Ý Nghĩa Tên Trường Đại Học Mở / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ( Ho Chi Minh City Open University viết tắt là OU) là một trường đại học công lập đa ngành có thương hiệu tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.[2]

Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Khẩu hiệu

Cơ hội học tập cho mọi người

Thông tin chung Loại hình

Đại học công lập (từ năm 2006)

Thành lập

1990

Thành viên của

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức và quản lý Hiệu trưởng

GS. TS. GVCC. Nguyễn Minh Hà

Hiệu phó

TS. GVCC. Lê Xuân Trường

TS. Lê Nguyễn Quốc Khang

Thông tin khác Địa chỉ

35-37 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1 và 97 Võ Văn Tần, P.6, Quận 3, TP.HCM.

Vị trí

Hồ Chí Minh, Việt Nam

Website

http://www.ou.edu.vn

Xếp hạng Xếp hạng quốc gia Webometrics(2020)

101[1]

Xếp hạng thế giới Webometrics(2020)

14.776[1]

Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí.

Được thành lập vào năm 1990 và trở thành trường đại học công lập từ năm 2006. Đến nay, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực đào tạo từ xa khu vực phía Nam và là một trong những trường đại học tiên phong tại Việt Nam triển khai phương thức đào tạo trực tuyến.[3]

Gần 3 thập kỷ qua, Nhà trường không ngừng cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác chất lượng trên thế giới. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều Trường và tổ chức giáo dục danh tiếng như:[3]

– Hội đồng Quốc tế về Đào tạo theo phương thức Mở và hình thức từ xa (ICDE)

– Hiệp hội các Trường Đại học Mở Châu Á (AAOU)

– Trung tâm đào tạo Mở khu vực trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO SEAMOLEC, Indonesia)

– Trường HAMK University of Applied Science (Phần Lan)

– Hệ thống Đại học ASEAN (The ASEAN University Network) (AUN) Thái Lan.

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thành lập được 30 năm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Ngày 15 tháng 6 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 451/TCCB về việc thành lập Viện Đào tạo mở rộng trực thuộc Trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy nghề, là tiền thân của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay[4].

Với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu học tập của xã hội, ngày 26 tháng 7 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện Đào tạo mở rộng TP. Hồ Chí Minh, với chức năng là đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh,… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.

[4].Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg chuyển loại hình một số trường đại học và cao đẳng bán công, dân lập [5]. Theo quyết định này, Trường Đại học Mở bán công TPHCM được chuyển sang thành trường đại học công lập và có tên gọi là Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.[6]

Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung:

1. Về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2. Về tổ chức bộ máy, nhân sự.

3. Về tài chính.

4. Về chính sách học bổng, học phí.

5. Về đầu tư, mua sắm.

6. Về cơ chế giám sát.

Thông qua các hình thức đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, tại chỗ và các điểm vệ tinh thực hiện đào tạo theo các chương trình: Đào tạo sau Đại học (Cao học), Đào tạo đại học (cấp bằng kỹ sư, cử nhân đại học), Cao đẳng (cấp bằng cử nhân cao đẳng), Trung cấp chuyên nghiệp, Bồi dưỡng nâng cao trình độ và đổi mới kiến thức (cấp chứng chỉ). Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phổ biến thông tin khoa học – kỹ thuật, truyền bá và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế. Các chương trình, nội dung đào tạo phong phú, đa cấp phù hợp với nhu cầu xã hội: người học có thể lấy văn bằng đại học – sau đại học, văn bằng nghề hoặc chứng chỉ cập nhật kiến thức. Phương châm gắn nhà trường với xã hội; học gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trường áp dụng đào tạo theo phương thức tín chỉ tạo cơ hội rút ngắn quá trình học tập cho sinh viên.

Ngày 12 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017.[7]

Ý nghĩa tên trường Sửa đổi

Có người bảo cái tên “Mở” bắt nguồn từ lịch sử hình thành trường. Lúc đó, khi chỉ mới có các trường truyền thống “công lập” thì ngành Giáo dục quyết định thử nghiệm xây dựng trường đại học đào tạo mở, tự hạch toán.

Có sinh viên chia sẻ: “Mở” là do trường đào tạo đa ngành nghề và có tính chất “mở” đối với hoạt động sinh viên cũng như liên kết quốc tế.

Có người lại nói rằng Đại học Mở TPHCM là lá cờ tiên phong trong lĩnh vực đào tạo từ xa, là một trong những trường đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Vì vậy, nó có tên là “Mở”. “MỞ“ ý là không gian học tập được rộng mở, bạn có thể theo học chương trình của trường bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào.

Huân chương Lao động hạng Ba cho nhà trường vào năm 2011.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nhà trường vào năm 2011.

Huân chương Lao động hạng Nhì cho nhà trường năm 2019.

Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [8], và công văn số 5901/BGDĐT-KHTC ngày 17 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai năm học 2014-2015 [9], Trường Đại học Mở chúng tôi báo cáo thực hiện quy chế công khai như sau:

Đội ngũ giảng viên

Năm 2020, trường có 499 giảng viên. Trong đó có 06 Giáo sư, 24 phó giáo sư, 136 tiến sĩ, 301 thạc sĩ và 32 giảng viên có trình độ đại học.[10]

Điều kiện vật chất

Hội trường, giảng đường, phòng học các loại: 28.564,10 m²

Thư viện, trung tâm học liệu: 3.055,20 m²

Phòng thí nghiệm, phòng thực hành: 3.668,79 m²[10]

Kiểm định chất lượng giáo dục

Ngày 18 tháng 9, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục cho Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.[11]

Trường Đại học Mở chúng tôi sau khi hoàn thiện báo cáo tự đánh giá (năm 2017) đã đăng ký với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG TPHCM để tiến hành việc tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của Trường. Từ ngày 16 tháng 5 năm 2017 đến 20 tháng 5 năm 2017, Trường đón Đoàn đánh giá ngoài đến kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.

Kết quả đánh giá của đoàn đánh giá với nhà trường cho kết quả đạt 52/61 tiêu chí (85.25%). Vì vậy, tháng 8 năm 2017, Trung tâm Kiểm định đã tổ chức Hội đồng thẩm định và đề nghị công nhận chất lượng giáo dục cho nhà trường.[12]

Chất lượng đầu ra thực tế

Khảo sát 1114 sinh viên tốt nghiệp đúng hạn năm 2014 về việc làm của sinh viên Đại học Mở TP.HCM:

Tình hình việc làm của sinh viên Số lượng sinh viên Tỷ lệ Tổng cộng

1114

100.00% Thời gian tìm được việc làm Số lượng sinh viên Tỷ lệ Tổng cộng 1036 100.00% Mức thu nhập bình quân/tháng Số lượng sinh viên Tỷ lệ Tổng cộng 1036 100.00%

* Theo khảo sát của nhà trường được công bố vào năm 2016.

Phần lớn nguồn học phí thu từ người học được dùng vào xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập: phòng học khang trang, toàn bộ các phòng học đều được gắn máy lạnh, đầu tư các trang thiết bị dạy học tiên tiến cho sinh viên, số lượng sinh viên mỗi lớp học phù hợp với môn học/ngành học… nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh việc đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự: nhân viên thân thiện, giảng viên có chuyên môn chuyên sâu, phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại,… Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập là một trong những mục tiêu chính yếu được nhà trường chú trọng.

Đại học Mở có cơ sở chính nằm tại địa chỉ 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3; với diện tích 2.436 m2.[4]. Nơi này chủ yếu được dùng để đặt các Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm của trường. Các lớp cao học và chương trình đào tạo đặc biệt (chất lượng cao). Ngoài ra trường còn có các cơ sở khác trong và ngoài thành phố.

Cơ sở Long Bình Tân tại Phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; với diện tích 32,5 ha; đây là công trình xây dựng trường đại học hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Cơ sở Bình Dương tại 68 Lê Thị Trung, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; với diện tích 13.121,6 m2; dành riêng cho khoa Công nghệ Sinh Học với đầy đủ các lớp học và các phòng thí nghiệm.

Cơ sở Nguyễn Kiệm ở địa chỉ 371 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh đã được nhà trường đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2015 – 2016, với tổng số 50 phòng học, trong đó có hội trường với sức chứa 300 chỗ. Dành ngành Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin quản lý, CNKT công trình Xây dựng, Quản lý xây dựng, Kế toán, Kinh tế, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Xã hội học, Công tác xã hội, Đông Nam Á. Toàn bộ các phòng học được đầu tư trang thiết bị hiện đại, hoàn toàn mới với hệ thống máy lạnh được trang bị cho phòng học, phòng thí nghiệm và hệ thống wifi phủ sóng toàn bộ khuôn viên trường.[13]

Bên cạnh đó, Trường cũng có các cơ sở liên kết. Cơ sở Mai Thị Lựu thuộc Trường Trung học nghề Võ Trường Toản tại 02 Mai Thị Lựu,Quận 1; dành cho khoa quản trị kinh doanh, khoa kinh tế và quản lý công.

Ngày 15/06/2016 nhà trường đưa vào sử dụng Cơ sở mới khang trang, hiện đại đặt tại Quận 1, quận trung tâm của thành phố, số 35-37, Đường Hồ Hảo Hớn, Quận 1. Đây là một trong những bước tiến quan trọng khác làm nền tảng để phát triển Trường Đại học Mở chúng tôi thành một Trường đại học trọng điểm, định hướng nghiên cứu kết hợp với ứng dụng, đáp ứng chuẩn đầu ra của doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiến tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong nền kinh tế tri thức, hội nhập. Để Trường hoàn thành mục tiêu là Trường Đại học công lập đào tạo ra những người chủ tương lai của đất nước.[13]

Trường có nhiều cơ sở nhưng sinh viên chỉ học tại một cơ sở duy nhất tương ứng với ngành học của mình trong suốt quá trình học.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, đa ngành, được đào tạo từ nhiều trường, viện trong nước và các nước trên thế giới. Tính đến năm 2010, nhà trường có hơn 200 giảng viên,[14].Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường là 31,5%. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên trong tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường là 83.94%.

Thư viện được mở rộng gồm 1 phòng đọc tại Lầu 5 và 1 phòng đọc tại Lầu 6 với diện tích là 500m2, 200 chỗ ngồi. Ngoài Thư viện tại cơ sở 97 Võ Văn Tần, Thư viện còn có 2 chi nhánh là tại cơ sở số 442 Đào Duy Anh và tại Cơ sở 3 của trường 68 Lê Thị Trung, Thủ Dầu Một, Bình Dương.Thư viện tổ chức theo lối kho mở và sử dụng khung Phân loại Thập phân Dewey (DDC) để phân loại và xếp giá tài liệu. Mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn ISBD và AACR2; sử dụng Sear List of Subject Heading và đề mục của LC để biên mục tài liệu[15]. Thư viện trường là thành viên của Liên Chi Hội Thư viện các trường ĐH Phía Nam[15]. Thư viện tổ chức theo dạng mở hơn 500 chỗ, có mạng máy tính giúp sinh viên tra cứu tài liệu. Trong thư viện hiện có 40.000 bản sách giáo trình các ngành đào tạo, sách tham khảo, tạp chí và các luận văn đại học và cao học xuất sắc…

Hệ thống thư viện trường với các sách tham khảo chuyên ngành và đại cương phong phú. Hệ thống máy vi tính nối mạng internet giúp sinh viên có thể tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, Khoa Công nghệ Sinh Học còn có một phòng thư viện riêng tại cơ sở Bình Dương, phục vụ các sách chuyên khảo[15].

Phòng thí nghiệm Sửa đổi

Hàng năm Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh dành trung bình 10% đến 15% kinh phí để trang bị các phòng thí nghiệm, đầu tư cho thư viện. Hiện nay hệ thống phòng thí nghiệm của trường đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm thực tập của sinh viên theo chương trình đào tạo. Hiện nay, Khoa Công nghệ Sinh học có 08 phòng thí nghiệm và một trại thực nghiệm tại cơ sở Bình Dương, bao gồm: PTN Sinh học phân tử, PTN Công nghệ vi sinh, PTN Vi sinh thực phẩm, PTN Công nghệ thực phẩm, PTN Nuôi cấy mô, PTN Công nghệ tế bào, PTN Hóa – Môi trường, PTN Sinh hóa.

Các phòng thí nghiệm của Khoa CNSH được trang bị những dụng cụ, thiết bị nghiên cứu chuyên ngành nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH, một số thiết bị chính như: máy PCR (Polymerase Chain Reaction), hệ thống điện di ngang phân tích DNA, protein 1-D và 2-D (Multiphor II), máy li tâm lạnh (Hettich – Đức), máy quang phổ kế (Bio-Rad Laboratories-Myõ), máy Elisa (Bio-Trak 2- Anh), hệ thống chụp ảnh và phân tích gel điện di (GelDoc), tủ đông sâu, tủ cấy, nồi hấp tự động, tủ BOD, tủ ấm lắc, tủ ấm CO2, kính hiển vi nối camera, nồi lên men (Bioflo 110-NBS – Mỹ), máy đông khô (Alpha 1-2/LDplus -Martin Christ – Đức), máy cô quay…

Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 12 khoa với nhiều chuyên ngành đào tạo: đại học chính quy, đại học chính quy chất lượng cao và sau đại học (thạc sỹ, tiến sĩ).[16]

STT MÃ CƠ SỞ ĐỊA CHỈ GHI CHÚ

1

VTT

97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

Cơ sở chính

Cơ sở học tập cho Khoa Đào tạo Đặc biệt (các ngành chất lượng cao)

Cơ sở học tập cho Khoa Đào tạo Sau Đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ)

2

HHH

35-37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Khu hành chính hiệu bộ

3

NK

371 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Cơ sở học tập

4

MTL

02 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Cơ sở học tập

5

BD

68 Lê Thị Trung, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

Chi nhánh Bình Dương

Đào tạo ngành công nghệ sinh học

6

LB

Phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Cơ sở 2

Cơ sở học Giáo dục quốc phòng – an ninh

7

KH

Tổ dân phố 17,P. Ninh Hiệp, TX. Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa

Chi nhánh Khánh Hòa

Địa điểm đào tạo từ xa cho khu vực Nam Trung Bộ

STT Khoa Hệ đào tạo Chuyên ngành đào tạo

1

Kinh tế và Quản lý công

Đại học

Chuyên ngành Kinh tế học

Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư

Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế

2

Luật

Đại học

Chuyên ngành Luật kinh tế

Chuyên ngành Luật

4

Kế toán – Kiểm toán

Đại học, trung cấp

Chuyên ngành Kế toán (Đại học, cao đẳng)

Chuyên ngành Kiểm toán (chính thức tách chuyên ngành từ năm 2014)

Trung cấp Kế toán chuyên ngành Kế toán, Thuế, Bảo hiểm

5

Tài chính – ngân hàng

Đại học

Ngành Kinh tế học

Trung cấp Tài chính ngân hàng

9

Xây dựng và Điện

Đại học

Ngành Kỹ thuật xây dựng

Ngành Công nghiệp

10

Công nghệ sinh học

Đại học

Chuyên ngành Công nghệ sinh học Vi sinh – Sinh học phân tử

Chuyên ngành Công nghệ sinh học Nông nghiệp

Chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm

11

Đào tạo Đặc Biệt (thành lập năm 2006)

Đại học

Khoa đào tạo các chuyên ngành:

Tài chính – Ngân hàng

Kế toán – Kiểm toán

Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại).

Luật Kinh tế

Công nghệ Kỹ thuật và Công trình xây dựng

Khoa học Máy Tính

Quản trị Kinh doanh

Công nghệ Sinh học

Kinh Tế

Chương trình Đào tạo đặc biệt Sửa đổi

Chương trình Đào tạo đặc biệt (năm 2016 trở thành Chương trình đào tạo Chất lượng cao) là một trong những chương trình đào tạo của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ra đời vào năm 2006. Đây là chương trình được thiết kế và triển khai nhằm mục tiêu giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể chủ động làm việc trong môi trường cạnh tranh, tự tin với chuyên môn, có năng lực ngoại ngữ và những kỹ năng giao tiếp đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Các điểm nổi bật phải kể đến bao gồm: Tăng cường phần tự học và tự nghiên cứu của sinh viên; Tăng cường tính chủ động làm việc nhóm của sinh viên trong việc học và chú trọng rèn luyện khả năng ngoại ngữ của sinh viên; Sinh viên tốt nghiệp có năng lực Anh ngữ tương đương TOEFL 550; Nâng cao tính thực tiễn, hợp tác với các doanh nghiệp để thực hiện các chương trình kiến tập, thực tập và báo cáo chuyên đề từ thực tiễn cho sinh viên; Đưa vào giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng làm việc nhằm giúp sinh viên thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc hiện đại; Hoạt động ngoại khóa được chú trọng nhằm nâng cao ‎ý thức về trách nhiệm, về cộng đồng, xã hội và môi trường cho sinh viên.

Thách thức đặt ra là sinh viên được yêu cầu phải chủ động nhiều hơn trong học tập. Khối lượng công việc tự học và tự nghiên cứu sẽ nặng hơn rất nhiều so với chương trình thường. Chương trình có những yêu cầu khắt khe hơn về kết quả học tập. Sinh viên tốt nghiệp ngoài việc hoàn tất các môn học theo chương trình cần phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL iBT 79 (TOEFL: 550) hoặc tương đương; hay TOEIC 650 hoặc tương đương. Riêng Ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) thì tốt nghiệp phải có chứng chỉ IELTS 6.0 hay tương đương và chứng chỉ tiếng Anh thương mại BEC.

Chuyên ngành đang được đào tạo gồm: Tài chính Ngân hàng, Kế toán Kiểm toán, Quản trị kinh doanh (Marketing, Kinh doanh quốc tế), Công nghệ Kỹ thuật Công Trình Xây dựng, Ngôn Ngữ Anh, Luật kinh tế.

Nhà trường duy trì và phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức và trường đại học nước ngoài để tìm kiếm khả năng hợp tác liên kết đào tạo đại học, sau đại học, khóa ngắn hạn và dạy nghề. Chương trình Cao học Việt Bỉ, hợp tác với Université Libre de Bruxelles, Bỉ. Tiến hành từ năm 1995 đến nay, đào tạo Thạc sĩ Quản trị. Từ năm 2001, mở thêm chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý và Kinh tế Nhà nước. Từ năm 2004 mở thêm chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Hệ thống thông tin.

Chương trình được tiến hành đều đặn hàng năm từ 1993, được đánh giá hàng năm và tạo uy tín cho khoa Xã hội học và Công tác xã hội trên quốc tế với các tổ chức Raddda Barnen (Thụy Điển); Ford Foundation, World Vision International, Church World Service (Mỹ); Đại học Oxford (Anh). Chương trình giới thiệu Giáo viên tình nguyện của Tổ chức Youth Educational Services (Mỹ) cho TTAN, được tiến hành liên tục từ 1994. Giáo viên được đánh giá giảng dạy nhiệt tình, tốt. Những giáo viên tình nguyện này sau đó có tham gia giảng dạy cho những Khoa khác.

Chương trình giao lưu sinh viên với Đại học Kyungnam (Hàn Quốc). Chương trình hợp tác giữa hai trường được tiến hành trên nhiều lãnh vực như giao lưu sinh viên, hỗ trợ đào tạo Giáo viên, trao đổi Giảng viên. Trường cũng nhận được nhiều giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ Nhật giúp trang bị phòng thính thị, British Council giúp tư liệu học tập… Các trường đại học trên thế giới cũng có nhiều sự hỗ trợ như Capilano College giúp cải tiến chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, xây dựng chương trình đào tạo từ xa, giúp đào tạo giáo viên viết giáo trình cho đào tạo từ xa.

Những Bí Ẩn Về Trường Đại Học Mở Tp. Hcm Mà Bạn Có Thể Chưa Biết Đến

Giới thiệu về trường Đại học Mở TP. HCM



Lịch sử hình thành

Đại học Mở được thành lập ban đầu với cái tên Viện Đào tạo mở rộng vào 15/6/1990 dưới quyết định của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lúc ấy trường thuộc Trường Cán bộ quản lí đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến năm 1993 Thủ Tướng Chính phủ quyết định thành lập ĐH Mở bán công trên cở sở Viện đào tạo mở rộng, với chức năng đào tạo từ xa, tại chỗ… nhầm đáp ứng nhu cầu nâng cao trí thức của mọ người. Vào năm 2006 trường ĐH Mở thực hiện tự chủ về tài chính.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Trường Đại học Mở chúng tôi phấn đấu đến năm 2023 trở thành trường đại học công lập đa ngành hàng đầu ở Việt Nam với định hướng ứng dụng, phổ cập kiến thức và phục vụ cộng đồng, trong đó hoạt động đào tạo từ xa phát triển ngang tầm khu vực.

Sứ mệnh chính của trường là góp phần thúc đẩy xã hội không ngừng học tập và phát triển thông qua việc mang trí thức đến bằng các phương thức linh hoạt và thuận tiện nhất cho sinh viên.

Hoạt động sinh viên

Đội ngũ giảng viên

Nhân sự trường được chú trọng cao từ giảng viên cơ hữu, giảng viên bên ngoài hay cán bộ công nhân viên chức đều được tuyển chọn thông qua bộ phận chuyên nghiệp đó là Phòng nhân sự. Trường luôn đặt mục tiêu là tuyển chọn được những người có tài có đức để giúp sinh viên có cơ hội được phát triển tốt nhất.

Giảng viên là những người không chỉ có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm mà còn có kinh nghiệm thực tế về chuyên môn mà họ đảm nhận. Bên cạnh đó họ thường xuyên trải qua các cuộc đánh giá chất lượng để đảm bảo chuyên môn tốt nhất.

Cơ sở vật chất

Do có chức năng đạo tạo từ xa nên ngoài những cơ sở lớn ra trường còn có những cơ sở nhỏ tại các tỉnh thành:

Cơ sở 1: 97 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM.

Cơ sở 2: 35-37 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q. 1 , TP.HCM.

Cơ sở 3: 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở 4: 02 Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM.

Cơ sở 5: 68 Lê Thị Trung, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

Cơ sở 6: Đường số 9, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Cơ sở 7: Tổ dân phố 17 P. Ninh Hiệp, Thị Xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.

Hệ thống thư viện tại ĐH Mở có tại tất cả các cơ sở của trường. Thư viện được trang bị đầy đủ chức năng cần thiết nhất mà thư viên bắt buột phải có và cả hệ thống tìm thông tin trực tuyến. Bên cạnh hệ thống thư viện phục vụ tốt công tác nghiên cứu sinh viên thì thật đáng tiếc vì trường không có hệ thống kí trúc xá, điều này gây khó khăn cho tân sinh viên làm quen với môi trường Sài Thành.

Thành tựu

Tiên phong trong công tác đào tạo từ xa, ĐH Mở đã thành công trong việc đào tạo được rất nhiều học viên xuất sắc tốt nghiệp và tìm được việc làm.

Cựu sinh viên tiêu biểu

Nguyễn Thị Thanh Trân là một cựu sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của Khoa QTKD. Hiện tại Trân đang theo học chương trình Thạc sĩ Marketing tại Trường Đại học Worcester – Vương Quốc Anh.

Tại sao bạn nên chọn trường Đại học Mở TP. HCM

Chất lượng đào tạo cao

Trường đào tạo theo giá trị cốt lõi mở rộng tri thức với phương châm giảng dạy là làm cho tri thức trở thành đơn giản, dễ hiểu và hữu dụng. Kiến thức được giảng dạy kèm theo hướng dẫn áp dụng trong thực tiễn công việc của người học. Chương trình đào tạo luôn được cập nhật theo những yêu cầu phát sinh từ thực tế.

Với tầm nhìn 2023 Trường Đại học Mở chúng tôi phấn đấu trở thành trường đại học công lập đa ngành hàng đầu ở Việt Nam với định hướng ứng dụng, phổ cập kiến thức và phục vụ cộng đồng; trong đó hoạt động đào tạo từ xa phát triển ngang tầm khu vực.

Ấn tượng hơn nữa Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tự hào là trường đại học có kinh nghiệm lâu đời nhất trong lĩnh vực đào tạo từ xa tại Việt Nam. Tham gia các Chương trình Đào tạo từ xa hoặc vừa làm vừa học, người học có thể hoàn thành giấc mơ học tập mà không phải rời bỏ công việc hiện có. Từ những năm 1990, nhà trường đã thực hiện chương trình đào tạo qua đài phát thanh và đến đầu những năm 2000, chương trình thí điểm eLearning đã được triển khai. Hiện nay, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn không ngừng ứng dụng, cải tiến và phát triển các phương thức đào tạo khác nhau để tăng cường phạm vi và nâng cao chất lượng đào tạo.

Cơ sở vật chất hiện đại

Trường Đại học Mở có nhiều cơ sở trên địa bàn chúng tôi tọa lạc hầu hết ở các quận trung tâm và các tỉnh lận cận như Đồng Nai, Bình Dương,… Cơ sở vật chất của trường không quá rộng nhưng đầy đủ tiện nghi và khá được lòng các bạn sinh viên. Tuy nhiên vì có nhiều cơ sở nên khi “mùa thi lại đến” thì các bạn sinh viên luôn ở trong tình trạng hôm nay thi cơ sở này mai thi cơ sở khác như “chạy show” mùa cưới.

Hiện tại Trường có một khu kí túc xá tại cơ sở Long Bình, Biên Hòa – Đồng Nai, có sức chứa 400 Sinh viên, sử dụng cho sinh viên tham gia học Giáo dục Thể chất và Quốc phòng tại cơ sở Long Bình.

Môi trường học tập năng động

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực xã hội hiện nay Trường Đại học Mở chúng tôi không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn mà còn tạo môi trường rèn luyện các kỹ năng mềm bổ trợ cho nghề nghiệp tương lai như phát triển nhiều CLB đội nhóm hoạt động tích cực và hiệu quả, tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa phong phú giúp sinh viên rèn luyên các kỹ năng.

Bên cạnh đó các hoạt động Nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được nhà trường quan tâm đẩy mạnh. Sinh viên trường đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi học thuật Nghiên cứu Khoa học.

Nhiều anh chị sinh viên đại học Mở đã không giấu được niềm thích thú khi chia sẻ về môi trường học tập đầy tuyệt vời này: “Lúc trước chưa từng nghĩ sẽ vào đây học. Nhưng từ khi là sinh viên ở đây thì chưa bao giờ hối hận. Môi trường học tập nghiêm túc, quản lí khá tốt, phát huy được tìm năng của sinh viên, môi trường năng động, tích cực và thân thiện tuy học phí năm nay có hơi cao hơn mọi năm nhưng cũng ổn. Thích nhất là đội ngũ Đoàn-Hội khoa quản trị kinh doanh và câu lạc bộ học thuật mình đang tham gia.”

Nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên

Trường Đại học Mở chúng tôi đặt sinh viên làm trọng tâm trong phương châm đào tạo nên sinh viên luôn được nhà trường được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề học tập trong suốt quá trình theo học tại trường. Đội ngũ cố vấn học tập giỏi về chuyên môn, nhiệt tình hỗ trợ những vấn đề mà sinh viên gặp phải. Bên cạnh đó trường có nhiều chính sách miễn giảm theo quy định nhà nước, có Qũy tín dụng học tập dành cho sinh viên nghèo có học lực khá, sinh viên sẽ trả dần sau khi ra trường,…

Trường cũng rất tôn trọng ý kiến của sinh viên, trong quá trình học tập có chỗ nào bạn không hài lòng thì có thể góp ý, vì mỗi năm học nhà trường đều phát phiếu thăm dò ý kiến sinh viên.

Học phí không cao như bạn nghĩ

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là trường ĐH Công lập, một trong những trường đại học lớn và uy tín đào tạo về các ngành kinh tế, quản trị ở khu vực phía Nam. Học phí Đại học Mở ở mức khá so với nhiều trường đại học khác trên địa bàn thành phố.

Học phí dụ kiến: 15.500.000VNĐ-22.000.000VNĐ/năm học.

Đối với mức thu học phí cho chương trình đào tạo đại học chất lượng cao

Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng: 36.000.000VNĐ/năm/sinh viên (12.000.000VNĐ/học kỳ/sinh viên).

Ngành Công nghệ sinh học: 37.500.000VNĐ/năm/sinh viên (12.500.000VNĐ/học kỳ/sinh viên).

Điểm chuẩn trường Đại học Mở TP. HCM năm 2019

Điểm chuẩn 2019 của trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (ĐH Mở chúng tôi được quy về hệ số 30 và làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2, cụ thể như sau:

STT Tên ngành Mã ngành Điểm chuẩn hệ số 30

1 Ngôn ngữ Anh 7220201 22,85

2 Ngôn ngữ Anh chất lượng cao 7220201C 21,20

3 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 21,95

4 Ngôn ngữ Nhật 7220209 21,1

5 Kinh tế 7310101 20,65

6 Xã hội học 7310301 15,5

7 Đông Nam Á học 7310602 18,2

8 Quản trị kinh doanh 7340101 21,85

9 Quản trị kinh doanh chất lượng cao 0340101C 18,3

10 Marketing 0340115 21,85

11 Kinh doanh quốc tế 7340120 22,75

12 Tài chính – Ngân hàng 7340201 20,6

13 Tài chính – Ngân hàng chất lượng cao 7340201C 15,5

14 Kế toán 7340301 20,8

15 Kế toán chất lượng cao 7340301C 15,8

16 Kiểm toán 7340302 20

17 Quản trị nhân lực 7340404 21,65

18 Hệ thống thông tin quản lý 7340405 18,9

19 Luật 7380101 19,65 (C00: 21,15)

20 Luật kinh tế 7380107 20,55 (C00: 22,05)

21 Luật kinh tế chất lượng cao 7380107C 16

22 Công nghệ sinh học 7420201 15

23 Công nghệ sinh học chất lượng cao 7420201C 15

24 Khoa học máy tính 7480101 19,2

25 Công nghệ thông tin 7480201 20,85

26 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 7510102 15,5

27 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng chất lượng cao 7510102C 15,3

28 Quản lý xây dựng 7580302 15,5

29 Công tác xã hội 7760101 15.5

Kết

Nguồn: Đại học Mở TP. HCM

Trường Phật Học Trúc Lâm Việt Nam Sắp Khánh Thành

Chư tăng ni, Phật tử thuộc thiền phái và Phật giáo Việt Nam hân hoan chờ đón ngày trường Phật học chính thức khánh thành không xa.

Thiền phái Trúc lâm Việt Nam mang bản sắc dân tộc, gắn với sự nghiệp bậc khai sáng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngày nay, công phu tâm huyết chấn hưng gầy dựng phát triển thiền phái gắn với công đức Phó pháp chủ – HT. Thích Thanh Từ cùng quý bậc chư tôn thiền đức tăng ni tiên phong của hệ phái. Đã hình thành một hệ thống thiền viện bề thế, quy củ trên toàn quốc, trong đấy đặc biệt ấn tượng như một hiện tượng phát triển đột biến với chuỗi thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ.

Cung nghinh Đức Trưởng lão HT.Thích Thanh Từ quang lâm buổi lễ

Nhu cầu một chốn giáo dục đào tạo đúng tầm vóc hệ phái thống nhất trong hệ thống giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam song vẫn bảo đảm tính riêng độc đáo của Trúc Lâm vốn đã được sư ông Thích Thanh Từ ấp ủ. Ngày 19/5 âm lịch 2019 lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường phật học Trúc Lâm Việt Nam trong không gian Thiền viện Thường Chiếu (Long Thành – Đồng Nai) đã diễn ra và khẩn trương tiến hành, đến 29 tết Canh Tý 2020 một nghi thức đánh dấu các hạng mục chính đã thành hình, an vị tượng Phật trong trang nghiêm thanh tịnh với sự chứng minh của Phó pháp chủ, HT Thích Thanh Từ, HT Thích Nhật Quang và đông đảo chư tăng ni của hệ phái và thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một lộ trình ngắn sẽ hoàn mãn công trình này sau tết, chính thức ra đời cơ sở giáo dục đào tạo đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, trong hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, hiện thực hóa giấc mơ của bao bậc tâm huyết, đáp ứng nhu cầu phát triển của thiền phái về lâu dài.

HT.Thích Nhật Quang chú nguyện và sái tịnh

Khuôn viên Trường phật học Trúc Lâm Việt Nam tọa lạc ở phía sau Thiền viện Thường Chiếu tính từ cổng chính nhìn ra tỉnh lộ kết nối Biên Hòa – Vũng Tàu, toàn bộ công trình đúng kết cấu một thiền viện với các hạng mục của một ngôi chùa mang phong cách kiến trúc Trúc Lâm.

Sau 6 tháng thi công, ngôi trường đã hoàn thành các phần chính, sẽ tiếp tục xây dựng sau Tết Canh Tý

Khi chính thức có mặt trong hệ thống giáo dục đào tạo Phật giáo Việt Nam, pháp nhân Trường Phật học Trúc Lâm Việt Nam là nơi đào tạo giáo thọ – những tu sinh tốt nghiệp có tư cách đào tạo thiền theo đúng những nguyên tắc của thiền phái.

Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca tại Trường Phật học Trúc Lâm Việt Nam.

Chư tăng ni, Phật tử thuộc thiền phái và Phật giáo Việt Nam hân hoan chờ đón ngày trường Phật học chính thức khánh thành không xa và đây là sự kiện quan trọng.

Danh Sách 88 Chòm Sao Trong Thiên Văn Học Hiện Đại

Danh sách gồm tên các chòm sao chính thức, tên Hán Việt và tên thuần Việt, cùng với hình vẽ bản đồ các chòm sao do Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế phát hành.

Hầu hết các chòm sao nổi tiếng được đặt tên từ thời Hy Lạp cổ đại hoặc sớm hơn, nhưng danh sách chính xác thì vẫn chưa được rõ ràng cho đến tận đầu thế kỷ 20. Sau đó, trong một chuỗi các nghị quyết từ năm 1922 đến 1930, Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) đã phân chia thiên cầu thành 88 chòm sao được xác định chính xác với cách viết và viết tắt chính thức.

Tên của mỗi chòm sao sẽ có hai dạng: Tên chuẩn, dùng khi nói đến bản thân chòm sao đó; và tên sở hữu cách, được dùng khi nhắc đến tên các ngôi sao. Chẳng hạn, Hamal, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Bạch Dương (Aries – tên gọi chính xác), cũng được gọi là Alpha Arietis, theo nghĩa đen là “sao alpha của Bạch Dương”. Khi cần tiết kiệm không gian, tên chòm sao có thể viết thành α Ari, sử dụng chữ cái Hy Lạp viết thường alpha và tên viết tắt của Bạch Dương.

Để xem hình vẽ mô tả khu vực của một chòm sao cũng như vị trí các ngôi sao trong khu vực đó, bạn có thể kích chuột vào tên viết tắt của chòm sao bạn muốn xem, một bản đồ sao sẽ được mở ở cửa sổ mới trên trình duyệt. Bên trong bản đồ sao có thể có các ký hiệu đặc trưng dành cho các đối tượng khác nhau. Hình bên dưới liệt kê các chú thích có thể xuất hiện trong bản đồ các chòm sao.

Các bài viết về các chòm sao (nếu có) sẽ được đặt liên kết tới tên của mỗi chòm sao.

STTViết tắtTên Hán Việt

Tên thuần Việt hoặc Tên thường gọi

18

Cas

Tiên Hậu

Tiên Hậu,Thiên Hậu

22

Cha

Yển Đình,

Yển Diên

Tắc kè hoa

30

Cru

Nam Thập Tự,

Nam Thập

Nam Tào

58

Oct

Nam Cực,

Bát Phân Nghi

Thước Bát Phân

59

Oph

OphiuchusOphiuchithe Serpent Bearer (Người chăn rắn)

Xà Phu

Người Chăn Rắn

72

Sgr

Nhân Mã,

Xạ Thủ

Cung Thủ

76

Ser

ĐầuĐuôi

Cự Xà

Con Rắn

82

Tuc

Đỗ Quyên,

Đại Chuỷ Điểu

Chim Mỏ Lớn

86

Vir

Xử Nữ,

Trinh Nữ

Trinh Nữ