Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Đặt Tên Shop Ấn Tượng, Tên Thương Hiệu Chuẩn Khi Kinh Doanh Online được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tên shop không chỉ là một hình thức quảng bá hữu hiệu mà còn là cách để khách hàng nhớ đến shop của bạn mỗi khi cần mua hàng. Vì vậy, việc đặt tên shop rất quan trọng, tên shop hay, ấn tượng, thú vị, tạo được sự tò mò cho khách hàng là một “tuyệt chiêu” mà các shop cần lưu tâm tới để quảng bá cửa hàng của mình. Những cách đặt tên hay có thể áp dụng chung cho tất cả các cửa hàng từ mỹ phẩm, thời trang, và cả shop online không có vị trí cụ thể nên tên shop ấn tượng chính là vị trí quyết định mà bạn cần phải chú trọng ưu tiên hàng đầu.
1. Đặt tên shop theo kiểu độc, lạ hoặc chỉ sử dụng một từ
Bạn có thể lựa chọn thêm một cách đặt tên shop, đó là đặt theo kiểu độc đáo và mới lạ. Ví dụ như I’m a girl, Đẹp 24/7, Váy xinh, Mê giày, Xóm Giày, Thiên đường áo đôi, Đẹp từng Centimet, Mê giày, Góc của Pao, Nàng Gốm, Suri, Giày Xấu Giá Cao… Đặt tên theo phong cách độc đáo này không chỉ tạo ấn tượng và sự thu hút đối với khách hàng mà còn giúp khách hàng ghi nhớ tên shop của bạn lâu hơn, nhận diện thương hiệu shop hiệu quả hơn. Đặc biệt với các shop kinh doanh online thì tên cửa hàng càng ấn tượng càng tốt.
2. Đặt tên shop theo tên cá nhân hay biệt danh
Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian suy nghĩ cho việc đặt tên shop mà vẫn muốn tên shop độc, lạ và mang dấu ấn riêng của cá nhân thì việc sử dụng ngay tên cá nhân của bạn để đặt tên cho shop, cửa hàng chính là cách đơn giản nhất. Ví dụ như Nguyễn Kim, Trần Anh, Nhật Cường mobile, Bé Mập, Hùng Trọc, Quý Ròm,… hoặc ghép tên bạn với tiếng nước ngoài để có một tên cửa hàng sang chảnh hơn như Cường Dollar, Hùng Paris, Mạnh London…
3. Đặt tên shop theo ngành hàng, theo đặc tính nổi bật của sản phẩm kinh doanh
Đây là cách đặt tên shop, cửa hàng một cách truyền thống và phổ biến nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này. Cách đặt tên shop này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Siêu Thị nội thất Quang Tèo, shop mỹ phẩm Xixon, shop quần áo xuất khẩu, shop điện thoại xách tay, shop đồ gia dụng Nhật Bản…
4. Đặt tên cửa hàng theo địa phương, địa danh, địa chỉ
Có rất nhiều chủ cửa hàng lấy luôn địa chỉ mặt bằng để đặt tên cho của hàng của mình. Đó là một cách hay để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với các shop, cửa hàng có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà 99, 111, 88, 100,… ví dụ như Giày 99, Giày 68,… Hoặc bạn là công ty, doanh nghiệp quy mô lớn thì trụ sở đặt ở đâu, bạn có thể lấy tên địa danh đó ghép vào tên thương hiệu. Ví dụ như: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài Gòn, Phân lân Sông Thao,…
5. Đặt tên cửa hàng hợp tuổi theo phong thủy:
Để đem đến tài vượng cho cửa hàng thì hầu hết các chủ cửa hàng quan tâm đến phong thủy đều muốn tìm cho mình một cái tên hợp mệnh hợp tuổi. Nó không chỉ mang dựa trên yếu tố khoa học nghiên cứu phong thủy mà còn giúp cho chủ shop an tâm hơn tự tin hơn trong công việc kinh doanh.
– Kim gồm các từ C-Q-R-S-X-Z
– Mộc gồm có G và K
– Thủy gồm B-F-M-H-P
– Hỏa gồm D-J-L-N-T-V
– Thổ gồm A-E-I-O-U-W-Y
Ví dụ bạn thuộc mệnh Kim thì có thể lấy tên shop là Ruby, Zeni Sunday hoặc kết hợp nguyên tắc mệnh tương sinh để đặt tên cửa hàng như mệnh Kim – Thủy có thể đặt tên cửa hàng Ruby Baby (R thuộc hành Kim, B thuộc hành thủy).
6. Đặt tên shop theo quy mô shop Với những cửa hàng có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh thì hãy sử dụng phương pháp đặt tên này. Ví dụ như: Cà phê Mũi Tàu, Quán ăn Bờ Kè, Lẩu dê Ngã Bảy,… Cách đặt tên theo đặc điểm nổi bật của cửa hàng giúp tạo được sự gần gũi, bình dân, vừa mang tính gợi nhớ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên shop theo quy mô, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi bạn có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng thì nó mới tạo sự thu hút và nâng tầm cửa hàng cửa bạn. Ví dụ như Thế giới di động, Thế giới đồ da, Vua đồ chơi, Siêu thị gia dụng,… Còn nếu bạn đang kinh doanh nhỏ lẻ thì không nên áp dụng theo cách đặt tên này.
7. Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài
Cách đặt tên shop, thương hiệu bằng tiếng nước ngoài hiện đang là xu hướng được ưu chuộng Việt Nam, đặc biệt những bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng phương thức này. Vừa giúp tên cửa hiệu bạn không trùng lặp hay nhầm lẫn, lại nghe rất sang chảnh, thu hút khách hàng hơn. Bạn có thể thấy việc đặt tên shop quần áo hay mỹ phẩm online hiện nay đa số đều dùng cách này.
Ngoài tiếng Anh thì bạn có thể đặt tên theo một số nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp hay Tây Ban Nha tùy theo mặt hàng mà cửa hàng bạn đang kinh doanh chủ yếu hoặc bạn cảm thấy cái tên đó ấn tượng. Ví dụ như Oppa Shop (Tiếng Hàn Quốc), Zara, Mango (Tiếng Tây Ban Nha), Hikaru, Sakura (Tiếng Nhật Bản).
8. Đặt tên thương hiệu theo các danh từ, tính từ gợi nhắc
Ngoài các cách đặt tên shop trên thì bạn có thể đặt tên gợi sự liên tưởng đến sản phẩm bằng cách danh từ gợi nhắc. Chẳng hạn bạn đang kinh doanh gas, bếp gas thì bạn có thể đặt tên shop là Ngọn Lửa, kinh doanh sản phẩm làm đẹp thì có thể đặt tên shop là Mặt Hoa Da Phấn. Cách đặt tên theo sự liên tưởng này đòi hỏi chủ cửa hàng phải là người thông minh, tinh tế mới có thể có một cái tên hay và thực sự ấn tượng vừa độc đáo lại mang đậm dấu ấn thương hiệu của bạn.
9. Đặt tên shop dễ thương theo tên các loại thú cưng
Với các cửa hàng thiên về thời trang hay có khách hàng mục tiêu ở độ tuổi vị thành niên thì các chủ shop có thể đặt các tên dễ thương, độc đáo của các thú cưng thu hút các khách hàng này. Một số ví dụ về tên này như: Bin Bon, Dog Shop, Thỏ Tây, Miu Miu, Red Cat, Black Cat, PetXinh, Mèo lười, Gấu, Miu xinh, Miu Shop, Thỏ Con, Gấu Trắng, Boo Shop hay Vện,… Đây là các gợi ý tên shop rất độc đáo và thích hợp nếu như bạn muốn đặt tên shop theo tên của các thú cưng mà mình yêu thích. 10. Đặt tên theo “Hot Trend”
Đặt tên theo “Hot Trend”, tại sao không? Bạn mở shop vào một dịp đang rộ lên một “hot trend” nào đó thì có thể tận dụng dịp này để đặt tên cho shop luôn. Đây là cách có thể đánh dấu thời điểm “khai sinh” cửa hàng, vừa tạo được dấu ấn đối với người mua hàng. Trào lưu hot nhất gần đây là đặt tên shop theo tên của các cầu thủ nổi tiếng trong đội tuyển U23 Việt Nam như Quang Hải, Tiến Dũng, Shop U23, …
Nguyên Tắc Đặt Tên Shop Kinh Doanh Online Không Thể Bỏ Qua
Khi cho ra đời một cửa hàng online việc khiến “vò đầu bứt tai” mãi chính là việc đặt tên shop. Tên shop có tầm quan trọng giống như việc đặt tên con, vì biết đâu sau này nó sẽ trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Kinh doanh online có những nguyên tắc riêng, tất nhiên ngay cả đặt tên cũng vậy.
Bạn cần lưu ý những điểm sau đây để có thể cho ra một cái tên hỗ trợ đắc lực cho việc bán hàng của mình.
Chọn tên gắn liền với sản phẩm
Theo hành vi tìm kiếm của khách hàng thì họ sẽ đánh tên sản phẩm ra sau đó mới chú ý đến tên shop của bạn. Có những cách gắn tên cho hiệu quả cao như sau:
Gắn tên cá nhân: Nếu bạn thích tên shop gắn với tên cá nhân hay nickname của bạn, bạn có thể đặt tên gắn với sản phẩm. Ví dụ: Son MAC Moon shop, Túi xách Miss Nhi, Ốc cô Ba…
Gắn với địa chỉ hoặc điểm đặc biệt của shop: Nếu bạn có shop bên ngoài rồi thì tên shop online bạn có thể chọn kèm địa chỉ: Túi Xách 137 – 17A Hàng CÓT, Mắt kính-Hàng Xanh…
Tên ngắn, có vần dễ phát âm và khác biệt
Bạn có thể không thích cách đặt tên trên nhưng đặt tên gì bạn cũng nên áp dụng nguyên tắc ngắn, dễ phát âm, không nhầm lẫn. Bạn có thể ghép nhiều chữ cái lại với nhau hoặc sử dụng tên nước ngoài.
Ví dụ: Tiki (Viết tắt của Tiết kiệm), Yame (You are my everything) hoặc những từ vốn không có nghĩa nhưng dễ nhớ như Google, Zalo…
Tên đi liền với tên miền website
Kinh doanh online bạn nhất định sẽ phải thiết kế website nếu muốn đi xa hơn. Vậy tên cửa hàng của bạn hãy chọn cùng với tên miền như thế khách hàng sẽ dễ nhớ và đi đến website của bạn.
Ví dụ: Lazada (Lazada.com)…
Trước khi bạn muốn đặt tên nào bạn cũng nên lên Google tìm kiếm thử xem tên của mình có bị trùng hay không, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối với việc vi phạm tên đã được đăng kí kinh doanh đấy.
Đặt Tên Cho Dự Án Bds : Những Phương Pháp Đặt Tên Ấn Tượng Và Hiệu Quả.
Sai lầm nên tránh: Đặt tên không nhất quán branding khiến việc truyền thông khó khăn : Một nhà đầu tư, một phân khúc và category nhưng lại có các tên dự án khác nhau khiến việc hỗ trợ về truyền thông giảm mạnh và đặc biệt là message và visual phân tán. Sai lầm này khiến chi phí truyền thông rất tốn kém, nhất là khi truyền thông lại không support nhiều theo cấu trúc mother brand support.
2. Đặt tên độc lạ nhưng dễ nhớ và dễ đọc.
Nên tránh: Đặt tên khó nhớ mà không ai gọi chính xác được : Việc đặt tên khó viết và khó nhớ khó kêu sẽ triệt tiêu mọi viral và WOM – điều quan trọng nhất của branding và bán hàng BDS.
3. Đặt tên theo Usp hay Pod của dự án.
Đặt tên theo cách liên tưởng đến Key message hoặc Tính cách của dự án. Khi biết đặt tên theo Usp của dự án hoặc theo giá trị khác biệt sẽ giúp khách hàng liên tưởng nhanh đến values sản phẩm. Ví dụ dư án Ecopark liên tưởng đến công viên xanh, dự án Vinhomes riverside liên tưởng đến bờ sông Tô lịch à nhầm sông Danuyp xinh đẹp….
4. Đặt tên kết hợp với Mother support : Cách đặt tên này kết hợp thương hiệu mẹ con rất hay ví dụ như các dự án của Vinhomes là dùng cách đặt tên này và họ khá thành công.
5. Đặt tên theo location định vị : Cách đặt tên lấy địa danh hay lấy chủ quản đầu tư cũng rất hay – nó giúp khách hàng local định vị và chọn mua nhờ hiểu rõ giá trị local của dự án ví dụ : Khu đô thị Linh Đàm…
6. Đặt tên theo triết lý : Cách đặt tên bay bổng này rất mạo hiểm, dễ thất bại vì bay quá nên khó nhớ, khó liên tưởng và dễ lẫn lộn nhưng lại là cách đặt tên khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm là nếu làm branding tốt sẽ là selling point vô cùng hiệu quả. Ví dụ Làng Sen Việt nam do tôi tư vấn năm 2014.2015 đã bán hết sạch nhờ triết lý kiến trúc Làng Sen tại Saigon.
7. Đặt tên liên tưởng ăn theo các đòn bẩy ở Tây như Kiến trúc, phong cách thiết kế đã nổi danh, các công trình tiêu biểu Thế giới để khách hàng dễ liên tưởng ví dụ Diamon Bay, Mahattan, Singapore green… cách đặt tên này hay nhưng cần phải chắc về bản quyền cũng như khả năng thực thi tốt, quy mô lớn và đặc biệt tránh khó đọc khó viết khó nhớ do ngôn ngữ phức tạp… thì mới tạo liên tưởng tốt được còn nếu không thì lại làm trò cười cho thiên hạ.
Cách Đặt Tên Thương Hiệu Cho Cửa Hàng Và Shop Online
Khi bạn bắt đầu kinh doanh một thứ gì đó, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ nào đó trực tiếp tại cửa hàng, hoặc bán hàng trên các fanpage, website hoặc là cả hai. Có bao nhiêu thứ khiến bạn phải bận tâm từ việc tìm kiếm địa điểm, tìm kiếm nguồn hàng, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, … Vậy, có bao giờ bạn cảm thấy bối rối để tìm một cái tên thật hay, thật dễ nhớ cho cửa hàng của mình không?
Đặt tên độc đáo khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn
1. Cách đặt tên shop online theo địa chỉ, địa danh.
Đặt tên cửa hàng, shop online theo địa chỉ, địa danh là cách bạn lấy chính địa chỉ, tên địa phương, khu vực, quốc gia, … để đặt tên cho cửa hàng, shop của bạn.
Nếu shop bạn có một địa chỉ đẹp như mơ, độc đáo và vô cùng dễ nhớ thì còn chần chừ gì nữa mà không lợi dụng luôn nó để làm tên cửa hàng, shop online của mình. Hoặc cũng có thể dùng các con số dễ nhớ như 1989, 1900, … Ví dụ như: chúng tôi Shop 365, Quán cafe 1989, Quán bar 1900, 88 Lounge, …
Nếu bạn đang kinh doanh một loại đồ ăn, thức uống, một loại sản phẩm đặc sản của vùng nào đó thì bạn có thể lấy chính tên địa danh đó để đặt làm tên cửa hàng, shop online của bạn. Ví dụ: Nem chua Thanh Hóa, Phở chua Lạng Sơn, Bánh đậu xanh Hải Dương, Cháo lươn xứ Nghệ, …
Quản lý bán hàng chuyên nghiệp với chúng tôi
Đăng ký dùng thử miễn phí
2. Cách đặt tên shop online theo tên cá nhân
Cách đặt tên cửa hàng, shop online theo cá nhân thường sẽ phù hợp hơn với những cửa hàng, shop online có quy mô kinh danh nhỏ lẻ. Nhưng, cũng có không ít những thương hiệu lớn cũng dùng cách này để đặt tên cho cửa hàng, shop online và website của mình. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khá gần gũi với một số cái tên thân thiện như Chè ông Cúc, Nhà hàng Bún Bò Huế Cô Tư Saigon, Bún mắm cô Ba, Bánh đa cua Cô Yến, …
3. Cách đặt tên shop online theo đặc trưng sản phẩm
Đây là cách đặt tên mà mọi người thường hay sử dụng nhiều nhất khi mà họ đang “bí” chưa có ý tưởng nào đặc biệt. Bởi vì, theo cách này, khách hàng sẽ biết được luôn rằng cửa hàng, shop bạn sẽ bán loại sản phẩm gì như Thời trang xuất khẩu, cửa hàng mỹ phẩm, …
4. Cách đặt tên shop online theo đặc điểm cửa hàng
Ví dụ: Cây đa quán, Quán bà Béo, Quán cây si, Lẩu bà Thúy, Lẩu ốc bà Téo, …
5. Cách đặt tên shop online theo quy mô cửa hàng
Tùy theo dự định kinh doanh của bạn theo quy mô lớn hay nhỏ, kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm hay chuyên môn hóa một loại sản phẩm mà bạn có thể đặt tên cửa hàng hoặc shop online với các tiền tố đi kèm như thế giới, siêu thị, vườn, tạp hóa, … để khách hàng biết được phần nào đó về quy mô lượng sản phẩm bạn có.
Ví dụ: Thế giới di động, siêu thị điện máy, vườn mỹ phẩm, …
Bạn cần lưu ý về mức độ trung thực trong cách đặt tên này, không nên quá phóng đại, khiến khách hàng cảm thấy như họ đang bị lừa, và bạn sẽ đánh mất thiện cảm của họ với bạn.
6. Cách đặt tên shop online nhờ sự liên tưởng, kích thích sự tò mò
Cách đặt tên nhờ sự liên tưởng khá thú vị, nhưng cũng có nhiều bất chắc. Bạn phải thực sự hiểu rõ về đặc tính, công dụng cũng như lợi ích sản phẩm của mình mang tới cho khách hàng từ đó đặt tên gợi cho khách hàng liên tưởng đến sản phẩm của bạn. Cái khó ở đây là làm thế nào để khi nhìn, nghe đến tên đó khách hàng hiểu được ý của bạn, hiểu đúng theo cách mà bạn muốn khách hàng hiểu mà không bị nhầm tưởng đến những sản phẩm thương hiệu hoặc ý nghĩa khác.
Ví dụ như TOFU-“HƠN CẢ TÀO PHỚ”
TOFU – Hơn cả tào phớ
Ngoài ra, cách đặt tên shop online bằng những cái tên thật chất, độc đáo và ấn tượng để gây sự tò mò, kích thích sự hiếu kỳ của khách hàng để khơi dậy trong suy nghĩ của họ phải tìm hiểu xem bạn là ai? bạn bán gì?
Ví dụ như Mộc Store, SEP Store, WYN SHOP, …
7. Cách đặt tên shop online bằng những từ viết tắt
Ở Việt Nam, cách đặt tên cửa hàng, shop online theo cách này cũng khá phổ biến với hai dạng là viết tắt tên (đọc tắt tên) theo ngành nghề như Vinamilk (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam), Viettel (Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội), Dior(Christian Dior S.A.), … và viết tắt những chữ cái đầu như FPT(The Corporation for Financing Promoting Technology), KFC (Kentucky Fried Chicken), VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam), …
8. Cách đặt tên shop online theo tính từ
Các tính từ gợi lên sự may mắn, phát tài hay sự cam kết, tin tưởng hoặc những triết lý kinh doanh và gợi lên khát vọng tương lai … cũng thường hay được các chủ shop dùng để đặt tên cho shop mình
Ví dụ như: Bất Động Sản Phát Đạt, Công ty vận tải Thịnh Hưng, Kiểm toán Đại Tín, Tiên Phong bank, …
9. Cách đặt tên shop online bằng tên thú cưng
Ví như: Méo Shop, Ốc Sên Shop, Thỏ Accessories, Tiệm của Thỏ, …
Méo Shop – cửa hàng quần áo nổi tiếng tại Hà Nội
10. Cách đặt tên shop online bằng tiếng nước ngoài
Những cái tên thương hiệu nước ngoài mang lại sự sang chảnh cho cửa hàng, shop online của bạn không thể phủ nhận được. Nó vừa tránh được sự nhầm lẫn, trùng lặp hay “đụng hàng”, vừa có sự mới mẻ mà nghe luôn sang chảnh, thú hút. Cách đặt tên shop này được khá nhiều bạn trẻ khởi nghiệp sử dụng vì nó rất phù hợp với phong cách giới trẻ hiện nay. Cũng có thể nói cách đặt tên này là một xu thế đang được ưa chuộng ở Việt Nam.
Ví dụ như: Adam store, Luxury shop, Oh!, Urban …
Để tìm được một cái tên thật hay và ấn tượng mà vẫn đảm bảo ý nghĩa là cả một nghệ thuật đó nha. Sau những gợi ý về 10 Cách đặt tên thương hiệu cho cửa hàng và shop online ở trên, bạn đã có ý tưởng gì để đặt tên shop cho mình chưa?
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Đặt Tên Shop Ấn Tượng, Tên Thương Hiệu Chuẩn Khi Kinh Doanh Online trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!