Xu Hướng 3/2023 # Quy Ước Và Các Phiên Bản Ngữ Pháp Trong Python # Top 4 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Quy Ước Và Các Phiên Bản Ngữ Pháp Trong Python # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Quy Ước Và Các Phiên Bản Ngữ Pháp Trong Python được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1- Các quy ước trong Python

Cũng như các ngôn ngữ khác Python có một số các quy ước về đặt tên, chẳng hạn quy tắc đặt tên biến (variable), hàm (function), lớp (class), module, …

Một tên được bắt đầu bằng các chữ cái viết hoa (A-Z), hoặc viết thường (a-z), hoặc kí tự gạch dưới ( _ ), theo sau đó có thể là các kí tự khác hoặc không có gì. Python không chấp nhận các kí tự: @, $ và % xuất hiện ở trong tên. Python là một ngôn ngữ lập trình có phân biệt chữ viết hoa và chữ viết thường, MyObject và myobject là hai tên khác nhau.

 

Một số quy tắc đặt tên trong Python:

Tên lớp (class) nên bắt đầu bằng một kí tự viết hoa, tất cả các tên khác đều bắt đầu bằng kí tự biết thường.

Một tên được bắt đầu bằng dấu gạch dưới cho bạn biết rằng tên đó là riêng tư (private).

Một tên được bắt đầu bằng hai dấu gạch dưới tức là tên đó rất riêng tư.

Nếu một tên được bắt đầu bằng hai dấu gạch dưới và kết thúc cũng bằng hai dấu gạch dưới thì tên đó là một tên đặc biệt được Python định nghĩa sẵn.

2- Các từ khóa trong Python

** keywords **

and assert break class continue def del elif else except exec finally for from global if import in is lambda not or pass raise return try yield while

** special words **

None True False self cls class_

Các hàm thông dụng

** func **

__import__ abs all any apply basestring bin bool buffer callable chr classmethod cmp coerce compile complex delattr dict dir divmod enumerate eval execfile file filter float format frozenset getattr globals hasattr hash help hex id input int intern isinstance issubclass iter len list locals long map max min next object oct open ord pow print property range raw_input reduce reload repr reversed round set setattr slice sorted staticmethod str sum super tuple type type unichr unicode vars xrange zip

3- Lệnh và khối lệnh

Khác với các ngôn ngữ lập trình khác, Python không sử dụng các cặp từ khoá như: “begin” và “end” hay “{” và “}” để mở , đóng một khối lệnh. Thay vào đó Python quy ước các lệnh liên tiếp có cùng khoảng cách thụt đầu dòng (Line Indentation) là thuộc cùng một khối lệnh.

if True: print ("Hello") print ("True") else: print ("False")

Nếu bạn viết như sau sẽ bị thông báo lỗi:

Quy tắc viết một lệnh (Statement) trên nhiều dòng:

Thông thường một lệnh (statement) của Python được viết trên 1 dòng, và ký tự xuống dòng nghĩa là kết thúc lệnh đó. Tuy nhiên có những lệnh dài, và bạn muốn viết trên nhiều dòng, bạn cần thông báo với Python ý định của bạn. Sử dụng dấu để nói với Python rằng lệnh bao gồm cả dòng tiếp theo. Ví dụ:

value = 1 + 2 + 3

Quy tắc viết nhiều lệnh trên một dòng

Bạn có thể viết nhiều câu lệnh trên một dòng, bạn cần phải sử dụng dấu chấm phẩy ( ; ) để ngăn cách giữa các câu lệnh. Ví dụ:

a = 'One'; b = "Two"; c ="Three"

4- Quy tắc viết một chuỗi

Python cho phép bạn sử dụng cặp dấu nháy đơn (  ‘  ), hoặc cặp dấu nháy kép ( ” ) để biểu thị một chuỗi (String) trên một dòng:

str1 = 'Hello every body' str2 = "Hello Python"

Nếu một chuỗi viết trên nhiều dòng bạn cần sử dụng một cặp 3 dấu nháy kép (Và không cần sử dụng dấu ):

multiLineStr = """This is a paragraph. It is made up of multiple lines and sentences."""

5- Chú thích (Comment)

Kí tự thăng (#) không nằm trong chuỗi sẽ bắt đầu một dòng chú thích (Comment). Tất cả các kí tự phía sau nó cho đến khi hết dòng được xem là một phần của câu chú thích và bộ thông dịch (interpreter) của Python sẽ bỏ qua chúng khi chạy chương trình.

print ("Finish")

6- Các phiên bản ngữ pháp Python

Hiện nay phiên bản mới nhất của Python là 3.x, Python 3.x có các quy định về ngữ pháp chặt chẽ hơn so với Python 2.x, Các tài liệu hướng dẫn Python trên Internet hiện nay phần lớn đang sử dụng ngữ pháp 2.x và có thể nó làm bạn bối rối vì bạn đã học theo hướng dẫn mà vẫn bị thông báo lỗi.  

Ví dụ:

Để in ra màn hình dòng chữ “Hello World”, trong phiên bản 2.x bạn sử dụng dòng lệnh “print” mà không cần cặp dấu ngặc ( ):

# Ngữ pháp Python 2.x print "Hello World"

Với Ngữ pháp Python 3.x để in ra dòng chữ “Hello World” bắt buộc bạn phải để nó trong dấu ngặc ( ), nếu không sẽ bị thông báo lỗi.

# Ngữ pháp Python 3.x print ("Hello World")

Quy Ước, Chuẩn Đặt Tên Định Danh Trong Java

Quy ước, chuẩn đặt tên định danh trong Java. (Java Coding Convention)

Đặt tên package

Package thường được đặt tên giống như đặt tên thư mục trên ổ đĩa tức là sẽ được bắt đầu bằng tên có phạm vi lớn cho đến phạm vi nhỏ dần.

Các ký tự trong định danh package là chữ, số in thường.

Thông thường ta sẽ đặt tên package với các phạm vi và thứ tự như sau:

Tên tổ chức, tên miền

Tên công ty

Tên dự án

Tên module (sau đấy là các các module con (nếu có))

Tên chức năng module.

Ví dụ:

Tên miền của mình là chúng tôi

Tên project là Demo

Project có hai module là demo1 và demo2

Trong module demo1 có 1 class là Demo.java

Khi đó ta sẽ khai báo package trong class Demo.java là package stackjava.com.demo.demo1

Đặt tên class, interface

Các class nên là danh từ còn interface nên là động từ hoặc tính từ.

Tránh dùng tên trùng với các kiểu dữ liệu đã được định nghĩa sẵn (ví dụ như Number, String, Float…)

Đặt tên theo kiểu “camelCase”, tức là chữ cái đầu tiên của mỗi từ viết hoa, các chữ cái tiếp theo viết thường (ví dụ: DemoJava.java, DemoHelloWorld.java…)

Đặt tên method

Tên các method thường là động từ.

Đặt tên theo kiểu “camelCase” nhưng chữ cái đầu tiên viết thường.

Ví dụ: setAge, isTurnOn, getAge...

Đặt tên biến

Đặt tên theo kiểu “camelCase” nhưng chữ cái đầu tiên viết thường.

Nên dùng các từ dễ nhớ.

Tránh dùng các định danh chỉ gồm 1 ký tự.

Các định danh gồm 1 ký tự thường chỉ dùng làm biến tạm, ví dụ i,j,k dùng làm biến tạm cho kiểu số; c,d,e thường dùng làm biến tạm có kiểu ký tự

Ví dụ: dateOfBirth, age...

Đặt tên hằng số

Các hằng số được đi kèm các từ khóa static, final khi khai báo.

Thường là danh từ.

Tên hằng số nên dùng tất cả các chữ cái viết hoa và phân cách nhau bằng dấu gạch dưới.

Ví dụ: MIN_HEIGHT, MAX_WIDTH

(*Lưu ý, có một cách đặt tên khác không dùng camelCase mà là snake_case tức là tất cả các chữ cái viết thường và phân cách nhau bởi dấu gạch dưới, ví dụ date_of_birth. cách viết này dễ đọc hơn nhưng dài hơn và thường chỉ dùng hiển thị kết quả trả về, đặt tên trong java script…)

Quy ước, chuẩn đặt tên định danh trong Java

https://docs.oracle.com/javase/tutorial/

Giải Mã Tên Gọi Các Phiên Bản Cpu Core I Trên Laptop

Gia đình vi xử lý Intel Core dành cho máy tính laptop có rất nhiều phiên bản, mỗi phiên bản có tên thương hiệu, mã số CPU rồi có cả hậu tố (M, QM, HQ, U …). Vậy chúng khác nhau chỗ nào, làm sao để chọn đúng CPU phù hợp với nhu cầu của mình khi mua laptop. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau giải mã tên gọi CPU của Intel qua đó tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể mua được 1 chiếc laptop pin lâu, làm văn phòng tốt hoặc chiến game thoải mái. Intel Core là một thương hiệu được Intel sử dụng cho nhiều dòng vi xử lý từ trung đến cao cấp trên máy tính cá nhân và doanh nghiệp. Nếu dùng máy tính lâu năm thì chắc hẳn bạn đều biết những cái tên rất quen thuộc như Core Duo hay Core 2 Duo, đây cũng là những thế hệ vi xử lý Intel Core đầu tiên và rất phổ biến trên laptop, PC giai đoạn 2006 – 2008. Giờ đã là năm 2015, những chiếc laptop chạy Core 2 Duo không còn phổ biến nữa nên chúng ta sẽ tập trung vào thế hệ Intel Core i mới hơn với i3/i5/i7 và Core M. Cách đặt tên chung của các phiên bản vi xử lý Core i: Core [tên thương hiệu i3/i5 hoặc i7] + [mã số CPU] + hậu tố

* Core i3: gồm các CPU lõi kép, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop giá mềm và điểm chung là không được tích hợp công nghệ Turbo Boost. * Core i5: gồm các CPU lõi kép hoặc lõi tứ, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop tầm trung, nằm giữa i3 và i7, một số phiên bản được tích hợp Turbo Boost. * Core i7: gồm các CPU có tối đa 8 lõi, kiến trúc 64-bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop cao cấp và điểm chung là đều được tích hợp công nghệ Turbo Boost (ngược với i3).

II. Tiếp theo là các thế hệ CPU Core i và từ đây chúng ta có thể nhận diện được mã số CPU:

1. Thế hệ đầu tiên, tên mã Arrandale và Clarksfield, lần lượt dùng vi kiến trúc Westmere và Nehalem:

Arrandale dùng vi kiến trúc Westmere, quy trình 32 nm là hậu duệ của Penryn – vi kiến trúc được dùng trên rất nhiều CPU Intel Core 2, Celeron và Pentium Dual-Core. Arrandle chứa các thành phần cầu bắc gồm vi điều khiển bộ nhớ, giao tiếp PCI Express cho GPU rời, kết nối DMI và tích hợp GPU.

Họ Arrandale dùng kiến trúc Westmere, quy trình 32 nm, 2 lõi, tích hợp GPU Ironlake 45 nm

* Intel Core i3 – 3xxM/3xxUM * Intel Core i5 – 4xxM/4xxUM; 5xxM/5xxUM/5xxE * Intel Core i7 – 6xxM/6xxLM/6xxUM/6xxE/6xxLE/6xxUE

Trong khi đó Clarksfield dùng vi kiến trúc Nehalem lại là thế hệ sau của Penryn-QC – một module đa chíp với 2 đế chip Penryn lõi kép. Các CPU thuộc họ này được sản xuất trên quy trình 45 nm cũ hơn và cũng chỉ có phiên bản Core i7 lõi tứ, không tích hợp GPU.

Họ Clarksfield dùng kiến trúc Nehalem, quy trình 45 nm, 4 lõi, không tích hợp GPU:

* Intel Core i7 – 7xxQM/8xxQM và 9xxXM Extreme Edition

2. Thế hệ thứ 2, tên mã Sandy Bridge, dùng vi kiến trúc Sandy Bridge x86:

Tất cả CPU thế hệ 2 đều dùng vi kiến trúc Sandy Bridge x86 thay vì chia ra như thế hệ Core i đầu tiên. Sandy Bridge x86 thay thế cho Nehalem và sản xuất trên quy trình 32 nm. CPU đa phần là 2 lõi, riêng các phiên bản QM và QE có 4 lõi, đều tích hợp GPU HD Graphics 3000:

* Intel Core i3 – 23xxM/23xxE/23xxUE * Intel Core i5 – 24xxM; 25xxM/25xxE * Intel Core i7 – 26xxM/26xxE/26xxLE/26xxUE/26xxQM; 27xxQM/27xxQE; 28xxQM và 29xxXM.

3. Thế hệ thứ 3, tên mã Ivy Bridge, dùng vi kiến trúc Sandy Bridge x86:

Ivy Bridge cũng sử dụng cùng vi kiến trúc Sandy Bridge x86 nên các vi xử lý này tương thích ngược với nền tảng Sandy Bridge. Kể từ thế hệ này, Intel đã thu nhỏ quy trình xuống còn 22 nm. Tương tự Sandy Bridge, phần lớn CPU thuộc họ Ivy đều có 2 lõi, chỉ i7 mới có 4 lõi với hậu tố QM và XM. Điều đáng chú ý là Ivy Bridge cũng là thế hệ đầu tiên hỗ trợ chuẩn USB 3.0 với chipset Intel 7-series Panther Point và GPU tích hợp cũng được nâng cấp lên HD Graphics 4000:

4. Thế hệ thứ 4, tên mã Haswell, dùng vi kiến trúc Haswell x86:

Thế hệ này bắt đầu cho thấy sự phân hóa về tính năng và sức mạnh của vi xử lý trong cùng 1 dòng nhiều hơn. CPU được sản xuất trên quy trình 22 nm tương tự Ivy Bridge nhưng được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa điện năng tiêu thụ. Nhờ Haswell, những chiếc máy tính mỏng nhẹ pin lâu (Ultrabook) và hybrid đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Một điểm đáng chú ý là nếu như các thế hệ CPU trước chỉ tích hợp 1 loại GPU cho tất cả các dòng i3, i5, i7 thì kể từ Haswell, GPU đa dạng hơn với nhiều phiên bản gồm HD Graphics 4200/4400/4600/5000 và Iris 5100/Iris Pro 5200.

Có thể thấy số lượng phiên bản CPU của họ Haswell đã tăng lên, phân hóa nhiều hơn và cách đặt tên hậu tố cũng có đôi chút khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa các hậu tố này trong phần dưới.

5. Thế hệ thứ 5, tên mã Broadwell, dùng vi kiến trúc Broadwell x86:

Broadwell không hoàn toàn thay thế Haswell bởi theo nguyên lý tick-tock của Intel thì Haswell là tock và Broadwell là tick. Broadwell tương thích ngược với một số chip set Intel 8-series và hỗ trợ thế hệ chipset Intel 9-series. Điểm mới trên thế hệ Broadwell đáng chú ý là phần cứng giải mã video Intel Quick Sync hỗ trợ mã hóa và giải mã VP8, tích hợp các GPU mới gồm HD 5300/5500/5700P/6000 và Iris 6100, Iris Pro 6200/6300P.

III. Ý nghĩa các hậu tố, nắm được hậu tố, hiểu chức năng CPU:

Qua 2 phần đầu thì chúng ta đã lần lượt giải mã được ý nghĩa tên thương hiệu i3, i5, i7 đồng thời nắm bắt được các thế hệ CPU dựa trên mã số CPU. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các hậu tố (suffix). Chúng là các ký tự kèm theo sau mã số CPU hoặc chen giữa như các bạn đã thấy, vậy M, U, E, Y, QM, HQ, MQ, XM … là gì.

1. Đối với thế hệ Core I ba số đầu tiên (Arrandale, Clarksfield), Intel dùng các hậu tố M/LM/UM/E/LE/UE/QM và XM.

Theo quy tắc chung, hậu tố M viết tắt của Mobile microprocessor hay vi xử lý dành cho các thiết bị di động (ở đây là máy tính laptop). Trong khi đó, E viết tắt của Embedded hay chip nhúng. Trên laptop phổ thông thì chúng ta ít khi gặp phải loại CPU này bởi chúng thường được dùng trên các hệ thống nhúng, chẳng hạn như máy tính tiền, hệ thống giải trí trên xe, các thiết bị tự động hóa, …

Đi kèm với các hậu tố U và L chỉ mức độ tiêu thụ năng lượng: U – Ultra-low power và L – Low power. Như vậy LM/UM sẽ là các vi xử lý cho laptop tiêu thụ điện năng thấp và siêu thấp, tương tự với LE/UE.

Với hậu tố QM và XM, ký tự M vẫn mang ý nghĩa Mobile và Q có nghĩa là Quad-core, X có nghĩa là eXtreme. Cả 2 hậu tố này đều cho biết vi xử lý có 4 nhân, riêng XM cho biết đây là phiên bản mạnh nhất trong họ.

2. Đối với thế hệ Core I thứ 2 (Sandy Bridge), Intel bổ sung thêm hậu tố QE bên cạnh các hậu tố M/QM/XM/E/LE/UE. QE là Quad-core Embedded – một phiên bản chip nhúng lõi tứ và cũng không được sử dụng trên laptop phổ thông.

3. Đến thế hệ Core I thứ 3 (Ivy Bridge), Intel vẫn giữ cách đặt hậu tố như cũ nhưng có 2 điểm mới là các CPU mang hậu tố U và Y. Đây đều là các CPU tiêu thụ điện năng thấp trong đó U là Ultra-low power và Y là Extremely low power (thấp nhất).

4. Thế hệ Core I thứ 4 (Haswell), Intel tiếp tục thay đổi và bổ sung hậu tố cho các phiên bản CPU. Hậu tố QM, XM, EQ được chuyển thành MQ, MX và QE, có thêm hậu tố H chỉ các phiên bản CPU có xung nhịp cao hơn và HQ chỉ các phiên bản CPU lõi tứ được tích hợp GPU hiệu năng cao, điển hình như Iris Pro 5200.

5. Thế hệ Core I thứ 5 (Broadwell) có cách đặt tên tương tự Haswell. Riêng dòng Core M thì hậu tố được đặt phía sau số đầu tiên trong mã số CPU, chẳng hạn 5Y10.

6 Phiên Bản Lý Mạc Sầu Quyến Rũ Hút Hồn Trong ‘Thần Điêu Đại Hiệp’

Cùng điểm lại những phiên bản Lý Mạc Sầu xinh đẹp, quyến rũ nhất qua các phiên bản “Thần điêu đại hiệp”.

Theo những gì Kim Dung miêu tả trong Thần điêu đại hiệp thì Lý Mạc Sầu là sư tỉ của Tiểu Long Nữ, cô là người xinh đẹp nhưng bụng dạ lại rất thâm hiểm độc ác và trở nên tàn nhẫn hơn sau khi bị Lục Triển Nguyên bội ước.

Dù là nhân vật phản diện, nhưng Lý Mạc Sầu vẫn nhận được nhiều tình cảm của khán giả nhờ vào câu nói: “Hỡi thế gian, tình là gì”. Trải qua nhiều lần chuyển thể và được làm lại, có 6 phiên bản Lý Mạc Sầu đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ.

Bộ phim Thần điêu đại hiệp 2014 đã chính thức ra mắt những tập đầu tiên. Trong khi Tiểu Long Nữ (Trần Nghiên Hy) liên tục bị khán giả săm soi về nhan sắc thì Lý Mạc Sầu (Trương Hinh Dư) lại chiếm được tình cảm nhờ vào tính cách thú vị, đi kèm đó là một gương mặt gợi tình và một vóc dáng quyến rũ.

Trong bản Thần điêu đại hiệp 2006, nhân vật Lý Mạc Sầu được Trương Kỷ Trung đẩy bản chất tàn ác, nhẫn tâm lên cao khiến cho nữ diễn viên Mạnh Quảng Mỹ hứng phải nhiều “gạch đá” từ khán giả trong suốt thời gian phim công chiếu.

Trần Hồng – Lý Mạc Sầu xinh đẹp nhất: Năm 1998, Thần điêu đại hiệp tiếp tục được tái hiện trên màn ảnh nhỏ với sự tham gia diễn xuất của Nhậm Hiền Tề và Ngô Thanh Liên trong vai Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Nhưng trái với những phiên bản thành công trước đó, bản 1998 bị đánh giá là phim chuyển thể dở nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, nhân vật Lý Mạc Sầu do Trần Hồng thể hiện lại chiếm được nhiều tình cảm của khán giả và được cho là nhân vật Lý Mạc Sầu xinh đẹp nhất từ trước đến nay.

Tuyết Lê – Lý Mạc Sầu kinh điển nhất: Với những khán giả yêu mến bản Thần điêu đại hiệp 1995, chắc chắn khó lòng quên được ánh mắt sắc lạnh, vô tình của Lý Mạc Sầu do nữ diễn viên Tuyết Lê thể hiện.

Dù không sở hữu vẻ đẹp quá xuất sắc nhưng nhờ diễn xuất nổi bật cùng ánh mắt đầy “sát khí” mà nữ diễn viên Tuyết Lê đã dường như làm sống lại nhân vật Lý Mạc Sầu trong chính tác phẩm của Kim Dung. Phiên bản Lý Mạc Sầu 1995 cũng được báo chí xem là hình mẫu kinh điển của Xích Luyện Tiên Tử.

Lữ Hữu Huệ – Lý Mạc Sầu hiền thục nhất: Cái tên Lữ Hữu Huệ đã quá quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ vào những năm 80, 90. Năm 1983, Lữ Hữu Huệ tái hiện lại nhân vật Lý Mạc Sầu trong Thần điêu đại hiệp. Tuy nhiên với gương mặt phúc hậu, hiền lành, Lữ Hữu Huệ được nhận xét là Lý Mạc Sầu hiền thục nhất trong lịch sử.

Trương Mẫn Đình – Lý Mạc Sầu đáng yêu nhất: Được xem là người đầu tiên thể hiện nhân vật Lý Mạc Sầu trên màn ảnh vào năm 1976, nhờ vào nhan sắc “hút hồn” mà Trương Mẫn Đình (trái) được khen là đáng yêu và không hề kém cỏi về tài sắc khi đứng cạnh Tiểu Long Nữ (Lý Thông Minh).

Sau vai diễn Lý Mạc Sầu, Trương Mẫn Đình nhanh chóng được biết đến, bà là một trong những nữ diễn viên sáng giá của màn bạc Hồng Kông ở thập niên 60, 70, song Trương Mẫn Đình lại sớm giã từ phim trường và chuyển hướng sang đầu tư sản xuất phim ảnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Ước Và Các Phiên Bản Ngữ Pháp Trong Python trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!