Sách về âm nhạc hay nhất. Viết về các thời kỳ âm nhạc, giới thiệu cuộc đời của các nhà soạn nhạc và danh sách các bản nhạc nổi tiếng. Đồng thời sắp xếp phân chia thể loại âm nhạc giúp người đọc dễ hiểu hơn trong quá trình tìm đọc.
Những Nốt Nhạc Tỉnh ThứcCuốn sách này ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của Sistema để truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà giáo dục, và các nhà hoạt động xã hội ở khắp mọi nơi. Nó lần theo quá trình mà tác giả đã dần nhận thức được rằng trong El Sistema, lý tưởng dẫn dắt dàn nhạc như một trường học cho cộng đồng phải rất mạnh mẽ để có thể xuất sắc xóa nhòa sự phân biệt giữa giáo dục âm nhạc và biến đổi xã hội. Và nó mô tả quá trình củng cố niềm tin trong bà rằng nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới, có nhiều điều để học hỏi từ mô hình của Venezuela.
El Sistema là một chương trình giáo dục âm nhạc công lập ở Venezuela, ban đầu được gọi là Hành động xã hội vì âm nhạc do nhà kinh tế và nhạc sĩ Jose Antonio Abreu sáng lập. El Sistema quản lý hơn 150 dàn nhạc thanh niên cà 70 dàn nhạc thiếu niên tham dự miễn phí các trường âm nhạc trong hệ thống của mình trên khắp đất nước. 905 trong số đó là con của các gia đình nghèo. Các em không những được mễn phí học mà còn được cấp nhạc cụ thậm chí cả thẻ xe buýt đến lớp.
Kết hợp sự khôn khéo về chính trị với lòng tận tâm hết mực, Abreu đã nuôi dưỡng giấc mơ, nơi âm nhạc được xem như môi trường lý tưởng mà trẻ em càng sớm được trưởng thành trong đó thì càng tốt cho xã hội.
“Những nốt nhạc tỉnh thức là một cuốn sách phải-đọc dành cho bất cứ ai muốn làm thế giới tốt đẹp hơn mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu.” – Ngài Clive Gillinson, Giám đốc điều hành và Giám đốc nghệ thuật Carnegie Hall
Danh Nhân Âm NhạcNhững cống hiến của họ đã biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể, và đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong quá trình phát triển của loài người, tạo nên những bước ngoặt lịch sử đưa con người lên một tầm cao mới.
Họ chính là những nhà nghệ thuật tài ba, nhà bác học tên tuổi hay là những triết gia có tầm ảnh hưởng… Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của họ là những bản hùng ca độc đáo giữa cuộc sống vĩnh hằng với những thất bại, thành công, đắng cay cùng cực này. Họ đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại.
Đặng Thái Sơn Người Được Chopin ChọnKhông biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là “thần đồng”, thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.
Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu.
Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự “đồng điệu”. Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.
Hồi Ức Bên Phím Dương CầmGiảng dạy và biểu diễn nghệ thuật nói chung cũng như piano nói riêng thường được coi là một công việc nhẹ nhàng và quý phái. Nhưng có lẽ không nhiều người thực sự hiểu rằng để đến được với nghệ thuật và tiến bước trên con đường âm nhạc cổ điển chính thống, những người nghệ sĩ đã phải trải qua những năm tháng khổ luyện đầy gian nan vất vả, thậm chí khắc nghiệt vô cùng.
Cuốn sách “Hồi ức bên phím dương cầm” sẽ giúp cho các bạn đang theo học piano, cũng như những người đang theo học piano chuyên nghiệp – những người sắp trở thành các nghệ sĩ, giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp trong tương lai – cảm nhận, thấu hiểu hơn những thuận lợi cũng như “cái giá phải trả” cho đam mê của mình. Nhưng dù thế nào đi nữa, ý nghĩa tích cực mà âm nhạc mang đến cho cuộc sống của chúng ta thì không lời nào có thể tả xiết.
Trịnh Công Sơn và Bob DylanMột “sân khấu” được dựng lên với những cuộc khảo sát thú vị trên các phương diện: tôn giáo, chính trị, chiến tranh, tình yêu và chung quy là hai bối cảnh văn hóa đã hun đúc nên hai tài năng này. Từ đó, không chỉ vấn đề tiểu sử cá nhân, tiểu sử nghệ thuật, cá tính sáng tạo, vai trò trí thức của Trịnh Công Sơn và Bob Dylan được trình bày cụ thể, lý tính, mà cuốn sách này còn tái hiện một bức tranh thời đại biến động qua những tương đồng, dị biệt của hai nhân vật lớn thuộc về hai nền văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh xung đột, chiến tranh những năm 1960-1970.
Cuốn sách không dừng lại ở những vấn đề thuộc phạm vi âm nhạc, mà xa hơn, soi tỏ một phông nền thời cuộc. Từ đó, có thể lý giải vì sao Trịnh Công Sơn và Bob Dylan đã trở thành hai tượng đài vượt ra khỏi khuôn khổ nền văn hóa của mình.
Người Sửa Đàn Dương CầmỞ tuổi 20, Tomura hoàn thành xong khóa học hai năm tại trường, cậu trở về Hokkaido để làm việc tại cửa tiệm nhạc cụ của Itadori. Vẫn còn nhiều hạn chế trong hiểu biết âm nhạc cũng như kinh nghiệm làm việc, Tomura dần dần xây dựng được cho mình ý nghĩa của việc trở thành một người sửa đàn dương cầm trong những lần tiếp xúc với Yanagi – một đàn anh có nhiều hơn cậu 7 năm kinh nghiệm, và cũng là người hướng dẫn trực tiếp cậu trong công việc.
Những hoài bão của tuổi trẻ cùng những tháng ngày miệt mài bên cây đàn dương cầm liệu có được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực đã bỏ ra ?