đặt cho nó 1 cái tên mang tính toàn cầu hóa, 1 cái tên để cả thế giới đều có thể nhớ đến.

Một hôm, khi đang đi công tác ở San Francisco, Jack Ma phát hiện ra cái tên Alibaba vừa nhìn thấy ở trên phố rất thú vị. Sau đó, có một cô phục vụ mang cafe đến cho anh, anh liền hỏi cô có biết Alibaba không, cô gái trả lời tất nhiên biết, nó có nghĩa là Open Sesame (Vừng ơi, mở ra).

Jack Ma tiếp tục tìm hỏi ngẫu nhiên hơn 60 người có quốc tịch khác nhau xem họ có biết về Alibaba không và câu trả lời của họ đều là có, không những vậy họ còn cho rằng đây là 1 cái tên kỳ lạ và thú vị.

Và thế là Alibaba được Jack Ma chọn làm tên công ty.

2. Thành lập tháng 2 năm 2004, Facebook ban đầu có tên là Facemash. Sau đó, Zuckerberg đã đổi thành The Facebook với tên miền chúng tôi dựa theo tên gọi viết tắt của 1 cuốn sách ảnh được phát hành nội bộ trong trường Harvard. Công ty đăng ký nhãn hiệu chúng tôi vào năm 2005. Để làm được điều này, Công ty đã phải bỏ ra số tiền 200 nghìn đôla để mua lại tên miền chúng tôi do trước đó nó đã thuộc về chủ sở hữu khác.

3. Tương tự Facebook, Twitter cũng từng bắt đầu với tên miền chúng tôi Ba tháng sau khi thành lập, 3 nhà đồng sáng lập đã quyết định bỏ ra số tiền 7500USD để mua lại tên miền chúng tôi từ một trang web chuyên về các loài chim.

4. Paypal ban đầu có tên miền khá độc là chúng tôi Tuy nhiên, sau 1 thời gian hoạt động, có quá nhiều ý kiến phản hồi rằng ký tự X mang quá nhiều ý nghĩa, thậm chí khơi gợi các suy nghĩ về nội dung khiêu dâm. Cuối cùng,Confinity – đơn vị sở hữu Paypal,đã phải đổi nó thành Paypal và chọn tên miền là Paypal.com

5. Nhà sáng lập Zara Amancio Ortega ban đầu đặt tên công ty của mình là Zorba theo tên bộ phim “Zorba the Greek” được sản xuất năm 1964. Cửa hàng Zorba đầu tiên được mở tại La Coruña vào năm 1975. Không may nó vô tình gần với quán bar tên Zorba. Để tránh nhầm lẫn, ông đã sắp xếp lại các kí tự để tạo ra một từ tương tự, cuối cùng cái tên Zara ra đời.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Chuyện Về Tinh Thần Đoàn Kết Của Bác trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!