Xu Hướng 6/2023 # Phân Biệt Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại # Top 15 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phân Biệt Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trên thực tế hoạt động kinh doanh rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhãn hiệu và tên thương mại. Sự nhầm lẫn này xuất phát bởi sự giống nhau về hình thức của hai khái niệm trên. Pháp luật có quy định rất rõ ràng để phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại. Một ví dụ để chúng ta có thể thấy được sự giống nhau về hình thức như sau: tên thương mại Coca-cola và nhãn hiệu nước ngọt Coca-cola, Fanta, Sprite,… nhưng trong đó nhãn hiệu nước ngọt Coca-cola được biết đến rộng rãi hơn cả.

Việc nhầm lẫn này của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả cho chính bản thân doanh nghiệp khi mà sử dụng tên thương mại như một nhãn hiệu dẫn đến việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ nên có nguy cơ bị xâm hại nhãn hiệu rất cao. Vì vậy để phân biệt được hai khái niệm tên thương mại và nhãn hiệu chúng ta cần so sánh qua các căn cứ quy định của pháp luật.

*Giống nhau:

Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt.

Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.

Có khả năng phân biệt.

*Khác nhau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Tên thương mại

Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”

Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh  để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”

Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Căn cứ bảo hộ Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.

Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.

Không cần đăng ký.Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.

Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,…

Phạm vi bảo hộ Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia. Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Thời gian bảo hộ Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng

Dấu hiệu Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh

Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh

Gồm 2 thành phần:

– Mô tả

– Phân biệt

Số lượng Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại

Điều kiện Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại

Chuyển giao Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Phân Biệt Tên Thương Mại Và Nhãn Hiệu

PHÂN BIỆT TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU

Hỏi: Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi nhãn hiệu và tên thương mại khác nhau thế nào? Tôi không phân biệt được 2 khái niệm này. Cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

Tên thương mại và nhãn hiệu thực chất là 2 khái niệm khác nhau về mặt bản chất. Trên thực tế tên thương mại và nhãn hiệu của một hàng hóa, dịch vụ có thể trùng nhau, dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Le & Associates sẽ phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu theo các khía cạnh sau đây

1. Khái niệm

Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk. CTCP Sữa Việt Nam chỉ có 1 tên thương mại là Vinamilk và Vinamilk chỉ đại diện cho CTCP Sữa Việt Nam. Vinamilk phân biệt CTCP Sữa Việt Nam với các tổ chức, cá nhân khác.

Vinamilk sản xuất nhiều sản phẩm: Proby (Sữa chua), Susu (Sữa chua), Vfresh (Nước giải khát), GoldSoy (Sữa đậu nành),… thì Proby, Susu, Vfresh, GoldSoy sẽ là các nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm của Vinamilk. Một nhãn hiệu có thể đại diện cho nhiều sản phẩm. Ví dụ nhãn hiệu Vfresh đại diện cho sản phẩm Nước giải khát (bao gồm Nước trái cây, Nước nha đam, Nước đóng chai, Nước chanh muối, Trà) của Vinamilk, phân biệt Nước giải khát của Vinamilk với Nước giải khát của các thương hiệu khác.

Nhãn hiệu Vfresh

Nhãn hiệu Vfresh

2. Thành phần cấu tạo – Dấu hiệu

Tên thương mại: Tên thương mại cấu tạo bởi chữ, số phát âm được.

Nhãn hiệu: Nhãn hiệu cấu tạo bởi từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh

Nhãn hiệu Vinamilk

3. Quyền sở hữu công nghiệp

Tên thương mại: Được xác lập trên cơ sở chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tên thương mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu: Xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký nhãn hiệu đó.

4. Điều kiện bảo hộ

Tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt phải đáp ứng các điều kiện:

Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng

Nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (quy định cụ thể tại điều 74 Luật SHTT)

Các trường hợp nhãn hiệu không bảo hộ được: nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,… (Quy định cụ thể tại điều 73 Luật SHTT)

5. Phạm vi bảo hộ

Tên thương mại: Bảo hộ trong một địa bàn, trên một lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Nhãn hiệu: Bảo hộ trên toàn quốc

6. Thời gian bảo hộ

Tên thương mại: Không hạn chế

Nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn bảo hộ, mỗi lần gia hạn được 10 năm

Quy Luật Đặt Tên Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng nhãn hiệu là phải đặt tên gì cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Về lâu về dài, một nhãn hiệu sẽ chẳng còn gì khác hơn ngoài một cái tên.

Chớ lầm lẫn giữa cái làm cho nhãn hiệu thành công trước mắt với cái làm cho nhãn hiệu thành công về lâu dài. Trước mắt, một nhãn hiệu cần một ý tưởng hay một khái niệm độc đáo để sống sót.

Nó cần phải là cái tên đầu tiên trong một dòng sản phẩm mới mẻ: Nó cần sở hữu một cụm từ nào đó trong tâm thức người tiêu dùng. Nhưng về lâu dài, ý tưởng hay khái niệm độc đáo đó biến mất. Và tất cả còn lại chỉ là sự khác biệt giữa cái tên của nhãn hiệu của anh với tên của các nhãn hiệu cạnh tranh. Xerox là máy photocopy cho giấy thường đầu tiên.

Khái niệm độc đáo này đã xây dựng nên nhãn hiệu Xerox trong tâm thức mọi người. Nhưng ngày nay tất cả các máy photocopy đều dùng được cho giấy thường. Sự khác biệt bây giờ không ở sản phẩm, mà ở tên của nhãn hiệu, hay sự nhận thức về tên của nhãn hiệu. Ban đầu bán ra một máy photocopy Xerox 914 rất dễ. Tất cả những gì phải làm là biểu diễn cho khách hàng thấy sự khác biệt giữa một bản chụp của Xerox với một bản chụp thông thường. Bản chụp của Xerox sạch hơn, sắc nét hơn, và dễ đọc hơn. Giấy nằm lì xuống, nhận mực dễ hơn, và dễ sắp xếp phân loại hơn.

Ngày nay, những khác biệt đó không còn nữa, nhưng Xerox vẫn cứ là nhãn hiệu tốt nhất trong dòng sản phẩm máy photocopy. Một lý do chính là do cái tên của nó. Cái tên này ngắn gọn, độc đáo, và hàm ngụ ý nghĩa kỹ thuật cao. Tài sản quý nhất trong số tài sản 19 tỷ rưỡi đô la của Xerox Corporation chính là cái tên của nó18. Tuy nhiên các chuyên gia marketing thường xem nhẹ sự quan trọng của tên hiệu. Họ thường nói: “Cái thật sự quan trọng là bản thân sản phẩm và các lợi ích mà sản phẩm đem lại cho khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng kia”.

Do đó họ đặt ra những cái tên chung chung như Paper Master (Bậc thầy ngành Giấy/Vua Giấy). Họ nói: “Một cái tên như Xerox có ý nghĩa gì? Không gì cả. Trái lại, một cái tên như Paper Master khiến ta nghĩ đến một cái máy photocopy tốt hơn”. Thậm chí còn tệ hơn, vì họ tung ra một nhãn hiệu mới với tư cách là một nhãn hiệu mở rộng. “Chưa ai nghe đến cái tên Xerox cả, đấy là một cái tên do ai đó vừa đặt ra. Trái lại, công ty chúng ta là Haloid Company đã thành lập từ năm 1906, có hàng nghìn khách hàng và có danh tiếng tốt. Vậy hãy đặt tên sản phẩm này là Haloid Paper Master”. Anh có thể nghĩ: “Vâng, tôi sẽ không bao giờ phạm sai lầm như thế. Tôi sẽ chẳng bao giờ gọi một sản phẩm mới có nhiều tiềm năng như máy photocopy 914 là Haloid Paper Master”.

Nghĩ về quá khứ thì chẳng ích gì, nhưng nghĩ về tương lai thì có thể đấy. Ít nhất đại đa số các công ty mà chúng tôi có dịp làm việc cùng đều luôn thích đặt những cái tên chung chung mở rộng hơn những tên nhãn hiệu mới mẻ và độc đáo. Đây là giải pháp vĩ đại nhất trong thế giới kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Giả sử các công ty được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 là các công ty nghĩ rằng bản chất của thành công trong kinh doanh là sự phát triển liên tục của các sản phẩm và dịch vụ ưu việt; nhóm 2 là các công ty tin tưởng vào việc xây dựng nhãn hiệu. Sự tương phản giữa hai nhóm thể hiện sự tương phản giữa sản phẩm và nhãn hiệu. Nhóm 1 (đề cao sản phẩm) khống chế môi trường marketing. “Cái tên của nhãn hiệu chẳng ảnh hưởng gì. Cái đáng kể là sản phẩm như thế nào”.

Để minh họa cho lý thuyết này, các thành viên của nhóm 1 (đề cao sản phẩm) nhanh chóng chuyển sang những lí luận phi lý. “Nếu chất lượng không tốt, sản phẩm sẽ thất bại cho dù tên của nhãn hiệu có đẹp hay không. Một cái máy photocopy Xerox có tốt hơn một cái Canon không? Máy Ricoh so với máy Sharp thế nào? Anh có bao giờ sắm một cái máy photocopy không? Ta thử xét mặt hàng khác xem. Nhãn hiệu nào của sản phẩm bất kỳ nào khác theo anh là không tốt? Tất nhiên ai cũng có thể nêu ra cả mớ nhãn hiệu. Thậm chí họ còn có thể tuyên bố: “Tôi sẽ không bao giờ mua một chiếc ô tô hiệu Jaguar”. Nhưng ý kiến đó ít khi là ý kiến phổ biến. Sản phẩm không tốt chỉ là luận điệu tránh né các vấn đề về marketing. Điều này luôn được sử dụng để chứng minh chiến lược không ‐ nhãn ‐ hiệu của phần lớn các công ty là đúng đắn.

Chúng tôi không có ý nói về một chiến lược không nhãn hiệu (a no‐brand strategy) theo nghĩa đen. Một công ty có thể có nhiều nhãn hiệu đăng ký (tức là cái được gọi là nhãn hiệu hàng hóa theo quan điểm pháp lý) với ý nghĩa rằng những danh xưng đó là những nhãn hiệu đã được đăng ký. Nhưng chiến lược của công ty là tạo ra sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn, và các tên nhãn hiệu mà họ dùng kèm với sản phẩm hay dịch vụ thì không có sức mạnh trong tâm thức khách hàng tiềm năng. Các thành viên nhóm 1 (đề cao sản phẩm) thống trị nền kinh tế tại Đông Á. Thực tế là công ty châu Á nào cũng áp dụng một chiến lược về nhãn hiệu gốc (megabrand), nhãn hiệu chủ (masterbrand), và chiến lược mở rộng dòng sản phẩm. Một cái Mitsubishi là cái gì? 16 trong số 100 các công ty lớn nhất của Nhật đã tung ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ dưới nhãn hiệu Mitsubishi. Đủ thứ, từ ô tô cho đến sản phẩm bán dẫn hay hàng điện tử gia dụng.

Từ thiết bị hàng không vũ trụ cho đến các hệ thống vận tải. Một cái Matsushita là cái gì? Chẳng khác gì trường hợp của Mitsubishi. 8 trong số 100 các công ty lớn nhất của Nhật đã tung ra thị trường những sản phẩm dứới cái tên này. Mọi thứ từ thiết bị điện đến các sản phẩm và thiết bị điện tử. Từ pin đến thiết bị làm lạnh. Một cái Mitsui là cái gì? Cũng vấn đề tương tự trường hợp của Matsushita. 8 trong số 100 các công ty lớn nhất của Nhật đã tung ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mang tên Mitsui. Hãy so sánh Nhật với Mỹ. 100 công ty hàng đầu tại Mỹ đã đạt doanh số một năm là 3,2 nghìn tỷ đô la. Còn 100 công ty hàng đầu tại Nhật cũng đạt doanh số cùng năm đó là 2,6 nghìn tỷ đô la. Sự khác biệt là ở lợi nhuận. 100 công ty hàng đầu tại Mỹ đã đạt lợi nhuận trung bình là 6,2% doanh số. Còn 100 công ty hàng đầu tại Nhật đã đạt lợi nhuận trung bình chỉ có 0,8% doanh số. 0,8% này là lãi ròng trung bình tại Nhật Bản.

Hyundai sản xuất các bộ vi xử lý, vệ tinh viễn thông, xe du lịch, xe và tàu chở hàng, xe điện ngầm, xe lứa cao tốc, những đề án xây dựng và kỹ thuật theo kiểu trọn gói chìa khóa trao tay (turnkey), tàu chở dầu cực lớn, phương tiện chuyên chở khí hóa lỏng, v.v.. tất cả đều mang nhãn hiệu Hyundai. Hyundai làm ra tất cả, trừ tiền. Khắp châu Á có thể thấy một khuôn mẫu y hệt như vậy.

Mở rộng dòng sản phẩm tràn lan là giết chết nhãn hiệu. (Khi mở rộng nó, tức là làm suy yếu sức mạnh của nhãn hiệu. Khi thu gọn lại, tức là làm tăng thêm sức mạnh của nhãn hiệu). Nhãn hiệu không chỉ là thứ chúng ta nghĩ đến và bàn bạc trong các cuộc họp. Nhãn hiệu là tinh túy (essence) của chính công ty. Sự sinh tồn của một công ty phụ thuộc vào việc xây dựng nhãn hiệu trong tâm thức người tiêu dùng. Sự sinh tồn của cả một quốc gia cũng thế. Đông Á không gặp phải vấn đề về dịch vụ ngân hàng, vấn đề tài chính, vấn đề tiền tệ, hay vấn đề chính trị. Nhưng Đông Á gặp phải vấn đề về xây dựng nhãn hiệu. (Al Ries & Laura Ries)

#6 Sai Lầm Trong Đặt Tên Thương Hiệu, Nhãn Hiệu Cần Phải Tránh

Ai kinh doanh cũng đều muốn đặt tên cho thương hiệu của mình sao cho ấn tượng, dễ nhớ và dễ dàng tiếp cận được với khách hàng. Nhưng có không ít những sai lầm trong đặt tên thương hiệu mà nhiều người dễ dàng mắc phải.

Ký tự đơn giản ở đây là những con số, ký tự đơn giản mà thường gặp và sử dụng hàng ngày, nó có mức phổ thông lớn.

Chúng ta hãy thử tìm kiếm trên Google hay một số tìm kiếm khác sẽ thấy tên 24h được sử dụng hàng loạt mà không bị vi phạm. Đây là sai lầm khi đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu mà chúng ta cần lưu ý và nên tránh khi đặt tên.

Thứ 2: Tên thương hiệu có ít hơn 3 chữ cái

Lấy dẫn chứng cụ thể: Ngân hàng Quân đội họ sử dụng 2 chữ cái “MB” để làm dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu, thương hiệu của họ. Dù đây là 1 ngân hàng lớn những họ vẫn mắc sai lầm này và tất nhiên 2 chữ MB đó họ sẽ khó để được sử dụng độc quyền nó bởi cũng giống như 24h thì MB cũng phạm vào yếu tố loại trừ.

Người khác có thể dễ dàng sử dụng 2 chữ cái MB mà không vi phạm quy định, có thể họ đặt là MB24 hay MB7,… điều này rất nguy hiểm, nó dẫn đến tình trạng làm người dân hiểu sai, hiểu nhầm tới thương hiệu, không phân biệt được chúng.

Thứ 3: Trùng với danh nhân, người nổi tiếng

Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định rõ rằng nhãn hiệu, thương hiệu không được bảo hộ nếu trùng với tên của các danh nhân, người nổi tiếng.

Danh nhân hay người nổi tiếng ở đây có thể hiểu đó là những người anh hùng dân tộc, các lãnh tụ, danh nhân của Việt Nam.

Đơn cử như thương hiệu rất nổi tiếng về phở không những ở Việt Nam mà còn cả nước ngoài đó là “Phở Lý Quốc Sư”, thương hiệu này đã đặt trùng với tên của nhân vật nổi tiếng, nhân vật có thật của Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng tên này một cách hợp lệ mà không phải xin phép hay mua bán gì.

Ở Việt Nam thì có rất nhiều trường hợp sử dụng tên các vị lãnh tụ, nhân vật nổi tiếng để đặt tên thương hiệu, đặc biệt là các trường học như: Đoàn Thị Điểm, Newton,…

Thứ 4: Trùng với thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng

Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng là gì ? Đó chính là sự nỗ lực trong kinh doanh của cá nhân, tổ chức và nó được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thế giới.

Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam phải kể đến như: Apple, Chanel, Cocacola, Vinamilk, Viettel,…

Dù các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới tuy chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng mặc nhiên nó vẫn có thể ngăn chặn bên khác sử dụng, chính vì thế dù bạn mang đi đăng ký thì chắc chắn gần như là không thể.

Thứ 5: Sai lầm trong đặt tên thương hiệu trùng với tên địa danh

Nếu bạn không phải là hợp tác xã hay hiệp hội thì việc sử dụng tên địa danh làm tên thương hiệu là không thể, vì pháp luật không cho phép điều này.

Ví dụ thương hiệu “Mì gạo Hùng Lô” thuộc HTX Mì gạo Hùng Lô, vì đây là Hợp tác xã nên thương hiệu, nhãn hiệu này hoàn toàn được độc quyền sử dụng đối với hợp tác xã và hội viên của hợp tác xã.

Một số thương hiệu mang địa danh khác như: Bưởi Đoan Hùng, Vải Thanh Hà, Nho Ninh Thuận,…

Thứ 6: G ây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm

Một sai lầm trong đặt tên thương hiệu cần phải tránh nữa đó là không được đặt tên thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm.

Có thể hiểu nôm na rằng việc gây hiểu nhầm này là chủ sở hữu các thương hiệu mang tên quốc gia A nhưng họ lại không thuộc quốc gia A mà thuộc quốc gia B thì sẽ không được. Việc đặt nên này làm cho người dùng nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm, tưởng thương hiệu này là của quốc gia A.

#Tham khảo nguồn trên Facebook

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tên Thương Mại, Chỉ Là “Nickname” Của Dự Án

19/10/2018 13:11

Dự án Phú Đông Premier là tên thương mại nhưng cũng gắn với tên doanh nghiệp phát triển dự án.Ảnh: Gia Huy

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, hiện nay các dự án bất động sản trên địa bàn chúng tôi đều được doanh nghiệp địa ốc đặt thêm tên thương mại bên cạnh tên dự án theo đăng ký với cơ quan chức năng khi xin phép triển khai. Đơn cử, Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn Việt Mỹ đăng ký dự án xây dựng chung cư cao tầng Marina Tower tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Cũng tại văn bản xin chấp nhận đầu tư xây dựng, doanh nghiệp này đăng ký thêm một tên thương mại là dự án Phú Đông Premier. Hay dự án Charmington Iris tại quận 4, chúng tôi của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP với tên đăng ký trên giấy phép chỉ là Trung tâm thương mại – dịch vụ – căn hộ…

Theo giới quan sát thị trường, việc dự án bất động sản có 2 tên gồm tên đăng ký trên giấy phép xây dựng và tên thương mại khi mở bán dự án là chuyện bình thường. Bởi tên đăng ký trên giấy phép khá dài, khó đọc, khó nhớ nên doanh nghiệp cần một danh xưng “thật kêu” cho dự án để bán hàng.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Hoding cho rằng, bất kỳ một dự án nào được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt đều có danh xưng. Tên này thông thường được ký hiệu theo lô, thửa đất hoặc tên của doanh nghiệp… Khi đặt tên này, có thể chủ đầu tư chưa đặt nặng vấn đề marketing cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, khi hoàn tất thủ tục pháp lý, doanh nghiệp đưa sản phẩm vào kinh doanh thì đó là yếu tố rất quan trọng.

Còn ông Trần Đức Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Trần Anh Group lại cho rằng, để dự án có thêm tên thương mại thì các doanh nghiêp phải dăng ký với cơ quan chức năng. Trong đó, ở phần đăng ký tên dự án sẽ có tên đăng ký và tên thương mại. Trong hợp đồng mua bán mà doanh nghiệp thực hiện ký với khách hàng cũng đều ghi rõ tên thương mại và tên đăng ký xây dựng.

“Câu chuyện dự án có hai tên cũng như khi người dân đi đăng ký thành lập công ty, luôn có phần tên đăng ký và tên gọi tắt”, ông Vinh nói.

Tên thương mại gây ra nhầm lẫn?

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, nhiều khách hàng mua bất động sản lại cho rằng, tên gọi thương mại sẽ gây khó cho khách hàng khi muốn tìm hiểu thông tin về dự án tại cơ quan chức năng.

Để xử lý vấn đề này, các luật sư cho rằng, chủ đầu tư và nhà môi giới cần chủ động cung cấp thông tin cho người quan tâm về cả hai tên dự án ngay từ khi tìm hiểu, đặt cọc chứ không phải đợi đến khi ký hợp đồng.

Đặc biệt, Luật Nhà ở 2014 quy định, khi doanh nghiệp muốn đổi tên dự án (đổi tên pháp lý dự án) thì doanh nghiệp phải xin phép và được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt. Do đó, đây sẽ là tên gọi trong các văn bản pháp lý chính thức. Còn tên thương mại chỉ nhằm mục đích bán hàng và dễ ghi dấu ấn mà thôi.

Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư chúng tôi ở góc nhìn của doanh nghiệp, tên dự án phản ánh một phần trong chính sách phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như thể hiện ra bên ngoài qua kênh marketing. Không chỉ vậy, tên thương mại còn phản ánh nhiều yếu tố như thay đổi chủ sở hữu góp vốn vào công ty, thay đổi đối tác chiến lược…, thậm chí là nhằm xóa dấu vết tai tiếng của dự án.

“Nói chung, việc đặt tên thương mại cho dự án là chính đáng, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp chưa chú trọng tuân thủ thực hiện các thủ tục pháp luật nên nhiều trường hợp sử dụng tên dự án có vi phạm.

Để thực hiện đúng pháp luật, ngoài việc xem quy định của pháp luật về tên dự án (như quy định Điều 19 Luật Nhà ở) thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu vận dụng quy định Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu sản phẩm để thực hiện phù hợp pháp luật. Đồng thời, khi sửa đổi Luật Nhà ở 2014 cũng cần tính đến tính tương thông với Luật Sở hữu trí tuệ để thống nhất câu chuyện này”, ông Phượng nhận xét.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!