Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của “Thiên Trường Địa Cửu” ⚡️ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chúng ta biết là dù có thiên tai thảm họa gì xảy ra khiến cho mọi thứ bị phá hủy thì trời và đất vẫn tồn tại. Sự tồn tại của trời và đất là vĩnh cửu, không bao giờ biến mất. Do đó, thành ngữ 天长地久 /Tiān cháng dì jiǔ/ thiên trường địa cửu được dùng để miêu tả một tình yêu sâu đậm, lâu dài vĩnh cửu với thời gian. Đến đây chắc hẳn các bạn đều có câu trả lời cho câu hỏi tại sao các cặp đôi lại thích chụp ảnh với hòn đá “thiên trường địa cửu” đến vậy. Ngoài ra, thành ngữ 天长地久/Tiān cháng dì jiǔ/ thiên trường địa cửu cũng được dùng để diễn tả sự lâu dài, vĩnh cửu của tình bạn, tình hữu nghị.
Thành ngữ đồng nghĩa với Thiên trường địa cửu 天长地久 /Tiān cháng dì jiǔ/
永久不变 Vĩnh viễn không đổi /Yǒng jiǔ bú biàn/
年深日久 Niên thâm nhật cửu (tháng năm lâu dài) /Nián shēn rì jiǔ/
天长日久 Thiên trường nhật cửu /Tiān cháng rì jiǔ/
坚定不移 Kiên quyết không đổi /Jiāndìng bù yí/
Cách sử dụng thành ngữ Thiên trường địa cửu:
Đặt câu với thành ngữ 天长地久 /Tiān cháng dì jiǔ/ thiên trường địa cửu:
不求与你天长地久,但愿与你携手并走。
/Bú qiú yǔ nǐ tiān cháng dì jiǔ, dàn yuàn yǔ nǐ xié shǒu bìng zǒu/
Không mong thiên trường địa cửu, chỉ mong được cùng cậu nắm tay bước về phía trước.
愿我伊两国的友谊天长地久。
/Yuàn wǒmen liǎng guǒ de yǒuyì tiān cháng dì jiǔ/
Hy vọng tình hữu nghị giữa hai nước thiên trường địa cửu.
有伊问世界上真的有天长地久的爱情吗?但我想即使不能天长地久也能一起走一段路,让伊生不留遗憾。
/Yǒu rén wèn shìjiè shàng zhēn de yǒu tiān cháng dì jiǔ de àiqíng ma? Dàn wǒ xiǎng jíshǐ bu néng tiān cháng dì jiǔ yě néng yī qǐ zǒu yī duàn lù, ràng rén shēng bù liú yíhàn/
Có người hỏi trên đời này có thực sự tồn tại thiên trường địa cửu? Tôi cho rằng cho dù không có cái gọi là thiên trường địa cửu thì cũng có thể cùng nhau đi một đoạn đường, để cuộc đời này không bao giờ có tiếc nuối.
Tìm Hiểu Một Số Địa Danh Lịch Sử
Tìm hiểu một số địa danh lịch sử – văn hoá ở Bình Định
Hệ thống địa danh ở tỉnh Bình Định khá phức tạp, phong phú và đa dạng. Mặt khác, trong quá trình tồn tại của lịch sử, do chịu áp lực của các quy luật, quá trình diên cách hành chính, địa danh ở khu vực này cũng có những biến đổi nhất định và chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của hệ thống ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc anh em đã từng cộng cư trên mảnh đất giàu truyền thống văn hoá.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu, giải thích một số địa danh văn hoá, lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bình Định.
Về tên gọi Bình Định
Theo các tài liệu cổ sử, tên gọi Bình Định xuất hiện kể từ khi vua Gia Long 嘉隆 chiếm lại vùng đất này từ nhà Tây Sơn 西山. Theo Đại Nam thực lục 大南實錄, đệ nhất kỉ, quyển X, thực lục về Thế tổ cao hoàng đế, đã ghi chép về thời điểm thành Quy Nhơn được đổi thành Thành Bình Định, chúng tôi xin lược ghi như sau:
Kỷ mùi (1799) [tức năm thứ 4 đời Thanh Gia Khánh], vào tháng 5, quân Nguyễn Ánh đã tập kết và tiến sát đến thành Quy Nhơn. Tháng 6, Nguyễn Văn Thành đem quân qua song Đào Lô (Sông Lò Gốm?), đánh phá bảo Ưu Đàm của Tây Sơn… Quân ta (tức quân Nguyễn Ánh – NV) đã lấy lại được thành Quy Nhơn. Thái phủ của Tây Sơn là Lê Văn Ứng đã thua, trong thành quân ít, lương cạn. Đại Tổng quan Lê Văn Thanh, Binh bộ thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu uý Trương Tiến Thuý của nhà Tây Sơn dâng biểu xin hàng. Vua sai Lại bộ tham tri Nguyễn Bảo Tiến và Tham mưu Trần Quang Thái đưa chỉ dụ rằng: “Bọn ngươi đã biết quy thuận, ta cũng lấy lòng thành mà tiếp đại, ngày trước lài cừu địch, ngày nay là vua tôi, đều không nên ngờ sợ gì”. Bèn cho xa giá vào thành. Bọn Thành cùng tướng tốt 1 vạn 3 trăm người đều tự trói cổ lạy phục. Vua sai tuyên chỉ an ủi, ban cho 5000 quan tiền để chia nhau. Đổi tên thành làm thành Bình Định 平定城. [Viện sử học dịch, Nxb Giáo dục, tập 1, tr.388].
Hành cung ở thành Bình Định, nơi đón tiếp nhà vua về nghỉ ngơi, làm việc khi xa giá đến Bình Định vào thời Nguyễn
Vì sao Nguyễn Ánh đặt tên vùng đất này là Bình Định. Thời Tây Sơn, khu vực này là kinh đô của Thái Đức trung ương hoàng đế 泰德中央皇帝 nên có tên gọi là thành Hoàng đế. Đến tháng 6.1799, sau khi hạ được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh bèn cho đổi tên Bình Định, có lẽ dụng ý của ông muốn thể hiện tư thế ngạo nghễ của người chiến thắng. Ngoài ra, cần lưu ý một điểm, đây là đất thang mộc của nhà Tây Sơn. Phan Huy Ích đã cho rằng Quy Nhơn là ấp thang mộc 湯沐邑 (Quy Nhơn thang mộc địa 歸伇湯沐地). Thang mộc ấp là một điển cố xuất phát từ trong cổ văn. Từ này được dùng đầu tiên trong Công Dương truyện 公羊传, mục Ẩn Công bát niên 隐公八年, ban đầu nó có nghĩa là nơi các vua tắm gội để giữ mình thanh khiết trước khi cúng thiên tế địa. Về sau được dùng để chỉ cho vùng đất phát tích ra một triều đại, một vị vua nào đó. Với ý nghĩa sâu xa ấy, sau khi đã trấn áp được vùng đất này, Nguyễn Ánh đã cho là mình đã vào tận đất phát tích của nhà Tây Sơn, là bình định được loạn đảng “nguỵ Tây” (theo cách nói của các vua triều Nguyễn trước đây). Vì thế, tên gọi Bình Định có thể được ra đời với ý nghĩa là đã dẹp yên vùng đất của loạn đảng.
Như vậy, tên gọi Bình Định chính thức được sử dụng từ tháng 6 năm 1799. Năm 1808, dinh Bình Định chuyển thành trấn Bình Định và năm 1816 đặt Tri phủ Quy Nhơn trông coi ba huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn. Đến thời vua Minh Mạng được nâng cấp và đổi tên thành tỉnh Bình Định (1832) và đặt chức Tổng đốc Bình Phú kiêm quản hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Từ đó về hành chính tỉnh Bình Định tiếp tục có nhiều thay đổi cho đến ngày nay.
Tên gọi Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Tuy Viễn, Tuy Phước
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí 大 南 一 統 誌, tháng 3 năm 1471, sau khi đánh chiếm Đồ Bàn, Lê Thánh Tông sát nhập vùng đất mới chiếm vào đạo Quảng Nam. Nhà Lê cho thành lập phủ Hoài Nhơn 懷伇府 có nghĩa là nhớ mong về đức Nhân. Hai chữ này vốn được đọc là Hoài Nhân, kể từ đời vua Thiệu Trị trở về sau, vì kị huý Thánh Tổ Nhân hoàng đế Minh Mạng nên phải đọc trại âm Nhân thành âm Nhơn. Do đó tên gọi Hoài Nhơn được chính thức sử dụng. Địa phận của phủ này gồm đất của ba huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, năm 1570, ông được giao thống lĩnh cả Quảng Nam, vùng đất ấy càng về sau càng được chú ý nhiều hơn.
Địa danh Quy Nhân (kị huý đọc thành Nhơn) 歸伇 bắt đầu xuất hiện vào năm 1602. Vào thời gian này, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho đổi tên phủ Hoài Nhơn 懷伇府 thành phủ Quy Nhơn 歸伇府 (nơi quy tụ đức nhân hoặc đức Nhân được quy tụ về). Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần đổi làm phủ Quy Ninh 歸寧府 (Nơi quy tụ sự yên ổn, sự yên ổn được quy tụ về). Sau đó, năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát khôi phục lại tên cũ là phủ Quy Nhơn. Ngày 20.10.1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ.
– Địa danh Tuy Viễn 綏遠: Về nguồn gốc, vào thời Hậu Lệ, địa danh Tuy Viễn được chính thức sử dụng vào năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm vùng Đồ Bàn của Chiêm Thành tới vùng núi Thạch Bi và cho thành lập 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn thuộc phủ Hoài Nhơn. Những tư liệu đầu tiên ghi nhận về Tuy Viễn gồm tập sách Thiên Nam Dư Hạ Tập nói về cương vực Đại Việt dưới triều Hồng Đức có ghi rằng: Quảng Nam thừa tuyên sứ ty kiêm quản 3 phủ, 9 huyện, trong đó có huyện Tuy Viễn. Trong tập Hồng Đức Bản Đồ do vua Lê Thánh Tông cho vẽ phần thừa tuyên Quảng Nam cũng có ghi nhận về Tuy Viễn là cận Đông Nam trong tứ cận của thừa tuyên. Về ý nghĩa, Tuy Viễn 綏遠 có nghĩa tiếp nối vùng biên viễn. Có lẽ với ước vọng có thể tiếp tục mở rộng về phía Nam, Lê Thánh Tông đã định danh tên gọi này.
– Tuy Phước 綏福: Về mặt Hán tự, địa danh này có nghĩa là sự tiếp nối, kéo dài sự hạnh phúc, may mắn. Điều này cũng đã phản ánh những ý niệm về văn hoá, phản ánh xu thế lịch sử của người dân vùng miền này đối với môi trường, hoàn cảnh sống của cộng đồng mình. Thời kì phong kiến, khu vực huyện Tuy Phước ngày nay được gọi là phủ Tuy Viễn, phủ Tuy Phước. Dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, nó được gọi là quận Tuy Phước. Sau năm 1975, chính quyền có chủ trương thống nhất tên gọi từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh, huyện xã phường…, do đó tên gọi căn bản từ năm 1975 đến nay là huyện Tuy Phước.
Địa danh Đồ Bàn (Chà Bàn, Trà Bàn), Thi Nại
– Địa danh Đồ Bàn hay còn gọi là Trà Bàn, Chà Bàn: Đồ Bàn 荼 盤 (磐) hay còn gọi là Trà Bàn, Chà Bàn 茶 盤, có lúc gọi là Xà Bàn, tên dân gian là thành Lồi. Những tên gọi này là địa danh Hán văn được các học giả phiên âm từ một từ gốc tiếng Chăm là Vijiaya, vốn là kinh đô cũ của Champa, hiện nay nằm trên địa phận hai thôn Nam Tân, Bắc Thuận (xã Nhơn Hậu) và thôn Bả Canh thị trấn Đập Đá.
Sở dĩ có sai biệt trong tên gọi này là do sự nhầm lẫn trong cách viết chữ Hán. Có lẽ tên chữ Hán đầu tiên của nó là Trà Bàn茶 盤. Vì chữ Đồ 荼 và chữ Trà 茶 có tự dạng giống nhau, cụ thể phần dưới của chữ Đồ là bộ Hoà 禾, phần dưới của chữ Trà là bộ Mộc 木, chỉ khác nhau một dấu phẩy. Còn cách gọi Chà Bàn hay Xà Bàn là do đọc trại âm Trà mà ra. Theo Hoàng Xuân Hãn, chữ Trà và chữ Đồ trong chữ Hán rất dễ lẫn lộn nên trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư (viết vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705) thời vua Lê Hy Tông) chép là Đồ Bàn nhưng sách phương Tây thời kỳ đó đã phiên âm theo chữ Latin là Chaban nên giáo sư kết luận là tên của Đồ Bàn thực ra là Chà Bàn. Trong nghiên cứu của Tâm Quách – Langlet cũng dựa trên đó mà cho rằng thủ đô của Vijaya là thành Chà Bàn. Toà thành này gần như đã bị phá huỷ vào năm 1471 cùng với sự kiện vua Lê Thánh Tông đưa quân vào đánh chiếm kinh đô của vua Champa. Đồ Bàn dưới thời Tây Sơn 西 山 là thành Hoàng đế 皇 帝 城. Năm 1799, Nguyễn Ánh đánh chiếm thành Hoàng đế và đổi tên thành thành Bình Định 平 定 城. Nay di chỉ của toà thành này vẫn còn ở địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Cửa Đông thành Bình Định (ảnh tư liệu của gia đình ông Thái Doãn Cổn ở thôn An Ngãi, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn)
– Về địa danh Thi Nại (Thị Nại): Dọc theo khu vực duyên hải miền Trung, nhất là vùng Nam Trung bộ, chúng ta tìm thấy khá nhiều địa danh mang tên Thi Nại 施 耐 hoặc Nại 耐. Vậy, Thi Nại hay Nại có nguồn gốc ở đâu?
Theo một số tài liệu cổ sử như Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Thi Nại tên tiếng Phạn là Criviaya hoặc Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa. Việt Sử Lược gọi là Thì Lị Bì Nại 塒莉埤耐 (1069), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì gọi là Tì Ni 砒坭 hay Pini 埤坭 (1303), Cương Mục thì gọi là Thi Nại Cảng 施耐港. Một số tài liệu của Trung Hoa thì gọi là Thiết Tỉ Nại 設比耐, Chiêm Thành Cảng 占城港; Tân Châu Cảng 新州港.
Cũng có tài liệu cho rằng, xưa kia, người Chăm sinh sống dọc bờ biển thường làm nghề bắt cá. Mỗi ngày đều có ghe thuyền về tấp nập vào một vài nơi nhất định, về lâu dài những nơi này phát triển thành những chợ nhỏ, chủ yếu mua bán cá tươi cho người địa phương và lái buôn. “Chợ nhỏ” trong tiếng Chăm là Darak naih (Darak là chợ, naih là nhỏ), đọc âm là “tà rạk neh”. Người Việt dịch chữ Darak là Thị, còn chữ naih thì cho là danh từ riêng nên đọc thành Né hay Thị Né, về sau chữ Né đọc trại thành Nại nên chúng ta có địa danh mang tên Thị Nại hoặc là Nại.
Ngày nay, tên gọi Thị Nại được dùng để chỉ cho 1 một đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 ha. Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn) và 1 cây vượt biển dài nhất Việt Nam. Cầu Thị Nại còn được gọi là cầu Nhơn Hội, nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với khu kinh tế Nhơn Hội, gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào ngày 3 tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2006. Phần chính của cầu dài 2.477, 3 mét, rộng 14,5 mét. Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 mét. Tính cả phần đường dẫn, cây cầu này dài tổng cộng là 6960 m với 5 cầu phụ kèm theo.
Gành Ránh hay Ghềnh Ráng?
Từ Ráng hiểu theo nghĩa của người dân đi biển là “đổ gió” từ trong buồm ra, xoay mũi theo. Thuyền qua gành này thường phải đổ gió nên người đi biển gọi là “Gành Ráng”. Gành Ráng có diện tích rộng 35ha, là thắng cảnh đẹp với bãi cát trắng chạy dài hàng km, nước biển trong xanh. Gành cao, sóng vỗ, phong cảnh thật kì vĩ, góp phần tạo nên cảnh quan hấp dẫn cho bãi biển Quy Nhơn. Nơi đây có bãi đá do có nhiều viên đá hình quả trứng, dân gian gọi là Bãi Trứng. Ngoài ra, khu vực bài biển này còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu, xuất phát từ sựu kiện Nam Phương hoàng hậu đã từng đến nghỉ dưỡng và tắm biển nên có tên gọi này. Bãi tắm kì thú này nằm bên cạnh một gò đồi khá cao, là nơi toạ lạc của khuôn viên mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940), do đó người dân nơi đây gọi bằng một cái tên khá mĩ miều là đồi Thi Nhân.
Danh thắng Gành Ráng
Ngày nay, Gành Ráng đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng với những hang động đa dạng, những tượng đá mặt người, đầu sư tử, đầu voi, hòn Vọng phu, hòn Chồng, hòn Vợ… do thiên nhiên tạo dáng dọc gành đá bờ biển. Do đó, Gành Ráng – Tiên Sa được đánh giá là khu an dưỡng lý tưởng. Từ đồi Gành Ráng, du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát bờ Đông của thành phố và bán đảo Phương Mai. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Quy Nhơn, là những điểm đến không thể thiếu đối với những ai đến với thành phố thi ca này.
TIN KHÁC:
Tìm Hiểu Sao Thiên Đức
Trong tử vi, ngôi sao Thiên Đức được coi là ngôi sao tốt và phúc hậu có thể giải trừ được những căn bệnh cùng như tai họa nhỏ có thể xảy ra trong cuộc đời của mệnh chủ và mang lại sự may mắn, công việc tốt, hỷ sự cho mệnh chủ. Thiên Đức được cho là một thiên tinh phúc hậu. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí, tính cách và ý nghĩa của sao Thiên Đức ở các cung, các mệnh cũng như ý nghĩa của tên gọi Thiên Đức.
1. Vị trí của sao Thiên Đức 2. Tính cách của sao Thiên Đức
Thiên Đức chủ sự có tính cách trong sáng, ngây thơ, rõ ràng, đoan trang, đức độ, nhu thuận. Tượng là hành động, sự việc thể hiện sự phúc thiện
Thiên Đức đóng Mệnh là người hay làm điều thiện, đóng cung Tật là người có lòng từ bi, hiền lành, mềm dẻo ôn hòa. Hội cùng Long đức hoặc Phúc đức tạo thành cách Tam – Tứ đức rất tốt về mặt nết tốt, văn hoá.
Thiên – Nguyệt đức, Giải thần tàng
Cùng là Quan Phúc một làng trừ ác
Thiên – Nguyệt đức ngộ Đào Hồng
Trai lấy vợ đẹp, gái lấy chồng giàu sang
3. Ý nghĩa tính tình của sao Thiên Đức
Ôn hòa, hiền hậu, đức hạnh, đẹp nết .Khoan dung, nhân từ, từ thiện hay giúp đỡ, đi làm phúc .Đi kèm với Cơ Nguyệt Đồng Lương, Thiên Quan, Thiên Phúc, Tứ Đức là nhân tố của người có thiện tâm, có căn tu, mặc dù không phải là tu sĩ, thì cũng có cư sĩ, tỳ kheo.
Đoan chính nhờ đặc điểm này, Tứ Đức có thể chế được một phần tính trăng hoa , ham thú vui xác thịt của Đào Hồng. Đi với Đào Hồng, Tứ Đức chỉ người có duyên, có phẩm hạnh, gây sự chú ý người khác bằng tính nết đoan trang, không lả lơi đùa cợt. Nhờ những ý nghĩa phẩm hạnh và nhân hòa đó, Tứ Đức là sao của người bạn tốt, biết chiêu đãi, nhường nhịn, không làm hại mà trái lại hay giúp đỡ, bao dung.
Nguyệt đức có thể bài trừ được những bệnh tật nhẹ và tai họa nhỏ, đem lại một số may mắn, hỷ sự, cưới xin. Do vậy, sao này giống như các sao Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Am, Thiếu Dương, Quang Quý, Tả Hữu,Sinh, Vượng. Sự giao kết càng nhiều giải tính càng làm tăng cường hiệu lực cứu giải.
5. Ý nghĩa sao Thiên Đức ở các cung 5.1 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Phụ MẫuCha mẹ phúc hậu, nhân từ, có nghề nghiệp khéo.
5.2 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Phúc ĐứcThiên Đức, Nguyệt Đức đồng cung thì họ hàng phúc hậu, mồ mả yên vị.
5.3 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Điền TrạchĐi đâu cũng có quý nhân giúp đỡ về nhà cửa, nơi ăn chốn ở.
5.4 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Quan LộcCông danh hay gặp may mắn, có thiện lương trong nghề nghiệp.
5.5 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Nô BộcBè bạn, người giúp việc, người làm, nhân hậu.
5.6 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Thiên DiRa ngoài khiêm tốn, thường gặp quý nhân.
5.7 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Tật ÁchBài trừ được tai nạn, bệnh tật nhỏ.
5.8 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Tài Bạch 5.9 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Tử Tức
Con cái hòa ái ôn thuận, hiếu thảo.
Thiên Đồng, Nguyệt Đức: Vợ chồng có quý tử sớm.
5.10 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Phu Thê
Người vợ chồng có nhan sắc, đứng đắn, đoan chính.
Có Thiên Đức, Nguyệt Đức, Đào Hoa thì vợ chồng tốt đôi, đắc lợi.
5.11 Ý Nghĩa Sao Thiên Đức Ở Cung Huynh Đệ
Anh chị em ôn thuận.
Thiên Đức Khi Vào Các Hạn
Thiên Đức, Đào, Hồng: Gặp giai nhân tương trợ nên tình duyên (có phụ nữ làm bà mai được vợ chồng).
Như vậy, sao Thiên Đức là biểu hiện của ngôi sao có giàu lòng vị tha và nhân ái, luôn làm nhiều việc thiện để có thể giúp đỡ được mọi người cũng như giải trừ những hiểm họa có thể đến trong cuộc đời con người. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vị trí ở cung mệnh mà Thiên Đức thể hiện mình ở các mảng khác nhau. Có thể tăng sự tốt hoặc giảm sự xấu ở các sao khác tuy nhiên kết quả cũng có thể là ngược lại. Nếu mệnh chủ được sao Thiên Đức chiếu mệnh, mệnh nên chú ý để có thể được hưởng tài lộc suốt cuộc đời.
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Tứ Đại Thiên Vương Trong Phật Giáo
Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo gồm những ai?
Tứ Đại Thiên Vương còn được biết đến với cách gọi là “Tứ đại Kim Cương”. Tại các chùa thờ Phật, điện thờ Thiên Vương thường rất dễ thấy. Bốn vị Thiên Vương với vẻ ngoài uy vũ với, mỗi vị một phong thái riêng. Bốn vị mặc áo đại bài màu sắc khác nhau. Cụ thể là 4 đại bào màu xanh, trắng, lục và đỏ.
Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Bốn vị không chỉ giữ gìn Phật pháp mà còn duy trì sự ổn định xã hội, trông nom 4 phương để mưa thuận gió hòa. Đây là lý do Tứ Đại Thiên Vương cũng được coi là “Hộ thế Thiên Tôn”.
Theo kinh Phật của Ấn Độ thì các vị chính là những vị tướng của Thiên Đế. Cũng theo truyền thuyết thuộc kinh Phật, thế giới chia thành 4 đại bộ châu. Mỗi đại bộ châu do 1 Thiên Vương cai quản, bảo vệ. Nơi ở của hộ là đỉnh Thiền Đa La, nằm tại ngọn Tu Di. Cụ thể, Tứ Đại Thiên Vương gồm các vị sau:
Nam Thiên Vương: Được gọi là Tăng Trưởng. Ngài có năng lực kết hợp chúng sinh cũng như phát triển thiện căn. Nam Thiên Vương tay cầm kiếm với chức trách “Phong”.
Đông Thiên Vương: Được gọi là Trì Quốc. Ngài mang trách nhiệm bảo hộ chúng sinh và giữ gìn đất đai. Đông Thiên Vương ôm tỳ bà, với chức trách là “điều”.
Bắc Thiên Vương: Được gọi là Đa Văn. Ngài giữ trọng trách bảo vệ trường đức Như Lai. Bắc Thiên Vương cầm ô với chức vụ “Vũ”.
Tây Thiên Vương: Được gọi là Quảng Mục. Ngài giữ trọng trách quan sát mọi việc trên thế giới. Tây Thiên Vương có con rồng quấn trên tay, chức vụ “Thuận”.
Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp Thần
Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo cai quản 4 hướng. Mỗi vị đều đảm nhiệm một trọng trách riêng. Hàm ý Tứ đại Thiên Vương Hộ Pháp thần được hiểu như sau:
Đông Thiên Vương – Trì Quốc
Đông Thiên Vương tên là Đa La Tra, ngài ngụ tại vùng đất được làm hoàn toàn bằng vàng, tại khu vực phía Đông núi Tu Di. Thiên Vương Trì Quốc có trách nhiệm hộ trì quốc gia. Là người sinh sống trong một đất nước cần có phải có nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm. Cụ thể là việc duy trì sự bình an, ổn định đất nước để cộng đồng có thể an cư lạc nghiệp, yên ổn làm ăn.
Cùng với đó là việc tận tâm, dốc sức bảo vệ đất nước, duy trì hòa bình, sự ổn định. Quan trọng nhất là giúp đất nước bình an, ổn định và phồn vinh, “dân giàu nước mạnh”. Đây cũng chính là đạo lý của người đang giữ vị trí lãnh đạo, quản lý đất nước hộ trì dân.
Tây Thiên Vương – Quảng Mục
Là một trong 4 vị thuộc Tứ Đại Thiên Vương, được gọi là Quảng Mục. Quảng Mục Thiên Vương có tên là Tỳ Lưu Bát Xoa. Ngài ngự tại vùng đất bằng bạc Trắng. Đông Thiên Vương ngự phía Đông, Tây Nam Thiên Vương ngự phía nam và Tây Thiên Vương ngụ tại phía Tây của núi Tu Di.
Tây Thiên Vương được gọi là Quảng Mục, gắn liền với chữ “Thuận” bởi ngài có thể quan sát tất cả mọi sự vật, sự việc trên thế giới bằng ánh mắt thanh tịnh của mình. Trên tay của ngài quấn một con xích long. Có một số nơi làm tượng Tây Quảng Mục Thiên Vương với sợi dây đỏ cầm trên tay.
Dù là xích long hay dây quấn đỏ đều mang hàm ý thuần phục chúng ma, thuần phục ngoại đạo với thiện ý. Mục đích chính là khiến họ cải tà quy chánh, quy kính tam bảo, thay đổi để thành người tốt trong 3 cõi.
Nam Thiên Vương – Tăng Trưởng
Nam Thiên Vương tên là Tỳ Lưu Ly. Nếu ngài Trì Quốc ngụ tại vùng đất làm bằng vàng thì Tăng Trưởng Thiên Vương ở tại vùng đất làm bằng lưu ly, khu vực phía Đông của dãy núi Tu Di. Ngài là vị Thiên Vương mang trong mình trọng trách hộ trì thế giới Ta Bà. Mang hàm ý luôn phát triển, tăng trưởng không ngừng. Sự luân chuyển luôn tiến lên không có điểm dừng.
Vì vậy, ngài Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo luôn mang trong mình tâm niệm và trọng trách nhắc nhở những người thuộc cảnh giới Ta Bà. Nếu muốn an lạc giải thoát thì đều cần thiết và quan trọng nhất chính là tu hành.
Có thành tâm tu hành mới tăng được đạo hạnh, đức hạnh. Khi có sự phát triển, tiến bộ về trình độ học vấn, năng lực, trí tuệ thì mọi pháp lành sẽ bền vững và tăng trưởng không ngừng. Có như vậy, thế giới mới phát triển, luôn tăng trưởng tốt, ngày càng tốt đẹp, có được sự an lạc, ổn định, bền vững trong tương lai.
Bắc Thiên Vương – Đa Văn
Vị cuối cùng trong Tứ Đại Thiên Vương là Bắc Thiên Vương, còn được gọi là Đa Văn. Ngài tên Tỳ Sa Môn, ngự tại vùng đất làm hoàn toàn bằng thủy tinh. Khu vực cụ thể là phía Bắc núi Tu Di. Bắc Thiên Vương được gọi là Đa Văn bởi ngài cần học hỏi, luôn tìm hiểu, nghe nhiều, biết nhiều.
Tất cả những điều này sẽ giúp đạo đức, tiếng lành vang 4 phương để thiên hạ có thể thấy, học hỏi những điều hay lẽ phải, những thứ tốt đẹp. Từ đó thiên hạ yên vui, an lạc, thái bình. Mọi người chung sống hòa thuận, yêu thương nhau, biết điều hay lẽ phải và tôn trọng lẫn nhau.
Cần đọc sách, đi nhiều để biết nhiều, mở mang sự hiểu biết. Đọc vạn cuốn sách để biết điều mới, đi vạn dặm đường để thấy thực tại, để nghe, để nhìn thấy. Tất cả những điều này sẽ giúp tư duy sáng tỏ, thấy mọi thứ một cách rõ ràng. Như vậy, con đường giác ngộ giải thoát sẽ không còn xa nữa.
Tổng kết
Như vậy, có thể thấy Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo có trách nhiệm hộ trì thế giới, duy trì sự an lạc, luôn học hỏi để biết nhiều, nhìn thấu mọi vật, giúp xã hội phát triển không ngừng,… Đây đều là những điều chính để tạo cảnh giới Cực Lạc và cũng là tâm nguyện của chư Phật.
Tìm Hiểu Thêm Về Nguồn Gốc Địa Danh Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa về đêm.
Bà Rịa là tên một vùng đất
Vấn đề này đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu. Sử gia Trịnh Hoài Đức (1765-1825), trong cuốn Gia Định thành thông chí viết: “Bà Rịa là ở đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng (…). Tân Đường thư nói: Bà Lỵ ở ngay phía Đông Nam Chiêm Thành, từ Giao Châu đi ghe theo biển, trải qua các nước Xích Thố, Đan Đan rồi đến Đại địa châu Đà Mã (cũng gọi là Mã Lễ, quốc tục xỏ tai, đeo hoa, lấy một bức vải quấn ngang lưng) (…) Chữ Lợi âm là lục địa thiết âm là “lịa” vậy nghi chữ Bà Rịa tức nước Bà Lợi thuở xưa…”. (Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, tập thượng, quyển I và II, Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn 1972, tr 35-36)
Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, biên soạn trong 17 năm (1865-1882), các tác giả có quan điểm gần với Trịnh Hoài Đức: Bà Rịa là tên núi, còn gọi là núi Bà Địa: “Núi Bà Địa ở Đông Nam huyện Phước An 8 dặm, núi đá lởm chởm ngó xuống chợ Long Thạnh, có đường lớn ngang qua…”. Mục Thị điếm (chợ quán), Đại Nam nhất thống chí ghi rõ: “Chợ Hắc Lăng: ở thôn Hắc Lăng, huyện Phước An, gần đó có núi Bà Rịa, có tên là chợ Bà Rịa”.
Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (Imprimerie Rey, Couriol, Sài Gòn 1895) cũng giải thích tương tự: “Bà Rịa: tên xứ ở tại Hắc Lăng, bây giờ là tiếng kêu chung của cả hạt Phước Tuy” (Tome 2, tr 256).
Các tác giả bộ “Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh” đồng kiến giải với Trịnh Hoài Đức.
Những tư liệu đã dẫn cho thấy, tên vùng đất Bà Rịa xuất hiện sớm nhất trong sử sách với tư cách là tên gọi một ngọn núi, một cái chợ, một xứ đất, lần đầu tiên được mang tên gọi một tỉnh là năm 1865, do thực dân Pháp đặt tên.
Bà Rịa là một địa danh
Sử sách triều Nguyễn đều ghi Bà Rịa là một địa danh. Đại Nam thực lục tiền biên (Quốc sử quán triều Nguyễn) ghi nhận địa danh Bà Rịa sớm nhất từ năm 1690: “Năm Canh Ngọ (1690), Cai cơ Nguyễn Hữu Hào đem quân đi đánh Nặc Thu, vua Chân Lạp, rồi rút từ Bích Đôi (Chân Lạp) về đóng ở Bà Rịa”.
Địa danh Bà Rịa được Lê Quý Đôn nhắc tới trong sách “Phủ biên tạp lục” qua sự kiện “Tháng 4 năm Bính Thìn (1776) chúa Nguyễn Phúc Thuần đã bỏ Phú Xuân chạy vào xứ Bà Rịa”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Linh dẫn lời ông L.Malleret, Giám đốc Trường Viễn đông Bác cổ Hà Nội: “Địa danh Bà Rịa bắt nguồn từ tên gọi Khơme của một cái bàu gần Long Điền là Bà Rày hay Bà Rey, chuyển sang âm Việt chệch đi thành Bà Rịa. Cái Bàu đó sau đã mang một cái tên Việt ngữ là Bàu Thành”. Nguyễn Linh cho rằng, ý kiến của L.Malleret đã giải quyết một cách xác đáng hướng nghiên cứu về nguồn gốc địa danh Bà Rịa từ góc độ địa danh học.
Một góc TP. Bà Rịa hôm nay.
Bà Rịa là một tộc danh
Một trong những hướng nghiên cứu đáng chú ý là địa danh Bà Rịa có nguồn gốc từ một bộ tộc. Cụ Vương Hồng Sển viết trong cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam (1993) như sau: “… không rõ bà gốc Chàm, thổ dân sơn cước hay Cơ Me. Duy biết chắc Thổ gọi Iéay Ria (đọc là “Vây Ria”). Vây là mụ, là bà lão; Ria là tên tộc. Tương truyền bà là tiền hiền có công khai thác”. Trong truyền thuyết, thường là có một phần nào sự thật, được cải biên khi truyền miệng. Truyền thuyết sẽ đọng lại trong một chừng mực hợp lý, tương đối phù hợp với những kiến giải đương thời. Nếu lấy mốc cuốn sách xuất bản sớm nhất có viết về nhân vật bà Rịa là cuốn Địa chí tỉnh Bà Rịa và Thành phố Cap Saint-Jacques, in năm 1902 thì có thể tạm coi là truyền thuyết về bà Rịa xuất hiện trước đó, hoặc cùng thời với bối cảnh thực dân Pháp xâm lược và đặt chế độ cai trị vùng đất này. Song, theo như truyền thuyết được chép lại thì Bà Rịa cũng chưa thuộc lớp người đầu tiên tới khai phá vùng đất Mô Xoài.
NGUYỄN ĐÌNH THỐNG
Bước Đầu Tìm Hiểu Ý Nghĩa Các Địa Danh Ở Cà Mau
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU Ý NGHĨA CÁC ĐỊA DANH Ở CÀ MAU
Trong quá trình Nam tiến của người Việt, nhiều vùng đất mới được khai phá. Cùng với quá trình mở cõi, bảo vệ đất đai thì sự hòa nhập với cư dân bản địa, sự giao thoa văn hóa của những người mới và cũ đã tạo nên những giá trị đặc sắc và ấn tượng. Là một vùng đất mới trong lịch sử 300 năm của đất Gia Định, Cà Mau còn ẩn trong mình những giá trị đặc kinh tế chờ khai thác, những nét văn hóa hoang sơ, mộc mạc chờ để được tìm hiểu, giãi bày như nỗi niềm những người mang gươm đi mở đất. Trong đó, tên các vùng đất mới được tồn tại trong nó những giai thoại, những điển cố, điển tích, những dấu ấn lịch sử hay gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày. Nhiều địa danh còn khó hiểu cần phải giải thích cho rõ.
Cà Mau với 8 huyện, 1 thành phố, 9 thị trấn, 10 phường, 82 xã, hệ thống kênh rạch, xóm, ấp, hòn, đảo nhiều với tên gọi phong phú, đặc sắc là một đề tài thú vị để tìm hiểu. Tác giả đã thống kê có những cách đặt tên địa đanh ở Cà Mau như sau:
– Tên gọi bắt nguồn từ ngôn ngữ Khơ-me.
– Tên gọi gắn với các nhân vật lịch sử.
– Tên gọi gắn với sự kiện, giai đoạn lịch sử.
Đặng Minh Hoàng(*)
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của “Thiên Trường Địa Cửu” ⚡️ trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!