Xu Hướng 3/2023 # Top 5 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Đẹp Dành Cho Startup, Tên Công Ty # Top 5 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Top 5 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Đẹp Dành Cho Startup, Tên Công Ty # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Top 5 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Đẹp Dành Cho Startup, Tên Công Ty được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tên thương hiệu không phải là slogan, nên không cần phải diễn đạt mục đích kinh doanh. Chúng cần được hiểu là khái quát chung về triển vọng, viễn cảnh của công ty, doanh nghiệp hoặc trực tiếp mô tả sản phẩm chỉ bằng 1 -3 từ tối đa. Đồng thời, tốt nhất là sử dụng nguyên âm, tạo nên vần điệu để người nhìn hoặc nghe một cách dễ nhớ.

Ví dụ tên thương hiệu của một số hãng sau đây Coca Cola, Samsung, Lazada, Amazon…chỉ 1 từ duy nhất đã ăn sâu vào đầu của người nghe khi họ muốn mua một sản phẩm nào đó.

Tên thương hiệu đẹp theo tên sản phẩm

Đối với các startup, lựa chọn đặt tên công ty theo tiêu chí sản phẩm rất dễ đi vào tiềm thức của người nghe. Ví dụ công ty thế giới di động, là người ta nghĩ ngay đến bán di động. Công ty Điện Máy Xanh người ta nghĩ ngay đến bán điện máy. 

Tuy nhiên nhược điểm của cách đặt tên này là đơn vị đó khi bán nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ rất khó tiếp cận, vì đã đóng đinh hình ảnh của sản phẩm đó trong đầu người tiêu dùng. Vì vậy, tùy theo những nhóm ngành hàng mà đơn vị cung cấp để đặt tên cho thương hiệu một cách hoàn hảo hơn. Bạn nhất định phải nghiên cứu cũng như xác định xem sau này mình có phát triển thêm nhiều mảng kinh doanh khác hay không trước khi đặt tên.

Đây là cách đặt tên đơn giản nhất và cũng dễ dàng nhất. Ví dụ như Walt Disney, Toyota, Honda…đều lấy tên của chính họ làm căn cứ để tạo nên doanh nghiệp của họ. 

Việc đặt tên như thế này giúp chủ sở hữu dễ bảo vệ được thương hiệu khi có tranh chấp xảy ra và không tốn thời gian sáng tạo nên thương hiệu. Tuy nhiên nhược điểm đó là tên thương hiệu luôn gắn bó chặt chẽ với chủ sở hữu, gây khó khăn trong việc nhượng quyền hoặc chuyển quyền thương hiệu.

Và một thực tế khác, không phải bất cứ cái tên nào của người sáng lập cũng đủ thích hợp để đặt tên thương hiệu. Hoặc nếu thương hiệu do nhóm người sáng lập thì việc vận dụng cách đặt tên này lại không hề dễ dàng. Vì thế, bạn cần cân nhắc khi lựa chọn cách này.

Tên thương hiệu đẹp ẩn chứa một câu chuyện

Cách đặt tên này phần nhiều liên kết đến cảm xúc của người nghe và sử dụng lối viết ẩn dụ là chính. Ví dụ công ty Apple đã xây dựng cực kỳ thành công thương hiệu của chính họ thông qua Cây Tri Thức. 

Điểm cốt lõi là hãy nắm bắt mọi cảm hứng của bạn và luôn luôn nghĩ về nó để có thể bắt kịp thời những gợi ý vô hình mà tạo thành một câu chuyện cho doanh nghiệp của bạn. Câu chuyện ấy, càng cảm động càng dễ đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Nhiệm vụ của bạn lúc này 

Điểm yếu của cách đặt tên này là không phải ai cũng hiểu cũng biết cho đến khi thương hiệu đó đi vào tiềm thức của người sử dụng.

Tên thương hiệu đẹp đi vào tâm trí khách hàng

Những nhà hàng chay thì thường lấy những tên gọi như là Thiện Tâm, Thiện Duyên, Âu Lạc, Huyền Trang… Đây là những cái tên mang đậm dấu ấn của Phật Giáo và đi ngay vào trí não người nghe và họ biết liền đó là một nơi có thể là bán đồ chay.

Điều này có nghĩa là cái tên thương hiệu đẹp nhất định phải có thể đi vào tâm trí của khách hàng ngay từ lần đầu tiên nghe đến. Đó là cách tốt nhất để họ nhớ và quay lại sử dụng sản phẩm dịch vụ nếu yếu tố nội hàm của doanh nghiệp bạn cũng chất lượng như cái tên.

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, nên việc sử dụng tiếng Anh để đặt tên cho doanh nghiệp cũng là một cách các startup cần biết. Những công ty du lịch như Saigontourist, Vietnam Travel, Dragon Travel…là cách dùng từ rất thông minh dễ nhớ dễ đọc mà còn có thể toàn cầu hóa khi có hợp tác nước ngoài.

Xu hướng chọn tên thương hiệu bằng tiếng Anh đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay vì dễ nhớ dễ đọc và cũng dễ hiểu.

9 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Cho Startup Khởi Nghiệp

Đây là cách đặt tên thương hiệu truyền thống có từ xưa, cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vẫn gắn bó với tên tuổi của người sáng lập như Honda, Walt Disney, Adidas, Toyota… Thường cách đặt tên thương hiệu này không tốn thời gian sáng tạo, lại dễ dàng bảo vệ thương hiệu trước pháp luật khi có tranh chấp nhưng do gắn bó chặt chẽ với người sáng lập nên nếu muốn chuyển quyền thương hiệu sẽ khó khăn.

3. Đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt của doanh nghiệp

Tên thương hiệu có thể được đặt theo trường từ vựng liên tưởng với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ thương hiệu Uber hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xe công cộng theo nghĩa từ vựng là “nổi bật” với tham vọng về sự lớn lao, táo bạo lớn hơn. Hay Sharp được lấy tên từ sáng chế đầu tiên của người sáng lập, bút chì cơ khí Eversharp.

Nếu bạn muốn lồng ghép hai ý tưởng vào trong một cái tên thì đơn giản nhất là hãy ghép chúng lại với nhau thôi! Ý nghĩa đằng sau cái tên của mạng xã hội Facebook, ban đầu lấy ý tưởng nghĩa là một thư mục (sinh viên) có ảnh (face) và thông tin cơ bản (book). Hay Lego là viết tắt của Leg Godt có nghĩa là chơi tốt. Hay tên thương hiệu mắt kính nổi tiếng RayBan của Mỹ được đặt tên theo nghĩa chặn (ban) ánh sáng (ray) mặt trời.

Cách đặt tên thương hiệu này gần như không có nhược điểm, dễ nhớ và dễ liên tưởng.

Nếu thấy bí ý tưởng đặt tên thương hiệu, bạn có thể tham khảo cách thêm bớt ký tự trong từ . Đây là một cách đặt tên sáng tạo, đôi khi sẽ tạo nên một cái tên độc đáo, ấn tượng và thú vị nhưng nếu không cẩn thận sẽ dễ biến thương hiệu của mình thành một cái tên ngớ ngẩn và vô nghĩa. Một số cái tên thương hiệu nổi tiếng đã lựa chọn cách này như Kleenex và Pinterest. Hay tên của thương hiệu Skype, cái tên này lúc đầu dựa vào khái niệm Sky peer to peer (mạng ngang hàng), sau đó được chuyển thành Skyper và rút gọn thành Skype.

Thương hiệu giày Nike được đặt tên theo tên nữ thần chiến thắng Hy Lạp. Thương hiệu Samsung theo tiếng Hàn có nghĩa là ba ngôi sao. Tuy nhiên cách đặt tên này dễ trùng và ý tưởng ngày càng cạn vì tên riêng địa danh, nhân vật có hạn.

Nói là “vô nghĩa” nhưng thực chất là kiểu đặt tên chơi chữ. Đây là cách đặt tên khá hay mà Startup có thể thử cho doanh nghiệp của mình. Những từ vô nghĩa như Kodak, Xerox hay Rolex lại trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

9. Đặt tên thương hiệu theo lĩnh vực kinh doanh

Thương hiệu bán giày Zappos xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha là zapppatos có nghĩa là giày. Hay thương hiệu Hulu hoạt động trong lĩnh vực giải trí, chuyên về các ứng dụng OTT, được lấy cảm hứng từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là sử dụng để lưu trữ những thứ quý giá.

Theo một thống kê, hiện nay có tới hơn 300 triệu công ty lớn nhỏ trên thế giới. Việc để tìm cho thương hiệu khởi nghiệp của mình một cái tên để ghi dấu ấn trên bản đồ công ty thế giới không hề là một việc đơn giản. Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về đặt tên thương hiệu cũng như thiết kế thương hiệu, liên hệ Vũ Agency qua Hotline 0902.663.775 .

6 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu, Tên Công Ty

Share

Tweet

Pin

0

shares

Ngày 05 tháng 02 năm 2020

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu:

Với kinh nghiệm và kiến thức có được thông qua quá trình thực hiện công việc tư vấn doanh nghiệp, đặt tên công ty, tên thương hiệu. Kết hợp với các kiến thức học tập và nghiên cứu. Tôi xin chia sẻ về 6 nguyên tắc cơ bản trong đạt tên thương hiệu như sau:

TÊN THƯƠNG HIỆU PHẢI ĐÁNH VẦN ĐƯỢC :

Cũng như cái tên của mỗi người sinh ra, đều phải đánh vần được. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi bạn đặt tên cho một thương hiệu. Nhưng điều đáng tiếc khi thương hiệu không đánh vần được chính là không bảo hộ được. Có nhiều trường hợp khi thiết kế logo như: ACB, IBM, ANZ đều có những dấu gạch ngang ở giữa logo. Vì các thương hiệu này không đánh vần được, nên phải gạch gạch để cách điệu và bảo hộ phần hình họa. Cũng như logo FPT phải dùng 3 mảng màu khác nhau để được bảo hộ (yếu tố màu sắc). BM của Shark Bình hay HTVSite của Shark Thắng, ASV của Vuong Duy Nam… đều không bảo hộ được, và phản ánh tư duy ngắn hạn. Những trường hợp như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi công ty phát triển lớn mạnh.

TÊN THƯƠNG HIỆU NÊN CÓ CHỨA CÁC CHỮ CÁI PHÁT ÂM TỐT, ĐỒNG THANH NHƯ: O VÀ A, I VÀ E, HOẶC TỔ HỢP O, A, I/Y, E: Hơn 80% các thương hiệu nổi tiếng đều có O và A. I và E

Có thể ví dụ: Facebook, Toshiba, Nokia, Apple, Casanova, Posche, Lamboghini, Amazon,, Zappos, Google, Malboro, Kodak, Mc Donald, Omazon, HONDA, Canon, Yamaha,Panasonic, Liberty, Milano, Casio, Coca-Cola, Pepsi, Oracle,

Poca,Omachi, Vinamilk, Vinhgroup, TH là những thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên có loại dầu gội Romano nổi tiếng đình đám,Tự dưng có xe máy Honda hay Nova hay Kangaroo, Zalo,…..

Các ông chủ sáng lập của các Công ty, tập đoàn này họ đầu tư rất lớn cho việc đặt tên thương hiệu, toàn được các bậc thầy đặt tên thương hiệu tư vấn đặt tên thương hiệu. Thể hiện trí thông minh, tầm nhìn, sự nhạy bén, tinh tế và xuất phát từ mục tiêu, sứ mệnh của chính họ… đồng thời họ thấu hiểu thế giới quan và thấu hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng, người tạo ra lợi nhuận và sự phát triển lớn mạnh danh tiếng cho họ mà không phải ai khác.

3.TÊN THƯƠNG HIỆU NÊN VÔ NGHĨA :

Trái ngược với các tính từ, hay động từ. Tên thương hiệu cũng như tên cá nhân hay tổ chức nó là một định danh hay là một tên riêng ta thường gọi là danh từ riêng. Do đó nó gần như không có nghĩa trực tiếp.

Chúng ta hãy tự trả lời các câu hỏi sau? 1. Chúng ta mua sách ở Sông của châu phi: Amazon hay mua ở books.com?

2. Vì sao chúng ta thích mua máy tính của công ty quả táo: Apple?

3. Vì sao chúng ta thích dùng điện thoại Note Galaxy của SAMSUNG?

Các bằng chứng: – Như chúng ta đã biết năm 2007, Google cực lực phản đối đại từ điển Anh quốc đưa thuật ngữ google có nghĩa là tìm kiếm, vì Google muốn nó là một từ vô nghĩa (Google đơn giản chỉ là Google mà thôi) , như lúc sáng tạo ra. Tương tự, các bậc thầy đặt tên họ nghĩ ra các công cụ search nghe vô nghĩa như Bing, Yahoo chứ khôngđặt là Search. – Trước khi hội nhập toàn cầu, Tập đoàn The Legend (Tên Huyền Thoại) của Trung Quốc đã rất thấu hiểu và thông thái khi họ đã đổi tên thành công ty LENOVO, và nó đã trở thành một cái tên huyền thoại khi người ta không thèm để ý đến sự huyền thoại của cái tên đó. – Ở Việt Nam ta thì rao vặt, mua nhà thì lên Rồng Bay, thời trang thì có Én bạc, tuyệt vời, adayroi,…

Ví dụ như tên riêng của Công ty do Tôi sáng lập Office360. Bình thường nếu viết riêng Office có nghĩa là Văn phòng nhưng nếu viết thành Office360 viết liền phần số và phần chữ thì không có nghĩa gì cả.

Tôi xin kể câu chuyện:

Có lần có khách hàng nhờ Tôi tư vấn thành lập doanh nghiệp, trong đó có tham vấn đặt tên riêng cho Công ty Anh ta. Trước đó Anh ta đã nghĩ cho mình trong đầu một cái tên mà Anh ta tâm đắc, thích thú. Xuất phát từ mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh của Anh ta rằng: Anh ấy muốn mọi thứ Anh ta làm, Công ty anh ta kinh doanh là tốt nhất, hướng tới sự dẫn đầu, sự chỉnh chu và chuyên nghiệp,….. Anh ta muốn trở thành như Vingroup, một thương hiệu Việt Anh ta thần tượng. Và Anh ta đặt tên cho công ty ý định thành lập là Vingpro. Theo cách hiểu của Anh ta thì: gắn âm Vin vào cho gần giống Vingroup và cũng mang Nghĩa Việt Nam trong các chữ cái V-I-N. Pro dịch nghĩa cho sự chuyên nghiệp, đẳng cấp. Vì nghề anh ta đăng ký kinh doanh là: Đào tạo ngoại ngữ, tiếng anh và dạy học, xây dựng và thiết kế nội thất công trình,….  Sau khi nghe Anh ta trình bày Tôi đã hiểu và can ngay lập tức “Tuyệt đối anh không được đặt tên kiểu như vậy, sẽ làm phai mờ sứ mệnh và độ mạnh của thương hiệu trong tương lai. Xin anh hãy nghe Tôi tư vấn và phân tích…” Tôi chia sẻ cho Anh những nguyên tắc cơ bản và những điều cấm kỵ trong lựa chọn và đặt tên thương hiệu cho Công ty. Cả Tôi và Anh cùng suy nghĩ trăn trở mất gần cả buổi chiều. Đến tối Tôi mới nghĩ ra cho anh ấy cái tên là: TOPBEST, một cái tên vừa vô nghĩa, vừa đảm bảo 2 âm tiết và gần như đặc biệt, độc nhất, không trùng với ai ngoài ra có thể bảo hộ. TopBest được ghép từ hai từ đó là “Top” và “Best”. Top danh từ trong tiếng anh nghĩa là: chóp, đỉnh, điểm cao nhất, phần cao nhất như: the top of a hill (đỉnh đồi)/ at the top of (trên đỉnh)/ he came out at the top of the list (nó đứng đầu bảng, kỳ thi…). Best tính từ trong tiếng anh nghĩa là: tốt nhất, hay nhất, đẹp nhất, giỏi nhất,… Như vậy tuy nếu ghép hai từ lại với nhau thì vô nghĩa nhưng tach biệt ra từng âm tiết thì có nghĩa như đã phân tích, điều này ý nghĩa sâu xa cũng nói lên được khát vọng, mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của Anh ta (theo cách hiểu cá nhân). Hay nói cách khác là cái tên sinh ra một cách có lý do.

Và rồi Tôi viết ra giấy và bảo Anh ta đọc đi đọc lại 20 lần “TOPBEST”, Tôi trình bày tên đầy đủ bằng cả tiếng anh và tiếng việt trên văn bản, sơ lược vài nét cách điệu cái tên đó, phối màu sắc cho nó,…. Và mọi thứ đã chạm tới tim ý đồ của Anh ta, Anh ta vỡ òa và thốt lên “Ôi, thật tuyệt vời, cảm ơn anh!”. Cả Tôi và Anh ấy đều cảm thấy thoải mái và quyết định lựa chọn tên thương hiệu đó cho một sự khởi đầu.

TÊN KHÔNG ĐƯỢC MÔ TẢ ĐỊA DANH, NGÀNH NGHỀ HOẶC MƯỢN DANH

Đừng tự mình vẽ cái vòng kim cô cho mình!

Brandname không được chứa địa danh, đơn giản đầu tiên là: không bảo hộ được. Vì thế bạn sẽ ít thấy các thương hiệu lớn mà chứa tên quốc gia, vùng miền, hay thành phố nào cả, vì sẽ bị làm nhái hoặc nhầm lẫn thương hiệu. Không nên đưa Miền trung, miền bắc, Hà nội, Sài Gòn hay Việt Nam vào tên thương hiệu. Điều này vô hình làm bó hẹp quy mô phát triển của thương hiệu khi ai đó nghe đến cảm thấy rất địa phương. Tuy nhiên vẫn có bia Hà Nội, bia Sài Gòn, British Airway, hay American Express…nhưng họ là những thương hiệu cực lớn, hoặc có yếu tố chính phủ, ngày nay khi bạn kinh doanh trong thế giới phẳng bạn hãy nên bắt đầu với một cái tên mới thật đặc biệt. Và cũng tuyệt đối không nên mượn danh, hoặc gần giống với các tên thương hiệu mạnh khác như: Vinhgroup, FPT, Viettel hay Thế giới di động,…. Hãy là chính bạn mà không phải ai khác? Hay ở bất kỳ đâu.

Nếu bạn làm ngành xây dựng, lại phang vào Brand chữ Build, hay làm ngành Thời trang mà lại thêm chữ Fashion, làm web lại thêm chữ Site vào (như HTVSite của Shark Thắng)… thì thật nực cười. Nguyên tắc này ngắn gọn thôi, nó là một sự cảnh báo: Brandname không được mô tả ngành nghề, vì không bảo hộ được. Và ngoài ra mình tự trói mình trong cái tên mang ngành nghề đó.

Hãy nhớ: Chiếc áo không làm nên thầy tu.

KHÔNG VAY MƯỢN, NHÁI THEO, HOẶC GÂY NHẦM LẪN:

Điều đặc biệt nguy hại nhất trong vấn đề và tư duy đặt tên thương hiệu đó là đặt tên gần giống với các thương hiệu nổi tiếng, kiểu nhái theo và thay đổi một vài ký tự trong đó ví dụ như: Sunlight với Sunkight, Mỹ Hảo với Hảo Hảo. Hoặc Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn về phát âm “BLUE DIAMOND” và “BULL DIAMOND”,…. Điều này ngoài việc hạn chế sự phát triển của thương hiệu còn có nguy cơ không được bảo hộ hoặc gặp rủi ro pháp lý bị khởi kiện về vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu.

Vấn đề tiếp theo đó là vay mượn tên doanh nhân, hoặc cá nhân hóa tên thương hiệu, tức là gắn tên cá nhân vào một phần hoặc toàn bộ tên Công ty. Có trường hợp lại lấy tên con cái để đặt tên cho thương hiệu doanh nghiệp hay công ty, tự nhiên vô hình chung gắn cho con cái một sứ mệnh,… điều này trước mắt nhìn có vẻ tên thương hiệu nhanh nổi nhưng về lâu dài bị bó hẹp và cực kỳ nguy hại khi công ty phát triển lên quy mô lớn.

YẾU TỐ PHONG THỦY TRONG TÊN THƯƠNG HIỆU (Khoa học Phương Tây và Quan niệm Phương Đông):

Yếu tố này tuân thủ Nguyên tắc: Dễ đọc, dễ nhớ, liên tưởng đến điều tốt lành.

Cũng như tên gọi của một cá nhân, tên thương hiệu công ty nó mang một ý nghĩa về mặt phong thủy và đương nhiên khi đọc lên hoặc nhắc đến điều đầu tiên ta phải cảm nhận được sự ấn tượng, âm thanh phát ra nghe hay, giúp ta liên tưởng đến những điều tốt đẹp, may mắn,…  Kiểu như “Nhân tại tướng”, “Tướng sinh số”, “Danh tạo phúc”,….. Ngoài ra nó còn tạo được cảm hứng, truyền được cảm hứng đến các đối tượng khách hàng, hay nhân viên. Và một điều quan trọng nữa nó giúp ông chủ sản sinh ra nhiều lăng lượng tốt…..

 Không mang ý nghĩa thứ 3:

Ý nghĩa thứ 3  nó là các trường hợp “tai nạn” của thương hiệu khi chúng được đọc kiểu đồng âm khác nghĩa ở một thị trường, đất nước thứ 3. Riêng về nguyên tắc này không gì đầy đủ và bao quát hơn. Ngày nay, với sự phát triển của Internet và do có Google nên ta hoàn toàn có thể tránh được rủi ro này, hoặc điều chỉnh Thương hiệu ở thị trường đó khi cần thiết. Điều đáng nói và đáng buồn cười thực sự chắc nhiều người còn nhớ ở Việt Nam, đó là cách đây khoảng gần hơn mười năm, có hãng hàng không tên Speed Up của nhạc sĩ Hà Dũng, dịch ra tiếng Việt là Tăng tốc, nhưng rồi hoảng hồn khi nhận ra rằng khi viết không dấu là Tangtoc – Tang tóc. Đó cũng là một khủng hoảng thương hiệu hồi đó của Hà Dũng. Dù tiếng việt không phải liên tưởng tang tóc đi nữa thì cái tên Speed Up khi đọc lên âm điệu cũng không thấy hay, vì đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản như đã phân tích ở trên, chỉ là một động từ mô tả, làm Slogan hợp hơn làm Brand. Và cái tên này giờ đã không còn được sử dụng nữa.

TÊN CÓ 2 ÂM TIẾT LÀ TỐT NHẤT Đây là nguyên tắc cuối cùng, một nguyên tắc có thể tạo ra giá trị gia tăng mà Tôi muốn chia sẻ.

Gần đây ở Hà Nội có một Brandname 2 âm tiết khá đình đám: Học Viện Sage. Sage là một thương hiệu có 2 âm tiết, khá hay và được bảo chứng bằng chất lượng và hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, Sage vẫn là cái tên có ý nghĩa mô tả ngành nghề. Tất nhiên 3,4 âm tiết chả sao, nhưng nếu bạn đặt một cái tên mới thì có 2 vẫn hơn. Và bạn sẽ cân nhắc lựa chọn phương án tôi ưu nhất.

Một ví dụ vui:

Khi đi uống bia hay chúc rượu ta thường hô: 1,2,3 zo lần đầu, lần 2 hô 2,3 zo, lần 3 hô 3 uống.

Lời cuối:

Nam Nguyễn, CEO and Founder – Office360

Chuyên gia tư vấn về: Thuế – Kế Toán – Luật doanh nghiệp – Tư vấn thương hiệu – Hỗ trợ hành chính doanh nghiệp. ĐT: 0985.404.435 (zalo); Fb: Nam Nguyen

Kinh Nghiệm Đặt Tên Công Ty Từ Các Thương Hiệu Hàng Đầu

Adobe – tên công ty này lấy từ Adobe Creek, là tên con sông gần nhà của người sáng lập John Warnock. Adidas – là tên của người sáng lập công ty Ali Dassler. Ông chủ công ty không muốn dùng đầy đủ tên của mình. Tên ông là Adolf. Apple – là thứ quả yêu thích của người sáng lập công ty Steve Jobs (nó là trái cấm vườn địa đàng). Suốt ba tháng trời đi tìm một tên gọi mà chưa được, một hôm Steve Jobs đưa ra cho đồng sự tối hậu thư: “Tôi sẽ gọi công ty Apple, nếu 5 giờ sáng mai các anh không có đề nghị nào hay hơn”. Apples Macintosh – tên một loại táo có khắp thị trường nước Mỹ từ ngày đấy. Canon – dựa theo Kwanon, nghĩa là Phật Quan âm (tiếng Anh: Buddhistic Goddess of Mercy), nhưng để tránh sự phản đối của các tổ chức tôn giáo, được viết thành Canon. Casio – được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao. Cisco – viết tắt từ San Francisco. Compaq – com và paq (một chi tiết kết nối). Corel – dựa theo tên người sáng lập công ty, Michael Cowpland. Giải mã từ: COwpland REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm khảo cứu của ông Cowpland). Daewoo – nhà sáng lập công ty Kim Wo Chong gọi tên công ty của mình rất khiêm tốn: “Đại Hoàn vũ”. Tiếng Việt nghe như Đê-U-u… Fuji – núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất nước Nhật. Google – tên này từ Googol, có nghĩa là số 1 với 100 số không. Từ “A Google” được ghi trong tấm ngân phiếu của người sáng lập đầu tiên gửi các đồng sự của mình. Thế rồi tất cả nhất trí gọi hệ thống tìm kiếm như vậy. HP (Hewlett-Packard) – cả hai nhà sáng lập công ty Bill Hewlett và Dave Packard đã quyết định tung đồng xu để xác định tên ai đứng trước. Và như chúng ta đã biết, Bill may mắn hơn. Hitachi – tiếng Nhật nghĩa là “Mặt trời mọc”. Honda – được đặt theo tên người sáng lập Soichiro Honda. Honeywell – được đặt theo tên người sáng lập Mark Honeywell. Hotmail – Jack Smith và Sabeer Bhatia quyết định chọn từ này vì trong nó có cả các chữ HTML (ngôn ngữ của trang web). Hyundai – tiếng Hàn nghĩa là “Đương thời”. IBM – International Business Machines. Intel – Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty là Moore Noyce nhưng lúc đó đã có mạng lưới cửa hàng tồn tại. Bởi vậy, cả hai người quyết định dừng lại ở chữ viết tắt của INTegrated Electronics. Kawasaki – được đặt theo tên người sáng lập Shozo Kawasaki. Kodak – k là chữ cái yêu thích nhất của George Eastman, người sáng lập công ty này. Ông ta đi tìm một từ mà bắt đầu và kết thúc bằng k. Mặt khác, chữ k trong bảng an-pha-bê của tất cả các ngôn ngữ (trừ các ngôn ngữ tượng hình) đều viết giống nhau. Và một điều nữa, khi ta chụp ảnh thì tiếng máy ảnh nghe như: cô-ô-đắc (Kodak). Konica – trước đây có tên là Konishiroku Kogaku. LG – là hai chữ cái đầu của các brand-name: Lucky và Goldstar. Lotus – người sáng lập công ty này Mitch Kapor tập thiền. Từ đó công ty lấy tên theo một kiểu ngồi thiền. Microsoft – MICROcomputer SOFTware. Đầu tiên viết Micro-Soft. Sau đó người ta bỏ đi dấu gạch ngang. Mitsubishi – do người sáng lập, ông Yataro Iwasaki nghĩ ra năm 1870. Từ này theo tiếng Nhật có nghĩa là “Ba viên kim cương”. Motorola – người sáng lập, ông Paul Galvin nghĩ ra tên này khi công ty của ông bắt đầu sản xuất đài (radio) cho xe ô tô. Các công ty cung cấp phụ tùng thời đó đều có tên kết thúc bằng chữ “ola”. Nabisco – đầu tiên là The NAtional BISCuit Company, từ năm 1971 đổi thành Nabisco. Nikon – đầu tiên là Nippon Kogaku, nghĩa là “quang học Nhật Bản”. Nintendo – bao gồm ba từ Nhật Nin-ten-do, có nghĩa là “trời xanh cảm tạ công việc nặng nề”. Nissan – trước kia có tên là Nichon Sangio, nghĩa là “công nghiệp Nhật Bản”. Nokia – đầu tiên là một nhà máy chế biến đồ gỗ, sau đó sản xuất cả những sản phẩm từ cao su ở thành phố Nokia, Phần Lan. Novell – do vợ của George Canova, người đồng sáng lập công ty nghĩ ra. Cô này đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng “Novell”, tiếng Pháp nghĩa là “mới”. Oracle – những nhà sáng lập, Larry Ellison và Bob Oats thực hiện một dự án cho CIA, mật mã của dự án này là Oracle. Sau đó dự án bị hủy nhưng cái tên thì vẫn còn lại. Sanyo – tiếng Hán nghĩa là “ba đại dương”. SAP – “Systems, Applications, Productss in Data Processing”, do 4 người trước đây làm cho hãng IBM thành lập. Cả bốn người cùng làm ở nhóm Systems/Applications/Projects. SCO – xuất phát từ: Santa Cruz Operation. Siemens – do Werner von Siemens thành lập năm 1847. Sony – từ tiếng Latin “Sonus”(âm thanh), còn sonny nghĩa là cô bé (tiếng lóng). Subaru – là tên một chòm sao. SUN – là công ty phần mềm do 4 cựu sinh viên Đại học Stanford sáng lập. SUN là viết tắt của Stanford University Network. Suzuki – được đặt theo tên người sáng lập Michio Suzuki. TDK – Tokyo Denki Kogaku. Toshiba – là tên ghép của hai công ty hợp nhất Tokyo Denki (Tokyo Electric Co) và Shibaura Seisaku-sho (Shibaura Engineering Works). Toyota – được đặt theo tên người sáng lập Sakichi Toyoda. Sau đó đổi sang Toyota cho dễ nghe hơn. Toyota bằng tiếng Nhật gồm 8 chữ cái (số 8 là con số may mắn của người Nhật). URSA – là công ty Sao Đại Hùng (URSA – MAJOR là chòm sao Đại Hùng bằng tiếng Anh). Một cách gọi khác: United Recources of Sea Association. Công ty 100% vốn nước ngoài này đặt ở Cam Lâm, Khánh Hòa. Xerox – tiếng Hy Lạp: xer – nghĩa là khô. Nhà phát minh Chester Carlson muốn lấy tên là “khô” bởi vì vấn nạn của máy photocopy thời đó là “ướt”. Yahoo – từ này do nhà văn Jonathan Swift nghĩ ra trong cuốn Những cuộc phiêu du của Gulliver (Gulliver’s Travels). Những nhà sáng lập công ty, Jerry Yang và David Filo chọn tên này vì họ tự coi mình là những Yahoo. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng giải mã tên này là: Yet Another Hierarchical Officious Oracle (nghe có vẻ như: “Thêm một hệ thống tìm kiếm xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc”). 3D – Minnesota Mining and Manufacturing Company.

– STC – công ty sách và thiết bị trường học thường được đọc là sờ – ti – cô. Một giả thiết khác: Sáng Tác company của FPT, gắn liền với văn hóa sờ-ti-cô của “sách đỏ FPT” làm xôn xao dư luận một thời. – Nói chung, danh sách các công ty lớn của Việt Nam (và thế giới) sẽ còn tiếp tục được bổ sung. Mong được quí bạn đọc cùng góp sức.

(ST)

Chuyên gia số 1 về đặt tên thương hiệu

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 5 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Đẹp Dành Cho Startup, Tên Công Ty trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!