Bạn đang xem bài viết Không Thể Bỏ Qua Trước Khi Đặt Stent Mạch Vành được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Stent mạch vành có tác dụng gì?
Stent mạch vành là một ống lưới nhỏ, bằng kim loại hoặc polymer. Dụng cụ này được đặt vào các vị trí động mạch vành bị tắc hẹp nhằm giữ cho mạch vành rộng mở để đưa máu về cơ tim. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, tăng khả năng gắng sức ở người bị thiếu máu cơ tim cục bộ, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.
04 loại stent mạch vành thường dùng
Stent kim loại thường (Bare Metal Stent)
: có ưu điểm là chi phí rẻ, nhưng nguy cơ tái tắc mạch của loại stent này cao hơn các loại stent khác. Theo thống kê, khoảng 30% người bệnh can thiệp đặt stent kim loại thường sẽ bị tắc hẹp mạch vành trở lại sau 6 tháng thực hiện.
Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)
: Lớp thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của mô sẹo, nhờ đó giảm nguy cơ tái tắc hẹp. So với stent kim loại, stent phủ thuốc có tỷ lệ tái tắc hẹp giảm hơn 20 – 30%. Tuy nhiên vì nguy cơ vẫn còn nên người bệnh sau đặt vẫn phải dùng thuốc chống đông, tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày can thiệp. Một số trường hợp dị ứng với thuốc phủ cũng không đặt được stent này.
Stent tự tiêu/stent sinh học (Bioengineered Stent
): Ưu điểm của loại stent này là khả năng tự tiêu và khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch khỏe mạnh. Nhờ đó, sau khi đặt, người bệnh ít có nguy cơ hình thành cục máu đông hơn. Tuy nhiên, giá của loại stent này lại cao gấp 2 – 3 lần stent kim loại thường.
Stent trị liệu kép
(Dual Therapy Stent, DTS):
Đây là loại stent mạch vành mới nhất. Nhờ tận dụng lợi thế của stent tự tiêu và stent phủ thuốc, stent trị liệu kép có khả năng làm giảm nguy cơ tái tắc hẹp và hình thành cục máu đông, mô sẹo tốt hơn đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương sau thủ thuật đặt stent mạch vành. Do có nhiều ưu điểm nên chi phí cho loại stent này cũng cao nhất, không phải người bệnh nào cũng chi trả được.
Ngoài 4 loại stent kể trên, hiện nay còn có stent phủ thuốc có khung tự tiêu. Đây cũng là loại stent kết hợp từ stent phủ thuốc và tự tiêu nhưng không có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch như stent tự tiêu.
Tắc hẹp mạch vành bao nhiêu thì phải đặt stent?
Thông thường, can thiệp đặt stent sẽ được chỉ định khi kết quả chụp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% và người bệnh có triệu chứng đau ngực. Phương pháp này cũng được áp dụng trong các trường hợp:
– Người bệnh bị đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định), sử dụng thuốc giãn mạch nhưng không hiệu quả và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
– Bị đau thắt ngực, mệt mỏi thường xuyên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
Đặt stent mạch vành được coi là phương pháp có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, phương pháp này có thể đẩy người bệnh đến nhiều rủi ro, hơn cả khi không đặt. Vì vậy, người bệnh cần đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được thăm khám trước khi thực hiện.
Loại stent mạch vành nào tốt nhất?
Nếu chỉ đứng trên góc độ đặc điểm của các loại stent, càng stent thế hệ sau, ưu điểm càng nhiều. Tuy nhiên, việc đánh giá một loại stent còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một stent mạch vành tốt nhất là stent phù hợp với kích cỡ, vị trí bị tắc hẹp, không gây dị ứng với cơ thể và người bệnh. Nhà sản xuất cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của loại stent đó so với loại tương đương. Stent do các nước châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản sẽ chất lượng hơn so với các nước khác ở châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc) sản xuất.
Như vậy, đặt stent loại nào tốt nhất, bác sĩ sẽ là người tư vấn trực tiếp dựa trên tình hình thực tế để chọn ra loại stent nào vừa có hiệu quả cải thiện sức khỏe vừa phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi người bệnh.
Chi phí cho một ca can thiệp đặt ống stent mạch vành
Đặt stent mạch vành giá bao nhiêu tiền sẽ thay đổi tuỳ theo loại stent, loại giường bệnh (tự nguyện hay bình thường), số ngày nằm viện, thuốc dùng trước – trong – sau phẫu thuật, có bảo hiểm y tế hay không…
Giá stent kim loại thường sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu, stent phủ thuốc 35 – 45 triệu và khoảng 55 – 65 triệu cho stent tự tiêu. Tuy nhiên tổng chi phí cho toàn bộ 1 ca đặt stent sẽ lên tới 80 – 150 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm đúng tuyến chi trả 80%, mức tối đa là 45 tháng lương cơ bản (tương đương 67.050.000đ).
Quy trình đặt stent mạch vành được thực hiện như thế nào?
Trước khi đặt stent, bạn sẽ được bác sĩ cho chụp động mạch vành để xác định chính xác vị trí và mức độ tắc hẹp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn 1 số thuốc chống đông. chống dị ứng hoặc yêu cầu bạn tạm dừng một số loại thuốc như Metformin (thuốc điều trị tiểu đường).
Trong quá trình can thiệp, stent sẽ được đưa vào cơ thể bằng một ống thông nhỏ gắn với bóng cao su ở đầu ống. Bác sĩ sẽ luồn ống này đến vùng xơ vữa qua 1 vết mổ nhỏ ở động mạch bẹn, khuỷu hoặc cổ tay. Sau đó, bóng được bơm lên để làm mở stent và ép sát vào mảng xơ vữa để mở rộng lòng mạch. Cuối cùng, bóng được làm xẹp và rút ra theo ống để lại stent ở đây.
Quá trình đặt stent thường chỉ mất 45 – 120 phút mà không cần gây mê. Người bệnh ít khi bị đau và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện. Sau can thiệp, bạn có thể phải ở lại bệnh viện 1 ngày để theo dõi. Sau đó, đa số người bệnh đều được ra viện ngay ngày hôm sau.
Nên thực hiện can thiệp đặt stent mạch vành ở đâu?
- Miền Bắc
1. Viện Tim – Bệnh viện Bạch Mai
2. Viện Tim Hà Nội
3. Trung Tâm Tim Mạch – Viện E
4. Viện Tim – Bệnh viện TWQĐ 108
5. Khoa Tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức
– Miền Trung
1. Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa
2. Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
3. Trung Tâm tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế
- Miền Nam
1. Viện Tim Tâm Đức
2. Viện Tim TPHCM
3. Bệnh viện Nhân Dân 115 – HCM
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện Thống Nhất
6. Trung Tâm tim Mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược
- Miền Tây:
1. Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Các triệu chứng sau đặt stent cần cẩn trọng
Sau đặt stent, người bệnh có thể gặp triệu chứng đi tiểu thường xuyên hơn, choáng váng, mệt mỏi hay vị trí luồn ống thông bị thâm tím. Tuy nhiên, đây đa số đều là các dấu hiệu bình thường, sẽ giảm dần sau vài ngày.
Thay vào đó, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau đặt như:
– Đau ngực, khó thở
– Sốt, vết mổ sưng đau nhiều
– Xuất huyết
– Rối loạn nhịp tim
Ngay khi có các dấu hiệu này, hãy báo với bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra có cách xử trí kịp thời.
Sau đặt stent, người bệnh nên làm gì để tránh biến chứng?
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành quan trọng không kém việc phẫu thuật. Những giải pháp tích cực trong thời gian này giúp hạn chế tối đa rủi ro và giữ cho stent có tuổi thọ tốt nhất.
Theo dõi vết mổ
Vị trí luồn ống thông có thể bị sưng nhẹ (trong tuần đầu) hoặc để lại vết bầm tím, sẹo nhỏ khi lành. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần thay băng và theo dõi hàng ngày.
Sử dụng thuốc đều đặn
Sau đặt stent, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc chống tiểu cầu để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gần stent. Việc đặt stent mạch vành phải uống thuốc chống đông như Plavix bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và được bác sĩ chỉ định. Plavix hay các thuốc chống đông khác thường phải dùng liên tục ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông gần như suốt đời.
Tốt nhất, bạn nên thăm khám định kỳ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời hãy báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi đặt stent (xuất huyết dưới da, đi ngoài, đi tiểu ra máu….)
BS Lê Nguyễn Bá Hùng sưu tầm báo SKĐS 20/2/2020
Khoa Khám bệnh
Bệnh Nhân Cần Tuân Thủ Điều Gì Sau Khi Đặt Stent Mạch Vành?
Khi mạch vành bị hẹp do mảng xơ vữa hay cục máu đông làm nghẽn dòng máu đến nuôi dưỡng tim, đặt stent mạch vành là bước đột phá trong tim mạch can thiệp giúp điều trị phục hồi khả năng tưới máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ và người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi và cải thiện chất lượng sống. Do đó, Bệnh nhân thường cho rằng đặt stent giúp khỏi vĩnh viễn bệnh mạch vành. Đây là nhầm lẫn tai hại vì can thiệp chỉ giải quyết vị trí tắc nghẽn của dòng máu mạch vành, chứ không điều trị bệnh nền là xơ vữa động mạch đã có từ trước. Tắc nghẽn có thể xảy ra ở những vị trí khác trên động mạch vành. Nếu bệnh nhân không dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ, bệnh có thể tái phát chỉ sau 6 tháng – 2 năm đặt stent.
Và nguy hiểm hơn khi bị tái hẹp hoặc tắc stent gây nhồi máu cơ tim, bệnh nhân buộc phải thực hiện can thiệp tim mạch lần 2 với kỹ thuật phức tạp và chi phí tốn kém hơn như đặt stent trong lòng stent, hoặc phẫu thuật bắc cầu và tất nhiên, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Vì thế muốn có kết quả tốt sau khi đặt stent, bênh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt:
Uống thuốc đầy đủ, đúng giờ theo toa của bác sĩ. Không được tự ý bỏ hoặc đổi thuốc nếu không có ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Tái khám đúng lịch hẹn : 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng…….
Chế độ dinh dưỡng: Giảm ăn dầu, mỡ động vật, giảm muối cũng sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện thêm tắc nghẽn mạch vành. Giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì. Tăng cường rau xanh……
Bỏ thuốc lá và rượu bia……
Vận động: Tùy theo sức khỏe, đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhưng không nên gắng sức quá mức trong 6 tháng đầu sau khi đặt stent, nên tham khảo ý kiến Bác sĩ của bạn khi bạn định tập luyện thể thao trở lại.
Liên hệ ngay với Bác sĩ, khi xuất hiện các triệu chứng sau: đau, nặng ngực; khó thở, nghẹt thở, hụt hơi vã mồ hôi lạnh.
10 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Không Thể Bỏ Qua
Đặt tên thương hiệu là gì? Quy trình đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu được khách hàng hiểu yếu tố giúp khách hàng nhận diện và phân biệt sản phẩm của thương hiệu này với sản phẩm cùng loại của thương hiệu, doanh nghiệp khác. Vậy thực chất, trong giới kinh doanh, kinh tế đặt tên thương hiệu được hiểu như thế nào? Vai trò của nó ra sao và cần lưu ý gì khi chọn cách đặt tên thương hiệu?
Đặt tên thương hiệu là gì
Tên thương hiệu ( brand name) là tên (thường là danh từ) mà một đơn vị doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dùng để gọi cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể. Tên thương hiệu được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó chủ yếu là tên thương hiệu doanh nghiệp được dùng trong hình thức kinh doanh hộ gia đình và tên thương hiệu sản phẩm.
Đặt tên thương hiệu là là cách các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp, công ty lựa chọn cho mình một tên gọi, một cái tên được ghép hoặc tạo nên từ một hay nhiều đơn vị từ, chữ số để thể hiện được sản phẩm kinh doanh hay lĩnh vực kinh doanh. Tên thương hiệu có thể đặt bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, số lượng từ không giới hạn tùy nhu cầu của mỗi đơn vị.
Đặt tên thương hiệu phải đảm bảo một số đặc điểm như định dạng được sản phẩm để khách hàng dễ nhận diện; độc đáo, thu hút; hợp với thuần phong mỹ tục văn hóa; truyền thông mạnh mẽ tới khách hàng; khẳng định vị thế cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật,….Như vậy, có thể thấy rằng việc đặt tên thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động, phát triển cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh của một đơn vị, doanh nghiệp.
Quy trình đặt tên thương hiệu
Cũng giống như việc xây dựng đơn vị kinh doanh, quản trị thương hiệu, việc lựa chọn cách đặt tên thương hiệu cũng phải trải qua một quy trình từng bước liên kết với nhau. Quy trình đặt tên thương hiệu hiệu quả, thành công, độc đáo được thực hiện thông qua những bước sau:
– Bước 1: Xác định mục tiêu xây dựng, đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu đóng vai trò quyết định đến quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp cũng như tạo mối liên hệ với các thương hiệu và sản phẩm khác. Do vậy, bước đầu tiên trong quy trình các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu xây dựng , đặt tên thương hiệu để làm gì?
Tên thương hiệu được đặt ra ít nhất phải đảm bảo được 6 yếu tố sau mới gọi là hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu: mô tả được sản phẩm, doanh nghiệp; gợi ý được lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; tổng hợp được mọi vấn đề của doanh nghiệp; cổ điển mang giá trị đáp ứng văn hóa, thuần phong mỹ tục; độc quyền của đơn vị kinh doanh và cuối cùng là độc đáo, kỳ lạ, thu hút khách hàng.
– Bước 3: Xây dựng một thế hệ các tên thương hiệu khác nhau
Sau khi xác định được mục tiêu tên thương hiệu thì doanh nghiệp tiếp tục lựa chọn một danh sách các tên thương hiệu đáp ứng với mục tiêu đó. Có thể đặt tên thương hiệu dựa vào bất kỳ nguồn tiềm năng có sẵn nào của doanh nghiệp, cơ aun, nhân viên hay tiềm năng khách hàng.
Các tên thương hiệu được đặt ra phải đảm bảo các yêu cầu khi đặt tên thương hiệu được pháp luật công nhận, có thể tham khảo nhiều nguồn khác nhau từ trong nước cho đến nước ngoài để lựa tên hợp lý.
– Bước 4: Đánh giá tên thương hiệu lần cuối
Bước cuối cùng của quy trình là đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký tên thương hiệu. Hồ sơ đăng ký tên thương hiệu phải đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Việc đăng ký tên thương hiệu vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh.
Như vậy, hoàn thành 5 bước trong quy trình lựa chọn cách đặt tên thương hiệu là doanh nghiệp bạn đã được pháp luật bảo hộ về thương hiệu, về sản phẩm kinh doanh. Hãy thực hiện đầy đủ quy trình trên để có một tên thương hiệu hiệu quả và thành công.
10 cách đặt tên thương hiệu hay, ý nghĩa
Vai trò của tên thương hiệu đã có, quy trình đặt tên thương hiệu cũng có, vậy đâu là cách đặt tên thương hiệu hiệu quả, ý nghĩa và thành công nhất? Hiện nay có vô số cách đặt tên thương hiệu mà các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có thể lưu tâm đến. Mỗi cách sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu càng nhiều cách đặt tên khác nhau sẽ giúp khách hàng lựa chọn được cách đặt tên hay nhất, phù hợp nhất.
Cách đặt tên thương hiệu theo người sáng lập
Mỗi người sinh ra đều được cha mẹ hay người đỡ đầu đặt cho một cái tên và nó đi theo chúng ta đến hết cuộc đời. Với những doanh nhân, việc khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường là một vấn đề quan trọng. Đó không chỉ là nhu cầu muốn khẳng định mình mà còn là tấm gương cho thế hệ sau học tập, noi theo.
Chính vì vậy, đặt tên thương hiệu bằng cách lấy tên người sáng lập doanh nghiệp, công ty cũng là một cách đặt tên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Rất nhiều đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng cách đặt tên này. Điểm qua một vài lĩnh vực thì các bạn có thể nhận thấy sự phổ biến của nó, ví dụ như:
Cách đặt tên thương hiệu bằng chữ số và chữ cái viết tắt
Thương hiệu bằng chữ viết tắt, chữ số cũng là một cách đặt tên không hề thua kém những cách đặt tên khác. Được nhiều người đánh giá là một cách đặt tên rất hay. Bạn có thể lựa chọn những chữ cái đầu tiên ghép lại với nhau hoặc các con số có ý nghĩa với bản thân mình để đặt tên cho thương hiệu. Và cũng rất nhiều thương hiệu lựa chọn những chữ cái sử dụng phổ biến như A, N, H, D, O,…hay các con số may mắn như 2, 6, 8, 9 , 0,…để đặt tên thương hiệu.
Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên này như:
Cách đặt tên thương hiệu theo biểu tượng
Biểu tượng cũng là một đối tượng của các doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên. Có rất nhiều biểu tượng trở thành đối tượng cho các doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu của mình. Một số đối tượng thiên nhiên được sử dụng như hoa sen, bông lúa, hoa anh đào,…
Trong các biểu tượng trên, hoa sen gắn liền với những truyền thống tốt đẹp, vẻ đẹp thuần khiết, thanh cáo của người Việt. Chính vì vậy, không hẳn tự nhiên là nó trở thành biểu tượng cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đặt tên thương hiệu. Một số thương hiệu lựa chọn bông sen trong tên gọi của mình như:
Cách đặt tên thương hiệu để truyền cảm hứng
Có doanh nghiệp lấy cảm hứng từ các vị thần thánh để đặt tên thương hiệu như: Công ty TNHH Tre Thánh Gióng, Công ty TNHH thời trang Venus hay Công ty TNHH Xây dựng Sơn Tinh,…Có công ty lại đặt tên từ loài hoa nhằm mang đến cho khách hàng sự hoàn mỹ, tươi tắn, trẻ đẹp như Công ty TNHH giải trí Hoa Anh Đào, Công ty TNHH đầu tư Hoa Hướng Dương,…
Cách đặt tên thương hiệu theo ngành nghề kinh doanh
Một trong những cách đặt tên truyền thống được lưu truyền từ trước đến nay đó là kinh doanh gì thì dùng để đặt tên thương hiệu. Dù là cách đặt tên truyền thống nhưng hiệu quả truyền thông, kinh tế lại không hề thua kém cách đặt tên hiện đại. Chỉ cần nhìn vào tên thương hiệu, khách hàng có thể biết đặt mặt hàng kinh doanh, cũng như dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng mới hơn.
Tuy nhiên, cách đặt tên này cũng gặp nhiều hạn chế, tiêu biểu nhất là sự trùng lặp của nhiều thương hiệu cùng sản phẩm với nhau. Nhưng đánh giá chung thì ưu ddierm vẫn nhiều hơn nhược điểm.
Một số ví dụ về doanh nghiệp sử dụng cách đặt tên này như:
Cách đặt tên thương hiệu theo tên gợi ý
Sử dụng gợi ý để kích thích sự tìm tòi, tạo tính uẩn khúc cho vấn đề cũng là một cách đặt tên hay mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cách đặt tên này đòi hỏi sự đầu tư cao về chuyên môn, chiến lược truyền thông cũng như là cách nhìn nhận, đánh giá thị trường chuẩn xác, có tầm nhìn rộng.
Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên này, tiêu biển như:
Cách đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài
Cách đặt tên thứ 7 trong tổng 10 cách đặt tên thương hiệu được chia sẻ trong bài viết này là đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Đây là cách đặt tên sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong tình hình nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập với thế giới. Nhu cầu thể hiện chính mình cũng như hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới.
Ưu điểm lớn nhất của cách đặt tên này chính là tạo điều kiện mở đường cho quá trình mở rộng phạm vi kinh doanh ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Hiện nay, bắt gặp công ty, doanh nghiệp sử dụng tên thương hiệu là tiếng Anh khá phổ biến, một số ví dụ chứng minh cho cách đặt tên này như:
Cách đặt tên thương hiệu thể hiện sự quyết tâm
Một cách đặt tên nữa cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến là đặt tên thể hiện sự quyết tâm của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh. Không chỉ khích lệ được tinh thần của nhân viên từng ngày, từng giờ mà còn giúp tạo được niềm tin, chất lượng cho khách hàng.
Tham vọng, ý chí, mục tiêu của doanh nghiệp chưa cần thể hiện bằng hành động mà đã thể hiện trước tiên bằng chính tên gọi. Sự quyết tâm được chia thành nhiều nhóm khác nhau:
Cách đặt tên thương hiệu mang tính hài hước
Một cách đặt tên khác tưởng chừng như vô lý, không phù hợp với mục đích kinh doanh kinh tế nhưng thực chất hiệu quả truyền thông lại vô cùng đáng kinh ngạc đó là sử dụng tên thương hiệu mang tính hài hước,dí dỏm.
Tuy là một nét chấm phá trong giới kinh doanh nhưng cách đặt tên này tính đến thời điểm hiện tại có 2 đơn vị sử dụng và hiện đã không còn hoạt động nữa. Hai tên vị này là Công ty TNHH Tự Nhiên Thấy Đói và Công ty TNHH Một Thành Viên Cười Lên Cái Coi.
Cách đặt tên thương hiệu bằng cách chọn tên vô nghĩa
Cách đặt tên thương hiệu cuối cùng được chia sẻ trong bài viết này là chọn một cái tên vô nghĩa nhưng thực chất lại mang ý nghĩa lớn lao. Thực tế chứng minh dù tên thương hiệu bạn có vô nghĩa nhưng chất lượng, chiến lược kinh doanh phù hợp công tác truyền thông cũng như đánh trúng tâm lý khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển. Đây cũng là một cách đặt tên thương hiệu mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sự thu hút, độc đáo đến cho khách hàng.
Vơí cách đặt tên này, một số ví dụ cho khách hàng tham khảo như Skype, Hulu, Zynga, Lozi, Litado, Vatino,….
Ceovic- địa chỉ cung cấp dịch vụ đặt tên thương hiệu hiệu quả
Việc đặt tên thương hiệu cũng như lựa chọn cách đặt tên thương hiệu luôn là vấn đề gây đau đầu với các đơn vị, doanh nghiệp mới thành lập. Để giúp qúy doanh nghiệp giải tỏa áp lực này, Ceovic cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ đặt tên thương hiệu hiệu quả, thành công nhất.
Hãy lựa chọn Ceovic để được trải nghiệm vô số các dịch vụ doanh nghiệp khác nữa.
Tạo Hình Mạch Vành &Amp; Stent: Những Điều Cần Biết
Stent là gì?
Stent là một ống kim loại hoặc một ống nhựa được dùng để mở rộng những lòng mạch bị tắc hẹp. Ví dụ, khi lượng choresterol tích tụ làm tắc nghiẽn động mạch, stent có thể được sử dụng để giúp máu lưu thông trở lại và giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Các stent còn giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch trong não và mở thông các đường dẫn khác trong cơ thể, chẳng hạn như ống mật, đường dẫn khí trong phổi, đường tiết niệu và động mạch chân.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể cần đặt stent, hãy đi khám tim hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tại sao tôi lại cần đặt stent?
Theo thời gian, ở các động mạch những mạch dẫn máu vào và ra khỏi tim, thường sẽ hình thành những mảng xơ vữa (do sự tích tụ của cholesterol và canxi trong lòng động mạch). Những mảng xơ vữa này có thể cứng lại gây tắc nghẽn mạch và cản trở dòng máu lưu thông tới các cơ quan chính trong cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh như đau thắt ngực hoặc thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Stent là phương án điều trị lý tưởng đối với bệnh nhân bị bệnh tim vì phương pháp này mang lại tỷ lệ thành công rất cao. Thông thường, bạn sẽ được đề nghị sử dụng phương pháp này nếu mức độ nghẽn mạch lên tới 70%.
Stent được đặt vào cơ thể như thế nào?
Quy trình đặt stent được gọi là phẫu thuật tạo hình mạch vành. Đây là quy trình phẫu thuật ít xâm lấn được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê cục bộ.
Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống thông tim, trong đó, một dây dẫn siêu mỏng đi theo đường ống thông được đưa vào vùng háng hoặc cánh tay của bạn, luồn qua các động mạch và tới thẳng tim. Sau đó, bác sĩ bơm một loại dung dịch tên là “cản quang” vào trong ống thông để xác định chính xác vùng mạch bị tắc nghẽn bằng X quang.
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa vào ống thông thứ hai, lần này kèm theo một bong bóng nhỏ, xẹp và một stent bao bên ngoài bóng. Sau khi bơm căng bóng để mở rộng động mạch, stent được bung ra áp sát vào vị trí chỗ hẹp và đóng vai trò như một giá đỡ cho mạch bị tắc nghẽn. Chất cản quang lại tiếp tục được bơm vào trong động mạch để chắc chắn rằng dòng máu đang lưu thông ổn định.
Sau khi làm thủ thuật này, bạn cần phải ở lại qua đêm trong viện để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn.
Có nhiều loại stent khác nhau không?
Bác sĩ sử dụng nhiều loại stent khác nhau, phổ biến nhất là stent kim loại trần (BMS), stent phủ thuốc (DES) và stent tự tiêu (BVS).
BMS là loại stent cơ bản nhất, có cấu trúc bằng thép không gỉ hoặc crom-coban không có lớp phủ. Mục đích chính của loại stent này đó là mở thông động mạch và không thể tháo ra sau khi được đưa vào trong cơ thể.
DES được làm từ vật liệu kim loại tương tự với BMS. Tuy nhiên, loại này được phủ một lớp thuốc bên ngoài và phần thuốc này dần sẽ được giải phóng trong lòng mạch để ngăn sự phát triển của mô sẹo gây tắc nghẽn trong động mạch. Lợi ích bổ sung này chính là lý do vì sao loại stent này được sử dụng phổ biến hơn BMS.
BVS thì tương đối mới, và khác với BMS và DES, loại stent này sẽ không ở lại trong cơ thể ta mãi mãi. Loại stent này được làm từ chất liệu tự tiêu như magiê hoặc polyme phi kim loại và cũng được tráng một lớp thuốc để ngăn ngừa nguy cơ động mạch bị thu hẹp lại lần nữa. BVS sẽ hòa tan trong máu sau khoảng 2 năm và không để lại dấu vết gì của việc đã từng đặt stent, nhưng vẫn đảm bảo rằng động mạch được mở rộng đủ để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn tái diễn.
Các loại stent ít phổ biến hơn (và đắt hơn) bao gồm:
Stent được tạo bằng công nghệ sinh học: Loại stent được phủ một lớp kháng thể thay vì thuốc giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tự nhiên của động mạch
Stent trị liệu kép: Là Loại stent mới nhất, mang đến lợi ích của các loại stent DES, BVS và stent được tạo bằng công nghệ sinh học - nó sẽ tự tan trong cơ thể, bên ngoài được phủ thuốc và kháng thể trị liệu
Loại stent nào là tốt nhất?
Mỗi loại stent đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, ưu điểm của stent BMS là bạn không cần phải dùng liệu pháp kháng tiểu cầu kép (sử dụng kết hợp các loại thuốc chống đông máu) trong hơn 1 tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải dùng aspirin suốt đời và thậm chí sau này BMS của bạn có thể không còn hoạt động hiệu quả nữa. Thực tế là khoảng 1/4 động mạch được đặt BMS sẽ bị hẹp trở lại trong vòng 6 tháng.
Stent DES được đặc biệt thiết kế để giải quyết vấn đề này và giảm thiểu nguy cơ tái thu hẹp động mạch tới 10%. Nếu bạn đang trong tình trạng tắc nghẽn mạch nghiêm trọng hơn hoặc phải đối mặt các nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, đây chính là loại stent mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, quá trình hồi phục bên trong cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với BMS, vì thế bạn cần phải áp dụng liệu pháp kháng tiểu cầu kép trong ít nhất một năm sau khi đặt stent để giảm thiểu nguy cơ bị đông máu.
Có vẻ như BVS là sự lựa chọn tốt hơn cả – xét cho cùng, đây là loại stent được thiết kế rất thông minh giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp động mạch khôi phục về trạng thái tự nhiên – nhưng vì công nghệ này vẫn còn rất mới, người ta vẫn còn phải nghiên cứu rất nhiều để kiểm nghiệm tính hiệu quả của nó. Bác sĩ cũng sẽ không khuyến khích sử dụng loại stent mạch vành này nếu động mạch của bạn bị xơ cứng nghiêm trọng.
“Theo quy định chung, chúng tôi thường cân nhắc sử dụng BVS nếu như tình trạng hẹp tắc động mạch có thể được điều trị bằng phương pháp đặt stent thông thường. Tuy nhiên, vì đây là một thiết bị tương đối mới nên hiện tại việc sử dụng stent này chỉ giới hạn trong những trường hợp tắc nghẽn mạch đơn giản và ít phức tạp. Ta vẫn sẽ áp dụng stent cho những trường hợp như vậy cho tới khi thu thêm được nhiều dữ liệu hơn trong những năm tới và cho tới khi chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng hơn đối với công nghệ này.”
Tôi cần biết thêm điều gì không?
Một số bệnh viện có cung cấp các loại stent chất lượng cao và các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến, chẳng hạn như siêu âm trong lòng mạch (IVUS) và chụp cắt lớp quang học (OCT), nên bạn có thể yên tâm rằng mình đang sử dụng loại stent có kích thước phù hợp và bác sĩ sẽ có thể tiến hành đặt stent thành công. Từ đó, nguy cơ stent mất đi hiệu quả trong tương lai sẽ được hạn chế tối đa.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng tim mạch của bản thân, hãy nhớ thường xuyên đi kiểm tra tim để sớm phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh tim tiềm ẩn.
Để tìm hiểu thêm về phẫu thuật tạo hình mạch vành và các loại stent, hoặc tìm phương pháp điều trị tối ưu cho tim của bạn, hãy đặt câu hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết được duyệt bởi Tiến sĩ Dinesh Nair, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth
Nguồn tham khảo
Krans, B. (09/11/2017). Stents: Why and How They are Used. Truy cập ngày 15/05/2018 từ https://www.healthline.com/health/stent
Cập nhật thông tin chi tiết về Không Thể Bỏ Qua Trước Khi Đặt Stent Mạch Vành trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!