Cách Đặt Tên Phim Hay / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Eduviet.edu.vn

Đặt Tên Thư Mục Quản Lý Phim Người Lớn Theo Phong Cách Nhật Bản

Mục đích chính của bài viết là mình muốn chia sẻ một số mẹo NHỎ về cách quản lý tài liệu mình học mót được khi tham gia một dự án phát triển phần mềm ở Nhật Bản. Cụ thể hơn là về cách đặt tên thư mục chứa tài liệu dự án khi làm việc nhóm sao cho việc quản lý và tìm kiếm tài liệu được nhanh và thuận lợi nhất.

I. Giới thiệu

Tại sao lại phải chú ý đến cách đặt tên thư mục?

Dân văn phòng nói chung và dân quản lý dự án IT nói riêng chắc hẳn ai cũng đã từng phải quản lý các file tài liệu dự án theo các thư mục. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng để nói nếu bạn làm việc độc lập và dự án của bạn chỉ có một lượng tài liệu khiêm tốn.

Cho tới một ngày khi bạn có cơ hội tham gia vào những dự án lớn, nơi mà hàng trăm thành viên từ các team khác nhau cùng tham gia phát triển dự án, và tài liệu được thêm mới, cập nhật liên tục trên một kho tài liệu chung.

Vấn đề sẽ phát sinh khi các bạn là người mới tham gia vào dự án, bạn không biết chính xác tên file muốn tìm mà dự án đấy lại toàn tài liệu bằng tiếng Nhật. Yêu cầu bảo mật của dự án khiến bạn không thể sử dụng các công cụ quản lý chia sẻ file online như Google Drive mà phải dùng những tool quản lý file từ thời chiến của khách hàng, với những chức năng tối thiểu và giao diện của nó toàn chữ là chữ, mà lại còn toàn chữ hán nữa.

Lúc này các bạn có thể mất cả ngày để tìm được chính xác file mình mong muốn, hoặc bạn có thể cảm thấy khó chịu khi bạn mất 5 phút mà không tìm ra được cái file mà mình up lên hôm qua vì nó đã bị lẫn vào vô số những file khác do các team khác up lên. Những khó chịu nhỏ nhặt này được dồn nén qua nhiều ngày có thể dẫn đến những hành động mất kiểm soát 😀

II. Các mẹo nhỏ trong cách đặt tên thư mục, file 1. Đặt tên kèm chữ số ở trước tên thư mục.

Vấn đề

Thứ tự sắp xếp các thư mục tài liệu bị thay đổi khi thêm mới hoặc đổi tên thư mục, điều này dẫn tới việc khó có thể ngay lập tức nhận ra thư mục mình muốn tìm.

Các thư mục không sắp xếp đúng theo thứ tự các pha phát triển phần mềm.

Thứ tự tương đối của các thư mục sẽ không bị thay đổi nhiều khi thêm, sửa tên thư mục. Các bạn có thể gần như ngay lập tức định vị được thư mục muốn tìm trong một danh sách dài các thư mục hiện có.

Bố cục thư mục đẹp, có thứ tự theo các pha phát triển sản phẩm, khi giao nộp document cho khách hàng cũng có thêm phần thiện cảm.

! Tip

2. Đặt tên kèm ký hiệu ở trước tên tài liệu

Vấn đề

Khi bạn được nhờ review một lượng tài liệu lớn mà bạn không thể hoàn thành trong 1 ngày, bạn sẽ phải ghi lại những tài liệu nào đã review, tài liệu nào chưa review, tài liệu nào cần xem lại sau khi sửa … Như vậy là lại thêm một loại tài liệu cần quản lý, càng nhiều tài liệu cần quản lý càng khó quản lý.

Người nhờ bạn review cũng không biết được là bạn đã review tài liệu nào để anh ta tiếp tục sửa chữa tài liệu đó, tránh mất thời gian.

Thể hiện, quản lý thông tin về các tài liệu một cách trực quan và cập nhật tình trạng tài liệu liên tục.

Không cần phải dành thêm công sức cho việc nhớ hoặc quản lý trạng thái của các tài liệu.

! Tip

Nên đặt thêm 1 file rỗng với tên quy định về các ký hiệu tương ứng với các trạng thái tài liệu như hình ví dụ (file trên cùng). Việc này sẽ giúp các thành viên khác trong team thống nhất về quy định cách thêm các ký tự.

3. Tạo thói quen backup cho các loại tài liệu hay thay đổi

Vấn đề

Đôi khi yêu cầu của dự án sẽ bắt các bạn cập nhật liên tục một loại tài liệu nào đó theo từng khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như trong pha thiết kế, bạn sẽ phải cập nhật liên tục tài liệu thiết kế mỗi khi được khách hàng review. Thường thì khi nhận được review, bạn sẽ sửa trực tiếp vào tài liệu lưu trên máy, bỗng có một ngày khách hàng đổi ý muốn quay lại thiết kế cho 1 tính năng nào đó mà 10 ngày trước bạn ghi trong tài liệu cho khách. Nhưng trong 10 ngày đó bạn đã sửa rất nhiều chi tiết trong thiết kế, bạn không thể nhớ được bạn đã sửa những gì để quay lại cũng như để xác nhận với khách hàng về việc thay đổi này.

Như đã nói ở trên bạn đang quản lý tài liệu chung với rất nhiều thành viên khác trong dự án và đang dùng công cụ từ thời chiến của khách hàng nên bạn không thể áp dụng những công cụ quản lý phiên bản như Git trên loạt tài liệu này (và không phải ai cũng biết dùng git)

Lợi ích của thói quen backup tài liệu

Có tài liệu để bản thân cũng như khách hàng có thể đối chiếu khi muốn quay lại các phiên bản cũ.

Việc backup tài liệu cũng là một dấu hiệu để cho khách hàng biết bạn đang làm việc. Nếu bạn dùng chung kho quản lý tài liệu với khách hàng thì dấu hiệu này sẽ được đánh giá rất cao.

Trong hình mình có tạo thêm 1 thư mục old chứa các tài liệu backup có đính kèm thêm ngày tháng backup ở cuối tài liệu. Ngoài thư mục chính chỉ để 1 tài liệu duy nhất chứa phiên bản mới nhất của tài liệu.

III. Kết

Nhiều bạn đọc xong có thể thấy những cách làm trong bài này cực kỳ THỦ CÔNG, thế giới hiện nay đã phát triển nhiều ứng dụng giúp bạn quản lý công việc một cách dễ dàng hơn, tội gì phải thủ công như thế. Đúng! Nhưng đôi khi hoàn cảnh bắt buộc bạn phải chơi theo kiểu thủ công như thế, nhất là với những khách hàng khó tính và thích đồ cổ như khách hàng Nhật.

Những tip trong bài viết tuy nhỏ nhưng để làm nó hàng ngày và kéo dài tới hết dự án đòi hỏi thời gian và một sự kiên nhẫn khá lớn. Nhưng bù lại các hoạt động làm việc nhóm sẽ được thuận lợi và dễ dàng hơn.

#28: Đặt Tên Con – Phần 1: Đặt Tên Phim

Nếu mỗi lần viết kịch bản phim là một lần mang thai, thì khâu phiền não nhất đối với mỗi biên kịch có lẽ là khi phải nghĩ tên cho kịch bản. Ai sinh con ra cũng muốn con mình có một cái tên thật hay, thật ý nghĩa, và nhất là không giống với tên của đứa mình ghét. Nhưng mà đặt tên con như thế nào cho hay, cho ý nghĩa, cho “điện ảnh”, thì không phải ai cũng biết. Mà có biết thì không phải lúc nào cũng nghĩ ra một cái tên nghe có vẻ hay ho ngay lập tức được.

ĐẶT TÊN PHIM

Các kiểu đặt tên phim

Có nhiều cách khác nhau để đặt tên phim, nhưng nhìn chung thì có 5 cách phổ biến như sau:

1. Đặt tên phim theo tên nhân vật chính:

Đây là kiểu đặt tên phim khá phổ biến ở Hollywood. Joker, Forrest Gump, Logan, John Wick, Deadpool, Coco… là những ví dụ điển hình. Ở Việt Nam cũng có vài phim đặt tên kiểu này như Tèo Em, Hai Phượng, Hương Ga, Long Ruồi…

Đặt tên phim theo tên nhân vật có điểm tốt là nhanh gọn, giúp khán giả dễ nhớ hơn, nhưng tất nhiên là nhân vật phải có cái gì đó để khán giả nhớ tới.

Có một biến thể khác của kiểu đặt tên này, đó là thay vì đặt tên phim theo tên nhân vật chính, người ta sẽ đặt tên phim theo đặc điểm nhận dạng của nhân vật. Chẳng hạn như: Mother, Old Boy, Naked Director, Lord of The Rings, Spycho, Baby Driver, Iron Man, The Spy Gone North, Nữ Đại Gia, Mắt Biếc, Vòng Eo 56, Fan Cuồng, Cô Ba Sài Gòn…

2. Đặt tên phim theo sự kiện/vấn đề chính

Tên phim đặt theo cách này thường mô tả một phần hoặc toàn bộ biến cố/ sự kiện chính mà nhân vật trong phim gặp phải/trải qua. Điển hình là các phim Wanted, Saving Private Ryan, The Secret Life of Walter Mitty, The Curious Case of Benjamin Button, Up, Toy Story, Star Wars, The King’s Speech…

Đây là cách đặt tên phổ biến nhất, một phần vì dễ gây tò mò và thu hút khán giả thông qua tên phim, phần vì đặt tên theo cách này nghe có vẻ hấp dẫn hơn, dễ quảng bá hơn. Nhưng trên hết, khi đặt tên theo cách này, phần nào đó bạn đã có thể giới thiệu được cho người đọc, người xem về nội dung và thể loại bộ phim hướng tới, giúp người đọc, người xem dễ dàng lựa chọn hơn.

Ở Việt Nam, một số phim đặt tên theo cách này có thể kể đến như: Mùa Len Trâu, Thời Xa Vắng, Sống Trong Sợ Hãi, Nụ Hôn Thần Chết, Giải Cứu Thần Chết, Truy Sát, Chờ Em Đến Ngày Mai, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, Trúng Số…

3. Đặt tên phim theo địa danh

Với những bộ phim mà câu chuyện chính diễn ra chủ yếu ở một bối cảnh đặc biệt cụ thể, thì tên của bối cảnh đó cũng có thể trở thành tên phim. Ví dụ như: Shutter Island, Kong: Skull Island, Titanic, Dunkirk, The Chronicles of Narnia, Cánh Đồng Bất Tận, Đảo Của Dân Ngụ Cư…

Một biến thể khác của kiểu đặt tên này, là đặt tên theo mốc thời gian. Đây là cách mà những phim thuộc dòng lịch sử hoặc giả tưởng có thể áp dụng. Chẳng hạn như những phim 2001: A Space Odyssey, Jurassic Park, 1917 (về WW1), 1987: When the Day Comes, Nước 2030…

4. Đặt tên phim theo kho báu/mục tiêu của nhân vật

Bên cạnh cách đặt tên phim theo sự kiện chính thì đặt tên phim theo tên kho báu/ mục tiêu của nhân vật cũng là cách mà nhiều biên kịch thường dùng. Có thể điểm qua vài cái tên như Blood Diamond, Indiana Jones and The Last Crusade, Khát Vọng Thăng Long, Đảo Giấu Vàng…

5. Tên phim mang tính ẩn dụ

Đây là cách đặt tên yêu thích của nhiều biên kịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Bạn có thể nghĩ ra được một cái tên tuyệt vời, nếu như kịch bản của bạn thực sự đủ sức gánh vác cái tên đó. Trong nhiều trường hợp kịch bản có tên phim như quote ngôn tình, sến súa và nông cạn, người đọc không cần nhìn vào kịch bản cũng biết kịch bản đó yếu cỡ nào.

Lưu ý khi đặt tên phim

Tuy tên phim có nhiều cách đặt khác nhau, nhưng có những yếu tố tên phim nào cũng cần có:

Dù vậy, đôi khi, bạn có thể dùng cách “chơi chữ”. Chẳng hạn như có một phim truyền hình tên là “Cười lên Donghae”, xoay quanh cuộc đời của nhân vật Donghae do Ji Chang Wook đóng chính. Tại sao bộ phim có tên đó? Vì xuyên suốt bộ phim, Donghae gặp đủ mọi biến cố trên đời, ăn hành ngập mặt, khổ sở vô cùng. Gặp bao nhiêu biến cố vậy mà Donghae có thể cười được thì đúng là phép màu. Tên phim khiến khán giả tò mò, rằng chừng nào Donghae mới có thể cười, và rồi họ kiên nhẫn xem hết mấy chục tập phim để chờ phép màu xảy ra. Ji Chang Wook cũng bắt đầu nổi tiếng từ phim đó.

2. Đọc lên nghe mượt mà, thuận tai

Yếu tố này tưởng chừng chỉ là yếu tố nhỏ, nhưng lại khá quan trọng, nhất là khi bạn đặt tên phim dài hơn ba chữ.

Con người có xu hướng quên nhanh, nhất là trong thời đại thông tin hỗn tạp như hiện nay. Nếu như tên phim của bạn không có điểm nhấn, đọc lên nghe kỳ cục, khó nhớ, thì khán giả sẽ dễ dàng quên nay. Hãy thử đọc to tên phim của bạn lên và tưởng tượng nếu bạn giới thiệu cho ai đó về bộ phim bạn đang viết, bạn có thể thuận miệng nói ra cái tên đó không. Chú ý, đừng đặt tên quá kỳ lạ chỉ vì bạn thấy cái tên đó “hài hài, vui vui”. Khi ai đó hỏi “Phim bạn tên gì?” mà bạn trả lời “Ai Mà Biết” thì bạn có nguy cơ tổn thương xương hàm trước khi kịp giải thích đó là tên phim.

3. Tên phim có nghĩa

Vâng, tên phim của bạn phải có nghĩa. Một cái tên vô nghĩa sẽ khiến người đọc, người xem nghĩ rằng “đây là một kịch bản nhảm nhí” và quăng kịch bản của bạn vào thùng rác. Một cái tên có ý nghĩa sẽ thay đổi số phận kịch bản của bạn. Hãy đặt tên phim có nghĩa.

4. Có yếu tố thu hút khán giả

Chung quy cũng do trình độ nhận thức khác biệt quan điểm.

Đặt tên phim tệ thì sao?

Nếu khả năng đặt tên phim của bạn không cao, cũng đừng quá lo lắng. Trong một số trường hợp, tên phim có thể được đặt lại bởi đội ngũ marketing, nhằm phù hợp với chiến lược quảng bá, thu hút khán giả. Đó là đối với phim nước ngoài, còn đội ngũ marketing phim Việt Nam thì thôi đừng trông mong.

Còn bạn, bạn thường đặt tên phim như thế nào?

©yooribae

Bình chọn

Chia sẻ ngay:

Facebook

Twitter

Tumblr

Pinterest

Thêm

LinkedIn

Reddit

Telegram

WhatsApp

Skype

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

6 Phim Tuyệt Hay Của Peter Jackson

Trong nhiều năm, ông lùng sục tiếp thu các bí quyết về hiệu ứng kỹ xảo, hóa trang, biên tập hình ảnh với kỳ vọng sẽ làm được những bộ phim ưng ý. Chi tiết trong từng trang phục, hiệu ứng hình ảnh và ít thỏa mãn với các vai giả tưởng đã có, Peter Jackson đóng góp công sức không nhỏ vào gia tài nhân vật và xảo thuật điện ảnh đương đại.

The Lord of The Rings (2001-2003)

Chuyển thể dựa trên bộ tiểu thuyết The Lord of The Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) của nhà văn kiệt xuất người Anh John Ronald Reuel Tolkien, tập phim đầu tiên của The Lord of The Rings do Peter Jackson đạo diễn ra mắt vào năm 2001.

Với kỹ xảo hạn chế của những năm đầu 2000, vậy mà Peter Jackson đã có thể tạo ra một thế giới giả tưởng nào là The Man (người thường), Hobbit (người lùn), Elf (gần như tiên), Wizard (pháp sư), Ent (mộc tinh), Goblin (yêu tinh), Orc (người orc), Warg (ma sói), Eagle (chim ưng)… với những vùng đất và kiến trúc hư cấu, điển hình là thành Minas Tirith và đặc biệt hơn là những trận đánh đậm chất epic sử thi.

Ba phần của The Lord of The Rings đã giành tổng cộng 17/30 đề cử Oscar. Riêng phần 3 “The Return of the King” đã giành chiến thắng 11/11 đề cử, lọt vào top 3 phim thắng nhiều giải Oscar nhất trong lịch sử điện ảnh, sánh ngang với Ben Hur 11/12 giải và Titanic 11/14 giải.

Heavenly Creatures (1994)

Bộ phim bi kịch gây sốc của Peter Jackson thực hiện dựa vào câu chuyện có thật, về vụ giết bà Parker-Hulme được thực hiện bởi 2 cô gái trẻ tại New Zealand. Phim có sự tham gia của hai diễn viên Kate Winslet (vai Juliet Hulme) và Sarah Peirse (vai Honora Reiper).

Kate Winslet – “nàng Rose của Titanic” là một trường hợp ngoại lệ khi người đẹp được nhận vai chính ngay bộ phim đầu tay – Heavenly Creatures sau khi vượt qua 157 ứng viên. Kể từ khi có phần ra mắt ấn tượng với phim Heavenly Creatures, Kate Winslet thường xuyên thể hiện vai những phụ nữ phóng khoáng, tự do, thoáng nét gợi dục.

King Kong (2005)

King Kong phiên bản 2005 được làm lại từ bộ phim cùng tên sản xuất năm 1933 – siêu phẩm lọt vào danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại. Đạo diễn Peter Jackson đã chọn bối cảnh chính của phim là vùng rừng nguyên sinh ở New Zealand. Khu rừng này cũng là nơi thực hiện phim Chúa tể những chiếc nhẫn.

Nhưng tại vùng đất khủng khiếp nhất vẫn hiện diện một thứ tình cảm kỳ lạ giữa King Kong – chàng đười ươi khổng lồ và cô gái New York thánh thiện. King Kong đã nhiều lần cứu sống cô trên đảo và cũng vì cô nó đã phải rời bỏ hòn đảo để đến với thế giới con người. Nhưng con người không để cho nó yên và dẫn đến hàng loạt sự việc đáng tiếc…

King Kong thu về 550,5 triệu đô trên toàn cầu, trở thành phim có doanh thu phòng vé cao thứ tư trong lịch sử hãng Universal Pictures. Dù bị phê bình về việc thời lượng phim quá dài (3 tiếng 7 phút), King Kong vẫn nhận được nhiều đánh giá tích cực. Bộ phim thắng 3/4 đề cử Oscar bao gồm Biên tập âm thanh xuất sắc, Hòa âm hay nhất và Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc.

The Hobbit (2012-2014)

Mùa hè 2012, đạo diễn Peter Jackson “đánh liều” tách The Hobbit thành 3 phần nối tiếp nhau. Ban đầu, khán giả hoài nghi liệu một cuốn sách ngắn như The Hobbit (ngắn hơn nhiều so với Chúa nhẫn) lấy đâu ra chi tiết để kéo dài thành 3 tập. Tuy nhiên khi bộ phim sắp đến hồi kết, khán giả mới nhận ra rằng Peter Jackson đã đúng.

The Hobbit được xếp vào top các phim có kinh phí cao nhất mọi thời đại, đồng thời cũng là phim đầu tiên của thế giới được chiếu với khung hình tốc độ 48 hình/giây (bình thường là 24 hình/giây). Theo giới chuyên môn nhận định, bộ ba phim này đã mang về cho nền điện ảnh thế giới một khoản lợi nhuận “lành mạnh”, tức là vừa ăn khách vừa có giá trị nghệ thuật và có tác dụng giải trí.

The Adventures of Tintin (2011)

The Adventures of Tintin là một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng và có sức ảnh hưởng đến đời sống văn hóa xã hội bậc nhất thế kỷ 20. Bộ truyện đã được chuyển thể thành kịch, phim hoạt hình, truyền hình và tất nhiên cả điện ảnh. The Adventures of Tintin do đạo diễn Steven Spielberg và Peter Jackson thực hiện chính là phiên bản điện ảnh độc đáo về nhân vật truyền kỳ này.

Sau thành công của phần 1, The Adventures of Tintin 2 vẫn đang trong quá trình lên ý tưởng, kịch bản có thể sẽ do Peter Jackson tự viết. Qua nhiều năm, nhiều tin đồn khác nhau đã chỉ ra rằng phần tiếp theo sẽ có tiêu đề là Tintin và Đền Mặt trời hoặc Cuộc phiêu lưu của Tintin: Những tù nhân của Mặt Trời, nhưng chưa được xác nhận.

The Lovely Bones (2009)

Năm 2002, cuốn tiểu thuyết The Lovely Bones của tác giả Alice Sebold ngay khi vừa ra mắt đã gây chấn động đối với thế giới văn học. Hàng triệu độc giả rơi nước mắt sau khi trải nghiệm câu chuyện của cô bé 14 tuổi Susie Salmon qua từng trang giấy. Bảy năm sau, Peter Jackson quyết định đưa câu chuyện này lên màn ảnh rộng.

Ở cõi hư vô, Susie nhận ra tình yêu vô bờ của cha mẹ dành cho mình. Cô tìm mọi cách để thông tin cho họ biết được bộ mặt thật của kẻ sát nhân và nơi hắn ta giấu xác của mình. Tuy nhiên, Susie ngày ngày gặp biết bao câu chuyện kỳ lạ, những khung cảnh huyền ảo và cả những người bạn cùng chung cảnh ngộ. Một cuộc hành trình mới lại bắt đầu với Susie ở bờ bên kia…

Peter Jackson đã xây dựng một “thế giới sau cái chết” với bao điều huyền ảo, bao khung cảnh hùng vĩ với nhiều màu sắc rực rỡ. Bộ phim mang đến cho người xem những sắc thái cảm xúc với sự tổng hợp từ nhiều yếu tố về thể loại. Từ tình cảm lãng mạn, tâm lý, kinh dị rùng rợn, trinh thám đến giả tưởng, thần thoại và hài hước – tất cả đều được đan xen khéo léo trong suốt 136 phút phim.

Mortal Engines (2023)

Sau khi bị trì hoãn tận 10 năm trời, dự án Mortal Engines (tựa Việt: Cỗ Máy Tử Thần) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Philip Reeve đã chính thức “thành hình”. Bộ phim được chỉ đạo bởi “đôi bạn” tài hoa là đạo diễn Christian Rivers và nhà sản xuất Peter Jackson.

Trong khi đó, cô gái Hester Shaw đã có thể trà trộn và đột nhập vào London với mong muốn tiếp cận và giết chết Valentine bởi chính hắn là kẻ thù đã giết chết mẹ cô Pandora Shaw khi cô vừa tròn 8 tuổi. Vụ ám sát thất bại nhưng nhờ vậy, Hester gặp được Tom Natsworthy – một chàng sử gia trẻ là công dân hạ lưu của London cũng bị Valentine hãm hại. Kể từ đó, hành trình lưu vong của Hester và Tom bắt đầu với nhiều thử thách hiểm nguy.

Mortal Engines mở ra cho chúng ta một cái nhìn khách quan hơn về con người, về sự sống trên trái đất này khi mà nguồn tài nguyên cạn kiệt buộc con người ta phải tranh giành nhau để tồn tại. Xã hội dù cho đi đến giai đoạn nào thì vẫn luôn tồn tại những thế lực xấu xa không ngừng tìm kiếm đến danh vọng, quyền lợi và những kẻ mạnh luôn thích hô hào, vui sướng khi đánh bại người khác.

Trần Anh (tổng hợp)

Review Phim You Are The Apple Of My Eyes

Đã xem bộ phim này khá lâu, nhưng hôm qua mới được xem hậu trường đặc biệt của bộ phim trên youtube, bởi vì vốn dĩ không thích ngôn tình Trung Quốc nên mọi câu chuyện được viết ra rồi chuyển thể thành phim của TQ mình đều chỉ nghĩ nó có phần phiến diện. Dĩ nhiên thời điểm xem bộ phim này, tôi thấy nó cũng rất trong trẻo và tươi sáng y như thông điệp bộ phim muốn truyền tải. Điều thôi thúc tôi viết vài dòng review cho nó, thì hãy kiên nhẫn đọc hết đến cuối.

Về diễn viên: Trai xinh, gái đẹp, dễ thương, nhân vật ngố tàu, hóm hỉnh, phá phách có đủ bộ cả nên bộ phim khá là tả thực.

Về nội dung và hình ảnh thì thật ra không cần phải nói nhiều nữa , bất kì ai xem cũng sẽ thấy ít nhiều bản thân mình trong đó, các góc quay sáng, nhẹ nhàng và tinh tế.

Phần chốt tôi muốn nói ở đây đó là Cửu Bả Đảo viết lại và dựng thành phim dựa trên câu chuyện thật của chính mình. Anh không ngần ngại nói rằng năm tôi 17 tuổi- bạn là cô gái ở trong lòng tôi – You are the apple of my eyes, nói thật là tôi hoàn toàn không biết ý nghĩa của câu thành ngữ tiếng anh này – chỉ nghĩ nó là một cái tựa đề phim dễ thương giống như cái áo mà Cửu Bả Đảo đã dành tặng cho bạn mình ngày ấy. Một câu chuyện trong trẻo có thật đến mức, một vài chi tiết trong phim có thay đổi so với thực tế ngày ấy là do tác giả thấy nuối tiếc, muốn dàn dựng lại. Nhân vật chính của ngày ấy sau khi bộ phim được nổi tiếng đang là  giáo viên ở Đài Bắc cũng phải chuyển về Trung Quốc đại lục để nánh lạn – thật là bá đạo . Đúng là không thể tin được thanh xuân thực sự là những hồi ức tuyệt diệu như vậy.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Những Bộ Phim Robot Hay Nhất Mọi Thời Đại

Phim người máy robot đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn tham khảo là Star Wars. Tạm dịch sang tiếng Việt là “Chiến tranh giữa các vì sao”. Đây là tác phẩm điện ảnh giả tưởng nổi tiếng của tác giả George Lucas đến từ nước Mỹ.

Nội dung chính của bộ phim kể về cuộc phiêu lưu, chiến đấu của nhiều nhân vật trên hệ thiên hà giả tưởng xa xôi. Các nhân vật ở trong bộ phim “Star Wars” cực kỳ đa dạng, bao gồm: Con người, sinh vật kỳ lạ và người máy, robot.

Những chú Robot xuất hiện trong bộ phim đa dạng, từ: Cỗ máy đời cũ cho tới các chiến binh robot hiện đại, hoàn chỉnh. Tất cả đều dưới sự chỉ đạo của tên độc tài Dark Vader. Tác phẩm điện ảnh này ngay sau khi ra mắt đã thu hút được hàng triệu lượt xem, đạt được nhiều thành công vang dội. “Star Wars” tính tới thời điểm hiện tại đã công chiếu được serie 7 phần và vẫn tiếp tục được thực hiện trong tương lai.

Thông tin về bộ phim robot “Star War”:

– Năm sản xuất: Năm 1977 cho tới hiện tại.

– Hãng phim: Fox, Disney, Warner Bros.

– Đạo diễn bộ phim: Richard Marquand, George Lucas, J.J. Abrams, Irvin Kershner,

– Diễn viên: Harrison Ford, Mark Hamill, Liam Neeson, Carrie Fisher, Natalie Portman

Bộ phim robot: The Matrix series

Phim hình robot “The Matrix” được tạm dịch là ma trận. Bộ phim này nổi tiếng vào những năm đầu 2000. Nội dung của phim lấy bối cảnh về tương lai năm 2199, năm cả nhân loại phải gồng mình lên để chống lại đế chế người máy nổi loạn.

Các nhà khoa học đã phải tìm cách tạo mây đen để phủ mặt trời, ngăn chặn đế chế người máy, robot nạp năng lượng. Thế nhưng, những con robot này đã tìm cách nạp năng lượng mới đó chính là nuôi dưỡng người. Sau đó, chúng sẽ thu hoạch điện sinh học cùng thân nhiệt để làm năng lượng.

Trong bộ phim robot “The Matrix”, loài người đã đấu tranh với đế chế robot ở thế giới ma trận và thế giới thực. Phần 1 của bộ phim trở thành bom tấn phòng vé lẫn Oscar. “The Matrix” đã giành được chiến thắng 4 giải Oscar, xếp vị trí thứ 18 trong danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại.

Thông tin về bộ phim “The Matrix”:

– Năm sản xuất: Năm 1999-2003.

– Hãng phim: Hãng Warner Bros.

– Đạo diễn bộ phim: Wachowski brothers

– Diễn viên: Laurence Fishburne, Carrie-Anne Moss, Keanu Reeves, Carrie-Anne Moss, Hugo Weaving.

Bộ phim robot: The Terminator series

Phim robot đại chiến “The Terminator” từng một thời phá đảo phòng vé điện ảnh vào thế kỷ XX. Đây là dòng phim khoa học viễn tưởng, lấy bối cảnh năm 2029. Nội dung chính của bộ phim kể về người máy có trí thông minh như con người, muốn tìm cách hủy diệt loài người và thống trị thế giới.

Thông tin về bộ phim “The Terminator”:

– Năm sản xuất: Năm 1984 cho tới hiện tại.

– Hãng phim: Hãng Orion, Warner Bros, TriStar, Paramount.

– Đạo diễn bộ phim: Jonathan Mostow, James Cameron, Alan Taylor.

– Diễn viên: Arnold Schwarzenegger, J. K. Simmons, Linda Hamilton, Emilia Clarke.

Các bạn có thể xem phim về người máy, robot “The Terminator” qua các website như: chúng tôi chúng tôi motphim.net,….

Bộ phim robot: Transformers series

Nhắc đến phim robot đại chiến, chắc chắn không thể bỏ qua “Transformers”. Phim lấy bối cảnh tại một hành tinh xe quê hương của phe Decepticon, Autobot và các robot.

Vì bị chiến tranh tàn phá nên các chú robot bị đẩy xuống lưu lạc ở Trái Đất và phải sống chung với loài người. Chúng đã phải ngụy trang, biến thành các phương tiện máy móc như: Ô tô, xe cộ,….Nhân vật chính của bộ phim là thủ lĩnh Autobot Megatron. Đây là người máy khổng lồ, có thể biến thành một chiếc xe tải 18 bánh để giúp đỡ con người chống lại phe Deception và các thế lực độc ác. Cho tới thời điểm hiện tại, Transformers vẫn là dòng phim bom tấn thành công hàng đầu Hollywood. Mỗi phần phim Transformers thu về lên tới hàng tỷ đô la. Giúp Transformer vươn lên vị trí thứ 4 trong top 10 bộ phim robot hay nhất mọi thời đại.

Thông tin về bộ phim Transformers:

– Năm sản xuất: Năm 2007 cho tới hiện tại.

– Hãng phim: Hãng Paramount.

– Đạo diễn bộ phim: Michael Bay.

– Diễn viên: Mark Wahlberg, Shia LaBeouf, Megan Fox, Stanley Tucci.

Bộ phim robot: Metropolis

Metropolis được dịch sang tiếng Việt là “Thủ phủ Metropolis”. Đây là một trong số các bộ phim về người máy ra đời sớm nhất của nền điện ảnh Hollywood. Nội dung của bộ phim kể về nhà độc tài cai trị thành phố công nghiệp hiện đại, nơi mà loài người phải lao động khổ cực trong tương lai.

Tên độc tài đã tạo ra một con robot giống hệ với cô gái đứng đầu phong trào giải phóng người lao động. Hắn đã biến con robot này thành con rối trong tay để thao túng quần chúng. Bộ phim là tác phẩm điện ảnh kinh điển có sức ảnh hưởng lớn đến mọi thời đại. Metropolis cũng là câm tiêu tốn nhiều chi phí nhất trong lịch sử.

Thông tin về bộ phim Metropolis:

– Năm sản xuất: Năm 1927.

– Hãng phim: Hãng Paramount.

– Đạo diễn bộ phim: Fritz Lang.

– Diễn viên: Alfred Abel, Gustav Frohlich, Brigitte Helm.

Bộ phim robot: Iron Man series

Cuối cùng là bộ phim Iron Man, đây là phim siêu anh hùng thành công cho vũ trụ nền điện ảnh MCU hiện tại. Nhân vật chính trong phim là Tony Stark, người thừa kế tài sản của tập đoàn khổng lồ Stark Industries.

Vào một hôm thử nghiệm vũ khí quân sự của công ty, Stark đã gặp tai nạn và bị mảnh bơm ghim vào người. Để không cho mảnh bom đâm vào tim của Stark, người bạn của anh đã gắn nam châm điện lên ngực. Về sau, anh bạn đã tạo ra bộ áo giáp Iron Man để giúp Tony Stark trở thành vị siêu anh hùng được cả thế giới ngưỡng mộ.

Thông tin về bộ phim Iron Man:

– Năm sản xuất: Năm 2008-2013.

– Hãng phim: Disney, Paramount.

– Đạo diễn bộ phim: Shane Black, Jon Favreau.

– Diễn viên: Terrence Howard, Robert Downey Jr., Don Cheadle.