Đặt Tên Hay Cho Tiệm Bánh Mì / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Eduviet.edu.vn

Chủ Tiệm Bánh Mì Việt Cố Tình Đặt Trùng Tên Quán Để Câu Khách Của Tiệm Khác

Chủ nhân gốc Việt của hai tiệm bánh ở Orlando, Florida, đang tranh chấp nhau vì hai tiệm trùng tên và có thể ra tòa.

Theo báo Orlando Sentinel, chủ của tiệm Paris Bánh Mì Cafe Bakery và tiệm Paris Bánh Mì & Tea Cafe đang tranh chấp nhau vì ai cũng cho rằng mình nghĩ ra tên này đầu tiên.

Hai quán Paris Bánh Mì & Tea Cafe và Paris Bánh Mì Cafe Bakery Ảnh: Chụp màn hình Orlando Sentinel

Hai vợ chồng ông Hiền Trần và bà Đoan Nguyễn là chủ tiệm Paris Bánh Mì Cafe Bakery, khai trương hồi Tháng Năm. Tiệm này nằm trên đường Colonial ở khu Mills 50 và gần Little Saigon của Orlando.

Chỉ vài tuần sau khi hai vợ chồng này khai trương tiệm bánh, một tiệm bánh khác có cái tên gần giống hệt đang được xây dựng.

Tiệm bánh đó là Paris Bánh Mì & Tea Cafe do ông Bruce Trần làm chủ và sẽ khai trương vào Tháng Chín năm nay. Tiệm này cũng nằm trên đường Colonial, nhưng gần xa lộ 408 ở phía Đông thành phố Orlando.

Báo Orlando Sentinel cho biết tiệm bánh này đã có bảng hiệu và gây ra tranh chấp giữa hai bên.

Ông Hiền Trần cho biết: “Ông ta lấy cái tên Paris Bánh Mì sau đó chỉ thêm phần Tea Cafe ở phía sau. Ông không được quyền làm vậy vì đây là bảng hiệu của chúng tôi. Ông ấy biết quán chúng tôi khá nổi tiếng nên cố đặt tên giống nhau”, Hien Tran nói. “Đó là ý tưởng của tôi, chính xác 100%”, Bruce Tran phản ứng.”

Tiệm Paris Bánh Mì Cafe trên đường Colonial, gần Little Saigon ở Orlando, Florida. (Hình: Google Maps)

Ông Hiền còn cho rằng tiệm bánh của ông làm ăn được nên ông Bruce muốn nhái tên tiệm của ông. Điều này khiến một số thực khách hỏi ông đang mở chi nhánh thứ hai hay sao.

Trong khi đó, ông Bruce Trần cho biết ông từng có ý định hợp tác với hai vợ chồng ông Hiền nhưng không thành công.

Ông cho rằng cái tên “Paris Bánh Mì” là do ông nghĩ ra và cho phép hai vợ chồng ông Hiền dùng tên đó. Ông còn cho hay có ý định mở thương hiệu này ở khắp Florida và muốn có 300 chi nhánh. Chủ quán Paris Bánh Mì & Tea Cafe còn chỉ ra rằng hai biển hiệu có phông chữ khác nhau. “Logo khác, tên đầy đủ cũng khác. Ai nói gì thì kệ họ. Tôi biết điều gì tôi làm là hợp pháp và điều gì là không”, Bruce Tran cho hay.

Cả hai bên đều chưa ra tòa, nhưng nhiều chuyên gia pháp lý cho biết đây sẽ là một vụ kiện rất dễ giải quyết.

Luật Sư Suzannne Meehle nói: “Việc ai cho rằng cái tên đó là của mình không quan trọng. Tiệm bánh ở khu Mills 50 khai trương trước nên họ được quyền dùng cái tên này.”

Bà cho rằng ông Hiền có thể ra tòa và đề nghị ông Bruce đổi tên tiệm. Đến khi khai trương vào Tháng Chín, nếu ông Bruce vẫn dùng tên “Paris Bánh Mì,” ông Hiền có thể ra tòa kiện vi phạm bản quyền.

Hai quán Paris Bánh Mì & Tea Cafe sắp trai trương.

Giáo Sư Elizabeth Rowe của đại học University of Florida cho rằng hai thương hiệu không thể đặt cùng tên, nhất là khi ở cùng một thành phố và bán cùng một sản phẩm. Theo bà, nếu tên của hai thương hiệu giống nhau và làm khách hàng nhầm lẫn, cách giải quyết tốt nhất là ra tòa

Ông Bruce cho rằng mình vẫn có thể dùng tên “Paris Bánh Mì” vì tên đầy đủ và phông chữ của bảng hiệu hai tiệm khác nhau. 

Viethome (theo Người Việt)

Mở Tiệm Bán Bánh Mì Cần Lưu Ý Những Điều Nào?

Ở Việt Nam, vào buổi sáng, tìm một nơi bán bánh mì không hề khó, các tiệm hoặc xe đẩy bánh mì gần san sát nhau nên cứ tầm vài trăm mét là bạn có thể tìm ngay cho mình 1 chỗ.

Bánh mì thịt, bánh mì chả cá, bánh mì pate, bánh mì Thổ Nhỉ Kỳ,… đa dạng và phong phú để bạn lựa chọn.

Vậy nên nếu bạn có ý tưởng mở một xe đẩy hoặc tiệm bán bánh mì thì không có gì khó hiểu.

Giống như quán ăn, đây là nghề có rủi ro thất bại thấp, vốn đầu tư ban đầu cũng tùy vào khả năng nhưng không quá khá năng của một người có thu nhập trung bình mà lại có khả năng sinh lời cao nữa.

Nhưng hãy để tôi cung cấp thêm cho bạn một số lý do để thuyết phục bạn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh quy mô có thể nói là nhỏ, nhưng lợi nhuận thì tuyệt vời này.

Vì sao nên kinh doanh bán bánh mì? Lựa chọn hàng đầu trong bữa sáng của dân Việt

Vào buổi sáng, bạn có nhiều lựa chọn để lắp đầy bụng mình, nếu là người thong thả thư giãn, bạn có thể sà vô một quán phở hoặc hủ tiếu rồi từ từ thưởng thức.

Nhưng nếu bạn tất bất chuẩn bị cho công việc thì bánh mì gần như luôn là lựa chọn hàng đầu, khi vừa xách xe ra khỏi nhà chừng vài trăm mét là bạn có thể tìm một nơi mua bánh mì cho mình rồi.

Vậy nên bạn cứ yên tâm rằng chỉ cần mở 1 tiệm / xe bán bánh mì, bạn gần như có một lượng khách tự nhiên đến với mình.

Độ trung thành không cao

Do các tiệm / xe bánh mì tương đối gần nhau nên nếu không hài lòng với đồ ăn của 1 nơi, hoặc lâu lâu muốn thử nơi khác, đổi khẩu vị hoặc muốn mua 1 ổ bánh mì cùng chất lượng với giá rẻ hơn, bạn hoàn toàn có thể tìm 1 nơi khác nếu muốn.

Vậy nên, bỗng 1 ngày, tự nhiên có khách tới mua, thì cũng đừng thắc mắc bằng cách nào họ tìm được bạn.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là bạn không nên hoặc không thể giữ chân khách hàng, hoặc biến những khách hàng đã mua từ mình thành khách hàng trung thành.

Bánh mì cũng có nhiều ngách thị trường

Nếu không đơn thuần chỉ muốn bán bánh mì kiếm sống qua ngày, bạn có thể phát triển nó lên 1 tầm cao mới, tạo thương hiệu và cá tính riêng cho mình.

Hẳn bạn cũng từng nghe tới bánh mì Pew Pew đúng chứ, về cơ bản cũng không khác gì so với những bánh mì khác, nhưng họ tập trung vào phân khúc khách hàng thích vẻ ngoài sạch sẽ của một ổ bánh mì mà mình ăn vào, thích những miếng chả miếng thịt chất lượng đậm đà và sẵn sàng chi nhiều hơn để vừa no bụng vừa đạt tiêu chí sạch sẽ của mình.

Điều quan trọng là bạn phải nhận biết được những phân khúc thị trường tiềm năng có thể thâm nhập vào và bánh mì của bạn sẽ trở thành “giải pháp” cho vấn đề của phân khúc đó.

Tuy nhiên khi đi tới mức độ này, rủi ro thất bại sẽ cao hơn so với 1 tiệm / xe bánh mì bình thường, vì lúc này bạn phải đầu tư vào nhiều thứ và không thể trông chờ vào lượng khách hàng tự nhiên tìm đến bạn.

Vậy bán bánh mì cần chuẩn bị gì? Kế hoạch sẽ như thế nào đây?

Đầu tiên hãy hiểu rằng những gì trình bày tiếp theo sẽ là sự chuẩn bị cho một tiệm bánh mì có mức đầu tư trung bình, tùy từng tình huống mà kế hoạch sẽ cần thay đổi để đạt mục tiêu.

Bước 0: Chuẩn bị vốn

Tùy quy mô tiệm bánh mì bạn muốn mở thì lượng vốn yêu cầu cũng khác nhau, với tiệm nhỏ hoặc xe bánh mì lề đường bạn có thể dùng vốn cá nhân, còn với quy mô lớn hơn chút, bạn có thể vay mượn từ người quen hoặc hợp tác làm ăn, lời lãi chia đôi, ví dụ vậy.

Với hình thức kinh doanh này, bạn cũng không cần dự trù lượng vốn cho thời gian quá dài (cỡ 6 tháng), tuy nhiên để giảm bớt rủi ro, bạn cứ dự trù vốn tầm 2-3 tháng cũng được.

Lý do bạn không cần dự trù nguồn vốn quá dài vì gần như mọi vốn liếng bỏ ra trong ngày đều có thể thu lại trong ngày chứ không phải đợi gì lâu, và bạn có thể sử dụng tiền lời từ ngày hôm nay để làm vốn cho ngày tiếp theo.

Bước 1: Tìm địa điểm bán bánh mì

Như đã nói, với những tiệm / xe bánh mì thông thường, bạn sẽ có 1 lượng khách tự nhiên ghé tới mua, vì vậy để tăng lượng khách tự nhiên này lên, bạn cần tìm những vị trí thường xuyên có người qua lại, đặc biệt vào buổi sáng.

Nên khảo sát 1 một chút quanh khu vực bạn dự tính mở tiệm / xe bánh mì về mức giá bán như thế nào, hoặc những loại bánh mì nào được chuộng hơn.

Bạn có thể bán dọc lề đường (nhưng nhớ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) hoặc thuê mặt bằng cho sang chảnh, tất nhiên cũng không phải dạng mặt bằng vài mét vuông mỗi tháng, đơn giản là liên hệ với chủ nhà cho sử dụng không gian phía trước, mỗi tháng trả vài trăm nghìn hoặc 1 triệu cho việc sử dụng này là được.

Bước 2: Loại bánh mì bạn sẽ bán

Nếu vốn liếng dư dả, bạn có thể ôm đồm chơi luôn nhiều loại bánh mì khác nhau từ bánh mì thịt tới, chả cá… nhưng nếu không nhiều vốn bạn nên tập trung vào 1 loại nào đó là thế mạnh của mình và loại mà nơi bạn định bán có nhu cầu cao hoặc bạn khác biệt tại toàn bộ khu vực đó.

Chẳng hạn, toàn bộ con đường bán bánh mì thịt, thì xuất hiện bán bán chả cá, với tình huống này thì bạn khai thác được lợi thế đó trong 1 thời gian cho đến khi đối thủ cũng bán bánh mì chả cá xuất hiện.

Bước 3: Đặt tên

Về cách đặt tên thì có nhiều cách, nhưng 2 cách thông dụng nhất là:

Đặt theo tên mình muốn, bạn tên gì, con cái bạn tên gì thì có thể đặt đơn giản như thế.

Đặt theo loại bánh mì bạn làm, kèm thèo điểm độc đáo, ví dụ Bánh mì chả cá Bình Thuận.

Bước 4: Lên kinh phí, chuẩn bị ngân sách

Tùy nơi, khu vực hoặc vị trí mà mỗi khoản chi phí sẽ khác nhau, ở đây sẽ gợi ý cho bạn nên cần nhắc những chi phí nào trong kế hoạch của mình.

Mặt bằng, thuê chỗ nhỏ trước nhà người khác

Xe bánh mì

Bếp ga mini, đũa,…

Chi phí đặt bánh mì từ lò

Chi phí cho các nguyên liệu như chả cá, thịt heo, rau củ quả, gia vị…

Chi phí nếu có người phụ việc

Bước 5: Triển thôi

Với những bước đã xác định bên trên, giờ bạn có thể bắt tay vào việc mở xe / tiệm bánh mì được rồi, à, hẳn nhiên là mọi việc sẽ không đúng 100% với kế hoạch mà trong quá trình làm thực tế phải thay đổi 1 chút.

Do quy mô làm ăn cũng không quá đồ sộ nên sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế cũng không đáng kể, bạn có thể điều chỉnh 1 cách dễ dàng.

Sau quá trình này, bạn sẽ có 1 quy trình và kinh nghiệm thiết thực hơn khi mở một địa điểm bán bánh mì.

Một số lưu ý khi bán bánh mì

Ngành nghề nào cũng vậy, phải có chút “mánh lới” thì mới mong có nhiều khách, bán được nhiều và kì vọng họ tiếp tục quay lại mua hàng từ mình.

Tạo hiệu ứng đám đông

Với những khách tự nhiên, đang tìm kiếm một tiệm bánh mì, thường sẽ rất chú ý đến những tiệm đông khách, vậy nên nếu được bạn hãy kêu gọi nhiều người tới tiệm / xe bánh mì của mình càng tốt.

Giảm giá trong 3-7 ngày đầu

Giảm giá bánh mì thấp hơn so với những tiệm / xe gần đó (tất nhiên có làm bảng thông báo bạn đang giảm giá như vậy như vậy ) sẽ giúp tăng đáng kể những người quan tâm tới giá, tuy nhiên cũng là cơ hội tốt để họ trải nghiệm chất lượng bánh mì nơi bạn.

Mở cửa sớm

Nếu phân khúc khách hàng của bạn là cho những người đi làm sớm, thì bạn nên tranh thủ mở cửa sớm để hốt được càng nhiều khách càng tốt.

Dĩ nhiên không chỉ mình bạn làm điều này, nhưng nghĩ xem nếu khách hàng đang muốn tìm bạn để mua bánh mì, nhưng bạn lại không bán vào giờ họ đi ngang, thì kịch bản sẽ thế nào.

Biết giữ khách

Tôi có biết 1 bạn bán cà phê mang đi, bạn liên tục tìm cách trò chuyện với khách để tạo mối thân quen, mục đích tất nhiên là để giữ chân khách.

Mặc dù từng nói rằng độ trung thành đối với xe / tiệm bánh mì không cao, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng điều này đối với bán bánh mì (cốt để giữ chân bao nhiêu được thì giữ).

Vậy nên một tiệm / xe bánh mì cũng có thể làm điều tương tự, khi bạn tạo được sự liên kết với khách hàng, thì khả năng họ luôn nghĩ tới bạn mỗi khi cần mua bánh mì dĩ nhiên cao rồi.

Phục vụ phải nhanh

Nhanh ở đây có 2 trường hợp, 1 là tốc độ làm bánh mì khi nhận yêu cầu từ khách phải nhanh, bạn không thể chỉ có 1 khách hàng mà khiến họ chờ tận 5 phút mới có 1 ổ bánh được.

2 là trường hợp tiệm đông khách, xếp 1 hàng dài, và lại không có nhiều chỗ trống để đậu xe chờ đợi thì khả năng những người chưa kịp đưa ra yêu cầu đã bỏ đi là nhiều đấy và như vậy bạn mất đi cơ hội bán xong sớm ngày hôm đó.

Với trường hợp này, một số tiệm có quy mô một chút thì có nhân viên ra đứng lấy order (đơn hàng) rồi truyền đạt thẳng hoặc qua 1 trung gian nữa cho người đang làm bánh mì không ngơi tay.

Kết hợp bán thêm món khác

Sau một thời gian kinh doanh có lời, dư dả vốn đầu tư tiếp cho xe / tiệm bánh mì của mình, bạn có thể cân nhắc bán thêm 1 số món như nước uống cho người có nhu cầu ăn sáng.

Ngoài nước giải khát, bạn có thể bán thêm cafe vì đây cũng là một trong những thói quen vào buổi sáng của người Việt.

Trang bị thêm phần mềm nếu mở rộng quy mô

Kinh doanh ai chẳng muốn lời nhiều và phát triển thêm quy mô, bán bánh mì cũng không khác, nhưng phát triển và tăng quy mô là một câu chuyện rất khác, đòi hỏi bạn trang bị kỹ năng quản lý cũng như tính toán con số.

S3co.vn – vui lòng trích dẫn ghi rõ nguồn.

Xưởng Đóng Xe Bánh Mì Đẹp

Tên Sản Phẩm: Xe bán bánh mì HÀ NỘI Mã Sản Phẩm: XDSAT42 Kích Thước: W100 x H200cm Quy Cách Kỹ Thuật: Chất liệu: Toàn bộ khung sắt ốp tôn đen dán decan Sắt vuông 25m mã kẽm chống gỉ Kích thước mặt xe: Ngang 1m x sâu 0.5m x cao 0.89m Bánh xe: bánh khoá 15cm ( 2 xoay, 2 cố định) chịu được sức nặng 200kg Tiện ích xe: Tủ kính trưng bày 2 tầng theo xe ( Ngang 100 x Cao 60 x Sâu 25) Bảng menu trước xe, 2 bệ xếp thêm không gian trưng bày sản phầm, tủ đựng tiền,ngăn đựng đồ rộng rãi. Thích hợp bán bánh mì hà nội, bán bánh mì thịt, bán bánh mì heo quay,bán thức ăn nhanh, bán đồ ăn vặt…

431 khách hàng đã mua sản phẩm này

100% nguồn nguyên liệu chính hãng

Được kiểm định nghiêm ngặt trước khi nhập kho, đảm bảo sản phẩm được sản xuất với chất lượng cao

Bản vẽ thiết kế hoàn thiện trong ngày

Bản vẽ thiết kế được hoàn thiện trong vòng 12 – 24 giờ, thể hiện chính xác hình ảnh thương hiệu.

Đổi Trả Miễn Phí

Được đổi trả miễn phí nếu mẫu mã, kiểu dáng, kích thước sản phẩm không đúng như bảng vẽ.

Tên Sản Phẩm: Xe bán bánh mì HÀ NỘI Mã Sản Phẩm: XDSAT42 Kích Thước: W100 x H200cm Quy Cách Kỹ Thuật: Chất liệu: Toàn bộ khung sắt ốp tôn đen dán decan Sắt vuông 25m mã kẽm chống gỉ Kích thước mặt xe: Ngang 1m x sâu 0.5m x cao 0.89m Bánh xe: bánh khoá 15cm ( 2 xoay, 2 cố định) chịu được sức nặng 200kg Tiện ích xe: Tủ kính trưng bày 2 tầng theo xe ( Ngang 100 x Cao 60 x Sâu 25) Bảng menu trước xe, 2 bệ xếp thêm không gian trưng bày sản phầm, tủ đựng tiền,ngăn đựng đồ rộng rãi. Thích hợp bán bánh mì hà nội, bán bánh mì thịt, bán bánh mì heo quay,bán thức ăn nhanh, bán đồ ăn vặt…

Thiên Phúc xưởng chuyên sản xuất xe bán thức ăn nhanh, xe bán trà sữa, xe bán nước ép sinh tố, xe bán xiên que, xe bán bánh mì, xe bán cà phê, xe bán hủ tiếu, xe bán trái cây tự chọn,xe bán lẩu tự chọn.. . và cả những chiếc xe đạp bán hàng lưu động: xe kem, xe bán bánh..Gồm nhiều chất liệu: inox, sắt, gỗ, tôn, alu bền chắc chắn, cũng như nhiều kiểu dáng phong phú đa dạng phù hợp với ngân sách chi phí của mỗi khách hàng, chúng tôi nhận thiết kế và sản xuất xe bán bánh mì thịt, xe bán bánh mì sài gòn, xe bán bánh mì chả cá, xe bán bánh mì lưu động, xe bán bánh mì que, xe bán bánh mì xôi…….theo kích thước mẫu mã khách hàng yêu cầu, tư vấn hỗ trợ lên ý tưởng xe cho khách hàng phù hợp với phong cách, sở thích của từng khách hàng

Đặc biệt chiết khấu giá sản xuất tốt nhất khi khách hàng đặt chuỗi xe bán hệ thống. Khách hàng ở các tỉnh thành có nhu cầu đặt mua xe gỗ bán trà sữa vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ ,chuyển khoản trước 100% tiền xe chúng tôi xe chuyển ra chành xe về các tỉnh thành phù hợp,cước chành xe giao động từ 300-500 ngàn tuỳ tỉnh thành ( chi phí này khách hàng tự trả)

Để biết thêm thông tin khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất

13+ Cách Đặt Tên Xe Bánh Mì Làm Nên Thương Hiệu

Có cần thiết phải đặt tên thương hiệu xe bánh mì?

Bạn hoàn toàn có thể không đặt tên quán hoặc tên xe bánh mì. Nhưng phải xác định trước là đối tượng của bạn chỉ là “khách qua đường”. Và để tạo nên doanh thu khủng khi bán bánh mì thì bạn sẽ chỉ thụ động trong việc tìm kiếm vị trí lý tưởng, đông người qua lại để đẩy xe đến đó. Hoặc may mắn hơn, khách hàng đã quen với vị bánh mì ngon mà bạn làm và họ sẽ chăm chăm đến ngay vị trí bạn thường đẩy xe bán. Nhưng chiến dịch kinh doanh đường dài của bạn trên thực tế sẽ gần như là “0”. Bởi tên chính là cái để người khác nhớ đến bạn.  Việc đặt tên thương hiệu sẽ giúp bạn:

Tăng lòng tin khách hàng

Giúp khách hàng dễ nhớ

Khách hàng sẽ là phương tiện PR cho xe đẩy bánh mì nhờ vào sức hấp dẫn ở tên thương hiệu bạn đặt

Dễ dàng tạo viral và nền tảng phát triển chuỗi bánh mì.

Yếu tố tác động đến cách đặt tên xe bánh mì thương hiệu

Đối tượng khách hàng. Bạn nên chọn những cái tên gần gũi, thân quen với các khách hàng bình dân. Hoặc những tên thương hiệu ấn tượng, nổi bật và có tính thời thượng nếu tệp khách hàng bạn định hướng là sinh viên, khách hàng cao cấp.

Loại bánh mì: Loại bánh mì cũng là yếu tố tác động đến cách đặt tên xe bánh mì của bạn. Ví dụ những bánh mì được du nhập từ nước ngoài hoặc bánh mì được sáng tạo theo công thức mới…

Những cách đặt tên xe đẩy bánh mì hút khách Đặt tên xe bánh mì theo tên cá nhân/biệt danh của bạn

Bạn có thể lấy tên cá nhân/ biệt danh của bạn làm thương hiệu: Bánh mì cô ba, bánh mì dì 7, Bánh mì chị Liễu… Điều này tạo sự gần gũi, thân thiện và cũng là cách đặt tên dễ nhớ.

Nhược điểm là cũng dễ bị trùng tên.

Tên xe bánh mì theo những con vật dễ thương

Tạo nên thương hiệu từ những cái tên dễ thương, đáng iu theo các con vật cũng là một nguồn cảm hứng vô tận. Một số gợi ý như: Mèo Tom, Mèo Ngố, Heo ủn, Heo mập, Heo Con, Cún cưng, Con kiến vàng…

Cách đặt tên xe bánh mì theo sự dễ thương, dễ nhớ

Bạn có thể kết hợp các từ láy, những chữ cái tuy không có nghĩa nhưng khi kết hợp với nhau lại có sự tượng hình và tượng âm tốt. Ví dụ như: KOI, Khói, KOKO, BOBO, Bin Bin, OLA…

Mỗi sản phẩm bánh mì sẽ có tính chất đặc trưng về vị, cách bài trí, kích thước, hình dáng, chế độ dịch vụ… khác nhau. Vì thế, bạn có thể dựa vào đó để sáng tạo một cái tên độc đáo cho riêng mình.

Gợi ý sinh động là bạn có thể đặt tên: “Bánh mì chay Tích Đức” hoặc “bánh mì Hot dog”…

Đặt tên thương hiệu bánh mì theo con số ý nghĩa

Hãy sử dụng các con số mang tính tượng hình hoặc liên tưởng, dễ nhớ để tạo ấn tượng cho khách hàng. Ví dụ như: Bánh mì 18 tuổi, bánh mì 365, bánh mì 247…

Nếu định hướng bạn nhắm đến các khách hàng hàng luôn chú trọng đến giá trị dinh dưỡng và sức khỏe. bạn có thể chọn ngay một vài cái tên tiêu biểu như: Bánh mì bà ngoại làm, Bánh mì mẹ làm, bánh mì chị tui làm…

Đặt tên theo trào lưu khách hàng

Sử dụng các trào lưu của khách hàng để đặt tên xe đẩy bánh mì cũng là điều rất thú bị. Đây cũng là giải pháp bạn định vị rõ nét khách hàng mục tiêu của bạn. Ví dụ bạn có thể đặt: Anh ơi ăn sáng nha, bánh mì FA, Cảnh ngộ, bánh mì những người bạn, bánh mì sinh viên, bánh mì độc thân, bánh mì ế, bánh mì đã có chủ…

Sẽ thật sự tuyệt vời khi nghe khách hàng bảo nhau: “ Mày ăn bánh mì đã có chủ không tao mua để chống ế?”. Điểm mấu chốt này chính là cách để xe bánh mì của bạn trở nên thu hút sự tò mò của thực khách. Từ đó lượng khách hàng ngày càng tăng lên đấy!

Đặt tên theo nhân vật trong truyện, tựa đề phim ảnh hoạt hình

Bạn có thể dựa theo một số nhân vật nổi tiếng trong truyện hay phim ảnh hoạt hình để đặt tên cho cửa hàng của mình. Cực kỳ thân quen và dễ thương với: bánh mì Pikachu, bánh mì Nobita, bánh mì Suka…Hoặc bánh mì Quỳnh Búp Bê, bánh mì Mắt Biếc…

Đặt tên theo Hot trend

Tận dụng những trào lưu hot trend trên mạng xã hội để đặt tên cũng rất thú bị. Ví dụ: bánh mì Thính , Gato , Xì Tin , Vỉa , bánh mì thiên đàng…

Đặt tên theo đặc điểm khung cảnh xung quanh

Tận dụng khung cảnh đặc trưng xung quanh để đặt tên như: bánh mì cây me , hay cây mít , cây ổi , góc ngã tư, bánh mì đèn xanh,…

Đặt tên theo tiếng nước ngoài

Một số cái tên có thể đặt như: bánh mì HELLO , MONKEY , WINGS… cũng tạo được chất riêng cho bạn.

Đặt tên theo chữ cái viết tắt

Bạn có thể đặt tên bằng chữ cái viết tắt của tên bạn hoặc người thân nào đó… cũng góp phần gây tò mò và dễ nhớ. Có thể là: bánh mì ABC, bánh mì XYZ…

Đặt tên cảm hứng từ các loài hoa

Sử dụng biểu tượng của các loài hoa để đặt tên thương hiệu cũng là cách thông dụng. Ví dụ: bánh mì hoa hướng dương, bánh mì cúc trắng…

Đặt tên theo địa danh vùng miền

Nếu quê bạn ở Phú Yên, bạn có thể đặt tên là: bánh mì Phú Yên, bánh mì xứ nẫu…

Ngoài những cách đặt tên trên, bạn cũng có thể sáng tạo dựa vào tên của các vì sao, đặt tên thương hiệu tựa đề văn chương, các vị thần. Hoặc đặt tên theo dạng tính từ…

Mở Cửa Hàng Bánh Mì Thành Công 100%

I/ Thủ tục mở cửa hàng bánh mì – Hồ sơ chi tiết

Để mở cửa hàng, bạn có thể áp dụng hình thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể, bởi phương thức đăng ký kinh doanh này khá đơn giản. Hơn nữa, đây là cách mở cửa hàng bánh mì dễ thực hiện hơn rất nhiều so với thành lập công ty. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị những thủ tục như sau:

– Chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng bánh mì mang giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể nộp lên Phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện quận, nơi đặt địa điểm cửa hàng. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh trình bày rõ tên, địa chỉ cửa hàng, số vốn kinh doanh, tên, địa chỉ, số CMND chủ cửa hàng, ngành nghề kinh doanh và phải có chữ ký xác nhận rõ ràng.

– Ngoài giấy đề nghị được cấp giấy phép mở cửa hàng, bạn cần nộp kèm theo bản photo chứng minh thư nhân dân của chủ hộ hoặc chủ cưa hàng và hợp đồng thuê cửa hàng (hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất nếu không thuê cửa hàng).

II/ Một số kinh nghiệm mở cửa hàng bánh mì hữu ích cho bạn

Khi mở cửa hàng bánh mì thì bạn cần lưu ý rất nhiều vấn đề, tuy nhiên, để giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình khởi nghiệp, thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm hữu ích khi mở cửa hàng. Cụ thể như sau:

Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng

– Cửa hàng bánh mì cần có tên riêng. Đây là quy định cần tuân thủ khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải có đủ cấu trúc theo yêu cầu, tên cấm dùng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Tên cửa hàng phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt hoặc các ký hiệu,chữ số và các chữ cái J, F, W, Z. Tên có thể viết bằng tiếng anh. Tên không được giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó.

Kinh nghiệm chuẩn bị vốn

– Một trong những điều quan trọng khi bạn khởi nghiệp bánh mì đó chính là vấn đề vốn. Vậy mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn? Thực tế thì số vốn cần thiết để kinh doanh bánh mì sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện, khả năng kinh tế của bạn, quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có… Ví dụ bạn đã có mặt bằng thì chỉ cần vốn để nhập bánh mì là có thể kinh doanh, nhưng nếu bạn chưa có cửa hàng thì phải có thêm vốn để thuê cửa hàng. Do đó, số vốn này khó để nói ra một con số chính xác.

Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh

– Bạn cần có một bản kế hoạch mở tiệm bánh mì cụ thể khi kinh doanh. Tuy không cần quá phức tạp nhưng ít ra cũng phải nêu cụ thể bạn muốn thiết kế cửa hàng bánh mì như thế nào, dự án kinh doanh bánh mì ra sao, có bí quyết bánh mì ngon nào hay không. Ngoài ra, hãy cân nhắc xem mở lò bánh mì có lãi không. Để có thể nắm rõ tình hình kinh doanh của cửa hàng ngay khi bắt đầu hoạt động. Bạn có thể tìm hiểu thêm các kinh nghiệm kinh doanh bánh mì thành công từ các cửa hàng khác để từ đó có ý tưởng riêng cho cửa hàng của mình.

Kinh nghiệm thuê cửa hàng

– Nếu bạn chưa có mặt bằng hay cửa hàng thì cần tiến hành thuê cửa hàng. Địa chỉ cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác kinh doanh, bởi vì nếu bạn thuê được cửa hàng ở vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư, thì sẽ thu hút đông khách hàng hơn so với những khu vực khác. Do đó, hãy cân nhắc kỹ trong vấn đề này.

Kinh nghiệm xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước khi chính thức đi vào kinh doanh, bạn cần tiến hành xin giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ Cục An toàn thực phẩm. Hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).

– Bản nội dung trình bày về trang thiết bị, cơ sở vật chất của cửa hàng, có xác nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

– Bằng cấp hay giấy chứng nhận người sản xuất hay chủ cơ sở đã được tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm.

– Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp chế biến thức ăn, nước uống của cửa hàng.

Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh

Kinh nghiệm đóng thuế cho cửa hàng

Một cửa hàng bánh mì khi mở cửa kinh doanh sẽ cần đóng đủ các loại thuế theo quy định. Với tư cách hộ kinh doanh cá thể, chủ cửa hàng phải đóng những loại thuế như:

– Thuế giá trị gia tăng

– Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế môn bài:

Kinh nghiệm tuân thủ quy định chung

– Khi bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn chỉ có thể mở duy nhất 1 cửa hàng bánh mì trên phạm vi toàn quốc. Do đó, nếu muố mở chuỗi cửa hàng bánh mì hay hệ thống cửa hàng thì bạn sẽ phải đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Chủ cửa hàng phải đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật.

– Nếu cửa hàng có thuê nhân viên thì số lượng tối đa được thuê là 10 người.

III/ Đăng ký mở cửa hàng bánh mì thành công tại Nam Việt Luật

Nếu bạn không có nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì có thể liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn mở cửa hàng bánh mì chi tiết hơn.

– Ngoài ra, Nam Việt Luật còn thay khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh, nộp hồ sơ và lấy giấy phép trả khách hàng khi được ủy quyền. Giúp khách hàng có thể nhanh chóng mở cửa hàng trong thời gian ngắn nhất.

– Nam Việt Luật với kinh nghiệm nhiều năm giúp khách hàng làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể và thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng thành công sẽ luôn là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm tin tưởng.