Ý Nghĩa Tên Các Hành Tinh / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Tên Các Hành Tinh Được Đặt Ra Sao?

Từ xa xưa, người La Mã và Hy Lạp gọi các hành tinh trong Hệ mặt trời theo tên các vị thần trong thần thoại. ‘Truyền thống’ đó tiếp nối đến ngày nay.

Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và gần mặt trời nhất trong Hệ mặt trời.

Sao Thủy chuyển động rất nhanh, chỉ mất 88 ngày Trái đất để quay quanh mặt trời, thực hiện một chu kỳ quỹ đạo. Đồng thời, khi nhìn từ Trái đất, sao Thủy cũng có chu kỳ giao hội khoảng 116 ngày, nhanh hơn những hành tinh khác.

Chính vì nhanh nhẹn mà người La Mã đã dùng tên vị thần liên lạc và đưa tin Mercurius để đặt tên cho sao Thủy. Ông cũng t hần của du lịch, trừng trị và bảo vệ kẻ trộm và thần là thương mại.

Trong thần thoại Hy Lạp, tên của vị thần này là Hermes

Sao Kim có tên xuất phát từ vị thần Venus – thần Vệ nữ trong thần thoại La Mã. Người Hy Lạp lấy tên vị thần Aphrodite gần như tương đường với thần Venus.

Venus được xem là vị thần của tình yêu, tình dục, và phụ nữ.

Trong thần thoại, thần Venus được xem là mẹ của người La Mã vì Aeneas con trai bà là người sống sót trong cuộc chiến thành Troy sau đó chạy sang Ý.

Ký hiệu thiên văn học cho sao Kim giống như ký hiệu sử dụng trong sinh học cho giống cái: một hình tròn với chữ thập ở bên dưới.

Khi quan sát người ta thấy Sao Hỏa có ánh sáng màu đỏ sẫm giống màu của chiến tranh.

Do đó, người Hy Lạp đặt tên cho hành tinh này theo tên vị thần chiến tranh Ares hay Mars trong tiếng La Mã.

Mars là vị thần quan trọng chỉ đứng sau thần Jupiter (thần Zeus) và thần Neptune (thần Poseidon) đồng thời cũng là người bảo vệ nông nghiệp La Mã, và là vị thần nổi bật nhất trong tôn giáo của quân đội La Mã.

Tên vị thần này còn được đặt cho tháng 3 (March).

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời. Khi nhìn qua kính thiên văn, sao Mộc trông rất thanh tú, oai phong lẫm liệt như một vị vua.

Người Hy Lạp đã lấy tên thần Zeus ngự trị trên ngai vàng tối cao đặt cho hành tinh này. Zeus là thần trị vì các vị thần, cai quản đỉnh Olympia, đồng thời cũng là thần sấm chớp.

Theo tiếng La Mã, thần Zeus có tên là Jupiter nên sao Mộc được gọi là Jupiter.

Sao Thổ (Saturn)

Khoảng cách trung bình giữa Sao Thổ và Mặt Trời là trên 1,4 tỉ cây số.

Với tốc độ quỹ đạo trung bình bằng 9,69 km/s, Sao Thổ cần 10.759 ngày Trái đất – tương đương khoảng 29,5 năm, để đi hết một vòng quanh Mặt trời.

Sự “lâu lắc” này làm cho người Hy Lạp liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian và đã đặt tên cho hành tinh là Cronus – vị thần của thời gian.

Trong tiếng La Mã, hành tinh này có tên là Saturn. Ngoài ra, Saturn còn được đặt cho ngày thứ 7 trong tuần – Saturday.

Sao Thiên Vương, Diêm Vương… đều bắt nguồn từ các vị thần

Năm 1781, nhà thiên văn người Anh William Herschel phát hiện ra một hành tinh mới trong Hệ mặt trời.

Sau đó, người ta quyết định tiếp nối truyền thống đặt tên theo tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, trong tiếng La Mã có tên Caelus. Hành tinh được mang tên vị thần Uranus, t rong thần thoại Hy Lạp được coi là cha trời, là ông của thần Zeus. Người phương Đông thường gọi là Sao Thiên Vương.

Năm 1846, các nhà thiên văn học tiếp tục phát hiện một hành tinh mới nhìn qua kính thiên văn có màu xanh lam. Họ lấy tên thần biển Neptune trong thần thoại La Mã, tương đương với thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp, đặt cho hành tinh này. Đây là Hải Vương Tinh.

Cuối cùng là Diêm Vương Tinh. Trước đây, người ta cho rằng Hệ mặt trời có 9 hành tinh, và hành tinh thứ 9 này được phát hiện năm 1930.

Lúc đó các nhà thiên văn học thấy đây là hành tinh xa nhất, mờ tối nhất khiến cho người ta liên tưởng tới địa ngục tối nên đã lấy tên người cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp là Pluto đặt cho hành tinh này – Diêm Vương Tinh.

Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời

Từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã nghiên cứu về thiên văn học, tìm tòi, phát hiện ra các vì sao, các thiên thể và những điều bí ẩn trong vũ trụ. Họ cũng đã có một nền văn minh tương đối phát triển , đặt biệt là di sản văn hóa “Thần thoại Hy Lạp”, từ lâu di sản này đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Người Hy Lạp xưa đã dùng tên của những vị thần trong các câu chuyện thần thoại để đặt tên cho các vì sao trên bầu trời.

Bầu trời sao. Credit: Bob King

Vào năm 146 TCN, lúc bấy giờ đế chế La Mã đang là một quốc gia hùng mạnh, người La Mã đã tiến hành các cuộc chinh phạt vào các vùng xung quanh mình trong đó có Hy Lạp, Hy Lạp bị xâm lược và đã bị nhập vào đế quốc La Mã. Người La Mã đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa Hy Lạp một cách mạnh mẽ, nền văn học “Thần thoại Hy Lạp” cũng không phải ngoại lệ. “Thần thoại La Mã” đã ra đời dựa trên sự biến tấu lại từ “Thần thoại Hy Lạp”. Song, sự chế biến này gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học hầu như không có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp đổi tên La tinh với những vị thần Hy Lạp chính cống. Tương tự như người Hy Lạp, người La Mã cũng đã đặt tên cho các vì sao theo tên của các vị thần.

1. Sao Thủy – Mercury

Với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày, chu kỳ giao hội trên quỹ đạo khi nhìn từ Trái Đất xấp xỉ 116 ngày, tốc độ này nhanh hơn hẳn những hành tinh còn lại và đã khiến người La Mã liên tưởng đến vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng-Mercurius. Tương ứng với thần thoại Hy Lạp, tên của vị thần này là Hermes.

Sao Thủy – hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất.Hình ảnh Sao Thủy được chụp từ tàu vũ trụ Messenger.Image Credit: NASA/JHU/APL/Carnegie Institution of Washington

Thông tin thêm:– Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời.– Tuy gần Mặt Trời nhất nhưng Sao Thủy không phải là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời vì hành tinh không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng.

2. Sao Kim – Venus

Sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng thứ hai trong bầu trời tối, xếp sau Mặt Trăng. Hành tinh này có một ánh sáng rực rỡ. Vào những thời điểm sáng nhất, chúng ta có thể thấy ánh sáng từ Sao Kim lung linh, lấp lánh hình chữ thập. Chính vẻ đẹp tuyệt diệu, kì ảo này đã khiến người phương Tây xưa liên tưởng đến Aphrodite-nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Hy Lạp. Sau này, người La Mã gọi nữ thần này là Venus.

Thông tin thêm:– Mật độ không khí trong khí quyển của Sao Kim khá lớn, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít, do đó, nó là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời.

3.Trái Đất – Earth

Do Trái Đất chỉ được chấp nhận rộng rãi là một hành tinh vào thế kỷ XVII, nên không có một tên gọi truyền thống nào của các vị thần dành cho nó. Nguồn gốc tên gọi “Earth” từ một từ Anglo-Saxon ở thế kỷ thứ VIII là “erda”, có nghĩa là “nền” hay “đất”. Từ này có nguồn gốc sâu xa trong tiếng Đức cổ.

Thông tin thêm:– Trái Đất là hành tinh duy nhất mà tên gọi trong tiếng Anh không bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp hay thần thoại La Mã, và cũng là hành tinh duy nhất đến nay có thuyết kiến tạo mảng.

4.Sao Hỏa-Mars

Sao Hỏa có màu cam đỏ đặc trưng, khá dễ dàng nhận biết khi nhìn lên bầu trời đêm. Màu sắc này có được là do bề mặt hành tinh chứa nhiều oxi sắt. Chính gam màu nóng này đã khiến người xưa liên tưởng đến binh đao, máu và chiến tranh. Người La Mã gọi Sao Hỏa là Mars – vị thần của chiến tranh, tương ứng với thần thoại Hy Lạp là thần Ares.

Thông tin thêm:– Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, là ngọn núi cao nhất Thái Dương hệ, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Hệ Mặt Trời.

5.Sao Mộc-Jupiter

Image credit: NASA/JPL-Caltech/SSI

Vì đây là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, nên người La Mã đã đặt theo tên vị thần Jupiter – vua của các vị thần, tương ứng với thần thoại Hy Lạp là thần Zeus.

Thông tin thêm:– Sao Mộc là hành tinh có nhiều vệ tinh tự nhiên nhất trong Hệ Mặt Trời (với ít nhất 79 vệ tinh tự nhiên đã được biết tính đến thời điểm hiện tại)

6.Sao Thổ- Saturn

Thần Saturn trong thần thoại La Mã tương ứng với thần Cronus trong thần thoại Hy Lạp, là cha của thần Zeus.

Sao Thổ là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có khối lượng riêng trung bình nhỏ hơn nước

Thông tin thêm:– Sao Thổ có một hệ thống vành đai bao gồm chín vành chính liên tục và ba cung đứt đoạn, chúng chứa chủ yếu hạt băng với lượng nhỏ bụi và đá.– Khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất.

7.Sao Thiên Vương- Uranus

Sao Thiên Vương được phát hiện vào năm 1781. Vì trước đó Sao Mộc và Sao Thổ đã lần lượt được đặt tên theo vị thần Zeus và cha của Zeus-Cronus, cho nên người ta đã đặt tên cho hành tinh này là Uranus – thần bầu trời và cũng là ông nội của thần Zeus.

Thông tin thêm:– Đây là hành tinh duy nhất được đặt theo tên của thần thoại Hy Lạp chứ không phải của La Mã.– Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu hình độc nhất bởi vì trục tự quay của hành tinh bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh.

8.Sao Hải Vương – Neptune

Từ Trái Đất, Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam. Màu sắc này là do tầng ngoài khí quyển của Sao Hải Vương chứa một lượng lớn khí metan. Điều này đã khiến người ta liên tưởng đến vị thần biển cả-Neptune của người La Mã, tương ứng với thần Poseidon của người Hy Lạp.

Thông tin thêm:

– Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất.– Lực hấp dẫn trên bề mặt hành tinh này chỉ nhỏ hơn của Sao Mộc.

Top Những Tên Mèo Hay Nhất Hành Tinh Thú Cưng

Tại sao nên đặt tên cho mèo?

Mèo là loài vật thân thiết và gần gũi trong cuộc sống gia đình. Sự xuất hiện của chúng không khác gì một thành viên trong gia đình, do đó cần có 1 cái tên thật ý nghĩa.

Những lưu ý khi đặt tên mèo hay

Nên đặt tên cho thú cưng khi chúng vừa về nhà hoặc còn là mèo con: bạn nên tìm kiếm một cái tên ngay từ khi mới tiếp xúc với nó nhé. Bởi nếu một thời gian sau khi tiếp xúc bạn mới đặt tên thì chúng dường như rất khó làm quen.

Lựa chọn những cái tên ngắn: nên lựa chọn những cái tên ngắn gọn và chỉ nên tối đa là 2 âm, dễ nghe dễ đọc như vậy người bạn của bạn mới dễ làm quen hơn.

Không nên chọn những cái tên mang ý nghĩa xấu mà dễ gây hiểu lầm: đây là một vấn đề bạn cần nên tránh bởi đôi khi nó có thể gây phiền phức cho bạn.

Tham khảo các loại phụ kiện cho mèo hàng xịn, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Các xu hướng phổ biến đặt tên cho mèo

Đặt tên cho mèo theo tên người

Theo số liệu nghiên cứu về các loại tên gọi của mèo do Hiệp Hội những người yêu thích chó Mèo tại Châu Á khảo sát năm 2013, xu hướng đặt tên theo tên người chiếm khoảng 45% tổng số tên gọi của các loài mèo đã được khảo sát. Xu hướng đặt tên này xuất phát từ thực tế, từ việc con người chúng ta coi loài mèo như một thành viên trong gia đình. Ví dụ: Charly, Chloe, Marry, Heli, Nana,…

Đặt tên cho mèo theo phong cách dễ thương

Cách đặt tên này thường phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc những bạn trẻ yêu thích phong cách nhẹ nhàng, dễ thương. Cũng có một số trường hợp, các con sen năng động, cá tính song lại thích đặt tên boss cưng của mình dễ thương để tạo sự hài hòa giữa sen và mèo.

Tên mèo lấy cảm hứng từ các loài hoa và cây

Anemone, Birch, Calla, Camellia, Cosmo, Cottonball, Daffodil, Dahlia, Daisy, Hibiscus, hoa tú cầu, Ivy, hoa nhài ,Lily, Hoa sen, Mộc lan, Moonflower, Phong lan, Petunias, Scabiosa, Vinca, Wisteria, Yucca…

Đặt tên theo nhân vật trong phim

Đây là một cách đặt tên khá thú vị. Trong các bộ phim tài liệu hay phim hoạt hình, rất nhiều chú mèo được đặt các tên rất hay và nổi bật như Tom, Seri Cat,… Những cái tên đó thường toát lên sự thông minh, tinh nghịch và là điểm nhấn cho người xem xuyên suốt cả phim.

Đặt tên theo sự phân biệt giới tính

Xu hướng phổ biến khi đặt tên cho mèo nói riêng hay các loại thú cưng nói chung là coi chúng như thành viên trong gia đình, coi như những đứa con của mình. Cho nên, việc đặt tên để phân biệt rõ ràng giới tính của chúng là rất cần thiết.

Trước đây, nhiều người đặt tên chung chung, thường dựa vào những đặc điểm ngoại hình nhiều hơn là giới tính, ví dụ như: Spot (Đốm), Midnight (Đen tuyền), Fluffy (lông xù),… Tuy nhiên ngày nay, xu hướng này đã dần ít đi và thay vào đó là sự lên ngôi của những cái tên đủ phân biệt giống đực, giống cái.

Đạo Đức Kinh Tinh Hoa Minh Triết

DẠY VÀ HỌC. Đạo Đức Kinh là kho báu trí tuệ của bậc hiền triết Tác phẩm được gọi tên Đạo Đức Kinh và được chia làm 81 chương là theo thói quen ước lệ xưa nay. Bản văn Mã Vương Đôi hoàn toàn không đề tên tựa sách hay phân làm chương hồi. Tư tưởng Đạo Đức Kimh đơn giản nhưng cực kỳ sâu sắc, vi diệu. Rene Beritrand nhận xét “Ông chỉ viết có một quyển rất vắn tắt: ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này” . Lời bình của E.V. Zenker: “Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi; ông là một trong những bậc Thầy thuần tuý nhất và sâu sắc nhất của nhân loại “. Những người ông nói đều tan xương nát thịt cả rồi, CHỈ CÒN LỜI CỦA HỌ THÔI. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bong xoay chuyển. Tôi nghe nói: Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi. Không Tử đi ra, bảo học trò: – Con chim, ta biết nó bay; con cá, ta biết nó lội; con thú, ta biết nó chay. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn; đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt; đối với loài bay thì ta có thể dùng tên để bắn; đến như con rồng cưỡi mây cưỡi gió lên trời, ta không sao biết được. Hôm nay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ là con rồng chăng ? Lão Tử trau giồi đạo đức, học thuyết của ông cốt ở chỗ giấu mình, kín tiếng. Ông ở nhà Chu đã lâu, thấy nhà Chu suy bèn bỏ đi. Đến cửa quan , quan coi cửa là Doãn Hỷ nói: – Ông sắp đi ẩn rồi, hãy gắng vì ta mà làm sách. Rồi Lão Tử bèn làm sách, gồm hai thiên thượng hạ nói về ý nghĩa của đạo và đức hơn năm nghìn chữ . Đoạn ra đi không ai biết chết như thế nào.”

Sử ký Tư Mã Thiên, truyện Lão Tử (Phan Ngọc dịch, Nhà Xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 2003, trang 325-327) viết: “Lão Tử người làng Khúc Nhân , Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở, họ Lý , tên Nhĩ , tên tự là Bá Dương, tên thuỵ là Đam. Ông làm quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu. Khổng Tử đến Chu muốn hỏi Lão Tử về lễ. Lão Tử nói:

Theo học giả Nguyễn Hiến Lê viết năm 1978 ( sách Khổng Tử, Nhà Xuất bản Văn hoá 1991, trang 40-41) thì Tư Mã Thiên có lẽ là người đầu tiên viết về tiểu sử các triết gia thời Tiên Tần. Tư Mã Thiên sống ở thế kỷ thứ II trước Công Nguyên là người sinh sau Khổng Tử khoảng trên 400 năm khi mà đạo Khổng được vua Hán Vũ Đế coi là chính giáo. Cuộc gặp gỡ giữa hai triết gia Nguyễn Hiến Lê đồng tình với một số học giả đời Thanh ngờ là không có, bởi năm lí do: 1) Lão Tử không sinh trước Khổng Tử mà sinh sau vào thời Chiến Quốc; 2) Tư liệu mà Tư Mã Thiên dùng để viết hai đoạn Lão Tử khuyên Không Tử là không đáng tin vì rút trong Ngoại thiện, Tạp thiên của bộ Trang Tử; 3) Nếu Lão Tử hồi ấy đã nổi danh đến mức Không Tử vốn rất nổi tiếng phải tìm đến hỏi về việc lễ thì tại sao các sách thời Chiến Quốc lại không thấy nhắc đến Lão Tử. 4) Khổng Tử qua Chu nghiên cứu về lễ chưa chắc đã có vì theo niên biểu của Khổng Tử không có sự kiện này. 5) Lão Tử phản đối lễ trong khi Không Tử chủ trương phục lễ, lẽ nào Không Tử lại đi hỏi Lão Tử về lễ.

Lão Tử là người thế nào? Trên hai ngàn năm trăm năm nay câu hỏi về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Đạo Đức Kinh vẫn chưa ai viết rõ hơn Sử ký Tư Mã Thiên. Người đời sau vẫn gọi ông là Thầy Giáo Già dạy Đạo Đức Kinh (Lão Tử – Laotzu – the teaching of the Tao Te Chinh) theo thói quen ngàn xưa với khái lược ông sinh ở nước Sở cuối thời Xuân Thu (722-481 trước Tây lịch) đầu thời Chiến Quốc (453 – 221 trước Tây lịch), cuối thời đại đồ đồng, đầu thời đại đồ sắt. Đây là giai đoạn chiến tranh khủng khiếp giữa nhiều nước cổ đại Trung Hoa kéo dài suốt trên 500 năm. Đạo Đức Kinh là kiệt tác trên 5000 chữ của Lão Tử khuyên sống với thiên nhiên, chất phác, nhân từ, tiết kiệm, khiêm nhu , vô vi và bất tranh. Theo sự thống kê của những học giả đương đại Trung Quốc thì số sách của người đời sau viêt về Lão Tử có số chữ nhiều gấp ba triệu lần tác phẩm của chính Lão Tử để lại.

Giáo sư Vũ Thế Ngọc (Lão Tử Đạo Đức Kính Hán Việt Anh, Nhà Xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh năm 2011) cho biết: Ở Việt Nam trong thời gian qua chúng ta cũng đã có 4,5 bản dịch Việt ngữ về Đạo Đức Kinh. Tuy nhiên phần lớn độc giả không đọc thẳng vào chính văn mà chỉ đọc lời bàn mênh mông huyền bí của các dịch giả. Có lẽ vì thế nhiều người thường có một thái độ sai lầm về Đạo Đức Kinh . Có người còn là sách của các ông đạo lỡ thời hay của bọn làm nghề bói toán nhảm nhí mà không thấu hiểu giá trị đích thực của tác phẩm cổ điển đặc biệt quan trọng này trong lịch sử văn hoá nhân loại. Đạo Đức Kinh từ cả ngàn năm nay đã có nhiều văn bản khác nhau. Tuyệt đại các nhà chú giải Đạo Đức Kinh thường đều dựa theo văn bản có kèm lời chú giải của Vương Bật (226-249). Tuy nhiên đó là bản chép của nhiều thế kỷ sau… Cuối năm 1973 người ta tìm ra ngôi mộ cổ của viên thái thú Trường Sa đời nhà Hán ở thôn Mã Vương Đôi , Hà Nam được chôn vào ngày 4 tháng 4 năm 168 trước Tây lịch. Ngôi mộ cổ còn giữ gần như nguyên trạng 51 tài liệu cổ vô cùng quý giá viết trên lụa và thẻ tre, trong đó có hai bộ Đạo Đức Kinh. Văn bản mà chúng ta bàn luận dưới đây là theo bản dịch Hán Việt Anh của Vũ Thế Ngọc dựa trên bộ Đạo Đức Kính ở Mã Vương Đôi đi thẳng vào chính văn, phần bình dịch dành cho người đọc.

Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo các bản dịch của Ngô Tất Tố, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, và bản khảo luận bình dịch của Nhân tử Nguyễn Văn Thọ với 81 chương có tại đây.

Đạo Đức Kinh là kho báu trí tuệ của bậc hiền triết Tác phẩm được gọi tên Đạo Đức Kinh và được chia làm 81 chương là theo thói quen ước lệ xưa nay. Bản văn Mã Vương Đôi hoàn toàn không đề tên tựa sách hay phân làm chương hồi. Tư tưởng Đạo Đức Kimh đơn giản nhưng cực kỳ sâu sắc, vi diệu. Ví dụ như câu: “Ta nắm lấy ba phép báu: thứ nhất là nhân từ, thứ nhì là tiết kiệm, thứ ba là khiêm nhu, không tranh đoạt người. Ta biết nhân từ thì được dũng cảm; biết tiết kiệm thì được rộng rãi; biết khiêm nhu không tranh đoạt người thì được tôn vinh.” Chúng ta hãy chậm rãi đọc kỹ bốn chữ “biết đúng, biết đủ” (tri túc, tri chỉ) chắt lọc và chứa đựng toàn bộ tinh hoa của phương pháp học tập cũ và mới.

Vương Tuệ Mẫn mở đầu tập sách Anh hùng luận (Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn và Công ty Văn hoá Đông A năm 2010) đã viết “Lão Tử túi khôn của nhân loại” dẫn lời bình của Rene Beritrand ” Ông chỉ viết có một quyển rất vắn tắt: ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này” và lời bình của E.V. Zenker: ” Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi; ông là một trong những bậc Thầy thuần tuý nhất và sâu sắc nhất của nhân loại “.

Trở về trang chính

Xem phần 1: Lão Tử, Đạo Đức Kinh, Đạo HọcCòn tiếp …