Tên Hay Cho Cửa Hàng Áo Cưới / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Eduviet.edu.vn

Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Áo Cưới

Mở cửa hàng áo cưới cần gì? Kinh nghiệm mở tiệm áo cưới dễ hốt bạc, ăn lên làm ra

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới thành công 1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

1.1. Ước tính nhu cầu

Các cửa hàng áo cưới bán hoặc cho thuê váy cưới may sẵn, may đo và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng cũng như cung cấp các trang phục khác cho tiệc cưới. Rất nhiều cửa hàng áo cưới cung cấp dịch vụ chụp ảnh, hoạt động như một studio chuyên nghiệp. Trước khi quyết định mở cửa hàng váy cưới, bạn cần tìm hiểu về nhu cầu thị trường tại khu vực đó để cung cấp dịch vụ phù hợp.

Các phân tích của bạn cần được tiến hành dựa trên:

+ Xu hướng kết hôn tăng hay giảm?

+ Xu hướng lựa chọn trang phục cưới

+ Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến việc mọi người chi bao nhiêu tiền cho trang phục và lễ cưới

+ Nhu cầu mua váy cưới

+ Nhu cầu đặt váy cưới theo thiết kế cụ thể

+ Tác động của xu hướng đặt mua váy cưới cũ trực tuyến, v…

Đọc đến đây, nếu chưa biết cách phân tích nhu cầu của người dùng trên thị trường áo cưới nói riêng và thị trường kinh doanh tổng quát nói chung, bạn có thể tìm được câu trả lời thông qua việc tìm hiểu khái niệm nhu cầu trên Wikipedia.

1.2. Điều khác biệt khiến các cô dâu, chú rể lựa chọn cửa hàng áo cưới của bạn

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới mà bạn cần nắm bắt tiếp theo chính là suy nghĩ về giá trị cốt lõi, điểm khác biệt của cửa hàng váy cưới của bạn so với các cửa hàng váy cưới khác trong cùng khu vực. Hãy giải thích tại sao các cặp đôi sắp cưới chọn cửa hàng của bạn?

Tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm ra một khoảng trống mà bạn có thể lấp đầy. Ví dụ, có lẽ không ai trong khu vực của bạn cung cấp dịch vụ thiết kế áo cưới theo nhu cầu. Sự khác biệt cũng giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh và giành ưu thế cho mình.

Tìm kiếm điểm khác biệt khi kinh doanh cửa hàng, kinh nghiệm mở shop áo cưới lợi nhuận cao 1.3. Xây dựng niềm tin

Mọi người đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và cảm xúc vào việc chuẩn bị cho ngày cưới của họ. Do đó, cửa hàng áo cưới của bạn không được phép phá hỏng cảm giác tốt đẹp đó bằng cách cung cấp váy cưới bị lỗi hoặc chậm giờ, v.v.

2. Quyết định mô hình kinh doanh áo cưới

Để mở cửa hàng áo cưới, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: kinh doanh online hoặc kinh doanh offline tại cửa hàng vật lý. Nếu kinh doanh áo cưới online, bạn có thể tạo website giới thiệu các mẫu váy cưới, cách lựa chọn váy cưới phù hợp với vóc dáng, phong cách trang điểm,…, hoặc đăng bài bán hàng trên các nền tảng MXH có sẵn như Facebook, Intasgram,… Nếu kinh doanh offline, hãy suy nghĩ đến việc lựa chọn vị trí kinh doanh, thiết kế trang trí cửa hàng, đầu tư giá kệ trưng bày váy cưới,…

Kinh nghiệm mở studio áo cưới thành công: Hầu hết các cửa hàng áo cưới thành công đều kết hợp kinh doanh online và offline. Sự kết hợp này cho phép các cửa hàng cung cấp một dịch vụ mua bán, cho thuê váy cưới tại địa phương đồng thời vẫn quảng bá, bán sản phẩm trên các kênh trực tuyến.

Lựa chọn mô hình kinh doanh áo cưới, kinh nghiệm mở ảnh viện áo cưới hốt bạc

3. Quyết định bán / cho thuê các sản phẩm trong cửa hàng đồ cưới

3.1. Số lượng và kiểu váy cưới

Nếu bạn có kế hoạch cung cấp các sản phẩm áo cưới may sẵn, bạn có thể tính đến số lượng và kiểu váy tương ứng. Cửa hàng nhỏ có thể có khoảng 50 – 100 chiếc váy cưới, theo phong cách truyền thống kín đáo, cách điệu, hiện đại, v.v.

Tuỳ thuộc vào từng khách hàng, dáng người, sở thích, kinh phí của họ mà bạn giới thiệu váy cưới phù hợp nhất. Tư vấn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi bạn kinh doanh cửa hàng áo cưới.

Một số kiểu váy cưới cụ thể bao gồm:

+ Váy cưới truyền thống cho cô dâu trẻ màu trắng, kem và ngà

+ Trang phục phức tạp hơn cho phụ nữ lớn tuổi kết hôn như màu vàng nhạt hay màu đỏ tía

+ Váy cưới phù hợp cho các lễ cưới với người nước ngoài

+ Váy ấm hơn cho mùa Đông

+ Váy cưới và phụ kiện vintage

+ Váy cưới size lớn cho người có kích thước lớn hoặc cô dâu đang có bầu.

Kinh nghiệm mở shop áo cưới cho người mới bắt đầu: Xu hướng thiết kế váy cưới cho cô dâu liên tục thay đổi về cả kiểu dáng, cách thức may đo. Vì thế, để có thể mở tiệm váy cưới và kinh doanh thành công, bạn cần liên tục cập nhật các xu hướng váy cưới mới và lập kế hoạch cắt may, thiết kế các mẫu áo cưới mới, tạo ra sự mới mẻ về phong cách cho các sản phẩm váy cưới thiết kế của mình.

Lựa chọn kiểu váy cưới kinh doanh, kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới thành công, lợi nhuận cao 3.2. Phụ kiện cô dâu

Thật thuận tiện cho khách hàng lựa chọn phụ kiện sau khi đặt váy cưới. Bạn có thể bán:

+ Đồ lót, váy lót, và quần / vớ

+ Giày cưới

+ Mũ, vương miện, mạng che mặt

+ Túi và găng tay

+ Đồ trang sức đi kèm.

3.3. Các mặt hàng khác để bán trong cửa hàng áo cưới

Nếu bạn có không gian, bạn có thể quyết định bán nhiều loại trang phục cho tiệc cưới, chẳng hạn như:

+ Áo dài

+ Trang phục của mẹ của cô dâu

+ Váy phù dâu

+ Trang phục đi tiệc cưới cho trẻ em

+ Bộ đồ và phụ kiện chú rể

+ Trang phục dạ hội, váy dạ hội và áo choàng bóng.

Kinh nghiệm mở tiệm áo cưới: Ở thời điểm hiện tại, thời trang cưới nghiêng về việc thể hiện cá tính, phong cách của cô dâu, chú dể và khách mời. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp váy cưới cho cô dâu, bạn có thể xem xét đến việc thiết kế các bộ suit, đầm dự tiệc cưới cho khách mời, người thân của cô dâu, chú dể. Khi thị trường kinh doanh áo cưới đang cạnh tranh khốc liệt, đây chính là thị trường ngách nhiều tiềm năng mà bạn có thể lựa chọn để mở rộng, phát triển quy mô kinh doanh của mình

4. Xem xét tính thời vụ của cửa hàng áo cưới

Mặc dù “mùa cưới” chính vẫn diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, nhưng cửa hàng áo cưới vẫn có thể nhận được đơn hàng vào nhiều thời điểm khác trong năm. Nguyên nhân là vì thời gian thiết kế và chế tạo một chiếc váy cưới thường rất lâu, có thể tốn từ 6 – 9 tháng.

Dĩ nhiên, bạn sẽ bán hoặc cho thuê được nhiều hơn vào mùa cưới, nhưng ngay cả vào lúc thấp điểm, hãy nghĩ tới các biện pháp khác để kiếm thêm thu nhập.

Nắm bắt tính thời vụ khi kinh doanh áo cưới, kinh nghiệm mở Studio áo cưới

5. Cân nhắc cung cấp váy cưới cho khách hàng thương mại

Nếu bạn tự thiết kế và chế tạo váy cưới, bạn có thể cân nhắc việc cung cấp chúng cho các nhà bán lẻ áo cưới khác hoặc các studio chụp ảnh cưới trong khu vực. Đồng thời, nhận đặt váy cưới thiết kế riêng theo số đo của khách hàng.

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới bán cho khách hàng thương mại: Với việc may, bán buôn áo cưới cho khách thương mại, việc định giá bán váy cưới có thể không cao như với khách lẻ, tuy nhiên, hãy nghĩ đến việc bạn có khách hàng thường xuyên, ổn định, thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn.

6. Cung cấp dịch vụ bổ sung trong cửa hàng áo cưới

Ngoài trang phục cưới, bạn có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung trong cửa hàng, ví dụ như:

+ Dịch vụ chụp ảnh cưới

+ Lên kế hoạch trang trí, tổ chức đám cưới

+ Mua váy cưới sử dụng một lần và bán lại

+ Quay phim, chụp ảnh trong đám cưới

+ Bán hoa cưới, bánh cưới

+ Dịch vụ trang điểm cô dâu.

Cung cấp các dịch vụ bổ sung trong mùa cưới, kinh nghiệm mở cửa hàng cho thuê áo cưới

7. Lên kế hoạch tiếp thị cửa hàng áo cưới

Hãy suy nghĩ về tập khách hàng mục tiêu của cửa hàng và xây dựng một chiến lược marketing, tiếp cận khách hàng cho cửa hàng kinh doanh của mình. Điều này sẽ giúp cho khách hàng biết đến các dịch vụ mà bạn đang kinh doanh cũng như các mẫu váy cưới mà bạn đang bán, cho thuê.

Một vài cách tiếp thị cửa hàng áo cưới phổ biến mà bạn có thể sử dụng là:

– Hợp tác làm việc với các đơn vị tổ chức sự kiện cưới, nhiếp ảnh gia, người bán hoa, thợ trang điểm cô dâu, MC đám cưới,… Liên hệ với các nguồn giới thiệu này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng tại địa phương mình.

– Trưng bày váy cưới tại cửa hàn; tổ chức các chương trình khuyến mại, tạo combo trang phục cưới cho cô dâu, chú dể, phát danh thiếp giới thiệu cho người dân địa phương,…

– Thành lập website, SEO từ khóa bán, cho thuê váy cưới tại địa phương để thu hút cô dâu, chú dể vào trang web của bạn khi họ đang tìm kiếm các cửa hàng áo cưới trong khu vực. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo Fanpage Facebook, Zalo, các kênh TMĐT như Tiki, Lazada,…, để quảng bá, giới thiệu các mẫu váy cưới của bạn trên các kênh trực tuyến, giúp các cô dâu có thể thấy được bộ sưu tập váy cưới hoàn chỉnh mà cô ấy có thể mua từ bạn. (Trong quá trình.

Quản Lý Cửa Hàng Áo Cưới Với Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Sapo Pos

Bạn đang kinh doanh cửa hàng áo cưới và muốn tìm 1 phần mềm quản lý bán hàng phù hợp? Bạn gặp khó khăn trong quản lý sản phẩm vì cửa hàng có quá nhiều mẫu mã? Nhân viên của bạn không biết cách bán hàng khi bạn không có mặt? Cửa hàng đông khách mà chẳng thấy tiền đâu? Bạn muốn kinh doanh áo cưới với phần mềm bán hàng hiện đại như siêu thị?

Bài viết sau đây sẽ là những hướng dẫn thiết thực nhất để bạn có thể lựa chọn được 1 phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới phù hợp và vận hành cửa hàng áo cưới chuyên nghiệp với phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS.

Tại sao cần quản lý cửa hàng kinh doanh áo cưới?

Số lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích cỡ, chất liệu, giá bán sản phẩm cũng vô vàn nên rất dễ dẫn đến sai sót. Nếu chỉ quản lý bằng sổ sách, nhân viên của bạn sẽ không thể biết hoặc nhớ hết được giá của từng sản phẩm. Đa số hàng hóa có mức giá cao, đi kèm nhiều dịch vụ hỗ trợ nên nếu không được quản lý sẽ gây nhầm lẫn, thâm hụt vốn.

Khách hàng mua sản phẩm có những đặc thù riêng vì cửa hàng áo cưới thường kinh doanh đa dạng hình thức như may đo, cho thuê và bán váy cưới… bạn nên phân loại khách hàng để quản lý và có các chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhóm khách hàng khác nhau.

Kinh doanh cửa hàng áo cưới mà tính toán lãi lỗ thì cũng đến là đau đầu. Nào là tiền nhập hàng, tiền bán, tiền cho thuê, tiền khách thanh toán trước hay sau, tiền công nợ với xưởng may vào cuối tháng…

Chính vì vậy, kinh doanh cửa hàng áo cưới cần phải có phần mềm quản lý bán hàng để quản lý sản phẩm, tồn kho, thông tin khách hàng, doanh thu cửa hàng… và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Quản lý cửa hàng áo cưới với phần mềm Sapo POS như thế nào?

Có nhiều phần mềm quản lý bán hàng dành cho cửa hàng kinh doanh áo cưới với rất nhiều tính năng, lợi ích sẽ khiến bạn dễ bị choáng ngợp và bối rối. Vì vậy, trước tiên bạn cần phải đánh giá những vấn đề bạn đang gặp phải và phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới sẽ giúp được bạn những gì.

Kiểm tra hàng hóa và tồn kho nhanh chóng

Như đã nói ở trên, kinh doanh áo cưới có số lượng hàng hóa, mẫu mã rất đa dạng, nhiều kích cỡ, kiểu dáng nên khó kiểm soát, khi khách yêu cầu sẽ phải mất thời gian kiểm tra, tìm kiếm. Nếu chỉ quản lý theo sổ sách và các phương thức truyền thống khác sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa tồn đọng, lẫn lộn, khó kiểm soát tình trạng hàng, thất thoát đơn hàng, thời gian xử lý đơn hàng chậm.

Với 1 phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể quản lý sản phẩm theo mã SKU, và thêm các biến thể sản phẩm như size số, màu sắc, kèm các thông tin mô tả sản phẩm, giá, số lượng tồn kho…

Phân loại và tạo chính sách ưu đãi khách hàng

Khi kinh doanh cửa hàng áo cưới, bạn sẽ gặp rất nhiều khách hàng như khách đặt may đo, khách mua sản phẩm có sẵn, khách thuê ngày cưới hay khách thuê đi chụp ảnh… Nếu như chỉ quản lý cửa hàng bằng sổ sách hoặc excel thì bạn khó có thể phân loại và có các chính sách ưu đãi dành cho các nhóm khách hàng khác nhau, biến khách hàng thông thường thành khách hàng thân thiết của cửa hàng hoặc có các chương trình ưu đãi thích hợp…

Phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới sẽ giúp bạn dễ dàng phân loại khách hàng khác nhau, thiết lập các chính sách giá riêng cho từng nhóm khách hàng. Ngoài ra, phần mềm còn tự động lưu trữ thông tin và lịch sử các giao dịch của khách, hỗ trợ bạn trong khâu chăm sóc và tư vấn khách hàng.

Dòng tiền lưu thông, công nợ là những phép tính đau đầu mà phải được đào tạo mới có thể thành thục được. Khi kinh doanh cửa hàng áo cưới, bạn cần quản lý tiền công nợ với xưởng may hoặc tiền nhập hàng của các nhà cung cấp, đặc biệt là khi kinh doanh áo cưới thường khách hàng sẽ không thanh toán ngay hoặc thanh toán 1 phần.

Doanh thu cửa hàng áo cưới sẽ được thống kê ngay tại trang tổng quan phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, giúp bạn nhanh chóng bao quát được tình hình kinh doanh của cửa hàng.

Thống kê số lượng hàng bán ra theo nhóm hàng để quản lý có các chính sách bán hàng phù hợp: khuyến mãi cho các mặt hàng bán chậm, nhập thêm hàng đối với các mặt hàng bán chạy…

Update: Từ ngày 25/2/2023 khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, các chủ shop sẽ được mặc định tích hợp miễn phí phần mềm quản lý fanpage Sapo Social . Nhất cử lưỡng tiện cho những ai có cửa hàng, đồng thời đang đẩy mạnh bán hàng trên Facebook , dù có cả trăm đơn hàng nhưng bạn vẫn có thể quản lý hiệu quả.

Chỉ với một khoản chi phí cực nhỏ để sở hữu phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới nhưng những giá trị và chức năng mà Sapo POS mang lại cho công việc kinh doanh của bạn là rất lớn. Các chi phí không cần thiết được cắt giảm, tiết kiệm thời gian, công sức quản lý của chủ cửa hàng. Hãy dùng thử miễn phí 07 ngày để trải nghiệm những tính năng hữu ích này đối với cửa hàng kinh doanh áo cưới của bạn ngay hôm nay.

Dùng thử ngay

7 Nguyên Tắc Vàng Giúp Kinh Doanh Cửa Hàng Áo Cưới Thu Lợi “Khủng”

1. Cân nhắc nguồn vốn

Số vốn kinh doanh cửa hàng áo cưới đóng vai trò quan trọng đối với việc khai trương ban đầu. Một ảnh viện có đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền đầu tư nhiều hay ít . Nếu bạn muốn khởi đầu với số vốn nhỏ, thì nên lựa chọn mặt bằng vừa đủ rộng. Cũng nên cân nhắc giá cả và phong cách riêng biệt để tạo dấu ấn cho cửa hàng. Ngược lại, nếu bạn muốn ” làm lớn” thì nên đầu tư từ những bước nhỏ nhất. Điều đó sẽ mang lại sự hoành tráng và chuyên nghiệp cho cửa hàng.

Thêm vào đó, giá cả áo cưới cũng là vấn đề bạn nên tìm hiểu kỹ. Giá váy cưới tại các thành phố sẽ khác biệt rất nhiều so với có tỉnh lẻ và nông thôn. Dựa vào địa điểm bạn muốn kinh doanh cửa hàng áo cưới mà định giá cho phù hợp. Đừng cao quá cũng đừng thấp quá so với giá chung trên thị trường. Đây là một bước quan trọng để bạn có cái nhìn toàn cảnh về các đối thủ của mình. Nó sẽ giúp bạn đề ra được chiến lược kinh doanh phù hợp về sau.

3. Suy xét nguồn hàng

Bạn cũng có thể tham khảo bài viết kinh doanh về đồ thể thao để học hỏi

Nhằm đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng bạn phải đa dạng hóa nguồn hàng của mình. Bạn phải quyết định loại hàng, giá cả nằm trong khả năng vốn bỏ ra của mình.

Nếu bạn muốn kinh doanh cửa hàng áo cưới mini, thì nên nhập hàng sĩ ở các nhà xưởng. Dù vốn bỏ ra ít nhưng cũng không nên qua loa khâu chất lượng và mẫu mã áo cưới. Bạn cũng có thể nhập váy đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới của những cửa hàng lớn. Như vậy sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá ở bước này.

Ngược lại, nếu cửa hàng bạn hướng đến các nhãn hiệu cao cấp, thì bạn nên lựa chọn các thương hiệu có tiếng. Tuy nhiên, để nhập số lượng lớn từ những nhãn hiệu này thường rất khó. Vì họ không muốn đẳng cấp sản phẩm của họ bày bán tràn lan như hàng chợ. Bởi vậy, cửa hàng áo cưới của bạn cần độc – lạ để đủ sức thuyết phục họ.

Ngoài nhập váy cưới bạn nên mua cả áo dài, áo vest, váy dạ hội,…để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng. Riêng với áo vest, bạn nên chọn nhiều phong cách, màu sắc và kích cỡ để đi kèm với áo dài và váy.

4. Tạo phong cách thiết kế đẹp sáng tạo cho cửa hàng 5. Lựa chọn mặt bằng cho cửa hàng áo cưới

Chiến lược kinh doanh muốn thành công thì cần lắm một địa điểm mở cửa hàng thuận lợi. Bạn nên thuê mặt bằng ở những khu vực đông dân, nhộn nhịp để tăng sự chú ý của khách hàng. Cũng nên xem xét những nơi có chỗ đậu xe rộng dành cho cả ô tô và xe máy. Kinh doanh mặt hàng áo cưới có lời hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Diện tích cửa hàng cũng cần phải đủ rộng để khách có thể thử váy và lựa chọn thoải mái.

7. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên lành nghề

Kinh doanh cửa hàng áo cưới cần có các “phó nháy” chuyên nghiệp, thợ trang điểm lành nghề và nhân viên chỉnh ảnh kinh nghiệm. Thêm vào đó, không thể thiếu đội ngũ êkip tận tâm chăm sóc cho khách hàng suốt quá trình chọn váy và chụp ảnh. Cô dâu chú rể bản thân luôn muốn tỏa sáng nhất trong ngày cưới, nên một nhân viên tư vấn am hiểu và khéo léo sẽ giúp cửa hàng lôi kéo được nhiều khách hơn. Do đó, bạn cần khắt khe ở khâu tuyển chọn và đào tạo nhân viên cho cửa tiệm của mình.

Quản Lý Ảnh Viện Hiệu Quả Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng Áo Cưới Citipos

Bạn đang sở hữu một ảnh viện áo cưới nhưng lại phải đau đầu vì việc quản lý khó khăn? Bạn muốn nắm rõ mọi hoạt động kinh doanh cửa hàng từ xa nhưng không thể? Cửa hàng áo cưới của bạn thường bị tồn kho và thất thoát doanh thu? Phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới CitiPOS sẽ giải quyết giúp bạn. Nhắc đến loại phần mềm này, hẳn nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ. Nhưng trên thực tế nó đã và đang được ưa chuộng ở rất nhiều cửa hàng. Và các ảnh viện áo cưới cũng nằm trong số đó.

Những khía cạnh đặc trưng của ảnh viện kinh doanh áo cưới

Các studio áo cưới có rất nhiều mặt cần quản lý. Từ việc cho thuê áo cưới, chụp ảnh đến dịch vụ trang điểm,….Đặc biệt váy cưới là loại sản phẩm rất đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc. Vậy nên, nó gây ra nhiều khó khăn cho chủ quản lý cửa hàng. Khi cần, họ phải mất thời gian tìm kiếm và tra sổ sách. Mặt khác, phương thức quản lý truyền thống không thể “cân” nổi lượng hàng nhập và bán, đơn hàng thất thoát nhiều.

Quản lý hàng hóa trong kho và showroom

Phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới CitiPOS thông minh giúp bạn nắm rõ số lượng hàng tồn có trong kho. Nhờ vậy, bạn có thể tự tin trong việc mua bán và cho thuê váy cưới. Thêm vào đó, bạn có thể thay đổi các mục quản lý dựa trên môi trường thực tế mà không cần nhờ cậy đến nhà cung cấp phần mềm. CitiPOS luôn giúp bạn tự làm chủ được tình hình công việc của mình. Bằng việc sắp xếp hàng hóa, hệ thống lại theo chủng loại. Toàn bộ chúng đều được mã hóa và cập nhật tình trạng liên tục. Bởi phần mềm còn tích hợp bao gồm chức năng quản lý hàng hóa trong kho và tại showroom.

Việc quản lý hàng hóa xuất, nhập kho, hàng tồn đều trở nên dễ dàng nhờ tính năng quản lý mã vạch. Thêm vào đó, việc kiểm hàng trong kho định kỳ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và khoa học hơn. Bởi phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới CitiPOS còn bao gồm cả tính năng quản lý kho bãi.

Chăm sóc và quản lý thông tin khách hàng Quản lý thu chi

Các khoản chi cho việc nhập hàng, công nhân viên và những khoản lặt vặt khác sẽ được cập nhật đều đặn trên hệ thống. Thêm vào đó, dòng tiền lưu thông, tiền vốn và công nợ cũng sẽ hiển thị liên tục. Doanh thu của cửa hàng luôn đúng với thời gian thực và khớp với lịch sử mua hàng. Nguồn thu của cửa hàng sẽ được phân loại theo ngày, tháng, năm và từng quý. Nhờ đó, ảnh viện cưới sẽ thoát khỏi tình trạng trì trệ trong kiểm soát tài chính. Nhân viên cũng khó lòng gian lận về doanh thu.

Quản lý thống kê báo cáo

Kết quả kinh doanh sẽ được thống kê dựa trên nhiều mục phân loại. Như dựa vào thời gian, chủng loại, nhà phân phối hay kho bãi…Các thống kê về lượng và nhóm hàng tiêu thụ cho phép bạn chủ động trong việc nhập hàng. Đối với sản phẩm bán chạy thì nhập nhiều vào đợt sau. Còn những mặt hàng bán chậm thì nên đi kèm các gói khuyến mãi để không bị tồn hàng.

Tổng kết

Chi phí bỏ ra để cài đặt phần mềm quản lý cửa hàng áo cưới CitiPOS không quá lón. Tuy nhiên, lợi ích và giá trị mà nó mang lại thì hoàn toàn không hề nhỏ. Công sức bỏ ra cho việc quản lý không những ít đi, thời gian rút ngắn lại mà còn nâng khả năng kiểm soát cửa hàng lên một tầm cao mới. Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không trải nghiệm ngay những tính năng tuyệt vời đó.

Làm Sao Để Đặt Tên Hay Cho Cửa Hàng Quần Áo ?

Bạn đang có ý định mở một cửa hàng quần áo nhưng chưa tìm được ý tưởng nào để đặt tên cho shop. Tên cửa hàng là một yếu tố quan trọng trong việc gây ấn tượng đến cho khách hàng gợi nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của bạn.

Để giúp bạn nhanh chóng gặt hái được thành công ngay từ những bước đầu tiên, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng mới để đặt tên hay cho cửa hàng quần áo.

Vâng, chính là tên thật của bạn. Bạn sở hữu cửa hàng này, và tôi chắc chắn rằng bạn tự hào về nó, vì vậy hãy cho cả thế giới biết ai là ông chủ! Nếu trùng hợp từng mơ thấy tên của bạn trong ánh sáng, điều đó có thể có nghĩa là ở phía trước cửa hàng của bạn! Tất nhiên, trên cả giấc mơ về danh tiếng và tài sản, có nhiều lý do khác để sử dụng tên của bạn, bao gồm cả việc đặt tên cho cửa hàng của bạn cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, mang lại cho khách hàng cảm giác tự hào về quyền sở hữu của bạn và truyền đạt ý tưởng rằng các mặt hàng họ tìm thấy trong cửa hàng của bạn là cá nhân, độc đáo và được chọn riêng.

Sử dụng tên của bạn

2. Sử dụng thuật ngữ thời trang

Ví dụ: Một tên cửa hàng trang sức dễ thương có thể là một cái gì đó như “The Bracelet Boutique” hoặc “The Sparkle Shop.”

Tên cửa hàng giày nữ tính có thể cải thiện các thuật ngữ giày trong tên của nó, như “Giày cao gót” hoặc “Giày thể thao nữ”.

Cửa hàng Mimis Baby Boutique

Nếu bạn đã thuê hoặc mua vị trí của mình, hãy sử dụng nó trong tên. Điều này không chỉ giúp khách hàng và khách hàng tiềm năng nhớ bạn đang ở đâu, mà một cái tên như thế này nói rằng bạn đang ở đây. Ví dụ: nếu bạn ở đường 5, bạn có thể chỉ cần đặt tên là ” Đường số 5″.

Sử dụng tên gọi là vị trí

4. Xem xét đối tượng của bạn

Nếu bạn đang cố gắng hướng cửa hàng của mình tới một đám đông hoặc nhóm tuổi nhất định, một cái tên chắc chắn có thể làm điều này. Một số từ nhất định cảm thấy trẻ hơn, hipper hoặc mát mẻ hơn những từ khác và có thể không hấp dẫn người mua sắm trưởng thành hơn hoặc có gót, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi bạn đề cử tên của bạn. Hãy sáng tạo và vui chơi với nó!

5. Địa điểm và thương hiệu

Nếu bạn có niềm đam mê thời trang và giấy phép kinh doanh, thì bạn đã sẵn sàng, chuẩn bị, đi mở cửa hàng quần áo của riêng bạn! Bên cạnh việc hoàn toàn sang trọng, cửa hàng là những doanh nghiệp tuyệt vời cho các thị trấn nhỏ nơi các quý cô có thể tụ tập, mua sắm và truyền bá một chút tin đồn!

Hai điều quan trọng nhất để xem xét là vị trí và thương hiệu. Bạn sẽ muốn có thể tối đa hóa lợi nhuận và duy trì hoạt động kinh doanh vô thời hạn, vì vậy hai điều này rất cần thiết.

Khi nói đến địa điểm, bạn muốn ghi nhớ hai điều: Phong cách quần áo bạn sẽ bán và nơi bạn sẽ tìm thấy những người đánh giá cao phong cách đó. Bạn sẽ muốn ở trong một khu vực mà người mua sắm đến để chi tiêu để quần áo của bạn sẽ được bán nhanh chóng.

Khi bạn đã tìm đúng địa điểm, nhiệm vụ tiếp theo là khiến người mua hàng bước vào cửa của bạn và bạn sẽ muốn bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình.

6. Lấy ý tưởng tên từ gia đình và bạn bè

Mặc dù những cái tên ở trên là những cái tên tuyệt vời, nhưng không sao nếu bạn cần thêm trợ giúp để tìm ra tên.

Hãy thử tìm đến những người khác để được giúp đỡ như gia đình và bạn bè. Chúng ta đều biết rằng ý kiến ​​của người khác có thể là vô giá, đặc biệt là khi hỏi những người có thể mua sắm tại cửa hàng của bạn!

Nên có một bữa tiệc đặt tên là một cách tốt để vui chơi trong khi tìm tên cho cửa hàng của bạn. Bạn thậm chí có thể có một buổi trình diễn thời trang nhỏ để xem trước một số phong cách sắp bán, chỉ để cung cấp cho mọi người một chút cảm hứng. Ném vào một số rượu vang và thức ăn ngon và bạn có cho mình một công thức cho tên cửa hàng!

Không phải loại động vật bên? Hãy tìm đến cộng đồng Internet để tìm ý tưởng. Làm thế nào về việc đăng một câu hỏi trên một trang web, chẳng hạn như Facebook, Instagram. Bạn chắc chắn sẽ có được nhiều ý tưởng đi theo con đường này.

Với sự sáng tạo và giác quan thứ sáu về thời trang, bạn nhất định sẽ tìm ra thứ gì đó hoàn hảo, thứ gì đó phù hợp với bạn giống như cửa hàng của bạn sẽ phù hợp với khách hàng của bạn.