Đặt Tên Cho Con Gái Hợp Mệnh Theo Ngũ Hành

Hồng Loan , 21/10/2023 (4958 lượt xem)

Theo phong thủy, năm nguyên tố cơ bản phát sinh ra tất cả vạn vật trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và năm ngũ hành này tương sinh, tương khắc với nhau như sau:

Mối quan hệ Sinh: Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Mối quan hệ Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Con người sinh ra vốn thuộc trời đất nên cũng chịu ảnh hưởng của ngũ hành. Và việc đặt tên con gái hợp mệnh là cha mẹ mong muốn cuộc sống của con thêm may mắn và thuận lợi hơn.

1. Đặt tên theo hành Kim

Hành Kim chỉ mùa Thu và sức mạnh, sức chịu đựng. Những người có tên hành Kim thường có trực giác tốt, mạnh mẽ và lôi cuốn. Trái lại, người mệnh Kim cũng nghiêm nghị, cứng nhắc và sầu muộn.

– Tên con gái hay theo hành Kim: Nguyên, Nhi, Đoan, Ân, Xuyến, Dạ, Mỹ, Ái, Ngân, Khanh, Hân, Tâm, Vi, Vân, Phượng.

2. Đặt tên cho con theo hành Mộc

Hành Mộc chỉ về mùa xuân, sự tăng trưởng, đời sống cây cỏ. Vậy nên người mang tên hành Mộc thường cũng ảnh hưởng tính chất này nên mang bản tính nghệ sỹ, làm việc nhiệt thành.

Tuy nhiên, người mang tên hành Mộc cũng sẽ dễ nổi giận, hơi thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận và thường bỏ ngang công việc.

– Tên con gái hay theo hành Mộc: Quỳnh, Hương, Trà, Huệ, Thư, Lê, Lan, Cúc, Lam, Đào, Liễu, Xuân, Hạnh, Phương, Mai, Thảo, Trúc, Bình, Chi.

3. Đặt tên theo hành Hỏa

Hành Hỏa chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Hỏa đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể bùng nổ, tuôn trào và bạo tàn.

Người mang tên hành Hỏa khôi hài, thông minh và đam mê mãnh liệt. Mặt khác, họ cũng hơi nóng vội và ít quan tâm đến cảm xúc của người khác.

– Tên con gái hay theo hành Hỏa: Dung, Đan, Ly, Lưu, Cẩm, Hạ, Ánh, Hồng, Linh, Thanh, Dương, Minh, Thu, Huyền.

4. Đặt tên con theo hành Thủy

Hành Thủy chỉ nước và mùa đông nói chung, thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi sự lo lắng và stress.

Con gái mang tên hành Thủy biết cảm thông, có khuynh hướng nghệ thuật và thích kết bạn. Mặt khác bé lại rất nhạy cảm và mau thay đổi.

– Tên con gái hay theo hành Thủy: Loan, Lệ, Thủy, Giang, Hà, Huyên, Sương, Hoa, Băng, Nga, Tiên, Di, , Trinh, Uyên, Nhung, Phi, An, Khánh.

5. Đặt tên con theo hành Thổ

Thổ là nơi ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, là nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Bé mang tên hành Thổ có khuynh hướng mang tính cách trung thành, tin cậy và nhẫn nại nhưng sẽ hơi bảo thủ.

– Tên con gái hay theo hành Thổ: Thảo, Cát, Diệp, Trân, Ngọc, Diệu, Anh, Châu, San, Chân, Bích,Hòa, Khuê.

Đặt Tên Cho Con Theo Ngũ Hành

1- Yêu cầu đặt tên cho con Tên là sản phẩm cha mẹ trao cho con trong suốt cuộc đời. Vì vậy cần phải thận trọng trong việc này. Rất tiếc hiện nay không ít cha mẹ đặt tên cho con theo ý thích rất tùy tiện, tên rất rườm rà, dẫn đến tên của con không hợp gì với mệnh của nó, lại phức tạp, gây khó cho con suốt cả cuộc đời. Đặt tên cho con cần đảm bào mấy yêu cầu sau đây:

Tên phải đơn giản, rõ nghĩa. Chị Hoa hoặc anh Cường là rõ nghía rồi;

Tên phải dễ đọc dễ nghe. Anh An dễ đọc hơn anh Duyện;

Họ và Tên phải sáng rõ giới tính. Nữ thường có tên là Hồng, Hoa, An, Tuyết. Nam thì có tên là Quyết, Cường, Quốc… Giới nữ cần có chữ Thị để khảng định giới tính. Anh Nguyễn Văn Hồng. Chị Nguyễn Thị Hồng. Nguyễn Văn Giang đã rõ là nam, còn Nguyễn Hồng Giang thì không biết là nam hay nữ. Nhưng Nguyện Thị Hồng Giang thì đích thị là nữ rồi;

Họ và Tên phải sáng rõ dòng họ. Theo tập quan dân tộc Việt Nam thì tên con cần lấy Họ của bố, không lấy họ của mẹ vào tên con. Gọi là Nguyễn Văn An. Không gọi là Nguyễn Trần Văn An. Người VN không có dòng họ Nguyễn Trần văn. Nguyễn là Nguyễn, Trần là Trần, không ghép nhau được. Tập quán theo dòng họ bố có tính linh của dòng họ. Ghép hai họ làm nhiễu loạn tính linh, đồng thời gây phiền toái cho đứa trẻ mỗi khi phải khai họ và tên. Hiện nay việc đặt 2 họ vào tên con đang rất tùy tiện, vô cớ, chỉ thích cho vui, nhưng lại hại cho trẻ. Mặt khác biến dòng họ mẹ thành một chữ đệm cho tên con là xem thường họ ngoại của trẻ. (Cả dòng họ chỉ đáng cái tên đệm!). Việc này hại cho trẻ. Lại có người bố tên Trần Văn An, đến con lại là Trần Thành Đạt, đến cháu lại là Trần Anh Tuấn. Thế là loạn cả, ba đời không ai theo ai. Thế thì còn gì là dòng họ? Ở Việt Nam dòng họ Trần chỉ có Trần Văn…, Trần Hữu…, Trần Đình…, Trần Huy… Không có cái gọi là Trần Anh…, Trần Thành… Cho nên đặt tên cho con cháu phải giữ đúng dòng họ chuẩn mực mới nhờ được Phúc của Nội tộc. Vì đặt tên con loạn cả, nên những đời gần đây thấy sinh ít người tài so với những đời trước, thậm chí lưu manh trộm cướp lại nhiểu.

Họ và tên nên có đủ 3 từ: Trần Văn Ba, Trần Hữu Thành, Trần Đình Huệ, Trần thị Hoa. Không nên phức tạ hóa thành Trần Văn Thanh Ba, Trần Hữu Tất Thành, Trần thị Mỹ Hoa v.v… Tất cả những cái từ mỹ miều đó thêm vào chỉ là sáo rỗng, làm phức tạp thêm cuộc sống cho trẻ. Thế là dại, là không thông minh. Cái gì đơn gỉản vẫn luôn quý. Bây giờ có khuynh hướng đặt tên cho con 4 từ, thậm chí 5 từ. Làm như 3 từ là thua chị kém em! Thật là tai hại cho trẻ. Cha mẹ đang tra tấn trẻ bằng cái tên mỹ miều đầy tham vọng trongsuốt cả cuộc đời!

Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với nhau. Hành của Họ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ sẽ được hồng phúc của dòng họ. Nếu khắc thì mất hồng phúc.

Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với Tứ trụ. Tứ trụ gồm có Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh của đứa trẻ. Hành của Tứ trụ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ được Trời Đất trợ giúp, ngược lại, khắc thì thân cô thế cô, không được Trời đất trợ giúp, nên đưa bé vào đời sẽ rất vất vả.

Trật tự tốt xấu của quan hệ các Hành trong Họ Tên và Tứ trụ như sau:

– Tứ trụ sinh cho Họ để Họ sinh Tên: Rất tốt;

– Tứ trụ sinh Tên để Tên sinh Họ: Tốt;

– Họ sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Tên: Tốt;

– Họ sinh Tên để Tên sinh Tứ trụ: Tốt;

– Tên sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Họ: Tốt;

– Tên sinh Họ để Họ sinh Tứ trụ: Tốt.

– Họ sinh Tên: Rất tốt;

– Tên sinh Họ: Tốt;

– Mọi khắc đều là xấu, không dùng để đặt tên.

Khi xét quan hệ ngũ hành của Tứ trụ và Họ Tên thì luôn ưu tiên “tham sinh quên khắc”. Nghĩa là: xét sinh trước, hết sinh mới xét đến khắc.

3- Xác định Hành của Họ, Tên và Tứ trụ

I. Hành của Họ và Tên xác định theo dấu:

Dấu huyền và không dấu (-, o) hành Mộc. Thí dụ Họ Trần, Phan, Tên Hoa, Cầu.

Dấu sắc (/) hành Kim. Thí dụ: Họ Phí, tên Tính, Bính.

Dấu nặng (*) hành Thổ (nặng như đất). Thí dụ: Họ Đặng, tên Thịnh, Cận.

Dấu hỏi (?) hành Hỏa. Thí dụ: Họ Khổng, tên Hảo.

Dấu ngã (~) hành Thủy. Thí dụ: Họ Nguyễn, tên Liễn (chú ý: tên Thủy có dấu hỏi nên hành Hỏa).

II. Hành của Tứ trụ xác định theo Hành của Địa chi năm tháng ngày giờ sinh của trẻ.

Dần Mão hành Mộc, Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ, Tị Ngọ hành Hỏa, Thân Dậu hành Kim, Hợi Tý hành Thủy. (không cần quan tâm Thiên Can).

Khi xét Tứ trụ thì lấy theo lịch Âm: Tháng lấy theo Tiết khí, năm lấy theo Lập xuân. Nghĩa là Tháng lấy từ Tiết khí tháng trước đến Tiết khí tháng sau. Năm tính từ ngày Lập xuân năm trước tới Lập xuân năm sau. Ngày Tiết khí và ngày Lập xuân đều có ghi trong Lịch vạn niên.

4- Thế nào là Họ và Tên tương sinh tương hòa?

Tương sinh tương hòa ở đây là nói đến quan hệ giữa Hành của Họ và Tên. Tương sinh là Họ sinh cho Tên hoặc Tên sinh cho Họ là tốt. Tương hòa là Họ và Tên đồng hành, cũng là tốt. Tương khắc là Họ khắc Tên hay Tên khắc Họ, đều xấu. Với Tứ trụ cũng vậy. Tứ trụ sinh cho Họ hay Tên là tốt, khắc là xấu. Vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành thể hiện ở Hình 1: Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim. Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim.

Đặt tên có 2 bước:

– Bước 1: Đặt tên sơ bộ (để làm giấy chứng sinh ở nhà hộ sinh), sao cho Họ bố sinh cho Tên con theo sơ đồ Hình 1. Cái này dễ, ai cũng làm được.

– Bước2: Đặt tên chính thức (để làm giấy khai sinh ở UBND) sao cho được quan hệ tương sinh như mục 2).

Thí dụ1: Bố họ Nguyễn Văn. Trẻ sinh giờ Tuất, ngày Thìn, Tháng Hợi, năm Dần. Tên sơ bộ đặt là Nguyễn Văn Ban, được Họ Thủy sinh Ban Mộc: Rất tốt.

Hành Tứ trụ như sau: Giờ Tuất , ngày Thìn tháng Hợi , năm Dần Theo Hình 1 ta có: Thủy tháng sinh Mộc năm khắc Thổ ngày giờ. Vậy Tứ trụ của cháu có hành Thổ suy (vì Thổ bị khắc nên suy, nếu được sinh thì vượng).

Bây giờ ta xét tương quan các hành của Họ , Tên và Tứ trụ. Thổ khắc Thủy và Mộc khắc Thổ là xấu. Ta phải tìm tên khác cho cháu để được quan hệ tương sinh. Bây giờ ta đặt tên cháu có dấu sắc, hành , thí dụ tên Tính. Khi đó Thổ Tứ trụ sinh Kim Tên để sinh Họ Thủy. Đứa trẻ khi đó được Trời Đất sinh phù, lớn lên vào đời vững vàng, sau này sẽ chăm nom dòng họ, Rất tốt.

Thí dụ 2: Bố họ Phạm Hữu. Con sinh giờ Hợi, ngày Thân, tháng Thìn, năm Mão. Tên sơ bộ đặt là Phạm Hữu Hiển, được Tên Hỏa sinh Họ Thổ: Tốt.

Hành của Tứ trụ như sau: giờ Hợi Thủy, ngày Thân Kim, tháng Thìn Thổ, năm Mão Mộc. Ta có: Tháng Thổ sinh ngày Kim, sinh giờ Hợi Thủy, sinh năm Mão Mộc. Vậy Tứ trụ có Mộc vượng. Được Mộc Tứ trụ sinh Hỏa Tên sinh Thổ Họ là quan hệ tương sinh: tốt. Tên sơ bộ có thể coi là tên chính thức.

– Đối với những trẻ đã đặt tên trước đây mà nay thấy không hợp thì có thể đổi tên theo 2 cách: 1) Nếu trẻ còn chưa đi học thì ra Tư Pháp phường xã hoặc quận huyện xin thay lại tên khai sinh. 2) Nếu trẻ đã đi học không thể thay đổi tên được nữa thì đặt cho cháu một tên thường dùng cho hợp ngũ hành nêu trên. Khi đó mọi người thân gọi bằng tên này. Còn tên khai sinh thì chỉ dùng mỗi khi có khai lý lịch. Người lớn cũng vậy, thường có tên bí danh. Khi thay tên xong thì phải thắp hương kính cáo Thần linh và gia tiên được biết để phù hộ cho tên mới.

– Bạn đọc nào muốn hiểu kỹ vấn đề này thì cần tìm đọc cuốn sách của tác giả:

“Âm Dương cuộc sống đời thường”, có chỉ dẫn trong trang web này. Chỉ với bài viết này thì bạn khó hiểu hết được.

Chia sẻ bài viết:

Cách Đặt Tên Cho Con Theo Ngũ Hành

Sinh con ra ai cũng mong con được ngoan ngoãn, mạnh khỏe lớn khôn, việc đặt tên cho con hợp Ngũ Hành cũng là điều nhiều cha mẹ muốn để mong con được phù trợ, lớn lên sẽ gặp nhiều may mắn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách đặt tên cho con theo Ngũ Hành, vậy mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dưới đây là cách đặt tên con theo ngũ hành, mời các bạn cùng theo dõi và lựa chọn cho con một cái tên hợp với ngũ hành nhé.

Cách đặt tên con theo ngũ hành

Đầu tiên để đặt tên con theo ngũ hành thì các bạn cần phải xác định được xem năm sinh của con bạn thuộc hành nào trong ngũ hành. Sau đó dựa vào hành đó các bạn có thể đặt tên con theo ngũ hành tương sinh, và tránh ngũ hành tương khắc.

Theo phong thủy, tất cả vạn vật trong vũ trụ đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo nguyên lý, năm ngũ hành này sẽ tương sinh, tương khắc với nhau.

Ngũ hành tương sinh Như vậy nếu con bạn thuộc mệnh Thổ thì các bạn nên đặt những tên thuộc hành Kim hoặc hành Hỏa thì sẽ tốt.

Ngũ hành tương khắc Nếu con bạn thuộc mệnh Thổ thì không nên đặt các tên trong hành Thủy và Mộc.

Ngũ hành tứ trụ Tứ trụ chính là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của con bạn. Nếu hành của tứ trụ cho hành của tên thì con sẽ được nhiều lộc trời đất ban cho.

Các cặp Thiên Can – Địa Chi là đại diện của bản thân từng trụ, cụ thể:

Thiên Can là Bính, Giáp, Ất, Đinh, Kỉ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý.

Địa Chi là Sửu, Tí, Mão, Dần, Tị, Thìn, Mùi, Ngọ, Dậu, Thân, Tuất, Hợi. Theo luật bát tự, các Thiên Can có ngũ hành là:

Các Địa Chi có ngũ hành là:

Như vậy nếu trong bát tự có đầy đủ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì sẽ rất tốt, nếu thiếu hành nào thì các bạn cần đặt tên có hành đó để bổ sung.

Gợi ý đặt tên cho con theo Ngũ Hành

Một số tên cho con theo hành Kim Đoan, Ân, Dạ, Mỹ, Ái, Hiền, Nguyên, Thắng, Nhi, Ngân, Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu, Nghĩa, Câu, Trang, Xuyến, Tiền, Thiết, Đĩnh, Luyện, Cương, Hân, Tâm, Phong, Vi, Vân, Giới, Doãn, Lục, Phượng, Thế, Thăng, Hữu, Nhâm, Tâm, Văn, Kiến, Hiện.

Một số tên cho con theo hành Mộc Khôi, Lê, Nguyễn, Đỗ, Mai, Đào, Trúc, Tùng, Cúc, Quỳnh, Tòng, Thảo, Liễu, Nhân, Hương, Lan, Huệ, Nhị, Bách, Lâm, Sâm, Kiện, Bách, Xuân, Quý, Quan, Quảng, Cung, Trà, Lam, Lâm, Giá, Lâu, Sài, Vị, Bản, Lý, Hạnh, Thôn, Chu, Vu, Tiêu, Đệ, Đà, Trượng, Kỷ, Thúc, Can, Đông, Chử, Ba, Thư, Sửu, Phương, Phần, Nam, Tích, Nha, Nhạ, Hộ, Kỳ, Chi, Thị, Bình, Bính, Sa, Giao, Phúc, Phước.

Một số tên cho con theo hành Thủy Lệ, Thủy, Giang, Hà, Sương, Hải, Khê, Trạch, Nhuận, Băng, Hồ, Biển, Trí, Võ, Vũ, Bùi, Mãn, Hàn, Thấp, Mặc, Kiều, Tuyên, Hoàn, Giao, Hợi, Dư, Kháng, Phục, Phu, Hội, Thương, Trọng, Luân, Kiện, Giới, Nhậm, Nhâm, Triệu, Tiến, Tiên, Quang, Toàn, Loan, Cung, Hưng, Quân, Băng, Quyết, Liệt, Lưu, Cương, Sáng, Khoáng, Vạn, Hoa, Xá, Huyên, Tuyên, Hợp, Hiệp, Đồng, Danh, Hậu, Lại, Lữ, Lã, Nga, Tín, Nhân, Đoàn, Vu, Khuê, Tráng, Khoa, Di, Giáp, Như, Phi, Vọng, Tự, Tôn, An, Uyên, Đạo, Khải, Khánh, Khương, Khanh, Nhung, Hoàn, Tịch, Ngạn, Bách, Bá, Kỷ, Cấn, Quyết, Trinh, Liêu.

Một số tên cho con theo hành Hỏa Đan, Đài, Cẩm, Bội, Ánh, Thanh, Đức, Thái, Dương, Thu, Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn, Ngọ, Nhật, Minh, Sáng, Huy, Quang, Đăng, Hạ, Hồng, Bính, Kháng, Linh, Huyền, Cẩn, Đoạn, Dung, Lưu, Cao, Điểm, Tiết, Nhiên, Nhiệt, Chiếu, Nam, Kim, Ly, Yên, Thiêu, Trần, Hùng, Hiệp, Huân, Lãm, Vĩ.

Một số tên cho con theo hành Thổ Cát, Sơn, Ngọc, Bảo, Châu, Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc, Trân, Anh, Lạc, Lý, Chân, Côn, Điền, Quân, Trung, Diệu, San, Tự, Địa, Nghiêm, Hoàng, Thành, Kỳ, Cơ, Viên, Liệt, Kiên, Đại, Bằng, Công, Thông, Diệp, Đinh, Vĩnh, Giáp, Thân, Bát, Bạch, Thạch, Hòa, Lập, Thảo, Huấn, Nghị, Đặng, Trưởng, Long, Độ, Khuê, Trường.

Hướng Dẫn Đặt Tên Cho Con Theo Ngũ Hành

Lưu ý: Ngũ hành là 1 trong 3 phần của Danh Tính Học. Các phần còn lại là Âm Dương và Kinh dịch.

Ngũ hành trong danh tính học, nói ra thì dài dòng, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn theo mẹo, đơn giản dễ hiểu nhất có thể:

Đầu tiên, mời các bạn xem qua vòng tròn ngũ hành:

Như hình trên, đường mũi tên cong chỉ quan hệ tương sinh, mũi tên thẳng chỉ quan hệ tương khắc

Mẹo chọn tên theo ngũ hành một cách nhanh và dễ hiểu nhất, gồm 3 bước:

Bước 1: chọn ngũ hành tên theo ngũ hành họ:

Đầu tiên, ta có họ đứa bé, ví dụ họ Nguyễn theo bách gia tính, có hành Mộc.

Theo vòng tròn ngũ hành ở hình trên. Nhận thấy:

Tuyệt đối phải tránh 2 hành: Thổ và Kim

Bước 2: chọn lại tên theo ngũ hành vượng suy của tứ trụ

Khi đứa trẻ được sinh ra, ta có thông tin tứ trụ: GIỜ-NGÀY-THÁNG-NĂM SINH

Việc bây giờ là phải tính ra xem tứ trụ của bé vượng hành gì, và suy hành gì.

Vào công cụ sau để tính cho nhanh: www

Về nguyên tắc, ngũ hành của Tên tốt nhất là trùng với hành suy của tứ trụ.

Có thể không trùng hành suy vẫn coi là tốt.

Tuyệt đối không được trùng vào hành vượng của tứ trụ.

Bước 3: Tổng hợp 2 bước trên và xác định ngũ hành của tên bé

Tên của bé phải tuyệt đối tránh các hành: Thổ, Kim (như bước 1 đã nói) và Hỏa, Thổ (như bước 2 đã nói)

Tổng hợp là bé phải tránh các hành: Thổ, Kim, Hỏa

Chỉ còn 2 lựa chọn, đó là Mộc và Thủy.

Trong trường hợp này, hành Thủy và Mộc đều tốt gần ngang nhau. Mộc nhỉnh hơn 1 chút.

Sau khi đã xác định được tên bé nhất định phải thuộc hành Mộc hoặc hành Thủy, Bạn vào đây để tìm:

Tên của bé phải tránh hành Kim và Thủy

Tốt nhất là: Thổ (Hỏa sinh Thổ)

Tốt nhì là: Mộc (Mộc sinh Hỏa)

Tốt thứ 3 là: Hỏa (Lưỡng hỏa thành viêm)

Các bạn vào ĐÂY để tra xem tứ trụ của bé vượng và suy hành nào

Theo danh tính học, bé phải tránh các hành xung khắc dòng họ: Kim, Thủy

Tránh các hành vượng của tứ trụ: Hỏa

Tổng hợp lại, bé cần tránh: Kim, Thủy, Hỏa

Sau khi thanh lọc, chỉ còn 2 hành được cân nhắc, là Thổ và Mộc.

Hành Thổ: là hành tương sinh với dòng họ (Xem bước 1). Và tránh được hành vượng của tứ trụ.

Hành Mộc: Cũng tương sinh với dòng họ và tránh được hành vượng của tứ trụ. Hành Mộc rất đẹp nhưng vẫn hơi kém 1 chút so với hành Thổ.

Chốt lại: Ứu tiên số 1 là chọn tên cho cháu có hành Thổ.

Sau khi đã xác định được tên bé nhất định phải thuộc hành Thổ hoặc hành Mộc, Bạn vào đây để tìm:

Chúc gia đình bạn sớm tìm cho cháu được tên cát tường.

Chu Hiển!

Phương Pháp Đặt Tên Cho Con Theo Ngũ Hành

Ngày nay trong các phương pháp đặt tên, thịnh hành nhất vẫn là đặt tên theo ngũ hành. Vậy thế nào là ngũ hành? Người ta tại sao lại phải lấy ngũ hành làm căn cứ để đặt tên?

1. Lý luận ngũ hành

Trong cuốn “Khổng Tử gia ngữ – Ngũ đế” có viết: “Trời có ngũ hành, Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. Chia thời hóa dục, để thành vạn vật”. Ngũ hành là từ để chỉ năm loại nguyên tố vật chất, tức Thủy (nước), Hỏa (lửa), Mộc (cây), Kim (kim loại), Thổ (đất). Các nhà âm dương theo chủ nghĩa duy vật chất phác (giản đơn) cổ đại Trung Quốc cho rằng, năm loại vật chất này là khởi nguồn và căn cứ để tạo nên vạn vật.

Thời kỳ Chiến Quốc, học thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc (còn gọi là tương sinh tương thắng, ngũ hành sinh thũng) rất thịnh hành. Chủ nghĩa duy vật đơn giản cho rằng, một vật có tác dụng thúc đẩy một vật khác hoặc thúc đẩy lẫn nhau gọi là “tương sinh”, còn một vật có tác dụng ức chế một vật khác hoặc bài xích lẫn nhau gọi là “tương khắc” (cũng gọi là tương thắng).

Ngũ hành tương sinh có: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Ngũ hành tương khắc có: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

2. Người ta tại sao phải lấy lý luận ngũ hành để đặt tên?

Tư tưởng của con người là sản phẩm của xã hội. Hình thái ý thức của xã hội không lúc nào ngừng khắc dấu ấn vào trong não người. Mà tư tưởng con người có quan hệ mật thiết với nhận thức về tự nhiên, xã hội. Sự thịnh hành của học thuyết âm dương ngũ hành khiến cho người ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc. Cho nên, khi đặt tên, đều hết sức mong cầu được âm dương điều hòa, cương nhu tương tế. Họ cho rằng như thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió. Đây có lẽ là nguyên do mà mấy ngàn năm nay, mọi người vẫn luôn lấy lý luận ngũ hành làm căn cứ để đặt tên.

3. Mọi người làm thế nào để đặt tên theo lý luận ngũ hành?

Đặt tên theo lý luận ngũ hành có lẽ bắt đầu từ thời Tần Hán. Khi đó, người ta chủ yếu đem phép đặt tên theo can chi từ thời Thương Ân lồng ghép với quan điểm ngũ hành để đặt tên. Ở thời đại Chu Tần, người ta ngoài cái “Tên” còn đặt thêm “Tự”. Do đó, chủ yếu phối hợp thiên can với ngũ hành, đặt ra “Tên” và “Tự”. Như công tử nước Sở tên là Nhâm Phu, tự là Tử Thiên Tân, tức là lấy Thủy phối hợp với Kim, tức là lấy Thủy sinh Kim, cương nhu tương trợ cho nhau.

Đến đời Tống, phép đặt tên theo ngũ hành càng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, thời đó có khiếm khuyết là không coi trọng bát tự, chỉ lấy ý nghĩa của ngũ hành tương sinh để đặt tên.

4. Đời Tống ứng dụng ngũ hành tương sinh vào phép đặt tên như sau:

– Mộc sinh Hỏa: Tên cha thuộc Mộc thì tên con phải thuộc Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Tên cha thuộc Hỏa thì tên con phải thuộc Thổ.

– Thổ sinh Kim: Tên cha thuộc Thổ thì tên con phải thuộc Kim.

– Kim sinh Thủy: Tên cha thuộc Kim thì tên con phải thuộc Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Tên cha thuộc Thủy thì tên con phải thuộc Mộc.

Đến nay, trải qua ngàn năm ứng dụng, phương pháp đặt tên theo ngũ hành đã được hoàn thiện rất nhiều, phối hợp chặt chẽ với 81 linh số và giờ ngày tháng năm sinh…để đạt hiệu quả đặt tên ở mức cao nhất.

Cùng Danh Mục