1. Vàng – Autum(Latinh): Bình minh vàng. 2. Bạc – Argentum(latinh): Sáng bóng. 3. Thiếc – Stanum(Latinh): Dễ nóng chảy. 4. Thuỷ ngân: -Hydragyrum(Latinh): Nước bạc. -Mercury(Angloxacxong cổ). -Mercure(Pháp). 5. Chì – Plumbum: nặng. 6. Stibi: -Stibium(Latinh): Dấu vết để lại. -Antimoine(Pháp): Phản lại,thầy tu. 7. Kẽm: -Seng(Ba tư): Đá. -Zinke(Đức): Đá. 8. Asen: -Zarnick(Ba tư): Màu vàng. -Arsenikos(Hi Lạp): Giống đực. 9. Hiđro – Hidrogenium(Latinh): Sinh ra nước. 10. Oxi – Oxigenium, Oksysgen(Latinh): Sinh ra axit. 11. Brom – Bromos(Latinh): Hôi thối. 12. Argon – Aergon(Latinh) – Argon(Hy Lạp cổ): Không hoạt động. 13. Radium – Radium, Radon: Tia. 14. Iot – Ioeides: Màu tím. 15. Iridi – Iris: cầu vồng. Irioeides(Hy Lạp):Ngũ sắc 16. Xesi – Cerius: Màu xanh da trời. 17. Tal i- Thallos: Xanh lục. 18. Nitơ: -Azot(Hi Lạp): Không duy trì sự sống. -Nitrogenium: Sinh ra diêm tiêu. 19. Heli: Trời. 20. Telu: Đất. 21. Selen: Mặt trăng. 22. Xeri-Cerium: Sao Thần Nông. 23. Urani: Sao Thiên Vương. 24. Neptuni: Sao Hải Vương. 25. Plutoni: Sao Diêm Vương. 26. Vanadi: Tên nữ thấn sắc đẹp Vanadis trong thần thoại cổ Scandinavia. 27. Titan: Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea. 28. Ruteni – (Latinh): Tên cổ nước Nga. 29. Gali – (Latinh): Tên cổ nước Pháp. 30. Gecmani – Germany: Tên nước Đức. 31. Curi: Tên nhà nữ bác học Marie Curie. 32. Mendelevi: Tên nhà bác học Mendelev. 33. Nobeli: Tên nhà bác học Anfred Nobel. 34. Fecmi: Tên nhà bác học Fermi. 35. Lorenxi: Tên nhà bác học Lorentz. 36. Lantan – (Hi Lạp): Sống ẩn náu. 37. Neodim – (Hi Lạp): Anh em sinh đôi của Lantan. 38. Prazeodim – (Hi Lạp): Anh em sinh đôi xanh 39. Atatin: -Astatum(La tinh). -Astatos(Hy Lạp): Không bền. 40. Bitmut: -Bismuthum(La tinh). -(Tiếng Đức cổ): Khối trắng. 41. Bo: -Borum(La tinh). -Burac(Ả rập): Borac. 42. Cađimi: -Cadmium(La tinh). -Cadmia(Hy Lạp cổ): Các quặng kẽm và kẽm oxit. 43. Canxi: -Calcium(La tinh). -Calo: Đá vôi,đá phấn. 45. Clo: -Chlorum(La tinh). -Chloas(Hy lạp): Vàng lục. 46. Coban: -Coballum(La tinh). -Cobon: Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại. 47. Crom – Croma(Hy Lạp): Màu. 48. Flo-Fluoros(Hy Lạp): Sự phá hoại,sự tiêu diệt. 49. Hafini – Hafnin: Tên thủ đô cũ của Đan Mạch. 50. Iot – Ioeides(Hy Lạp cổ): Tím. 51. Kali – Alkali(Ả rập): Tro. 52. Platin(Tây ban nha): Trắng bạc. 53. Rođi – Rodon(Hy Lạp): Hồng. 54. Osimi – Osmi(Hy Lạp): Mùi. 55. Palađi(Hy Lạp): Thiên văn. 56. Reni – Rhin: Tên sông Ranh(Rhin). 57. Rubiđi – Rubidis: Đỏ thẫm. 58. Scandi: Tên vùng Scandinavia. 59. Silic-Silix: Đá lửa. 60. Stronti – Stronxien(Hy Lạp): Tên làng Strontian ở Scotland. 61. Tali – Thallos: Nhánh cây màu lục. 62. Tantali – Tantale: Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đế Tantale. 63. Tecnexi – Technetos(Hy Lạp): Nhân tạo. 64. Kripton: Ẩn. 65. Neon: Mới. 66. Xenon: Da. 67. Rađon: Lấy từ tên gọi Rađi(Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi). 68. Liti – Lithos(Hy Lạp): Đá. 69. Molipđen – Molindos: Tên của Chì. 70. Amerixi: Tên châu Mỹ. 71. Beckeli: Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ. 72. Kursatovi: Tên của nhà bác học I.V.Kursatop. 73. Jolioti: Tên của nhà bác học I.Joliot Curie. 74. Ninbori: Tên của nhà bác học Niels Bohr. 75. Gani: Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O.Hanh. 76. Prometi – Prometei: Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp. 77. Niken – Nick: Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ. 78. Niobi – Nioba:Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ. 79. Thori – Thor:Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia. 80. Einsteinum: Tên nhà bác học Albe
Ý Nghĩa Tên Tố Nhi / TOP 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Ý Nghĩa Tên Tố Nhi được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Ý Nghĩa Tên Tố Nhi hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tên Con Nguyễn Tố Nga Có Ý Nghĩa Là Gì
Luận giải tên Nguyễn Tố Nga tốt hay xấu ?
Về thiên cách tên Nguyễn Tố Nga
Thiên Cách là đại diện cho mối quan hệ giữa mình và cha mẹ, ông bà và người trên. Thiên cách là cách ám chỉ khí chất của người đó đối với người khác và đại diện cho vận thời niên thiếu trong đời.
Thiên cách tên Nguyễn Tố Nga là Nguyễn, tổng số nét là 7 và thuộc hành Dương Kim. Do đó Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn là quẻ CÁT. Đây là quẻ có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành.
Xét về địa cách tên Nguyễn Tố Nga
Ngược với thiên cách thì địa cách đại diện cho mối quan hệ giữa mình với vợ con, người nhỏ tuổi hơn mình và người bề dưới. Ngoài ra địa cách còn gọi là “Tiền Vận” ( tức trước 30 tuổi), địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận tuổi mình.
Địa cách tên Nguyễn Tố Nga là Tố Nga, tổng số nét là 13 thuộc hành Dương Hỏa. Do đó địa cách sẽ thuộc vào quẻ Kỳ tài nghệ tinh là quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG. Đây là quẻ sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.
Luận về nhân cách tên Nguyễn Tố Nga
Nhân cách là chủ vận ảnh hưởng chính đến vận mệnh của cả đời người. Nhân cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Nhân cách là nguồn gốc tạo vận mệnh, tích cách, thể chất, năng lực, sức khỏe, hôn nhân của gia chủ, là trung tâm của họ và tên. Muốn tính được Nhân cách thì ta lấy số nét chữ cuối cùng của họ cộng với số nét chữ đầu tiên của tên.
Nhân cách tên Nguyễn Tố Nga là Nguyễn Tố do đó có số nét là 13 thuộc hành Dương Hỏa. Như vậy nhân cách sẽ thuộc vào quẻ Kỳ tài nghệ tinh là quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG. Đây là quẻ sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.
Về ngoại cách tên Nguyễn Tố Nga
Ngoại cách là đại diện mối quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài như bạn bè, người ngoài, người bằng vai phải lứa và quan hệ xã giao với người khác. Ngoại cách ám chỉ phúc phận của thân chủ hòa hợp hay lạc lõng với mối quan hệ thế giới bên ngoài. Ngoại cách được xác định bằng cách lấy tổng số nét của tổng cách trừ đi số nét của Nhân cách.
Tên Nguyễn Tố Nga có ngoại cách là Nga nên tổng số nét hán tự là 7 thuộc hành Dương Kim. Do đó ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn là quẻ CÁT. Đây là quẻ sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.
Luận về tổng cách tên Nguyễn Tố Nga
Tổng cách là chủ vận mệnh từ trung niên về sau từ 40 tuổi trở về sau, còn được gọi là “Hậu vận”. Tổng cách được xác định bằng cách cộng tất cả các nét của họ và tên lại với nhau.
Do đó tổng cách tên Nguyễn Tố Nga có tổng số nét là 19 sẽ thuộc vào hành Âm Hỏa. Do đó tổng cách sẽ thuộc quẻ Tỏa bại bất lợi là quẻ HUNG. Đây là quẻ quẻ đoản mệnh, bất lợi cho gia vận, tuy có trí tuệ, nhưng thường hay gặp hiểm nguy, rơi vào bệnh yếu, bị tàn phế, cô độc và đoản mệnh. Số này có thể sinh ra quái kiệt, triệu phú hoặc dị nhân.
Quan hệ giữa các cách tên Nguyễn Tố Nga
Số lý họ tên Nguyễn Tố Nga của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Dương Hỏa” Quẻ này là quẻ Tính nóng, gấp; khí huyết thịnh vượng; chân tay linh hoạt, ham thích hoạt động.Thích quyền lợi danh tiếng, có mưu lược tài trí hơn người, song hẹp lượng, không khoan nhượng. Có thành công rực rỡ song khó bền.
Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Dương Hỏa – Dương Hỏa” Quẻ này là quẻ Kim Hỏa Hỏa: Trong cuộc sống thường bị chèn ép, không có thành tựu đặc biệt, dễ mắc bệnh phổi và bệnh não (hung).
Kết quả đánh giá tên Nguyễn Tố Nga tốt hay xấu
Như vậy bạn đã biêt tên Nguyễn Tố Nga bạn đặt là tốt hay xấu. Từ đó bạn có thể xem xét đặt tên cho con mình để con được bình an may mắn, cuộc đời được tươi sáng.
Tên Nguyễn Tố Quyên Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?
Luận giải tên Nguyễn Tố Quyên tốt hay xấu ?
Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.
Thiên cách tên của bạn là Nguyễn có tổng số nét là 7 thuộc hành Dương Kim. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành
Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.
Địa cách tên bạn là Tố Quyên có tổng số nét là 14 thuộc hành Âm Hỏa. Địa cách theo tên sẽ thuộc quẻ HUNG (Quẻ Phù trầm phá bại): Điềm phá gia, gia duyên rất bạc, có làm không có hưởng, nguy nạn liên miên, chết nơi đất khách, không có lợi khi ra khỏi nhà, điều kiện nhân quả tiên thiên kém tốt.
Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.
Nhân cách tên bạn là Nguyễn Tố có số nét là 13 thuộc hành Dương Hỏa. Nhân cách thuộc vào quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG (Quẻ Kỳ tài nghệ tinh): Sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.
Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.
Ngoại cách tên của bạn là họ Quyên có tổng số nét hán tự là 8 thuộc hành Âm Kim. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG (Quẻ Kiên nghị khắc kỷ): Nhẫn nại khắc kỷ, tiến thủ tu thân thành đại nghiệp, ngoài cương trong cũng cương, sợ rằng đã thực hiện thì không thể dừng lại. Ý chí kiên cường, chỉ e sợ hiểm họa của trời.
Tổng cách (tên đầy đủ)
Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.
Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Nguyễn Tố Quyên có tổng số nét là 20 thuộc hành Âm Thủy. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ ĐẠI HUNG (Quẻ Phá diệt suy vong): Trăm sự không thành, tiến thoái lưỡng nan, khó được bình an, có tai họa máu chảy. Cũng là quẻ sướng trước khổ sau, tuyệt đối không thể dùng.
Mối quan hệ giữa các cách
Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Dương Hỏa” Quẻ này là quẻ Tính nóng, gấp; khí huyết thịnh vượng; chân tay linh hoạt, ham thích hoạt động.Thích quyền lợi danh tiếng, có mưu lược tài trí hơn người, song hẹp lượng, không khoan nhượng. Có thành công rực rỡ song khó bền.
Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Dương Hỏa – Âm Hỏa” Quẻ này là quẻ : Kim Hỏa Hỏa.
Đánh giá tên Nguyễn Tố Quyên bạn đặt
Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Nguyễn Tố Quyên. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.
Nguyễn Du Khóc… Tố Như ?
Bài tựa Truyện Thúy Kiều của Trần Trọng Kim có đoạn:
– Ấy là cái tâm sự của tiên sinh (Nguyễn Du) đã đem gửi vào tập Truyện Thúy Kiều để hậu thế ai có con mắt tinh đời, thì soi xét đấy, mà thở dài thay cho một người tài tình, tiết nghĩa, sinh không gặp thời, phải đày đọa ở chốn phong trần, để tấm lòng son sắt mai một đi mất. Bởi thế nên khi tiên sinh sắp mất, có khẩu chiếm hai câu rằng:
Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố-Như
(Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
Vậy nay ta đọc Truyện Kiều, mà có “khóc người đời xưa”, thì những người thức giả hẳn không ai cho là “khéo dư nước mắt” nữa(1).
Trần Trọng Kim nhắc lại giai thoại Nguyễn Du “khẩu chiếm” hai câu thơ lúc sắp mất của cụ nghè Nguyễn Mai, thuộc thế hệ thứ mười họ Nguyễn Tiên Điền, kể cho Lê Thước và Phan Sĩ Bàng nghe năm 1924.
Năm 1943, Đào Duy Anh khám phá ra hai câu thơ này là của bài Độc Tiểu Thanh ký, nằm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du. Thì ra giai thoại Nguyễn Du “khẩu chiếm” chỉ là chuyện cụ nghè Nguyễn Mai bịa đặt để tâng bốc tổ tiên.
Dù sao thì Nguyễn Du cũng đã để lại cho hậu thế hai câu thơ… mới lạ, thậm chí… khó hiểu. Có lẽ Nguyễn Du là người đầu tiên tự hỏi đời sau ai sẽ khóc mình? (Tố Như là tên tự của Nguyễn Du).
Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông làm quan ở Bắc Hà (1802 – 1804).
Hồ-Tây cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? (Bản dịch của Vũ Văn Tập)
Tiểu Thanh là một người con gái có tài, có sắc, sống vào đầu đời Minh. Nàng họ Phùng lấy lẽ một người cũng tên là Phùng, vì tránh tên chồng, nên gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen, bắt ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu buồn mà chết. Lúc bấy giờ mới mười tám tuổi. Nay ở Cô Sơn (Chiết Giang) vẫn còn mộ.
Tiểu Thanh có một tập thơ nói tâm sự của mình. Lúc nàng chết rồi, vợ cả ghen, lấy đốt đi. Còn sót một số bài, người ta chép lại gọi là Phần dư cảo.
Có thuyết nói tính từ khi Tiểu Thanh mất cho đến lúc Nguyễn Du làm bài thơ Độc Tiểu Thanh ký là được ba trăm năm(2).
Nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào câu thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (thiên hạ ai người khóc Tố Như?) để cho rằng Nguyễn Du đã nói về mình.
– Hà Huy Giáp có nhận xét:
Hơn ba trăm năm sau khi Tiểu Thanh, người con gái tài sắc đất Quảng Lăng mất, Nguyễn Du trong một bài thơ nói về nàng đã ngậm ngùi than thở: “Văn chương không có số mệnh gì mà sao người đời phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt?” Rồi nhà thơ lớn của dân tộc ta đặt câu hỏi về mình:
Ba trăm năm lẻ về sau nữa, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Trong xã hội phong kiến xưa, Tiểu Thanh phải đợi đến hơn ba trăm năm sau mới có một người tri kỷ như Nguyễn Du khóc mình, cho nên câu hỏi của Nguyễn Du không phải là không duyên cớ(3).
– Bàn về triết lí Truyện Kiều, Hoàng Ngọc Hiến cũng dẫn hai câu thơ để đi đến kết luận:
Triết lý của Nguyễn Du quả là không tương xứng với tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du.
Tác giả Truyện Kiều vẫn là một trí tuệ lớn, không phải là “trí tuệ của trí tuệ” mà đây là “trí tuệ của trái tim”.
Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Câu hỏi đau đớn và tha thiết này bao hàm một nỗi lo và ít nhiều hy vọng. Ngày nay chúng ta có thể hiểu được nỗi lo và niềm hy vọng của nhà thơ. Càng ngày càng thấy không thể quên được cái “tình” của Nguyễn Du, còn cái “lý” của Nguyễn Du, cuộc sống hiện tại đã khiến mỗi chúng ta thấy rõ là vô lý(4).
Truyện Kiều còn đọng lại trong lòng chúng ta cho đến nay nỗi đau nhân tình của một tâm hồn u ẩn. Có lẽ ít có nhà thơ đã gửi gấm vào tác phẩm mình một tâm sự khó hiểu như Nguyễn Du, khóc người rồi lại đặt câu hỏi về mình:
Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?(5)
Tuy nhiên…
Có đúng là Nguyễn Du khóc người và đặt câu hỏi về mình như các học giả nhận xét không?
Nguyễn Du thương nhớ nàng Tiểu Thanh, một cô gái trẻ đẹp, biết làm thơ, cũng như Nguyễn Du thương xót nàng Kiều xinh đẹp, đàn hay, là điều rất dễ hiểu. Chẳng cần bàn nhiều.
Nhưng, Nguyễn Du là một nhà nho, một ông quan “dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ” mà lại băn khoăn tự hỏi đời sau “thiên hạ ai người khóc Tố Như”, ai sẽ khóc mình thì quả thật là điều khó hiểu, dễ gây thắc mắc.
Khó hiểu vì Nguyễn Du đã từng “dùi mài kinh sử” như bất cứ ai theo nghiệp “lều chõng”. Ông thuộc lòng “Tứ thư, Ngũ kinh”, thông suốt những lời dạy của đức thánh Khổng “vạn thế sư biểu”. Ông quên hết rồi sao?
Đức Khổng Tử nói rằng: “Chớ lo mình không có chức vị; chỉ lo mình chẳng đủ tài đức để lãnh lấy chức vị mà thôi. Chớ lo người ta chẳng biết mình; chỉ cầu cho mình trở nên giỏi giắn và có đạo hạnh đặng đáng cho người ta biết vậy thôi” (Luận ngữ, chương Lý Nhân).
Đức Khổng Tử nói rằng: “Người quân tử buồn vì mình không đủ tài đức; chớ chẳng buồn vì người ta chẳng biết mình”. (Luận ngữ, chương Vệ Linh Công).
Đức Khổng Tử nói rằng: “Người quân tử trông cậy ở mình; kẻ tiểu nhơn trông cậy ở người”. (Luận ngữ, chương Vệ Linh Công)(6).
– Nguyễn Tố-Như tiên sinh không những đã hiểu rõ cái tư tưởng của Phật học ở trong Truyện Kiều mà thôi, tiên sinh còn làm bài Văn tế thập loại chúng sinh cũng theo đúng cái tư tưởng ấy. Vậy tôi (Trần Trọng Kim) dám chắc rằng tiên sinh là một người học rộng, tinh thông cả Nho học và Phật học(7).
Đạo Phật có thuyết “vô thường, vô ngã”, giải thích rằng mọi vật đều thay đổi từng sát na. Không có cái gì, kể cả “cái tôi, cái ta” là trường tồn, bất biến. Chúng sinh khổ vì bám víu vào bản ngã, bám víu vào “cái tôi, cái ta”. Một người tinh thông Phật học như Nguyễn Du mà lại thắc mắc đời sau ai sẽ khóc “cái tôi” của Tố Như sao?
Chẳng lẽ Nguyễn Du lại tự kiêu, tự đại đến mức quên cả giáo lý của Phật, của Khổng Tử? Nếu Nguyễn Du chưa “phá giới”, không coi thường Khổng giáo thì câu thơ “khấp Tố Như” phải được hiểu như thế nào?
Xin bàn về cụm từ “khấp Tố Như”.
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đều tự động viết hoa hai chữ Tố Như và hiểu rằng đó là tên tự của Nguyễn Du.
1) Bản thân chữ Hán không có chữ hoa, chữ thường, chấm, phẩy v.v. như chữ quốc ngữ. Chữ hán viết không phân biệt danh từ riêng (tên người, tên đất) với danh từ chung.
Vậy thì trước hết hãy thử viết “thiên hạ hà nhân khấp tố như” một cách bình thường. “Tố như” không viết hoa, không còn được hiểu là tên tự của Nguyễn Du.
Nhưng, “khấp tố như” là… khóc ai, khóc cái gì?
2) Thi nhân ngày xưa có thú chơi chữ bằng cách chiết tự. Một thí dụ được nhiều người biết là nhà của họ Hồ (Hồ Xuân Hương) được đặt tên là Cổ Nguyệt đường. Chữ Hồ chiết tự thành chữ Cổ + chữ Nguyệt.
Nguyễn Du cũng có tài chiết tự. Mọi người còn nhớ trong Truyện Kiều có hồi Sở Khanh viết giấy hẹn ngày đưa Thúy Kiều đi trốn.
Mở xem một bức tiên mai, Rành rành “tích việt” có hai chữ đề Lấy trong ý tứ mà suy: “Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?”
Đào Duy Anh giải thích: Hai chữ “tích việt” được chiết tự thành “trấp + nhất + nhật, tuất + tẩu”, nghĩa là “ngày hai mươi mốt, giờ tuất thì đi trốn”(8).
Trần Trọng Kim giải thích hơi khác: xem trong truyện tiểu thuyết (của Tàu) thì chữ “tích việt” cắt nghĩa là (trấp nhất nhật tuất thì việt tường tương kiến, nguyên văn viết bằng chữ hán) ngày 21, giờ tuất, trèo qua tường sang với nhau, chứ không phải là (trấp nhất nhật tuất thì tẩu) ngày 21 giờ tuất thì trốn. Vì lúc bấy giờ Kiều mới gặp mặt Sở Khanh, sau cách hai ngày nữa Sở Khanh mới rủ Kiều đi.
Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du thì thấy giải thích của Đào Duy Anh đúng và đầy đủ hơn giải thích theo truyện Tàu của Trần Trọng Kim.
Xin trở lại trường hợp “khấp tố như”.
Rất có thể là chữ như cũng đã được Nguyễn Du chiết tự:
Như = Nữ + Khẩu. Tố như chiết tự thành tố nữ khẩu.
Tố nữ là người con gái đẹp. Phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả (Hán Việt tự điển, Thiều Chửu). Tranh dân gian Đông Hồ, tranh Oger, hay tranh trong sách của Durand đều có tranh Tố nữ.
Tố nữ khẩu là “miệng người con gái đẹp”. Hiểu theo nghĩa rộng là “những lời nói của người con gái đẹp”. Nguyễn Du muốn ám chỉ những câu thơ giãi bày tâm sự của nàng Tiểu Thanh xinh đẹp chăng?
Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp “tố nữ khẩu”?
Ba trăm năm sau khi Tiểu Thanh chết, Nguyễn Du ngậm ngùi đọc những lời tâm sự của nàng trong Phần dư cảo. Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du trước sau chỉ xoay quanh chuyện “hồng nhan bạc mệnh”. Nguyễn Du không vô duyên, đang nhớ Tiểu Thanh lại quay sang thắc mắc đời sau ai sẽ khóc mình.
Nếu đúng là Nguyễn Du, tự Tố Như, đã chiết tự “tố như” thành “tố nữ khẩu” thì… xin ngả nón bái phục!
N.D (SHSDB33/06-2019)
…………………………………………… (1) Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Truyện Thúy Kiều, Tân Việt, in lần thứ tám, tr. 16. (2) Thơ chữ hán Nguyễn Du, Văn Học, 1965, tr. 161-163. (3) Hà Huy Giáp, Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Khoa Học Xã Hội, 1967, tr.169. (4) Hoàng Ngọc Hiến, Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, sđd, tr. 284-285. (5) Hà Huy Giáp, Truyện Kiều, Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1976, tr. 23. (6) Đoàn Trung Còn, Tứ Thư, Thuận Hoá, 2011. (7) Trần Trọng Kim, Truyện Thúy Kiều, sđd, tr. 42. (8) Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Khoa Học Xã Hội, 1989.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Ý Nghĩa Tên Tố Nhi xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!