Bạn đang xem bài viết Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. SỰ PHÂN CHIA SINH GIỚI
Năm 1753, Linnaeus lần đầu tiên xếp các sinh vật thành hai giới (kingdom): 1 giới thực vật (thực vật, vi khuẩn, nấm, tảo) và giới động vật (động vật nguyên sinh và động vật bậc cao).
Năm 1865, Haeckel phân thành ba giới: thực vật, động vật và giới nguyên sinh vật (protista). Trong đó, các vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm mốc, nấm men nằm trong giói protista.
Năm 1969, Whittaker tách giới nguyên sinh yật của Haeckel thành ba giới riêng: monera (tất cả các vi khuẩn), fungi (các loại nấm), protista (động vật nguyên sinh và tảo đơn bào). Cùng với hai giới thực vật và động vật, sinh vật theo Whittaker được xếp thành năm giới.
Năm 1977, Woese sau khi phân tích rARN lại xếp các sinh vật thành ba giới: eukaryota (sinh vật nhân thật gồm tất cả động vật và thực vật), eubacteria (vi khuẩn thật gồm đa số các vi khuẩn trong tự nhiên) và archeaeobacteria (vi khuẩn cổ là một nhóm vi khuẩn đặc biệt, khác với các vi khuẩn thật ở chỗ vách không có peptidoglycan, ARN-polymerase có cấu trúc tương tự nấm men và không mẫn cảm với rifampicin, thứ tự các nucleotit của rRNA rất khác với các vi khuẩn thông thường).
Một số tác giả khác khi dựa vào cấu trúc của nhân (có màng bao bọc hay không) còn phân chia sinh vật thành hai nhóm lớn hoặc hai siêu giới (superkingdom): prokaryota (nhân nguyên thủy) và eukaryota (nhân thật). Cũng theo đó, người ta chấp nhận có hai kiểu tế bào: tế bào nhân nguyên thủy (prokaryot) và tế bào nhân thật (eukaryot). Vi khuẩn nằm trong kiểu tế bào nhân nguyên thủy.
Ngày nay, việc phân loại sinh giới sao cho hợp lý hơn vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, những điểm chung sau đã được thống nhất:
· Đơn vị cơ sở về cấu trúc là tế bào, là đơn vị sống nhỏ nhất.
· Chất di truyền là ADN. Các cao phân tử sinh học (acid nucleic, protein, polysaccharid, lipid) đều có thành phần tương tự.
· Sử dụng ATP làm “đồng tiền năng lượng” phổ biến.
· Quá trình truyền thông tin di truyền (sao chép, phiên mã, dịch mã) cung như các con đường trao đổi chất cơ bản diễn ra tương tự.
· Thuật ngữ “vi sinh vật” dùng để chỉ các cơ thể có kích thước rất nhỏ, đa số là đơn bào và kém phân hóa. Ngoài các tế bào nhân nguyên thủy thuộc prokaryot (các vi khuẩn), vi sinh vật còn bao gồm cả tảo, nấm, động vật nguyên sinh (thuộc eukaryot).
2. PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP VI KHUẨN
Đơn vị phân loại cơ bản ở vi khuẩn là loài (species). Các vi khuẩn trong cùng loài có cùng nguồn gốc, genotype, các tính chất sinh học và di truyền được các tính chất đó cho thế hệ sau. Các loài rất gần nhau được xếp thành chi (genus) (một số tài liệu dịch là giống), nhiều chi (hoặc giống) gần nhau hợp thành một họ (family), các họ gần nhau thành một bộ (order). Dưới loài là chủng (strain), chủng là tập hợp các tế bào con cháu của một khuẩn lạc đơn độc từ một quần thể thuần khiết.
Mã quốc tế về danh pháp của vi khuẩn đã được quy định bởi ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi khuẩn (International Committee on Systematic Bacteriology: ICSB). Viết và đọc tên vi khuẩn được quy ước thống nhất bằng tiếng La Tinh. Gọi tên một vi khuẩn xác định gồm tên chi và tên loài. Chữ đầu viết tên chi và viết hoa, chữ sau viết tên loài và viết thường. Cả tên chi và tên loài đều viết nghiêng hoặc gạch dưới. Ví dụ: tên của vi khuẩn gây bệnh giang mai là Treponema pallidum hoặc Treponema pallidum. Tên chi có thể được viết tắt nếu xuất hiện nhiều lần trong cùng một bài viết. Khi cần viết tắt thì viết hoa chữ cái đầu của tên chi, sau đó đặt dấu chấm, tên loài vẫn viết thường và cách ra một ký tự, ví dụ: T. pallidum. Khi định danh một vi khuẩn chỉ đến được mức “chi” thì sau tên chi viết tắt là “sp ” thay cho tên loài, nếu muốn chỉ nhiều loài trong chi đó thì viết “spp ”, loài phụ được ghi “ssp ” hoặc “subsp ” (subspecies).
Danh pháp là tên chính thức duy nhất được dùng trong các tài liệu khoa học mang tính quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng, tên thường gọi của một số loài vi khuẩn vẫn thường được đề cập đến vì các tên này gắn liền với vật chủ mà nó gây bệnh hoặc mang tính phổ thông dễ gọi, các tên này không được in nghiêng. Ví dụ:
Danh pháp Tên thường gọi
1. tuberculosis Trực khuẩn lao người
2. aureus Tụ cầu vàng
Một số quy ước khác:
Họ vi khuẩn có tận cùng là chữ aceae.
Bộ vi khuẩn có tận cùng là chữ ales.
Tên chủng đặt theo tên tác giả tìm ra hoặc theo địa danh hoặc theo số hiệu kiểm tra. Tên chủng viết hoa.
Ví dụ: Bộ: Spirochaetales Họ: Spirochaetaceae Chi: Treponema Loài: T. pallidum Chủng: Nicohn
Các căn cứ phân loại:
· Theo chủng loại phát sinh: các loài xuất hiện qua sự tiến hóa phân ly từ một tổ tiên chung được xếp vào một chi. Khác với sinh vật bậc cao còn giữ lại các hóa thạch, việc phân loại vi khuẩn theo chủng loại phát sinh là khó thực hiện.
· Theo các đặc điểm giống nhau: đây là cách phân loại nhân tạo, các cá thể giống nhau được xếp thành từng nhóm theo một khóa xác định (không nhất thiết có quan hệ về chủng loại phát sinh). Cách phân loại này hiện nay đang được dùng phổ biến, người có công nhất trong lĩnh vực này là Bergey.
· Gần đây, cùng với tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử, người ta đã dựa vào việc xác định thứ tự nucleotit của rARN-16S để xếp loại vi khuẩn. Việc phân tích rARN đã khẳng định tính khoa học trong khóa phân loại của Bergey, đồng thời cũng phát hiện một số chỗ chưa hợp lý. Trên cơ sở đó, Hội đồng Danh pháp Quốc tế dần dần bổ sung một số điểm để tiến tới một khóa phân loại hoàn chỉnh hơn.
3. MỘT SỐ NHÓM VI KHUẨN ĐẶC BIỆT
3.1. Rickettsia
Rickettsia là một nhóm vi khuẩn đa hình thái, ký sinh trên các loại côn trùng chân đốt (chấy, rận), đa số không gây bệnh, loài gây bệnh cho người chỉ chiếm một phần nhỏ. Trước đây, Rickettsia được coi là trung gian giữa vi khuẩn và virus ị vì chúng có đặc điểm ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, kích thước tương tự virus cỡ lớn. Ngày nay, chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn vì trong cấu tạo tế bào có đủ các thành phần như vi khuẩn (vách, nguyên sinh chất, nhân có cả ADN và ARN, chịu tác dụng của một số kháng sinh…). Rickettsia gây sốt phát ban và viêm thành mạch dị ứng, đặc biệt ở các nội tạng, tình trạng nặng.
3.2. Chlamydia
Chlamydia là một loại vi khuẩn cũng ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, kích thước rất nhỏ (0,3 – 0,5 µm). c. trachomatis gây bệnh đau mắt hột và bệnh u lympho hạt ở bẹn. c. psittaci gây viêm phổi, sốt ở vẹt có thể lây sang người.
-Mycoplasma
Mycoplasma được coi là vi khuẩn nhỏ nhất còn có khả năng sinh sản độc lập, không có vách tế bào. Trên môi trường thạch – huyết thanh tạo thành khuẩn lạc nhỏ dạng trứng oplet, các dạng tương tự được ký hiệu là PPLO. Khuẩn lạc gồm các tế bào và các hạt có hình dạng khác nhau. Chúng sinh sản qua phân đôi hoặc “nảy chồi”. Chúng thường ký sinh vô hại cho vật chủ, sống trên thanh mạc của đường hô hấp và đường sinh dục (chim và động vật có vú). Trên người, chúng gây bệnh do bám rất chắc vào các tế bào biểu mô. Các sản phẩm trao đổi chất của chúng (NH4, H202) có tác dụng độc lên màng tế bào.
– Xạ khuẩn
Tên gọi của nhóm này bắt nguồn từ một loài sống kỵ khí, được mô tả đầu tiên là Actinomyces bovis, gây bệnh “nấm tia” ở bò, các đám tinh thể lớn tạo thành trong mô và ở xương quai hàm có cấu tạo như những tia phóng xạ. Xạ khuẩn sinh trưởng bằng khuẩn ty (hypha), đa số sống trong đất, Gram dương, thích nghi cả kỵ khí và hiếu khí. Chúng tổng hợp ra nhiều loại kháng sinh như streptomycin, chloramphenicol, tetracyclin…
– Xoắn khuẩn
Cấu tạo đơn bào, xoắn ốc, rất mềm dẻo, qua được dụng cụ lọc vi khuẩn. Tế bào gồm 3 phần chính:
– Trụ nguyên sinh chất.
– Sợi trục: là bó sợi quấn quanh tế bào giữa lớp murein và màng ngoài.
– Màng bao ngoài. – Vi khuẩn cổ
Tên gọi “vi khuẩn cổ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “archeae” có nghĩa là “cổ xưa”, ngụ ý sinh vật này có lẽ đã tổn tại qua thời kỳ khắc nghiệt nhất về khí hậu cách đây khoảng 4 tỷ năm. Những vi khuẩn này có thể sống ở những điều kiện vô cùng khắc nghiệt của thiên nhiên như ở suối nước nóng gần 100°c, khu vực dung nham núi lửa hoặc dưới đáy biển sâu (nơi có áp suất rất cao), chúng có thể “ăn” sắt và lưu huỳnh, thải ra khí thiên nhiên… Ví dụ như việc phát hiện ra vi khuẩn Methanococcus jannaschii ở đáy biển sâu hoặc vi khuẩn Pyrolobus fumarii ở khu vực dung nham núi lửa có nhiệt độ 113°c. Khi giải mã bộ gen của những vi khuẩn này, người ta nhận thấy 2/3 số gen của chúng chưa từng được biết đến trong thế giới sinh vật và không biết xếp chúng vào giới eukaryota hay prơkaryota (thế giới
của các vi sinh vật đã biết). Và cũng từ đáy, nhánh thứ ba của sinh giới, nhánh Archeaebacteria ra đời. Khi phân tích các gen của Archeaebacteria, người ta nhận thấy một số gen giống của vi khuẩn, số khác lại tương tự của eukaryota. Xét về cách thức chuyển giao thông tin di truyền cho thế hệ sau, các vi khuẩn cổ này tương tự như eukaryota nhưng nó lại biến chất liệu từ môi trường xung quanh thành khối tế bào chất mới giống vi khuẩn. Thực ra, xét về mặt tiến hóa thì các vi khuẩn cổ này được xếp hạng cao hơn các vi khuẩn thật (prokaryota), vì vậy trong cấu trúc “cây sự sống” của Woese thì nhánh Archeaebacteria nằm giữa hai nhánh prokaryota và eukaryota.
Các vi khuẩn cổ lại được phân thành 3 nhóm chính: sinh metan, ưa mặn và ưa nhiệt – acid tùy theo đặc tính chuyển hóa của chúng.
Trong cấu trúc, vách tế bào của vi khuẩn cổ chứa pseudomurein, protein hay polysaccharid; đo đó không chịu tác dụng của kháng sinh nhóm P-lactamin. Thứ tự nucleotid của rARN-16S rất khác với các vi khuẩn thông thường. ARN-polymerase có cấu trúc tương tự của nấm men và không mẫn cảm với riíampicin.
4. PHÂN LOẠI VIRUS
4.1. Cơ sở phân loại
Phân loại virus dựa trên các cơ sở sau đây:
· Dựa vào kích thước, hình thể: virus nhỏ, virus lớn, virus hình cầu, virus hình khối đa diện..
· Dựa vào thành phẩn cấu tạo: virus có bao ngoài, virus trần.
· Dựa vào tính chất sinh lý: virus chịu nhiệt, virus không chịu nhiệt, virus nhạy cảm với pH acid, virus nhạy cảm với pH kiềm, virus nhạy cảm với ether.
· Dựa vào đặc điểm genome: virus ADN, virus ARN, kích thước phàn tử của genome (đơn vị kilobase), hàm lượng G + C.
· Dựa vào tính chất của protein: hoạt tính chức năng của protein, đoạn của acid amin.
· Cách phân loại theo đường lây và khả năng gây bệnh được dùng nhiều trong y học.
Các virus lây bệnh theo đường hô hấp (cúm, sởi, Rubella, quai bị, thủy đậu), các virus ỉây bệnh theo đường tiêu hóa (virus Rota, viêm gan A, Entero, bại liệt), các virus lây bệnh theo đường máu (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C), các virus lây bệnh qua côn trùng chân đốt (viêm não Nhật Bản B, Dengue), các virus lây bệnh theo đường tình dục (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan c, Herpes).
Dựa vào khả năng gây bệnh: virus gây bệnh đường ruột, virus gây bệnh ở hệ thống thần kinh, virus gây bệnh da niêm mạc, virus gây sốt xuất huyết, virus gây viêm gan.
· Một hệ thống phân loại được David Baltimore đưa ra. Theo hệ thống phân loại Baltimore, virus được phân loại theo cách tổng hợp ARNm và được chia thành 7 nhóm:
+ dsDNA virus (Adeno, Herpes, Pox): virus ADN 2 sợi.
+ ssDNA virus (Parvo): virus ADN 1 sợi (+).
+ dsRNA virus (Reo): virus ARN 2 sợi.
+ (+)ssRNA virus (Picoma, Toga, Flavi): virus ARN 1 sợi (+).
+ (-)ssRNA virus (Orthomyxo, Rhabdo): virus ARN 1 sợi (-) + ssRNA-RT virus (Retro): virus ARN 1 sợi (+) nhân lên cần đến ADN.
+ dsDNA-RT virus (Hepadna).
Phân loại và đặt tên virus là công việc khó khăn, phức tạp và do một ủy ban quốc tế đảm nhiệm, được viết tắt là ICTV (International Committee on Taxonomy of viruses). Trên thực tế, phần nhiều phân loại virus dựa vào đặc điểm của acid nucleic (ADN hay ARN) và dựa vào khả năng gây bệnh
4.2. Đơn vị phân loại
Theo ICTV, thứ tự phân loại từ trên xuống gồm:
· Bộ (order): bao gồm nhiều họ virus có chung đặc tính nhưng khác nhau với các bộ khác. Đuôi của bộ có chữ viales, ví dụ: Mononegavỉrales.
· Họ (family): bao gồm nhiều giống virus có chung đặc tính. Đuôi của họ có
chữ viridae, ví dụ: Picornaviridae.
· Chi (genus): gồm các virus có chung đạc tính trong một họ. Đuôi của chi có chữ virus, ví dụ: Enterovirus,
· Loài (species): là một cion virus (một dòng virus từ một virus ban đầu). Khi gọi tên của một virus cụ thể đã được xác định phải viết tên loài.
Theo phân loại này, virus gồm có 3 bộ, 56 họ, 9 dưới họ, 233 chi và có khoảng 1.550 loài virus đã được xác định.
Nguồn: Giáo trình vi sinh y học – Học viện Quân y
Phân Biệt Các Dòng Xe Và Phân Khúc Các Loại Xe Ô Tô Phổ Biến Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mỗi hãng xe đều có nhiều dòng xe ô tô tham gia thị trường trong từng phân khúc khác nhau, phân loại các dòng xe ô tô là một vấn đề phức tạp và ít nhiều mang tính chủ quan. Một số xe nằm lưng chừng giữa hai kiểu, nhóm xe, hoặc thậm chí không thể xếp vào một dòng hay phân khúc cụ thể nào.
Ngoài ra, không phải mọi kiểu xe đều xuất hiện tại tất cả các quốc gia. Tên gọi nhiều khi cũng khác nhau tại những khu vực khác nhau và vào thời kỳ phát triển khác nhau. Dựa theo các đặc trưng về cỡ thân xe, khung xe, mục đích sử dụng hay dung tích xi-lanh,.. người ta phân loại ô tô ra thành phân hạng các phân khúc A, B, C, D,.. hay các dòng xe Sedan, Hatchback, SUV, Crossover, Pick-up,..
Thực chất, xe hơi có thể được xếp loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Những kiểu phân hạng (phân khúc) được sử dụng phổ biến nhất. Cách phân chia nào cũng có những đan xen hoặc không phổ quát hết. Mỗi thế hệ xe mới, các hãng lại nới thêm kích thước để đáp ứng người tiêu dùng. Vì thế những dữ kiện về phân biệt các dòng xe và phân khúc các loại xe ô tô phổ biến tại Việt Nam mang tính chung nhất và dĩ nhiên vẫn có những ngoại lệ.
Đối với những ai không quá quen thuộc thế giới ô tô và các thuật ngữ trong ngành có thể sẽ khiến họ hoang mang. Đối với những người không chuyên hay lần đầu mua ô tô, sẽ không ít người bỡ ngỡ với tên gọi các dòng xe như Sedan, SUV, Crossover, MPV… Hãy học cách phân biệt vì kiến thức xe cơ bản này sẽ giúp bạn chọn mua được xe ưng ý nhất.
Các loại xe ô tô tại Việt Nam
Khi đề cập tới các loại xe ô tô, có thể bạn đang nghĩ về công dụng (xe con, xe tải), dòng xe (sedan, SUV…), hay hạng xe (phân khúc A, B, C…), loại hộp số (số sàn, số tự động). Nghĩa là tùy theo cách phân loại mà hiểu ta đang nói tới loại xe nào.
Giờ khi ra đường tôi thấy rất nhiều loại ô tô: từ xe con, xe tải, xe khách, xe container, xe cẩu, xe rác,.. Riêng ô tô con (xe dành để chở người) cũng có bao nhiêu là loại, với hình dáng, kích thước, kết cấu, công dụng khác nhau. Đúng là nhiều lúc hơi rối. Thế nên chúng ta thử tìm hiểu sâu một chút về cách phân loại xe hơi xem sao.
Vậy có những loại ô tô nào?
Thực ra cũng khó có câu trả lời mang tính thấu đáo, toàn diện. Việc gọi tên một loại xe là để phục vụ một mục đích nào đó, hoặc cũng có khi chỉ là thói quen của người dùng, lâu ngày thành quen… Thêm một thực tế là trên thế giới cũng có nhiều cách phân chia. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Úc… lại cũng có cách phân loại riêng của họ.
Thế nên việc phân loại xe ô tô thường thấy cũng chỉ có ý nghĩa tương đối với bối cảnh ở Việt Nam.
1. Theo công dụng
Xe con (xe du lịch): xe 5 chỗ, xe 7 chỗ, xe 9 chỗ, xe 16 chỗ.
Xe khách: loại 25 chỗ, 50 chỗ, xe giường nằm…
Xe bán tải: loại chở 2-4 chỗ, cùng hàng hóa
Xe tải (chở hàng): xe tải nhỏ, xe tải lớn
Xe chuyên dùng: xe chở rác, xe cẩu, xe trộn bê tông,..
2. Theo kích thước
Đây là cách phân loại dựa vào kích cỡ xe (cũng được sử dụng ở Mỹ)
Hạng xe nhỏ (Mini)
Hạng xe nhỏ gọn (Compact)
Hạng xe trung (Midsize)
Hạng xe lớn (Large)
3. Theo loại nhiên liệu sử dụng
Xe sử dụng động cơ xăng
Xe sử dụng động cơ diesel
Xe sử dụng động cơ điện
Xe sử dụng xăng kết hợp với điện (Hybrid)
4. Theo số chỗ ngồi (ô tô con)
5. Các loại xe ô tô con – theo kết cấu thân xe
Theo cách này, bạn có thể thấy người ta chia thành các dòng xe như sau:
Hatchback
SUV – xe thể thao đa dụng
Crossover – xe lai đa dụng
MPV – dòng xe đa dụng
Coupe – dòng xe thể thao
Convertible – dòng xe mui trần
Pickup – dòng xe bán tải
Limousine – dòng xe sang
6. Phân hạng các phân khúc xe ô tô
Cách này dựa theo tiêu chuẩn của châu Âu, phân loại xe căn cứ vào chiều dài và kích thước xe. Ở Việt Nam, là nói về phân hạng các phân khúc xe hạng B, hạng C,.. khi giới thiệu hay đánh giá một mẫu xe nào đó, tuy nhiên sự khác nhau giữa các phân khúc cũng không được rạch ròi và cũng không có tài liệu định nghĩa chính xác về mỗi phân khúc. Về tổng quan chúng ta có cách phân hạng các phân khúc xe ô tô bằng ký hiệu chữ cái như sau:
Phân khúc hạng A (Mini Class Vehicles – Daewoo Matiz, Kia Morning,..)
Phân khúc hạng B (Small Class Vehicles – Ford Fiesta, Hyundai i20, Toyota Yaris,..)
Phân khúc hạng C (Sub-Medium Class Vehicles – Ford Focus, Honda Civic, Kia Forte, Chevrolet Cruze,..)
Phân khúc hạng D (Top-Middle Class Vehicles – Ford Mondeo, Toyota Camry, Honda Accord,..)
Phân khúc hạng E (Upper Class Vehicles – Mercedes E-Class, BMW Serie 5, Audi A6,..)
Phân khúc hạng F (Luxury Class Vehicles – Mercedes S-Class, BMW Serie 7, Audi A8,..)
Phân khúc hạng M (Multi Purpose Cars – MPC / MPV – Toyota Innova, Mitsubishi Grandis,..)
Phân khúc hạng J (Crossover Utility Vehicle / Sport Utility Vehicle – Ford Escape, Toyota Land Cruiser,..)
Phân khúc hạng S (Super Luxury Vehicle)
Những dòng xe ô tô mà bạn thường gặp.
Số liệu phổ biến trên internet các loại xe ô tô trong từng phân khúc cũng đã có rất nhiều dòng và phân khúc, và theo cách phân loại phổ biến hiện nay, các dòng xe ô tô (sedan, SUV, coupe, hatchback,..) được phân chia dựa trên thiết kế nội ngoại thất và kết cấu khung gầm. Mặc dù ngày nay có nhiều mẫu xe cải tiến với vóc dáng lai tạp, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều dòng xe thiết kế truyền thống. Để các bạn dễ dàng phân biệt hơn, Anycar sẽ giới thiệu các dòng xe ô tô thông dụng thường bắt gặp trên đường phố tại Việt Nam như sedan, hatback, SUV, bán tải, CUV,…
Dòng xe Sedan
Đây là dòng xe phổ biến nhất thế giới ngày nay. Sedan là dòng xe có kết cấu 3 khoang tách biệt hoàn toàn, đó là khoang động cơ, khoang người ngồi và khoang hành lý. Loại này thường có gầm thấp, 4 cửa, 4 hoặc 5 chỗ ngồi.
Đây là dòng xe được sử dụng cho mục đích chính là đi lại và không đặc biệt phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa do không gian hạn chế. Bên cạnh đó, nhờ lợi thế có cabin riêng biệt nên xe thường có khả năng cách âm tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái hơn các loại xe khác.
Các dòng xe phổ biến trên thị trường thuộc phân khúc sedan gồm có Toyota Vios, Honda City, Nissan Sunny, Suzuki Ciaz, Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6, Nissan Teana, Mercedes-Benz E-class sedan, Mercedes-Benz C-class sedan…
Dòng xe HatchBack
Hatchback là dòng xe thường cỡ nhỏ hoặc trung, dùng cho cá nhân hay gia đình có thêm nhu cầu chở nhiều hành lý với thiết kế phần đuôi xe không kéo dài thành cốp như sedan mà cắt thẳng ở hàng ghế sau, tạo thành một cửa mới, có khả năng gập xuống tạo không gian lớn xếp đồ.
Một số mẫu hatchback cực kỳ phổ biến trong nước có thể kể đến như Kia Morning, Hyundai Grand I10, Chevrolet Spark, Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mercedes A-class… đa số đều có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của phái nữ, đồng thời giúp xe linh hoạt hơn trong điều kiện giao thông giờ cao điểm.
Ở thị trường châu Âu, hatchback thường có thêm dòng wagon hay station-wagon, là biến thể từ một chiếc sedan kéo dài đuôi kiểu hatchback để chở hàng hóa như Maruti Suzuki, Chevrolet Vega Kammback,.
Dòng xe SUV – xe thể thao đa dụng
SUV là chữ viết tắt của cụm từ Sport Utility Vehicle, nghĩa là xe thể thao đa dụng. SUV truyền thống gầm cao, có kết cấu khung gầm tương tự như xe tải (body on frame), thân xe vuông vức, khoang hành khách thông với khoang hành lý.
Thông thường người ta rất dễ nhầm lẫn giữa SUV và Crossover do thân xe có nhiều điểm chung như khoảng sáng gầm xe cao, bánh xe lớn, thiết kế ngoại thất mạnh mẽ, nam tính. Tuy nhiên, SUV có khả năng chạy đường dài, off-road tốt hơn nhờ được xây dựng trên khung gầm chắc chắn ( tương tự như xe tải hạng nhẹ ) với 4 bánh lái dẫn động cùng thiết kế đơn giản, khỏe khoắn. Chính vì thế, các đường nét thiết kế ngoại thất của dòng xe này thường vuông vức, nam tính và mạnh mẽ.
Các dòng SUV truyền thống trên thị trường Việt Nam gồm có Toyota Land Cruiser, Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Lexus GX 460, Lexus LX 570,…
Dòng xe Crossover (CUV)
Crossover (tên đầy đủ Crossover Utility Vehicle – CUV) là đứa con lai giữa 1 chiếc SUV đúng nghĩa và xe đô thị (thường là các mẫu Sedan). Một chiếc Crossover được thừa hưởng gầm cao như SUV nhưng thiết kế rất phức tạp, màu mè hơn. Trên thực tế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cùng một hãng xe có thể tìm thấy cả những mẫu SUV và Crossover, do đó các hãng thường điều chỉnh khiến hai dòng xe này về gần nhau, đây là giải pháp linh động cho những người sống thành thị nhưng thích phong cách SUV do đó cách gọi crossover là SUV vẫn được chấp nhận.
Chúng ta có thể tìm thấy những mẫu SUV và crossover như Lexus LX570 là SUV, trong khi RX350 là một chiếc crossover. Hay như mẫu xe Captiva Chevrolet lại cũng là CUV vẻ ngoài chúng rất khó phân biệt. Do nhu cầu sử dụng của người dùng rất đa dạng, do đó các thiết kế của nhà sản xuất thường được điều chỉnh khiến hai dòng xe này “tiệm cận” nhau hơn.
Các dòng xe crossover phổ biến tại Việt Nam gồm có Honda CR-V, Honda HR-V, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander,…
Dòng xe MPV / Minivan – xe đa dụng
Minivan hay MPV (Multi-Purpose Vehicle) xe đa dụng là mẫu xe thường sử dụng cho gia đình, có khả năng linh động chuyển đổi giữa chở người và chở hàng hóa. MPV thường có gầm cao hơn sedan nhưng thấp hơn crossover hay SUV. Chiếc MPV bán chạy nhất thị trường Việt là Toyota Innova, thường được mua nhiều bởi các tổ chức, cơ quan để chuyên chở nhân viên hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách. Và gần đây là chiếc Mitsubishi Xpander hiện đang là xe bán chạy nhất tại Việt Nam.
Đây là dòng xe được thiết kế chuyên chở khách hoặc dành cho những gia đình có nhu cầu chở người và hàng hóa cao. Đặc điểm nổi bật của dòng xe này là phần đầu khá ngắn; phần thân thuôn dài, to ra và cao hơn giúp tận dụng khí động học khi di chuyển; gầm xe cao hơn Sedan và Hatchback nhưng thấp hơn SUV hoặc Crossover. Xe được thiết kế nhằm tạo ra sự an toàn và thoải mái cho hành khách, động cơ tiết kiệm nhiên liệu và hàng ghế có thể gập lên xuống thuận lợi cho việc chở hàng hóa.
Các dòng xe MPV/Minivan phổ dụng ở Việt Nam gồm có Kia Rondo, Kia Carens, Mitsubishi Grandis, Mitsubishi Xpander…. Toyota Innova là trường hợp đặc biệt, vì mang thân hình của xe MPV nhưng khung gầm lại có nguồn gốc từ xe tải.
Dòng xe Coupe – xe thể thao
Coupe được định nghĩa là một chiếc xe có hai cửa, 2 ghế ngồi ( hoặc cộng thêm 2 ghế phụ phía sau ), mui kín có phần mái kéo dài xuống tận đuôi, đuôi xe ngắn. Xe được thiết kế với động cơ công suất lớn, không có trụ B. Nhắc tới coupe là nhắc tới xe thể thao, kiểu dáng hầm hố.
Gần đây nhất là khái niệm gây tranh cãi ” coupe 4 cửa “, mở đầu bằng chiếc CLS của Mercedes giới thiệu năm 2003.
Nhìn tổng thể coupe 4 cửa không khác gì một chiếc sedan, do đó nhiều người không chấp nhận định nghĩa này của hãng xe Đức. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ mui xe kéo dài xuống tận đuôi giống như chiếc coupe truyền thống chứ không phân biệt rõ cốp xe như trên sedan. Cho đến nay, khái niệm coupe 4 cửa vẫn chưa thực sự được chấp nhận rộng rãi, các phương tiện truyền thông báo chí vẫn sử dụng ngôn từ sedan thay cho coupe 4 cửa. Một số mẫu xe dạng này như Porsche Panamera, Audi A5 Sportback, A7 Sportback… 7. Dòng xe Convertible (Cabriolet)
Các dòng xe coupe phổ dụng gồm có Audi TT, Toyota 86, Hyundai Coupe, Kia Forte coupe… Ngày nay, nhiều chiếc coupe lai với sedan, có thiết kế 4 cửa và 4 chỗ ngồi như Audi A5 Sportback, Audi A7 Sportback, BMW 6 series Gran Coupe… Nhiều dòng xe coupe thể thao có thiết kế mui gập (convertible).
Dòng xe Convertible / Cabriolet – xe mui trần
Convertible là từ chỉ chung những mẫu coupe có khả năng mở mui thành “mui trần” như ở Việt Nam vẫn đúng với tên gọi “siêu xe”. Loại xe này vẫn có thể đóng kín bằng mui mềm từ vải hoặc mui cứng có thể xếp gọn khi mở nắp cốp phía sau. Tại châu Âu hay sử dụng thuật ngữ Cabriolet, thực tế định nghĩa cũng tương tự convertible. Đây là phiên bản coupe được thiết kế dành riêng cho những khách hàng yêu thích sự lãng mạn, phóng khoáng bên cạnh đam mê tốc độ.
Xe mui trần có 2 loại: xe mui cứng và mui mềm.
Mui cứng thường được thiết kế cho các dòng siêu xe hiện đại, tạo cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ trong vận hành, độ an toàn, cách âm và chống trộm tốt nhưng thường nặng nề và chiếm chỗ khi mở mui, chi phí sửa chữa cao.
Xe mui mềm thường dành cho các dòng xe thể thao du lịch hoặc lai sedan, không gian rộng, trọng lượng nhẹ, tốc độ đóng mở nhanh hơn cùng giá thành “mềm” hơn nhưng độ an toàn cũng như chống trộm kém hơn.
Dòng xe Pickup – xe bán tải
Dòng xe bán tải hay pick-up không được xếp vào “car” ở thị trường Mỹ. Tức ám chỉ những dòng xe không nghiêng về sử dụng chở hành khách như sedan, hatchback hay crossover.
Pick-up được biết đến như một dòng kết hợp giữa xe tải cỡ nhỏ và xe gia đình. Kiểu dáng như một chiếc xe đa dụng (MPV), khoang ghế ngồi có 5 chỗ (tính cả ghế lái); có thêm một thùng chở hàng phía sau, tách biệt hẳn với khoang ghế hành khách, có thể chở được hàng hóa với kích thước quá khổ mà những chiếc xe đa dụng khác không thể đảm nhiệm. Khung gầm tương tự như xe tải, thiết kế phù hợp với nhiều địa hình. Vận chuyển hàng hóa trọng lượng vừa phải (từ 500 – 700kg). Có thể gắn thêm mui phụ.
Ở Việt Nam, phân khúc xe bán tải ngày càng thịnh hành nhờ ưu điểm đa dụng, kiểu dáng thanh lịch như một chiếc sedan lại chở được nhiều đồ cùng mức thuế phí rẻ hơn. Các mẫu xe bán tải nổi bật và thịnh hàng ở nước ta phải kể đến như Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux…
Dòng xe Limousine
Nhắc đến Limousine, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một chiếc xe dài với nhiều cửa sổ. Thực ra, không có một tiêu chuẩn thực sự nào để coi một chiếc xe là limousine cả. Người ta thường coi limousine là một loại xe hơi cao cấp, tách biệt giữa ghế ngồi và ghế lái, thường được thiết kế thân dài với khoảng cách lớn giữa các bánh xe. Và tất nhiên, xe limousine có nội thất sang trọng, không gian đủ rộng và siêu đẹp.
“Limousine” là một từ đến từ một thị trấn của Pháp mang tên Limousin. Ban đầu limousine không phải là tên một loại xe, mà là một thứ quần áo. Dòng họ Shepherd tại Limousin tạo ra một loại áo mưa có mũ và gọi chúng là limousine. Sau này, những người làm xe ngựa tại Paris bắt đầu gọi các xe ngựa có không gian kín với cái tên limousine, và các hành khách giàu có hay sử dụng loại xe ngựa này.
Phân hạng các phân khúc xe ô tô tại Việt Nam
Đây là vấn đề khá hóc búa, bởi những thuật ngữ như xe hạng nhỏ, hạng trung, hạng lớn, hạng nhẹ, hạng phổ thông hoặc hạng A, B, C, D, E, F, S, M, J, S,… muốn hiểu hết các khái niệm phân hạng, phân khúc các dòng xe ô tô không hề đơn giản.
Ở thị trường Mỹ, phân hạng ô tô dựa vào 2 yếu tố chính là kích thước khung xe và động cơ. Còn ở Nhật thì phân theo pháp luật, tạp chí chuyên ngành và các nhà chế tạo ô tô. Còn ở thị trường Việt Nam thì giá cả là một yếu tố phần nhiều quyết định vào phân hạng phân khúc của mẫu xe đó.
Phân khúc xe hạng A (Mini Class Vehicles)
Phân khúc A hay còn gọi là xe mini, xe gia đình cỡ nhỏ hay xe nội thị. Đây là loại xe có thân xe nhỏ, khoảng cách đầu và đầu gối không nhiều, chúng có kích thước nhỏ và nhẹ. Những chiếc xe này thường sử dụng động cơ với dung tích dưới 1.2L. Do đó, khả năng thích ứng với điều kiện khó khăn của chúng thường rất thấp, không phù hợp cho những chuyến đi dài, thường được sử dụng để chạy ở thành phố.
Khách hàng chủ yếu ở Việt Nam là những người mới mua xe lần đầu, đặc biệt là phụ nữ. Ưu điểm của phân khúc A là khả năng thích nghi trên phố. Với chiều dài dưới 3.400 mm, bạn sẽ thấy “dễ thở” như thế nào khi quay đầu trong ngõ hẹp.
Những cái tên tiêu biểu là Chevrolet Spark, Kia Morning, Hyundai i10,..
Phân khúc hạng B (Small Class Vehicles)
Đây chính là những chiếc xe gia đình cỡ nhỏ thường có kích thước dao động vào khoảng 3.700 mm đến 4000 mm, về mặt kỹ thuật thì chúng mạnh hơn phân khúc loại A do chúng trang bị động cơ từ 1.4L đến 1.6L và nặng hơn so với phân khúc loại A. Xe thuộc phân khúc này có 3, 4 hoặc 5 cửa và thiết kế với 4 ghế và đăng ký chở 5 người.
Phụ nữ cùng là khách hàng quen thuộc trong phân khúc này. Họ đã từng sở hữu xe, hoặc mua lần đầu. Những chiếc ô tô phân khúc B này được chia làm 2 phân khúc nhỏ:
– Sedan hạng B với những cái tên tiêu biểu: Toyota Vios, Honda City, Mazda 2 sedan, Ford Fiesta sedan, Hyundai Accent, Nissan Sunny, Mitsubishi Attrage,..
– Hatchback hạng B: Toyota Yaris, Suzuki Swift, Ford Fiesta hatchback, Mazda 2 hatchback, Mitsubishi Mirage,..
Phân khúc hạng C (Sub-Medium Class Vehicles)
Đây là một trong những phân khúc được sản xuất và bán nhiều nhất. Phân khúc loại C là những chiếc xe bình dân hạng trung, chiều dài khoảng 4.250 mm với kiểu hatchback và 4.500 mm với sedan, xe compact đủ chỗ cho 5 người lớn và thường trang bị động cơ từ 1.4L đến 2.2L, đôi khi lên tới 2.5L.
Tại thị trường Việt Nam, đây cũng là phân khúc “sôi động” nhất và chia ra phân khúc nhỏ:
s
– Sedan phân khúc hạng C: Toyota Altis, Honda Civic, Hyundai Elantra, Chevrolet Cruze, Mazda 3 sedan, Kia Cerato, Ford Focus,..
– Hatchback phân khúc hạng C: Kia Cerato hatchback (Kia Ceed), Mazda 3 hatchback,..
– SUV phân khúc hạng C: Honda CR-V, Kia Sportage, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Chevrolet Captiva, Mitsubishi Outlander Sport, Suzuki Grand Vitara.
Phân khúc hạng D (Top-Middle Class Vehicles)
Đủ chỗ cho 5 người lớn và một khoang chứa đồ rộng, động cơ mạnh hơn xe compact và và phiên cao cấp nhất thường là loại 6 xi-lanh. Kích thước xe tùy theo khu vực: ở Châu Âu hiếm khi dài hơn 4.700 mm, trong khi ở Bắc Mỹ, Trung Đông và Australia lại thường dài hơn 4.800 mm.
– Sedan khúc hạng D: Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6, Kia Optima, Hyundai Sonata, Nissan Teana.
– SUV khúc hạng D: Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Kia Sorento, Hyundai Santa Fe, Isuzu mu-X, Ford Everest, Nissan Terra, Chevrolet Trailblazer.
Phân khúc hạng E (Upper Class Vehicles)
Có thể nói đây là phân khúc mở đầu cho những người ”tập chơi” xe sang. Giữa hạng E và hạng D, khái niệm về chiều dài tổng thể không còn được sử dụng. Trên thị trường sẽ chỉ so các dòng xe hạng sang với nhau. Tại phân khúc này, các dòng sedan hạng E thường được ưa chuộng bởi đa số sử dụng động cơ tăng áp dung tích 2.0 đi cùng kích thước không quá to lớn đã góp phần làm nên cảm giác lái tuyệt vời và khả năng linh hoạt cho những mẫu xe này.
Ở châu Âu và một số thị trường, phân hạng E dành cho những mẫu xe được đưa lên hàng sang trọng, bắt đầu từ Audi A4, Mercedes C-class, BMW serie 3 hay Lexus IS. Giữa hạng E và hạng D. Ít ai so sánh Toyota Camry với Mercedes C-class bởi một điều chúng “không cùng đẳng cấp”, dù kích thước có thể ở cùng một hạng..
Phân khúc xe hạng sang cỡ nhỏ với những mẫu xe Audi A4, Mercedes C-class, BMW 3-Series…
Phân khúc hạng F (Luxury Class Vehicles)
Xe phân khúc F, còn được gọi là xe phân khúc sedan hạng sang cao cấp, nổi bật với các tính năng công nghệ và tiện nghi, cũng như dữ liệu hiệu suất và tính năng vật lý của chúng, các dòng xe sedan hạng sang cao cấp dài hơn, động cơ với 6, 8 hoặc 12 xi-lanh và trang bị tốt hơn xe sang hạng trung. Chúng là những mẫu sản xuất trên dây chuyền hàng loạt cao cấp nhất.
Cao hơn hạng F là những mẫu xe “ngoại hạng” hay còn gọi là “siêu sang” như các sản phẩm của Rolls-Royce, Maybach và một vài loại của Bentley. Sản lượng của dòng siêu sang thấp do đối tượng mà chúng nhắm tới là những triệu phú, tỷ phú dollar và có mức giá rất đắt. Các công đoạn lắp ráp thường làm bằng tay và có những chế độ đặt hàng trực tiếp từ khách hàng tới nhà máy.
Tất cả những công nghệ mới nhất, trang bị tốt nhất và chất lượng phục vụ tốt nhất đều được Mercedes, Audi, BMW, Lexus ưu tiên cho phân khúc này và chia làm 3 phân khúc nhỏ:
– Hạng sang cỡ trung: Rộng rãi, mạnh mẽ, thiết kế và trang bị sang trọng như Mercedes-Benz E-Class, BMW 5-Series, Audi A6,..
– Hạng sang cao cấp: Thường được trang bị động cơ 8 hoặc 12 xi lanh và quy tụ những tính năng công nghệ, tiện nghi tốt nhất của hãng xe, đại diện là Mercedes-Benz S-Class, Audi A8, BMW 7-Series, Lexus LS,..
– Xe siêu sang: Số lượng sản xuất ít, mức giá rất đắt và cá nhân hóa cho từng khách hàng, các công đoạn thường làm bằng tay và sử dụng những vật liệu quý hiếm như Maybach, Rolls-Royce, Bentley,..
Phân khúc hạng M (Multi Purpose Cars) – MPV hay Minivan
Đây là những chiếc xe đa dụng có thể làm thương mại hoặc là xe gia đình tùy vào mục đích của người sử dụng. Những chiếc xe phân khúc M, đạt doanh số cao trên thế giới, lần đầu tiên được sản xuất bởi thương hiệu Ford.
– MPV là viết tắt của Multi-Purpose Vehicle, dòng xe đa năng cho gia đình. Những chiếc MPV có thể chở tới 7 người, nội thất rộng rãi, hàng ghế thứ 3 có thể gập lại cho không gian chứa đồ. Gầm xe thấp, kiểu dáng thuôn dài mềm mại hơn xe SUV như Toyota Innova, Kia Grand Carnival, Mitsubishi Zinger, Chevrolet Orlando; (5+2 chỗ) – Suzuki Ertiga, Kia Rondo, Mitsubishi Xpander, Toyota Avanza,..
– Minivan là dòng xe chuyên chở khách (hoặc có thể dùng cho gia đình lớn), với khoang nội thất rộng rãi, nối liền khoang hành lý. Nhìn bề ngoài khá giống những chiếc MPV nhưng kích cỡ minivan thường lớn hơn. Cửa bên hông có thể là dạng cửa lùa để hành khách dễ lên xuống, đi lại trong không gian hẹp. Đại diện là Toyota Sienna, Honda Odyssey, Kia Grand Sedona, Mercedes-Benz V-Class.
Phân khúc hạng J (Crossover Utility Vehicle / Sport Utility Vehicle)
Có thể vượt qua những địa hình khó với hệ dẫn động 2 cầu, xe CUV/SUV thường có khoảng sáng gầm cao với thiết kế thân xe có thế đứng thẳng và kiểu hình hộp vuông vức. Xe CUV có kết cấu thân xe liền khối (unibody), thân và khung là một. Trong khi trên xe SUV, thân và khung được sản xuất rời sau đó lắp vào nhau (body on frame).
Xe CUV có kết cấu thân xe liền khối (unibody), thân và khung là một. Với đặc tính gầm cao, tầm nhìn thoáng luôn làm phân khúc này nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến phân khúc này lấy lòng được người dùng bởi sự tiện dụng mà nó đem lại.
Mẫu đại diện phân khúc CUV hạng J là Ford Ecosport, Chevrolet Trax, Honda CR-V, Mazda CX-5, Nissan X-Trail,..
Mẫu đại diện phân khúc SUV hạng J chia phân khúc này ra làm 2 nhóm
– SUV phổ thông: Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Hyundai Santa Fe, Nissan Terra, Isuzu mu-X, Chevrolet Trailblazer, Kia Sorento,..
– SUV hạng sang: Lexus LX 570, Nissan Qashqai, Range Rover, Infiniti QX80,..
Phân khúc hạng S (Super Luxury Vehicle)
Cũng là khối động cơ lên đến 12 xilanh nhưng mẫu xe ở phân khúc này lại không đem đến sự thoải mái cho người dùng mà thay vào đó là cảm giác thể thao, phấn khích tột độ sau từng pha tốc độ.
Danh Sách Cán Bộ Phân Viện Tại Tp. Hcm
Họ và tên: BÙI THỊ HOA Giới tính: Nữ
Năm sinh: 1974
Quê quán: thôn Giang Soi, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Dân tộc: Kinh
Chức vụ: Phó Phân viện trưởng – Phân viện VHNT quốc gia VN tại Tp. HCM
Học vị: Thạc sỹ Văn hóa học Năm bảo vệ: 2006
Học hàm: Năm phong học hàm:
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên
2. Quá trình đào tạo 2.1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi đào tạo: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Ngôn ngữ học
Năm tốt nghiệp: 1997
2.2. Sau đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi đào tạo: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. HCM
Ngành học: Văn hóa học
Năm tốt nghiệp: 2007, Thạc sỹ Văn hóa học
2017-2020: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn hóa học, ĐH Khoa học xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Ngoại ngữ:
Tiếng Anh (Tương đương C)
3. Quá trình công tác
– Từ 1998 đến nay: Nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Văn Hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Hoạt động nghiên cứu khoa học Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia: 4.1.1. Đề tài khoa học cấp Nhà nước 4.1.2. Đề tài khoa học cấp Bộ:
1. Đề tài: Xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là Di sản Thế giới, năm 2013. TS. Nguyễn Thị Hiền chủ nhiệm đề tài. Với chuyên đề: ” Những thuận lợi, thách thức của công tác bảo tồn và việc áp dụng chính sách vào bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên (Qua nghiên cứu trường hợp Di sản văn hóa cồng chiêng người M’nông ở Dak Nông)”
2. Đề tài: Sự tác động của thực hành tín ngưỡng, hoạt động lễ hội vào lối sống của người Việt Nam, năm 2014. TS. Nguyễn Thị Hiền chủ nhiệm đề tài. Với chuyên đề: “Biểu hiện và tác động của thực hành tín ngưỡng, hoạt động lễ hội vào lối sống của người Khmer ở Sóc Trăng”
4.1.3. Đề tài khoa học cấp Tỉnh:
1. Đề tài: Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, năm 2015. Với chuyên đề: đánh giá thực trạng và đề xuất nội dung quy hoạch về các hoạt động văn hóa: “Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên; Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và hoạt động triển lãm; Hoạt động điện ảnh; Hoạt động của các Thiết chế văn hóa… đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”
2. Đề tài: Kiểm kê khoa học di sản văn hoá phi vật thể huyện Trần Văn Thời (huyện ven biển), tỉnh Cà Mau, Chương trình mục tiêu quốc gia về “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam”, tháng 12/2013 (Bảo tàng tỉnh Cà Mau thực hiện). Với chuyên đề: “Dấu ấn văn hóa biển trong đời sống văn hóa cư dân huyện ven biển Trần Văn Thời – Cà Mau”
3. Đề tài: Di sản Văn hóa Nhà Lớn Long Sơn (Sở Văn hóa, Thể thao & Du Lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Năm 2014. Tham gia đề tài. Với chuyên đề: ” Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận nghiên cứu Di sản văn hóa Nhà lớn Long Sơn “
4. Đề tài: Những biến đổi văn hóa xã hội ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình CNH – HĐH (đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) năm 2013. Thư ký khoa học và tham gia đề tài.
5. Đề tài: Kiểm kê di sản văn hóa PVT Hội đua bò Bảy Núi, An Giang (Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch), năm 2014. Thư ký khoa học và tham gia.
6. Đề tài: Xây dựng dữ liệu ngân hàng tên đường ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), năm 2014. Thư ký khoa học và tham gia.
7. Đề tài: Khảo sát tác động của tôn giáo đối với văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc Ê Đê và Gia Rai. (Chương trình của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên năm 2016). Phân viện VHNT quốc gia Việt Nam tại tp. Hồ Chí Minh và Phân viện Huế cùng thực hiện.
8. Đề tài: Văn hóa Chăm Islam An Giang trong phát triển Du lịch. (Trường ĐH Marketing Tp. HCM, Khoa Du lịch, do ThS. Vũ Thu Hiền chủ nhiệm), năm 2016.
9. Đề tài: Xây dựng thuyết minh Di tích và Danh thắng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018. (Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Thư ký khoa học và tham gia.
10. Đề tài: Biến đổi văn hóa ở Vĩnh Long hiện nay, (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long), năm 2018. Thư ký khoa học và tham gia.
4.2. Các công trình khoa học đã công bố: (tên công trình, năm công bố, nơi công bố…) Sách:
1. Sổ tay Hành hương đất Phương Nam (nhóm tác giả), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
2. Những thay đổi trong đời sống văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian 1986-2006 (nhóm tác giả), Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2011.
3. ” Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong đời sống đương đại – Nhìn từ phía cộng đồng”, trong Quản lý và khai thác Di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập, (nhiều tác giả), Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
4. ” Biển trong tín ngưỡng dân gian của cộng đồng ngư dân huyện Trần Văn Thời, Cà Mau”, trong Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ và Nam Tây nguyên năm 2017, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
5. “Biến đổi giá trị cấu trúc gia đình ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Dẫn liệu từ kết quả điều tra bốn cộng đồng: Thắng Nhì (Vũng Tàu) – Phú Mỹ (Tân Thành) – Phước Hải (Đất Đỏ) – Bàu Chinh (Châu Đức)” (Tr. 166-184); và “Lực đẩy di cư và hành trình thức nhận bản sắc – nhìn từ phía diễn ngôn của người Ê đê ở Dak Lak (Qua khảo sát nghiên cứu tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Dak Lak) (Tr. 10-28). Sách Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2018.
6. “Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong đời sống đương đại – nhìn từ phía cộng đồng”, In trong: Quản lý và khai thác Di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Nxb ĐH Quốc gia Tp. HCM: Hồ Chí Minh.
7. Văn hóa biển đảo Việt Nam (Văn hóa biển đảo vùng Đông Nam Bộ – tập 6), (nhóm tác giả), TS. Đinh Văn Hạnh (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật: Hà Nội.
8. “Hạt nhân văn hóa” hình thành văn hóa lối sống của người Khmer ở Tây Nam Bộ (Dẫn liệu từ nghiên cứu lối sống của người Khmer ở Sóc Trăng), Sách Văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nam Bộ – Những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững vùng, Tr. 348-364, Nxb Khoa học xã hội.
– Bài báo trên các tạp chí chuyên ngành:
1. Biểu tượng cây cúc chua trong cột lễ đâm trâu của người Bana Chăm ở Phú Yên, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, năm 1993.
2. Tiếp cận nghiên cứu những biến đổi trong đời sống văn hóa gia đình ở Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ CNH-HĐH (qua khảo sát bốn cộng đồng nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Tạp chí Thông tin KHCN Bà Rịa – Vũng Tàu, số 1(96) – 2015.
CÁC BÀI THAM DỰ HỘI THẢO: – Hội thảo quốc tế:
3. Tìm hiểu chữ Hiếu trong quan niệm của Nho giáo và chữ Hiếu trong quan niệm của các tôn giáo cứu thế ở Nam Bộ (Hội thảo quốc tế: Nho giáo-Tiếp cận xuyên văn hóa, do ĐH KHXH & NV tổ chức)
4. Ngôn ngữ cồng chiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Stiêng ở Bình Phước (Hội thảo quốc tế: Cồng chiêng trong….) do Viện VHNT QG Việt Nam tổ chức)
5. Truyền thống Hiếu đạo và Hiếu đạo trong thờ cúng tổ tiên của gia đình người Việt ở Nam Bộ (Hội thảo Quốc tế: Thờ cúng tổ tiên (nghiên cứu trường hợp thờ cúng Hùng Vương) do Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức 2011
6. “Thích ứng với biển – Một bản thể luận về sinh tồn (nhìn từ đời sống biển của cộng đồng nghề cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu)”, Hội thảo Quốc tế: Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ, Việt Nam, Tr.93 (ISBN: 978-092-5), Nxb Đại học Cần Thơ. ĐH An Giang và ĐH Thái Lan, tổ chức giáo dục Justus-liebig universitat
7. Nghệ thuật và kỹ thuật: sức sống nghề gốm Chăm làng gốm Bàu Trúc – Ninh Thuận. Hội thảo khoa học Quốc tế về: “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” tại Ninh Thuận ngày 8 và 9-12-18, Tr. 272 – 280, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận và Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
8. “Tri thức truyền thống nghề biển: nhân chứng thích ứng bền vững với môi sinh biển của ngư dân làng chài Phước Hải ở Bà Rịa – Vũng Tàu”. Hội thảo Quốc tế về Xây dựng mạng lưới Di sản văn hóa Phi vật thể Biển do Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về DSVH khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ICHCAP) và Trung tâm DS Hội An tổ chức 21-22/11/2019, tại Hội An.
– Hội thảo trong nước:
9. Văn hóa sử dụng thời gian rỗi trong gia đình Việt” (Hội thảo ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. HCM tổ chức);
10. Tín ngưỡng thờ nữ thần ở huyện ven biển Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau – Từ góc nhìn Văn hóa biển (Hội thảo quốc gia: Thờ Mẫu – Bản sắc và giá trị do trường ĐH KHXH & NV tổ chức)
11. Đua bò – một lễ hội độc đáo của người Khmer vùng Bảy Núi, An Giang (Hội thảo quốc gia: Lễ hội đua bò-bản sắc và giá trị, do Viện và UBND tỉnh An Giang tổ chức)
12. Ý nghĩa và giá trị nhân văn của lễ hội Ooc om boc (Hội thảo quốc gia: Lễ hội đua ghe ngo do Viện và UBND Sóc Trăng tổ chức)
13. Trên dòng Mê Kong: nguồn nước thiêng và nguồn nước của sự sống – Từ góc nhìn nhân học sinh thái (Hội thảo văn hóa sinh thái Miệt vườn, do Phân viện VHNT quốc gia VN tại Tp. HCM tổ chức 2015)…
14. Từ Nhà Rông đến Nhà Rông văn hóa – những vấn đề cần quan tâm suy nghĩ (Kỷ yếu Hội thảo Nhà Rông (VICAS).
15. Những giá trị văn hóa đặc trưng và phương cách quản lý lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam ở Châu Đốc – An Giang- một vài vấn đề trao đổi. (Kỷ yếu Hội thảo công tác Quản lý Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam) năm 2012.
16. Dấu ấn văn hóa nghề biển của ngư dân ven biển huyện Trần Văn Thời – Cà Mau. In trong Hội nghị Thông báo Văn hóa năm 2016 của Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Viện nghiên cứu Văn hóa, ngày 29-11-2016.
17. Dấu ấn văn hóa truyền thống trong lễ cưới của người Chăm Islam ở An Giang. Hội thảo “Cộng đồng Islam và bản sắc văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á hiện nay”. Hội thảo quốc gia Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 1-2017.
18. Tác động di cư ở Dak Lak: mưu sinh và bản sắc – nhìn từ phía diễn ngôn của người Ê Đê bản địa (qua khảo sát nghiên cứu tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Dak Lak). Hội thảo Khoa học do hai Phân viện Vicas Tp. Hồ Chí Minh và Vicas Huế tổ chức tháng 8-2016.
19. Nghề cá ở Châu Đốc, An Giang: góc nhìn diễn giải từ lịch sử – văn hóa, đăng sách kỷ yếu Hội thảo Khoa học ” Lịch sử 260 năm từ Châu Đốc đạo đến thành phố Châu Đốc (1757 – 2017) “
20. Bà Chúa Xứ Núi Sam – Một biểu tượng văn hóa đa giá trị của đất và người An Giang (Dẫn liệu khảo sát và ghi nhận từ diễn ngôn của người thực hành tín ngưỡng), Hội thảo khoa học “Tín ngưỡng thờ Nữ thần và Thực hành Bóng rỗi – Địa Nàng ở Nam Bộ”; do Sở VHTTDL Đồng Nai, Hội VNDG Đồng Nai, Chi hội VNDG ĐH Văn Hóa TPHCM tổ chức ngày 23-5-2017.
21. Hãy “think different” về sản phẩm văn hóa thời công nghệ số (thử nhìn từ tạo tác sản phẩm công nghệ qua “tiểu sử của Steve Job”), Hội thảo quốc gia về “Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật”, tại Lăng Cô – Huế, 21/6/2018, Tr. 272-279, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
22. Tết Nguyên tiêu ở Nghĩa Nhuận hội quán – một thực hành tín ngưỡng chuyển đổi đặc sắc. Hội thảo “Bảo tồn và phát huy lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh” năm 2019.
23. Nâng cao tri thức và xác lập hệ giá trị cá nhân trong xây dựng hệ giá trị con người việt nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo “Xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam” do Viện VHNT quốc gia Việt Nam tổ chức, năm 2019.
4. Phim tài liệu, chương trình Mục tiêu Bảo tồn và phát huy di sản Văn hóa PVT.
1. Viết lời bình cho các phim: Lễ hội tâm nghết của người Mơ Nông ở Đak Lak; Nghề dệt thổ cẩm của người Stiêng ở Bình Phước; Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Ko ho ở Bắc Bình – Bình Thuận; Đám cưới của người Chăm Bà ni ở Bình Thuận; Đám cưới của người Chăm Islam ở Châu Phú-An Giang; Di sản văn hóa PVT làng nghề đánh bắt cá ở An Giang; Lễ hội Kỳ Yên ở Đình Mỹ Phước thờ Đức Nguyễn Hữu Cảnh ở thành phố Long Xuyên, An Giang; Kinh lá Buông của người Khmer ở An Giang…
2. Viết báo cáo khoa học: Lễ hội Tâm nghết của người Mơ nông ở Dak Lak; Nghề dệt thổ cẩm của người Stiêng ở Bình Phước; Văn hóa ẩm thực trong gia đình người Việt ở An Giang; Di sản văn hóa PVT nghề đánh bắt cá ở An Giang; Lễ hội Kỳ Yên ở Đình Mỹ Phước thờ Đức Nguyễn Hữu Cảnh ở thành phố Long Xuyên, An Giang…
3. Viết báo cáo tổng điều tra di sản văn hóa PVT tộc người Stiêng (phần phong tục tập quán); Viết báo cáo tổng điều tra Di sản văn hóa PVT tộc người Ko ho (phần phong tục tập quán).
4. Thực hiện phim Di sản: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở An Giang; Di sản văn hóa Phi vật thể của nghề đánh bắt cá ở An Giang; Lễ hội Kỳ Yên Đình Mỹ Phước thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở thành phố Long Xuyên, An Giang.
5. Thực hiện đề tài Phi vật thể năm 2018: Nghề đóng ghe Ngo của người Khmer ở Nam Bộ
6. Tham gia kiểm kê Di sản văn hóa Phi vật thể: Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam – An Giang làm hồ sơ di sản Phi vật thể Quốc gia năm 2014.
7. Tham gia Kiểm kê Di sản văn hóa Phi vật thể: Nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2018
8. Tham gia Kiểm kê Di sản văn hóa Phi vật thể: Lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
5. Khen thưởng:
Điểm Danh Tên Các Loại Rượu Nổi Tiếng Thế Giới
Chivas
Chivas là tên gọi của một thương hiệu Whisky, chúng thuộc loại Blend Scotch Whisky. Trong Chivas chứa nhiều Whisky lúa mạch và mạch. Nếu bạn chưa biết rượu Whisky là gì thì hãy tìm hiểu ngay nha. Chính sự pha trộn hợp lý đã tạo nên hương vị rất riêng của thương hiệu Chivas Regal. Chivas thường được chưng cất rất lâu năm mà phổ biến nhất là 12 năm và 18 năm. Qua thời gian dài chưng cất, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện nhiều hương trái cây khác nhau như táo đỏ, hoa quả khô,…Chivas Regal cũng có nhiều dòng khác nhau dựa trên số năm ủ rượu
Moët & Chandon
Moët & Chandon là một trong các loại rượu nổi tiếng của Pháp. Loại rượu champagne này được ủ từ nhiều loại nho quý hiếm nên càng có giá trị cao. Nhờ kỹ thuật và vị nho ngon tự nhiên nên Moët & Chandon có mùi hương rất cuốn hút. Không chỉ có hương nho, Moët & Chandon còn có hương đào, hương vỏ cam,…
Johnnie Walker
Thêm một thương hiệu rượu Whisky nữa xuất hiện trong danh sách tên các loại rượu nổi tiếng. Rượu Johnnie Walker được pha trộn từ 15 vị Whisky khác nhau. Những hương vị này là kết quả Alexander Walker lưu giữ qua thời gian. Johnnie Walker thường có thời gian ủ 18 năm trở lên mới đạt yêu cầu chất lượng.
Rémy MartinChắc hẳn đây là cái tên không xa lạ với nhiều người sành rượu. Chai Rémy Martin nhám, màu xanh lá là biểu tượng được cả thế giới ghi nhận. Năm 1724, Rémy Martin ra đời, được xem là một trong những dòng rượu Cognac được mọi người yêu thích. Loại rượu này được chưng cất từ 100% nho chín, ủ trong thùng gỗ sồi nên có một hương vị rất khác lạ. Rượu có màu vàng nhạt, nồng hương.
Hennessy
Thêm một cái tên nổi tiếng của Pháp xuất hiện trong danh sách các loại rượu nổi tiếng. Từ năm 1765 đến nay, nhãn hiệu Hennessy vẫn giữ vững vị trí hàng đầu tại Pháp. Hennessy đồng thời cũng nằm trong nhóm tên các loại rượu mạnh. Rượu là sự kết hợp của 100 loại cồn nên hương vị rất ấn tượng.
5 tên rượu nổi tiếng vừa được kể ra ở trên chắc hẳn đã giúp bạn nhận diện được đâu là những thương hiệu đẳng cấp. Tuy nhiên, bạn không nên đồng nhất thương hiệu rượu với dòng rượu. Mỗi dòng rượu sẽ có nhiều thương hiệu khác nhau. Chính vì thế, nếu muốn tìm mua theo dòng rượu, bạn cần đảm bảo mình biết cách đọc nhãn tên tiếng anh các loại rượu ngoại nổi tiếng cũng như phải biết một số từ vựng tiếng anh chuyên ngành pha chế để tránh nhầm lẫn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!