Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Tên Công Ty Và Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn muốn thành lập doanh nghiệp, công ty nhưng nghĩ mãi chẳng biết nên đặt tên là gì cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và phong thủy. Nên nhớ rằng tên của công ty đặt ra là nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng, khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc phong thủy đặt tên công ty để tạo điềm may mắn, thuận lợi khi tồn tại. Bởi phong thủy tên công ty rất cần thiết khi kinh doanh, vì vậy đừng bỏ lỡ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ này:
Đặt tên công ty là cả một nghệ thuật
Cái tên của công ty phải có âm sắc lôi cuốn, hiếm, độc đáo đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.
Nguyên tắc đặt tên công ty: dễ phát âm, ngắn gọn, không bị tự hạn chế và có cân nhắc giữa tiếng Tây hay tiếng Ta.
4 cách đặt tên thường thấy của các doanh nghiệp: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ, và dùng tên người hoặc địa danh.
Phong thủy đặt tên công ty như thế nào?
Tên của cơ sở doanh nghiệp rất quan trọng bởi nó biếu tượng cho công ty, tượng trưng cho tinh thần và bản chất làm việc của công ty. Do đó, tên phải nói lên ý nghĩa “vận may”, phải dễ đọc. Nếu nó ngụ ý xấu thì nó tạo sự lo âu về mặt tâm lý.
Vì thế, hãy chọn một cái tên có ý nghĩa và điềm lành. Đối với những tên viết bằng Hán tự, cần lưu ý đến số nét, chữ nào có số nét chẵn là âm, còn có số nét lẻ là dương.
Ngũ hành cũng ảnh hưởng đến tên của cơ sở. Những âm bắt đầu bằng chữ cái C, Q, R, S, X hoặc Z thì thuộc âm Kim, âm G hoặc K thuộc Mộc, âm B, F, M, H, còn âm P thuộc Thuỷ, âm D, J, L, N, T thuộc Hoả và âm A, W, Y, E hoặc O thuộc Thổ.
Theo ngũ hành tương sinh của phong thủy: Kim với Mộc, Mộc với Hoả, Hoả với Thổ, Thổ với Kim, Kim với Thuỷ. Vì thế, không nên ghép theo ngũ hành tương khắc như Thổ với Thuỷ, Thuỷ với Hoả, Hoả với Kim, Kim với Mộc và Mộc với Thổ.
Vậy phong thủy tên công ty phù hợp như thế nào? Đặt tên theo đúng luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ mang đến cho bạn những kết quả tốt đẹp. Trước hết việc đặt tên công ty thì cần dựa theo ý nghĩa của tên, tên đó phải phản ảnh được những ước vọng tốt đẹp, hoặc phản ánh được quan điểm kinh doanh,hay tiêu chí hành động của công ty đó.
Chẳng hạn“Thành Đạt” biểu hiện sự thành công, may mắn. “Sáng Tạo” biểu hiện ước muốn tiến tới sự sáng tạo và hoàn thiện trong quá trình hoạt động.
Mục đích đặt tên cho công ty hợp phong thủy
Người ta đặt tên công ty hay theo phong thủy nhằm mang đến vận may khi kinh doanh. Bạn nên nhớ rằng, việc chọn tên cho công ty, cho các tổ chức hoặc cơ quan vô cùng quan trọng, bởi tên công ty có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại nhất là vấn đề kinh doanh sau này của công ty.
Cần chú ý phong thủy đặt tên công ty về các yếu tố như:
– Về Âm Dương tên phải có sự cân bằng, bạn nên tránh thuần Âm hoặc Thuần Dương. Ví dụ tên “Chiến Thắng” có hai vần trắc cho nên là thuần Dương, tên “Minh Long” thể hiện sự cân bằng về Âm Dương.
– Về việc phân định Bát Quái cho tên cũng cần chú ý đến. Để rõ hơn về điều này, chúng tôi khuyên bạn nên tìm các chuyên gia để đảm bảo phong thủy tên công ty được tốt hơn.
+ Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, rồi thông qua số để lập thành quẻ. Ta chia tên ra làm 2 phần, nếu tên có 3 chữ thì có thể chia 2 chữ đầu ra làm một phần.
+ Tiếp theo là tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ ta tính là 1 thẻ.
+ Sau khi có số chữ của 2 phần thì tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái.
– Tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Quẻ xấu không nên kinh doanh
– Người giám đốc hay người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên.
Các chuyên gia cho rằng việc đặt tên công ty hay theo phong thủy sẽ giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng làm ăn hơn . Do đó, có thể nói rằng phong thủy tên công ty là vấn đề rất cần thiết mà các doanh nghiệp trẻ cần chú ý đến khi quyết định Startup.
Quy Định Về Cách Đặt Tên Công Ty Và Những Điều Cần Lưu Ý
Những điều cần biết khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp:
Cách đặt tên công ty như thế nào để không không bị trùng, gây nhầm lẫn? Đặc biệt có thể tạo nên một thương hiệu mạnh? Luật NTV lưu ý một số điều cần biết khi doanh nghiệp đặt tên cho công ty mình
1. Tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển, do đó bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau;
Tên doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở chỗ tạo nên sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp đã trở thành tài sản có giá trị lớn (thương hiệu).
2. Các loại tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp gồm: Tên tiếng việt; Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có).
Tên tiếng việt: Bao gồm hai thành tố là Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp đứng trước tên riêng doanh nghiệp, và là thành tố bắt buộc phải có khi biểu thị tên doanh nghiệp, được viết là:
+ “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
+ “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
+ “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên riêng đứng sau tên loại hình doanh nghiệp và là thành tố bắt buộc phải có khi biểu thị tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ la-tinh.
Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp: Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.
Để tên doanh nghiệp được hợp lệ, đúng quy định pháp luật thì tên doanh nghiệp phải không thuộc vào các trường hợp vi phạm quy định đặt tên như sau được quy định tại Điều 38 của Luật doanh nghiệp 2020:
Thứ nhất: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký:
Xuất phát từ cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp, doanh nghiệp không được đặt tên gây nhầm lẫn hay trùng với doanh nghiệp khác;
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định Điều 41, Luật doanh nghiệp 2020.
Thứ hai, sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Thứ ba, tên doanh nghiệp có sử dụng từ ngữ; Ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo quy định về những trường hợp đặt tên vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc:
Sử dụng tên trùng tên danh nhân, trừ điểm a, b khoản 1 Điều 2;
Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược. Tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ;
Sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm; Những người có tội với đất nước, với dân tộc;
Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử.
Quy định về cách đặt tên công ty
Quy định Điều 37, 38, 39, 40, 41 Của Luật Doanh Nghiệp 2020 về việc đặt tên cho doanh nghiệp.
Lưu ý:
Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp tên doanh nghiệp của mình không hợp lệ vì vi phạm quy tắc đặt tên.
Tư vấn và giải đáp thắc mắc về tên doanh nghiệp;
Tư vấn về khả năng đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh;
Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh;
Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại sở kế hoạch đầu tư;
Nhận kết quả của đăng ký doanh nghiệp và thực hiện đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Sau tất cả các quy trình trên chúng tôi sẽ giao kết quả đến tận nơi cho bạn.
Thủ Tục Cần Biết Khi Đổi Tên Công Ty
Khi đổi tên công ty, doanh nghiệp nên lưu ý về cách đặt tên công ty không trái với quy định của pháp luật.
CÁCH ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
a) Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
b) Trường hợpdoanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
-Tên trùng: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Việc chống trùng tên tại Khoản này áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
THỦ TỤC ĐỔI TÊN CÔNG TY.
Doanh nghiệp lưu ý khi thay đổi tên công ty bằng Tiếng Việt, ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm lại mẫu dấu.
Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi tên công ty đối với công ty TNHH một thành viên; Biên bản họp, Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi tên công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Biên bản họp, Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi tên công ty đối với công ty CP; Biên bản họp, Quyết định của các thành viên hợp danh về việc thay đổi tên đối với công ty hợp danh.
– Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc
Con dấu và thông báo mẫu dấu.
– Với phương châm có giấy phép là có con dấu và không để Quý Khách hàng phải chờ đợi, con dấu sẽ được khắc ngay sau khi thông tin về công ty được đăng tải trên trang dangkykinhdoanh.gov.vn
Nếu doanh nghiệp có thắc mắc cần hỗ trợ, vui lòng liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài (028) 3846 5555 (20 line) hoặc ghé trực tiếp văn phòng tại 76 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí
Tạo Hình Mạch Vành &Amp; Stent: Những Điều Cần Biết
Stent là gì?
Stent là một ống kim loại hoặc một ống nhựa được dùng để mở rộng những lòng mạch bị tắc hẹp. Ví dụ, khi lượng choresterol tích tụ làm tắc nghiẽn động mạch, stent có thể được sử dụng để giúp máu lưu thông trở lại và giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Các stent còn giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch trong não và mở thông các đường dẫn khác trong cơ thể, chẳng hạn như ống mật, đường dẫn khí trong phổi, đường tiết niệu và động mạch chân.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể cần đặt stent, hãy đi khám tim hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tại sao tôi lại cần đặt stent?
Theo thời gian, ở các động mạch những mạch dẫn máu vào và ra khỏi tim, thường sẽ hình thành những mảng xơ vữa (do sự tích tụ của cholesterol và canxi trong lòng động mạch). Những mảng xơ vữa này có thể cứng lại gây tắc nghẽn mạch và cản trở dòng máu lưu thông tới các cơ quan chính trong cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh như đau thắt ngực hoặc thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Stent là phương án điều trị lý tưởng đối với bệnh nhân bị bệnh tim vì phương pháp này mang lại tỷ lệ thành công rất cao. Thông thường, bạn sẽ được đề nghị sử dụng phương pháp này nếu mức độ nghẽn mạch lên tới 70%.
Stent được đặt vào cơ thể như thế nào?
Quy trình đặt stent được gọi là phẫu thuật tạo hình mạch vành. Đây là quy trình phẫu thuật ít xâm lấn được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê cục bộ.
Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống thông tim, trong đó, một dây dẫn siêu mỏng đi theo đường ống thông được đưa vào vùng háng hoặc cánh tay của bạn, luồn qua các động mạch và tới thẳng tim. Sau đó, bác sĩ bơm một loại dung dịch tên là “cản quang” vào trong ống thông để xác định chính xác vùng mạch bị tắc nghẽn bằng X quang.
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa vào ống thông thứ hai, lần này kèm theo một bong bóng nhỏ, xẹp và một stent bao bên ngoài bóng. Sau khi bơm căng bóng để mở rộng động mạch, stent được bung ra áp sát vào vị trí chỗ hẹp và đóng vai trò như một giá đỡ cho mạch bị tắc nghẽn. Chất cản quang lại tiếp tục được bơm vào trong động mạch để chắc chắn rằng dòng máu đang lưu thông ổn định.
Sau khi làm thủ thuật này, bạn cần phải ở lại qua đêm trong viện để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn.
Có nhiều loại stent khác nhau không?
Bác sĩ sử dụng nhiều loại stent khác nhau, phổ biến nhất là stent kim loại trần (BMS), stent phủ thuốc (DES) và stent tự tiêu (BVS).
BMS là loại stent cơ bản nhất, có cấu trúc bằng thép không gỉ hoặc crom-coban không có lớp phủ. Mục đích chính của loại stent này đó là mở thông động mạch và không thể tháo ra sau khi được đưa vào trong cơ thể.
DES được làm từ vật liệu kim loại tương tự với BMS. Tuy nhiên, loại này được phủ một lớp thuốc bên ngoài và phần thuốc này dần sẽ được giải phóng trong lòng mạch để ngăn sự phát triển của mô sẹo gây tắc nghẽn trong động mạch. Lợi ích bổ sung này chính là lý do vì sao loại stent này được sử dụng phổ biến hơn BMS.
BVS thì tương đối mới, và khác với BMS và DES, loại stent này sẽ không ở lại trong cơ thể ta mãi mãi. Loại stent này được làm từ chất liệu tự tiêu như magiê hoặc polyme phi kim loại và cũng được tráng một lớp thuốc để ngăn ngừa nguy cơ động mạch bị thu hẹp lại lần nữa. BVS sẽ hòa tan trong máu sau khoảng 2 năm và không để lại dấu vết gì của việc đã từng đặt stent, nhưng vẫn đảm bảo rằng động mạch được mở rộng đủ để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn tái diễn.
Các loại stent ít phổ biến hơn (và đắt hơn) bao gồm:
Stent được tạo bằng công nghệ sinh học: Loại stent được phủ một lớp kháng thể thay vì thuốc giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tự nhiên của động mạch
Stent trị liệu kép: Là Loại stent mới nhất, mang đến lợi ích của các loại stent DES, BVS và stent được tạo bằng công nghệ sinh học - nó sẽ tự tan trong cơ thể, bên ngoài được phủ thuốc và kháng thể trị liệu
Loại stent nào là tốt nhất?
Mỗi loại stent đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, ưu điểm của stent BMS là bạn không cần phải dùng liệu pháp kháng tiểu cầu kép (sử dụng kết hợp các loại thuốc chống đông máu) trong hơn 1 tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải dùng aspirin suốt đời và thậm chí sau này BMS của bạn có thể không còn hoạt động hiệu quả nữa. Thực tế là khoảng 1/4 động mạch được đặt BMS sẽ bị hẹp trở lại trong vòng 6 tháng.
Stent DES được đặc biệt thiết kế để giải quyết vấn đề này và giảm thiểu nguy cơ tái thu hẹp động mạch tới 10%. Nếu bạn đang trong tình trạng tắc nghẽn mạch nghiêm trọng hơn hoặc phải đối mặt các nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, đây chính là loại stent mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, quá trình hồi phục bên trong cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với BMS, vì thế bạn cần phải áp dụng liệu pháp kháng tiểu cầu kép trong ít nhất một năm sau khi đặt stent để giảm thiểu nguy cơ bị đông máu.
Có vẻ như BVS là sự lựa chọn tốt hơn cả – xét cho cùng, đây là loại stent được thiết kế rất thông minh giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp động mạch khôi phục về trạng thái tự nhiên – nhưng vì công nghệ này vẫn còn rất mới, người ta vẫn còn phải nghiên cứu rất nhiều để kiểm nghiệm tính hiệu quả của nó. Bác sĩ cũng sẽ không khuyến khích sử dụng loại stent mạch vành này nếu động mạch của bạn bị xơ cứng nghiêm trọng.
“Theo quy định chung, chúng tôi thường cân nhắc sử dụng BVS nếu như tình trạng hẹp tắc động mạch có thể được điều trị bằng phương pháp đặt stent thông thường. Tuy nhiên, vì đây là một thiết bị tương đối mới nên hiện tại việc sử dụng stent này chỉ giới hạn trong những trường hợp tắc nghẽn mạch đơn giản và ít phức tạp. Ta vẫn sẽ áp dụng stent cho những trường hợp như vậy cho tới khi thu thêm được nhiều dữ liệu hơn trong những năm tới và cho tới khi chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng hơn đối với công nghệ này.”
Tôi cần biết thêm điều gì không?
Một số bệnh viện có cung cấp các loại stent chất lượng cao và các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến, chẳng hạn như siêu âm trong lòng mạch (IVUS) và chụp cắt lớp quang học (OCT), nên bạn có thể yên tâm rằng mình đang sử dụng loại stent có kích thước phù hợp và bác sĩ sẽ có thể tiến hành đặt stent thành công. Từ đó, nguy cơ stent mất đi hiệu quả trong tương lai sẽ được hạn chế tối đa.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng tim mạch của bản thân, hãy nhớ thường xuyên đi kiểm tra tim để sớm phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh tim tiềm ẩn.
Để tìm hiểu thêm về phẫu thuật tạo hình mạch vành và các loại stent, hoặc tìm phương pháp điều trị tối ưu cho tim của bạn, hãy đặt câu hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết được duyệt bởi Tiến sĩ Dinesh Nair, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth
Nguồn tham khảo
Krans, B. (09/11/2017). Stents: Why and How They are Used. Truy cập ngày 15/05/2018 từ https://www.healthline.com/health/stent
Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Tên Công Ty Và Những Điều Cần Biết trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!