Xu Hướng 3/2023 # Tên Đường Ở Sài Gòn Xưa Được Đặt Như Thế Nào # Top 9 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tên Đường Ở Sài Gòn Xưa Được Đặt Như Thế Nào # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tên Đường Ở Sài Gòn Xưa Được Đặt Như Thế Nào được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành để thay tên các con đường do Pháp đặt sang tiếng Việt. Chúng được đặt theo từng cụm, gồm các nhân vật hay sự kiện gần gũi nhau mang nhiều ý nghĩa lịch sử.

Đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của Việt Nam qua từng con đường. Cửa ngõ Bến xe Miền Tây có các đường Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Bà Triệu… rồi đến Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Triệu Quang Phục… tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Chiêu Hoàng…

Các bến sông Vạn Kiếp, Hàm Tử, Chương Dương… được đặt theo tên các trận đánh hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai 1284-1285. Còn bến Bạch Đằng được đặt theo con sông nơi Ngô Quyền lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nam Hán năm 938 …

Càng gần trung tâm, các sự kiện, nhân vật càng tiệm cận đến hiện tại. Tại quận 1, con đường trước cổng Dinh Độc Lập (nối đến Thảo Cầm viên) dài hơn một km trước đây tên Thống Nhất (nay là đại lộ Lê Duẩn). Tên gọi này được cho là mang hàm ý sau dòng chảy 4.000 năm lịch sử thì tất cả đều tập trung về đây – đại lộ đẹp và rộng dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó.

Phía trước, đường một chiều chạy ngang cổng chính Dinh Độc Lập và TAND TP HCM được mang tên Công Lý (được cho là để ám chỉ công lý thì chỉ một chiều đúng hoặc sai). Sau năm 1975, đường Công Lý được đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Dọc theo Đại lộ Thống Nhất có 2 đường nhỏ mang tên Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes để nhớ ơn những người đã tạo ra ngôn ngữ cho nước Việt. Hàn Thuyên là người sáng tạo ra chữ Nôm (được người Việt dùng trong gần 10 thế kỷ) để thay cho chữ Hán. Còn Alexandre de Rhodes – giáo sĩ người Pháp, có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ đang sử dụng.

Hai mặt cửa Đông và Tây chợ Bến Thành cũng có 2 đường song song được đặt tên theo danh nhân Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh một cách đầy ngụ ý. Một người khởi xướng phong trao Đông Du, người còn lại thì kêu gọi cải cách, học theo những tư tưởng tiến bộ của phương Tây để phát triển.

Trong khi đó, tên các danh tướng nhà Trần được đặt cho các tuyến đường gần nhau ở khu Tân Định (quận 1), gồm: Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải…

Cụm danh tướng nhà Lê ở quận 4 gồm: Đinh Lễ, Lê Quốc Hưng, Lê Thạch, Lê Văn Linh.

Ở khu vực quận 3 là những con đường mang tên nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngô Cát, Đặng Trần Côn, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều… cùng các võ tướng Tây Sơn như: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm.

Các nhà cách mạng tham gia khởi nghĩa Yên Bái chống Pháp (1930) gồm Nguyễn Thái Học (người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng), Cô Giang (Nguyễn Thị Giang – vợ ông Nguyễn Thái Học), Cô Bắc (tên thật là Nguyễn Thị Bắc – em gái Cô Giang), Phó Đức Chính, Ký Con (tên thật là Đoàn Trần Nghiệp), Nguyễn Khắc Nhu… nằm ở khu vực Bến Thành (quận 1).

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (một trong hai tác giả sách Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh), Hội đồng đặt tên đường thời đó (1955) thường đặt theo khóm, cụm. Đó là cách đặt tên rất khoa học và rất hay, chỉ cần biết một tên đường có thể hình dung ra một khu vực.

Hiện, những cụm tên danh nhân vẫn được Hội đồng đặt tên đường thành phố giữ nguyên. Bên cạnh đó, một số cụm tên đường mới được hình thành như: cụm đường tên các loài hoa ở quận Phú Nhuận như: Hoa Lan, Hoa Sứ, Hoa Huệ, Hoa Cúc, Hoa Hồng…

Theo đề án Đặt, đổi tên đường, công trình công cộng đến năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển, toàn thành phố có hơn 1.770 đường mang tên tạm và khoảng 400 tên đường “có vấn đề” (không có ý nghĩa, trùng, tên khác nhau của cùng một nhân vật), trong khi đó quỹ tên đường của thành phố đang cạn.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều đường ghi sai tên danh nhân như: Đoàn Như Hài (đúng là Đoàn Nhữ Hài), Hà Tôn Quyền (đúng là Hà Tông Quyền), Nơ Trang Long (đúng là N’Trang Lơng), Trần Khắc Chân (đúng phải là Trần Khát Chân)…

Ngoài ra, gần 50 đường mang các tên khác nhau của 16 nhân vật như Trần Hưng Đạo – Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ – Quang Trung, Học Lạc – Nguyễn Văn Lạc… Hàng trăm tên đường trùng nhau như Cao Thắng, An Dương Vương… hoặc tên đường không mang tính thẩm mỹ như hai đường Kênh Nước Đen.

Trung Sơn

Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Những Con Đường Ở Sài Gòn Trước 1975

Nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát và việc đặt tên đường phố Sài Gòn

Trong những năm làm việc tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Sài Gòn Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Sài Gòn Đông (Sài Gòn) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường thì ngập nước sau cơn mưa, đường thì có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường thì dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc lòng tên hơn 300 con đường.

Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như:

Boulevard Charner

Boulevard Galliéni

Boulevard Kitchener

Boulevard Norodom v.v

Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi.

Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn năm 1967 (Ảnh của John Beck)

Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lý không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua “Trần Nhân Tôn” và Tướng “Trần Hưng Đạo”, người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường thì đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy còn thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ.

Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Phòng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Phòng Hoạ Đồ.

Thuần Phong Ngô Văn Phát hình phụ bản Như Việt Lưu

Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đã được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nhìn những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên gì và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ý sâu xa của tác giả.

Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với địa thế, và các dinh thự đã có sẵn từ trước. Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của mình, bởi vì ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rõ ràng là ông có ý ấy:

Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.

Đường đi ngang qua Bộ Y Tế thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.

Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, phải chăng vì đi ngang qua Pháp Đình Sài Gòn. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công Lý và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.

Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.

Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.

Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.

Đại lộ Lê Lợi, Sài Gòn năm 1967 (Ảnh của John Beck)

Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.

Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.

Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.

Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ lòng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải tìm đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Sài Gòn, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, thì quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.

Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.

Trường nữ Trung Học Gia Long lớn nhất Sài Gòn thì, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút gì cho trường nữ Trung Học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đã đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng.

Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý, nhưng có lý hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ “Vành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa” mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp.

Ông Nhà Văn – Trưởng Phòng Họa Đồ quả là sâu sắc.

Rất tiếc là lúc vào làm việc thì Thuần Phong Ngô Văn Phát đã về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Mãi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đã làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này.

Cũng chuyện đặt tên đường

Vua Lê Thánh Tôn đã mở mang bờ cõi nước ta từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Rồi sau đó, chúa Nguyễn Hoàng và con cháu đã vượt đèo Cù Mông, đánh chiếm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vĩnh viễn xóa sổ nước Chiêm Thành khỏi bản đồ thế giới. Rồi còn tiếp tục mang về cho dân tộc cả một đồng bằng Nam Phần mênh mông bao la, từ Đồng Nai đến Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc…

Cũng phải kể luôn cả “Hoàng Triều Cương Thổ” (vùng đất mà thực dân Pháp dành riêng cho các vua nhà Nguyễn) là vùng Cao nguyên Trung phần trù phú màu mỡ hiện nay. Dĩ nhiên công cuộc mở mang bờ cõi này cũng bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa nữa.

Nghĩa là hơn một nửa diện tích đất liền của Việt Nam hiện nay là do dòng họ của Chúa Nguyễn Hoàng đã mang về cho dân tộc Việt Nam!

Riêng Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, là người đã có công rất lớn trong công cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là Chúa Hiền Vương đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc bình định và chinh phục vùng đất Gia Định ngày xưa. Gia định ngày xưa bao gồm Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Tây Ninh, Phước Long, Bình Long, Long An, Mỹ Tho, Gia Định, Sài Gòn… bây giờ. Cho nên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lấy tên của Ngài để đặt cho một trong hai con đường chính từ hướng Bắc dẫn vào trung tâm Thành Phố Sài Gòn. (Chế độ sau này đã thay Hiền Vương bằng tên của Võ Thị Sáu – Đường Nguyễn Hoàng bị đổi thành Trần Phú…).

Đấy là chưa nói tới giấc mộng… Tây Tiến chưa thành. Hai vị trung thần nhà Nguyễn là Lê Văn Duyệt và Trương Minh Giảng đã mở mang bờ cõi nước ta tới tận biên giới… Thái Lan bây giờ, đã thiết lập thêm một Trấn mới là Trấn Tây Thành, (hai Trấn kia là Trấn Bắc Thành và Trấn Gia Định Thành). Phải chăng chính vì vậy mà ngay từ khi vừa giành được chủ quyền từ tay thực dân Pháp, hai con đường lớn từ trung tâm Sài Gòn hướng về Bà Quẹo để sang thẳng đất Miên qua ngả Gò Dầu, đã được mang tên hai vị Anh Hùng Tây Tiến nổi danh này. Đó là đường Trương Minh Giảng và đường Lê Văn Duyệt. Phải chăng đó cũng như là một nhắc nhở cho các thế hệ mai sau về một sứ mạng chưa thành, một “Mission unaccomplished”…

Vũ Linh Châu và Nguyễn Văn Luân Đăng lại có chỉnh sửa từ bài viết “Ai đã đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975?” Theo chúng tôi (Trang web của nhóm cựu học sinh trường trung học Tống Phước Hiệp – Vĩnh Long)

Tiểu sử nhà văn Ngô Văn Phát:

Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Thuở nhỏ ông học ở Bạc Liêu, Sài Gòn, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, họa mười hai bài Thập Thủ Liên Hoàn của Thương Tân Thị… Có lúc ông dạy Việt Văn tại trường Pétrus ký Sài Gòn.

Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn.

Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).

Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.

Ông mất trong năm 1983 tại Sài Gòn.

Các Cơn Bão Được Đặt Tên Như Thế Nào?

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã hình thành ra sao?

Trong hàng trăm năm, người dân sống ở các đảo thuộc vùng Caribbe, vốn dường như thường xuyên đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa, đã đặt tên các cơn bão theo tên các vị thánh. Nhưng nói chung, việc đặt tên bão khá lộn xộn. Trong những năm 1850, một cơn bão ở Đại Tây Dương đã làm đắm một con tàu có tên là Antje, và cơn bão đó đã được gọi là “bão Antje”, trong khi một cơn bão khác đổ bộ vào Florida vào Ngày Lao động(1/5) nên nó được đặt tên là “bão Ngày lao động”.

Vào cuối thế kỷ 19, Clement Wragge, một nhà dự báo khí tượng người Úc, đã cố gắng thiết lập nên một hệ thống bằng cách đặt tên các cơn bão theo bảng chữ cái Hy Lạp. Khi chính phủ Úc từ chối công nhận hệ thống này, ông bắt đầu đặt tên các cơn bão theo tên các chính trị gia. Không có gì ngạc nhiên, một hệ thống mà dường như mô tả một chính trị gia là “gây thảm họa lớn” hoặc “lang thang không mục đích về phía Thái Bình Dương” đã gặp phải sự phản đối. Một phương pháp khác để đặt tên các cơn bão là dùng tọa độ địa lý vốn giúp các nhà khí tượng học theo dõi chúng. Nhưng điều này cũng chẳng có ích gì cho những người sống trên bờ và dựa vào các thông báo thời tiết ngắn gọn và hữu ích trên sóng đài phát thanh.

Truyền thống chính thức đặt tên các cơn bão bắt đầu hình thành vào năm 1950 khi chúng được gọi tên theo cách đọc bảng chữ cái mà các binh lính Mỹ thời đó sử dụng ( Able, Baker, C harlie, vv…). Những cái tên rất này ngắn gọn và dễ phát âm hay ghi lại. Việc trao đổi các thông tin giữa hàng ngàn đài phát thanh nằm rải rác, các tàu thuyền trên biển và các căn cứ ven biển trở nên dễ dàng hơn. Kỹ thuật mới này đã chứng minh đặc biệt hữu ích khi hai cơn bão có cường độ khác nhau xảy ra cùng một lúc.

Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, vào năm 1952, một hệ thống phát âm bảng chữ cái quốc tế mới đã được thông qua ( Alpha, Bravo, C harlie, vv…) nên đã gây ra một số nhầm lẫn. Vì vậy, học theo cách các nhà khí tượng hải quân đặt tên các cơn bão theo tên vợ mình, Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia Mỹ đã bắt đầu sử dụng các tên phụ nữ (để đặt tên cho các cơn bão). Cách làm này tỏ ra phổ biến, và gây nhiều tranh cãi. Các phương tiện truyền thông rất thích thú khi mô tả các cơn bão mang tên nữ giới đầy “cuồng nộ”, “trêu ghẹo” và “tán tỉnh” các bờ biển. Các nhà hoạt động nữ quyền đã vận động chống lại cách làm này và từ năm 1978 tên bão đã sử dụng đan xen tên gọi của cả hai giới.

Những Thú Vị Cách Đặt Tên Đường Sài Gòn Trước Năm 1975

Người Sài Gòn phải gọi sai tên 70 con đường: Do ai, tại ai?

Sài Gòn hiện có khoảng 70 con đường đang bị gọi tên sai. Vậy tại sao có những cái tên sai này để người Sài Gòn gọi riết thành quen hay còn nguyên nhân nào khác?

Người Sài Gòn đang gọi tên sai nhiều con đường mà không biết

Những con đường quen thuộc với người Sài Gòn như: Tôn Thất Đạm, Sương Nguyệt Anh, Trần Khắc Chân, Nguyễn Văn Tráng, Lương Nhữ Học, Kha Vạn Cân … được các nhà nghiên cứu địa danh học cho rằng đang bị viết sai tên.

Hiện nay, những cụm trên vẫn được Hội đồng đặt tên đường thành phố vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó một số cụm tên đường mới được hình thành như: cụm đường gắn với tên của các loài hoa ở phường 7, quận Phú Nhuận như: Hoa Lan, Hoa Sứ, Hoa Huệ, Hoa Cúc, Hoa Hồng,…

Mới đây, một nhóm trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh lực lượng chức năng đang làm việc gần chiếc xe Toyota sơn màu, gắn còi hụ giống xe cảnh sát nước ngoài (Mỹ) nhưng gắn biển số chúng tôi Với màu sơn và cách trang trí này thì liệu chủ xe có phạm luật không?

Mẹ của em học sinh lớp 7 tại Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết con mình tự sinh con trong phòng tắm và quen người bạn qua mạng xã hội, trong suốt thời kỳ cháu mang thai gia đình không hề hay biết.

Sáng nay, nhiệt độ thấp nhất đo được tại chúng tôi là 19 oC – đây là mức nhiệt thấp nhất từ đầu năm đến giờ, thấp hơn kỷ lục 20 o C vào ngày 22.12.2020 khiến người Sài Gòn bất ngờ vì lạnh buốt.

Sáng qua, tại xã Y Tý (H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai) tuyết bắt đầu rơi dày đặc phủ một lớp trắng xóa không khác gì trời Âu.

Sáng nay, chúng tôi và các tỉnh Nam bộ se lạnh, nhiệt độ đo được thấp nhất trên khu vực là 17,7 o C – thấp nhất từ đầu năm 2021 đến giờ.

Chiều 12.1, tại hội trường UBND xã Hoài Châu Bắc (TX.Hoài Nhơn, Bình Định), Báođã trao 100 suất quà tết (1 triệu đồng/suất) cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 5 xã phía tây của TX.Hoài Nhơn.

Từ sáng qua (12.1) thời tiết tại chúng tôi bắt đầu lạnh, đến tối nhiệt độ giảm dần thấp nhất 19 độ C. Trong đêm lạnh đột ngột, nhiều người vô gia cư vẫn oằn mình với thời tiết lạnh nhất từ đầu năm 2021 đến nay.

Ông Cao Văn Hạnh, cán bộ Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ NN-PTNT), đã làm chủ được kỹ thuật nhân giống rươi – sản vật người dân vẫn gọi là “lộc trời”.

Hàng chục hộ dân sống dọc triền núi ở xã Duy Sơn (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) đang bất an, lo lắng khi tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng, uy hiếp tính mạng và tài sản.

Trên đường ra ruộng, nhặt được chiếc cặp bên trong có hàng chục triệu đồng, anh nông dân Võ Hoàng Duy liền đến nộp cho cơ quan công an để tìm người đánh rơi trả lại.

Tin tức về Nghịch lý nhà ở xã hội; “Giải mã” chiếc hộp bạc ở mộ phu nhân Thống chế Thoại Ngọc Hầu; Chưa thể lạc quan dù có vắc xin Covid-19… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 13.1.2021.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tên Đường Ở Sài Gòn Xưa Được Đặt Như Thế Nào trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!