Ý Nghĩa Tên Truyện Những Ngôi Sao Xa Xôi / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Những Ngôi Sao Xa Xôi

Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh khuê.

Hãy đăng ký kênh Youtube HOC247 TV để theo dõi Video mới

1.1. Tìm hiểu chung

Lê Minh Khuê sinh 1949 quê ở Thanh Hoá.

Từng là thanh niên xung phong tuyến đường Trường Sơn đánh Mĩ

Nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, vois ngòi bít miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế..

Viết văn vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Đề tài chủ yếu

Trước 1975: Cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường trường Sơn

Sau 1975: Bám sát vào những biến chuyển trong đời sống con người.

Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.

Xuất xứ: Trích trong tập truyện ngắn có cùng nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” (NXB Kim Đồng)

Mạch truyện: phát triển theo dòng ý nghĩ, cảm xúc nhân vật đan xen hiện tại và quá khứ.

Chủ đề: Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc mà đặc biệt là những tấm gương nữ anh hùng.

Thể loại: truyện ngắn

Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.

Ngôi kể và người kể

Ngôi kể 1: “tôi”, Nhân vật chính của truyện.

Người kể: Phương Định

→ Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

Tóm tắt văn bản

Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định làm thành một tổ trinh sát mặt được tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng họ đều có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản và mơ mộng. Họ yêu thích công việc, yêu thích những người đồng đội của mình.

Trong một lần phá bom, Nho bị thương; Thao và Phương Định hết lòng chăm sóc.

Một cơn mưa đá bất chợt rơi trên cao điểm khiến ba cô hết sức vui thích. Phương Định ngồi nhớ về thành phố quê nhà.

Bố cục: 3 phần

Phần 1 (Từ đầu….”ngôi sao trên mũ“): Hoàn cảnh sống, làm việc của tổ trinh sát

Phần 2 (Tiếp….”chị Thao bảo“): Một trận phá bom, Nho bị thương

Phần 3 (Còn lại): Mưa đá trên cao điểm.

Tên tác phẩm mang ý nghĩa ẩn dụ: “Ngôi sao xa xôi” chính là những nữ thanh niên hồn nhiên, quả cảm.

1.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Hoàn cảnh sống, công việc và tính cách của tổ trinh sát

* Hoàn cảnh sống và chiến đấu

Địa điểm: Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

Không gian sống và làm việc

Nơi làm việc: Mặt đường

Nơi sống: Trong hang đá

Không gian

Con đường

Bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn

Dẫn đi đến đâu đó, xa

Chỉ có

Thân cây bị tước khô cháy

Những tảng đá to

Thùng xăng méo mó.

Âm thanh

Bom nổ chậm, vắng lặng sau khi hết nổ.

Máy bay ầm ì

→ Không gian rộng lớn, bao trùm sự căng thẳng, ngột ngạc, ác liệt, nguy hiểm, đe dọa sự sống

Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm

Cảnh vật ẩm ướt

Không khí mát lạnh, yên tĩnh

Nơi ăn kẹo, uống nước

Nằm dài trên nền ẩm

Nghe nhạc mơ mộng

→ Không gian nhỏ bé, êm diệu, bình yên và thơ mộng

Công việc

Nhiệm vụ

Quan trọng, hiểm nguy, đối mặt với cái chết

Dũng cảm, bĩnh tĩnh, không quản ngại khó khăn

Cụ thể

Chạy trên cao điểm

Đếm bom

Phá bom

Đo khối lượng đất đá.

Khó khăn của công việc

Bị bom vùi luôn.

Khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười.

Chạy trên cao điểm cả ban ngày.

Nhận xét chung

Câu văn ngắn, miêu tả thực

⇒ Hoàn cảnh sống của các cô gái gian khổ, khó khăn, luôn đối mặt với nguy hiểm và ác liệt.

* Vẻ đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong

Phương Định

Là những cô gái trẻ đến từ Hà Nội

Tình nguyện vào chiến trường, gắn kết thành gia đình → Thương nhau như ruột thịt.

Dễ vui và cũng dễ trầm tư, nhiều mơ ước

Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trên chiến trường

Nho: Thích thêu thùa

Chị Thao: Chăm chép bài hát

Phương Định

Thích ngắm mình trong gương

Ngồi bó gối, mơ mộng rồi hát

Là thanh niên xung phong: Ba cô gái thể hiện

Tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc

Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh.

Tình đồng đội gắn bó

→ Lòng yêu nước, dũng cảm, can trường, lạc quan, tin yêu cuộc sống

⇒ Vẻ đẹp tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nho

Đáng yêu như một que kem trắng

Thích ăn kẹo

Mưa đá, nhổm dậy, môi hé mở, xin thêm mấy viên nữa

Thích thêu hoa lòe loẹt

Hay nói đùa: “Không chết đâu”

→ Ngay thơ, trong sáng, hồn nhiến, đáng yêu và dũng cảm.

Thao

Nhiều tuổi nhất

Sợ máu, sợ vắt

Thích thêu chỉ màu len lên áo

Thích tỉa lông mày

Thích chép bài hát

Mưa đá, lúi húi hốt đá ở dưới đất

→ Từng trải, can đảm, dứt khoát, dũng cảm trong công việc nhưng vẫn tươi trẻ, yêu đời, mềm yếu trong tình cảm và thích làm đẹp

b. Nhân vật Phương Định

Chi tiết chính

Cẩn thận, biết chăm sóc bản thân, giữ nét đẹp của con gái Thủ đô.

Thích ngắm mình trong gương, rất điệu

Thích hát, thích ngồi bó gối mơ màng

Yêu thương đồng đội, biết chăm lo.

Bế Nho đặt lên đùi mình

Rửa vết thương Nho bằng nước đun sôi

Pha sữa cho Nho

Yêu quý những người có ngôi sao trên mũ

Tuân lệnh chị Thao, thể hiện qua lần phá bom

Khung cảnh chiến trường im lặng đến phát sợ.

Sử dụng các câu đặc biệt, câu trần thuật ngắn

Hình ảnh ẩn dụ: Đại diện cho lớp trẻ Hà Nội lúc bấy giờ

Nhận thức được trách nhiệm với Tổ quốc, họ ra chiến trường

Thành anh hùng.

Con người chững chạc, tự tin

Biết tạo dựng cuộc sống.

Hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng

Dũng cảm

Yêu mến đồng đội

Gan dạ, dũng cảm, nghiêm túc trong công việc

Nhận xét chung

→ Là cô gái duyên dáng, lãng mạn, dũng cảm, có tinh thần đồng đội cao

⇒ Tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: Trung hậu, đảm đang

Nét tính cách của nhân vật được thể hiện qua những sự việc cụ thể

Ở trong hang chờ Nho, Thao đi phá bom trở về

Trực tiếp tham gia phá bom nổ chậm

Nho bị thương

Cơn mưa đá bất ngờ ào đến

Tâm trạng

Căng thẳng, lo lắng cho đồng đội: “Thời chúng tôi về “; Gắt gỏng với đội trưởng

Vô cùng sốt ruột: “Không có gì cô đơn… vững vậy “

Vui sướng, thích thú khi hai bạn được công binh chi viện: “Bỗng dưng… thích thú “

Suy nghĩ: Có ánh mắt đồng đội dõi theo, tiếp thêm sức mạnh, không đi khom, đường hoàng bước

Hành động: Sắc nhọn hơn khi đào đất, đặt mìn dưới quả bom, rùng mình, thấy chậm, căng thẳng.

Tâm trạng: Hồi hộp, lo lắng quả bom nổ ở nơi ẩn nấp.

Chăm sóc, lo lắng

Moi đất, bế Nho lên

Chăm sóc Nho

Cáu với chị Thao vì thương Nho.

Tâm trạng

Vui thích cuống cuồng “Những niềm vui…tràn đầy“

Gợi lên nỗi nhớ về tình thương và kỉ niệm: ” Mà tôi….trên đầu “

Tình đồng đội cao cả

Dồn tâm sức cho công việc.

Can đảm, gan dạ, dũng cảm vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.

Đỉnh cao của lòng tự trọng dâng trào: Không khóc, cứng cỏi

Không khí chiến trường như ám ảnh, đợi chờ con người từ trong cảm giác.

Nhận xét chung

Vẻ đẹp của Phương Định trong công việc là vẻ đẹp “anh hùng, bất khuất” của phụ nữ Việt.

Tổng kết

Nghệ thuật

Sử dụng phương thức trần thuật, với ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.

Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc bằng miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên, phù hợp với nhân vật kể chuyện.

Câu văn ngắn, nhịp nhanh, hình ảnh so sánh được sử dụng nhiều

Nội dung

Họ đều trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc

Có lòng dũng cảm, không sợ hy sinh

Tình đồng đối gắn bó

Dễ xúc động, nhiều mộng mơ

Ý nghĩa văn bản

Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

Bài tập minh họa

Đề 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn ” Những ngôi sao xa xôi” bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.

Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau:

Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên xung phong rất trẻ là Phương Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.

Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.

Công việc của họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết.

Cuộc sống của họ gian khổ, nguy hiểm nhưng họ vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.

Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm.

Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.

Đề 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm ” Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khêu.

“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ.

Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ngợi ca họ, hình ảnh lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60-70) ác liệt. Ba cô gái trẻ – ba vì sao xa xơi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.

“Những ngôi sao xa xôi” cái nh áng sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những “ngôi sao xa” nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc.

2. Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm ” Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

1. Mở bài

Giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khu, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” và các nhân vật trong truyện.

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của “Tổ trinh sát mặt đường” trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.

Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, ở đó, máy bay Mĩ đánh phá dữ dội.

Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, gian khổ là đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu và phá bom nổ chậm, trong khi ấy thần chết là một tay không thích đùa luôn lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão.

Xong việc từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên, khi cười, khuôn mặt thì lem luốc.

Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta nhất.

2. Thân bài

Phương Định, con gái Hà Nội “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm”. Nhiều pháo thủ và lái xe hay “hỏi thăm” hoặc “viết những bức thư dài gửi đường dây” cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính.

Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ.

Bàn học lúc nào cũng bày bừa bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng.

Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý…Định còn bịa ra lời những bài hát, Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ.

→ Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng.

Trong kháng chiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.

“Những ngôi sao xa xôi” tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm.

Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng.

Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết “tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể”.

→ Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.

⇒ Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng.

3. Kết luận

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.

Đọc “Những ngôi sao xa xôi” ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.

Đề 4: Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của cc nhn vật nữ thanh nin xung phong trong truyện ” Những ngơi sao xa xôi” của Lê Minh Khu.

1. Mở bài

Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Tác giả

Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.

Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống x hội v con người trên con đường đổi mới.

Tác phẩm

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường, trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.

2. Thân bài

a. Tóm tắt nội dung truyện – giới thiệu nhân vật

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao, lớn tuổi hơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của các cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường rất khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính.

b. Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.

Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm.

Họ phải làm việc dưới mưa bom bo đạn

Phải phá bom thông đường để những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.

Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ.

Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.

c. Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong

* Nhân vật Phương Định

Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời.

Phương Định thích ngắm mình trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình.

Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một chiếc cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.

Đôi mắt màu nâu, dài dài, hay nheo nheo như chói nắng…

Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính.

Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập.

Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa.

Cô có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.

Phương Định là cô gái dũng cảm.

Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh vì một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường tình.

Có lúc Phương Định nghĩ đến cái “chết” nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?

Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động.

Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường lung linh…

Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.

* Nhân vật Thao

Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường. Ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng.

Chị tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm

Cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo.

Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.

Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả.

Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa.

→ Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.

Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc.

Tiếng hát yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.

* Nhân vật Nho

Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc.

Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng “Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng“

3. Kết luận

Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.

Chiến tranh đã đi qua, hôm nay đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi“, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ

3. Soạn bài Những ngôi sao xa xôi

4. Một số bài văn mẫu về Những ngôi sao xa xôi

[vanmau]

5. Hỏi đáp về bài Những ngôi sao xa xôi

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Phân tích tính chất trữ tình trong truyện ” Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê.

#MOINGUOIGIUPEMBAINAYVOI

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 câu giới thiệu về truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và chỉ ra 2 phép liên kết câu mà em đã sử dụng trong đoạn văn đó

Phân tích những phẩm chất chung của 3 nữa trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xôi” của Lê Minh Khuê

help me, Pi cần gấp trong tối nay ạ, m.n giúp Pi vs

— Mod Ngữ văn 9 HỌC247

Nhan Đề Những Ngôi Sao Xa Xôi

Tác giả Lê Minh Khuê

Là một thanh niên xung kích trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Các tác phẩm thường viết về giai đoạn chiến tranh này.

Ý nghĩa tác phẩm

Lần đầu nghe có vẻ như tựa đề không có gì gắn bó với cốt truyện. Hình ảnh ẩn dụ “những ngôi sao xa xôi” chỉ gần đến cuối câu chuyện mới xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên của Phương Định. Các ngôi sao trên bầu trời của thành phố, ánh sáng thường bé nhỏ, không dễ nhận thấy cũng không chói lóa như mặt trời. Chúng cũng không bằng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Đó là vẻ đẹp của những con người khao khát tạo nên sự tích anh hùng. Họ chính là những ngôi sao đang tỏa sáng trên bầu trời đêm Trường Sơn.

Tham khảo đề thi học kỳ 2 ngữ văn 9 tại website để ôn luyện hiệu quả.

Vì vậy, cách gọi ấy là ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ ác liệt. Cũng là hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày đó. Với một mong muốn tốt độ, mang lại độc lập về cho nước nhà.

Vài nét về tác giả và ý nghĩa nhan đề những ngôi sao xa xôi sẽ là nguồn kiến thức hữu ích. Giúp các bạn học sinh học tốt môn ngữ văn chương trình THCS.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Ý Nghĩa Nhan Đề Những Ngôi Sao Xa Xôi Của Lê Minh Khuê

Hướng dẫn phân tích Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi”

1. Tác giả

– Lê Minh Khuê tham gia lực lượng thanh niên xung phong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

– Tác phẩm của bà chủ yếu viết về giai đoạn chiến tranh này

– Sau khi kháng chiến kết thúc, tác phẩm của bà có sự thay đổi về con người và xã hội sang giai đoạn đất nước đổi mới phát triển.

2. Tác phẩm:

– Hoàn cảnh sáng tác: 1972, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân miền Nam đang trong giai đoạn ác liệt.

– Là tác phẩm truyện ngắn thành công nhất trong thời gian chống Mỹ cứu nước này.

3. Ý nghĩa nhan đề bài Những ngôi sao xa xôi

Có hai cách trình bày, giải thích ý nghĩa của nhan đề Những ngôi sao xa xôi

3.1) Đây là một dụng ý nghê thuật của nhà văn Lê Minh Khuê, bà so sánh ngầm ba nữ thanh niên xung phong trong câu chuyện với ba ngôi sao xa xôi trên bầu trời. Nhan đề tác phẩm mang hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời cũng biểu đạt được những nét đẹp tâm hồn của ba cô gái Nho, Phương Định, chị Thao. Tuy là ba cá thể khác nhau nhưng họ trẻ trung, lãng mạn, có sức tỏa sáng diệu kỳ mà không thể phô phương. Đúng với nhan đề tác phẩm, các chị xứng đáng là những ngôi sao xa xôi trên đỉnh Trường Sơn. Không những vậy mà nhan đề còn giàu chất thơ, chất lãng mạn, mang nét đặc trưng cho văn học thời kì chống Mĩ.

3.2) Nhan đề gợi nhớ về những ngôi sao mà Phương Định đã từng nhớ lại, cô nhớ lại khoảng thời gian bình yên từng sống của gia đình, cô có tấm lòng luôn hướng về gia đình, về quê hương.

Đồng thời nhan đề còn muốn nói đến ba cô gái thanh niên xung phong trên đỉnh Trường Sơn là Nho, Phương Định và chị Thao. Ba người họ giống như những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, ở họ tỏa ra những vẻ đẹp lấp lánh và diệu kì riêng. Và ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn.

Không những vậy, nhan đề còn cho ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ, ca ngợi lên vẻ đẹp đáng quý của con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dù là truyện ngắn sáng tác trong thời kì chiến tranh nhưng đọc tiêu đề ta không hề có cảm giác ác liệt, mất mát của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Chính đây là thành công của tác giả Lê Minh Khuê khi đặt tiêu đề.

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 1

Đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là ” những ngôi sao xa xôi ” đây là một dụng ý nghệ thuật của Lê Minh Khuê, bằng cách nói ẩn dụ nhà văn đã so sánh ngầm ba nữ thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu trời. Đặt tên cho tác phẩm như vậy nhà văn đã tạo ra một hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời biểu đạt những nét đẹp tâm hồn và phong cách của các cô gái, Nho, Phương Định, chị Thao: Trẻ trung, lãng mạn, có sức tỏa sáng diệu kỳ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kỳ. Các chị xứng đáng là “những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, dẫn đường cho mọi thế hệ, những ngôi sao trên bầu trời cách mạng dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi, không chỉ vậy nhan đề còn giàu chất thơ, chất lãng mạn, rất đặc trưng cho Văn Học thời kỳ chống Mỹ

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 2

Thoạt đầu, có vẻ như không có gì thật gắn bó với nội dung của truyện. Với hình ảnh ẩn dụ “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI” và chỉ gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh những ngôi sao mới xuất hiện trong những cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định, ngôi sao trên bầu trời thành phố. Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bằng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy

Và phải chăng vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy. Và chúng lại “xa xôi”, vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế.

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 3

– Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” không chỉ là nói lên hình ảnh đẹp bắt đầu lung linh trên bầu trời đêm thành phố qua sự liên tưởng của Phương Định. Mà đây còn là nói đến đôi mắt của Phương Định có vẻ đẹp xa xăm như lời các anh chiến sĩ hay khen cô. Sử dụng hình ảnh này còn là một cách để tác giả ngợi ca về vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần dũng cảm của tổ trinh sát mặt đường.

– Đó là vẻ đẹp của những con người khao khát lập nên những sự tích anh hùng, họ chính là những ngôi sao đang tỏa sáng trên bầu trời đêm Trường Sơn. Vì vậy cách gọi ấy là ngợi ca vẻ đẹp lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chống Mĩ ác liệt

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 4

Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” trước hết là những ngôi sao trên mũ của người chiến sĩ của những cô gái thanh niên xung phong. “Những ngôi sao xa xôi còn là hình ảnh của quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong. “Những ngôi sao xa xôi” còn có ý nghĩa biểu tượng. Đó là thứ ánh sáng dịu dàng, cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi lại có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong là ” Những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn đều ngời sáng vẻ đẹp của con người anh hùng cách mạng ….

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 5

Là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn (Nho, chị Thao, Phương Định) ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp và sức tỏa sáng kì diệu. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì đó. Các chị xứng đáng là những ngôi sáng lấp lánh trên đỉnh Trường Sơn. Những ngôi sao xa xôi còn là phương tiện để nhà văn thể hiện tình cảm của mình dành cho những chiến sĩ đang tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 6

Toàn bộ câu truyện hầu như không có gì gắn bó với nhan đề của câu truyện. Chỉ phần cuối đoạn hồi tưởng của Phương Định mới xuất hiện: Hình ảnh những ngôi sao (trong xứ sở thần tiên, ngôi sao trên bầu trời thành phố)

Nhan đề biểu hiện cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, lãng mạng, mơ mộng của những cô gái thành phố. Biểu hiện cho những khát vọng, mơ ước trong tâm hồn thiếu nữ về cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi, khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn trở nên xa vời. Ánh trăng của các vì sao thường nhỏ bé không dễ nhận ra, nó không rực rỡ, chói lòa như mặt trời và cũng không bằng bạc như mặt trăng, trên bầu trời cần chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy, phải trăng vẽ đẹp của các cô thanh niên xung phong cũng như vẻ đẹp của các ngôi sao phải thật chăm chú mới nhìn thấy vẻ đẹp đó để ta trân trọng và yêu quý.

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 7

Ý nghĩa nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” – Bài tham khảo 8

– “Những ngôi sao xa xôi” viết về ba cô gái tổ trinh sát mặt đường – Phương Định, Nho, và chị Thao.

– “Những ngôi sao” chỉ là một chi tiết xuất hiện thoáng qua trong kí ức của Phương Định khi bất chợt có cơn mưa đá, gợi cho cô nhớ đến “những ngôi sao to trên bầu trời thành phố…những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích…”.

– Nhưng nhà văn lại lấy hình ảnh này để đặt cho truyện ngắn của mình. Phải chăng đây chính là hình ảnh đầy chất thơ, gợi lên vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, mơ mộng và nhạy cảm của Phương Định? Nó còn có sức gợi liên tưởng cho người về những cô gái trong truyện. Họ đẹp như “những ngôi sao xa xôi”, ẩn hiện, vượt thoát lên những khói bom, đạn lửa, cái chết để mãi lung linh, tỏa sáng trên bầu trời…

Tình Huống Truyện Và Ý Nghĩa Giáo Dục Của Chiếc Thuyền Ngoài Xa

1. Đôi với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ sắc nét nhất. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí nhân vật. Ở Chiếc thuyền ngoài xa, kết thúc sự kiện người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết bi kịch gia đình lại là: “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Như vậy, các chi tiết chính của câu chuyện đều được định hướng “chuẩn bị” cho sự nhận thức mới mẻ của Đẩu. Đó là các chi tiết:

– Người đàn ông đánh vợ, cần tìm hiểu chi tiết này từ phương diện tâm li tính cách nhân vật. Vì sao khi mới rời thuyền, người đàn ông “lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới” của người đàn bà nhưng chỉ khi hai người đã đi khuất vào sau chiếc xe rà phá mìn “to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng” thì lão “lập tức trở nên hùng hổ”? Vì sao trong khi “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” giọng lão lại “rên ri đau đớn”? Vì sao chuyện lão đánh vợ diễn ra thường xuyên vi việc lão đánh vợ ở bãi xe tăng hỏng có phải ngẫu nhiên không?

– Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà: “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Đây là một thái độ lạ lùng. Phải chãng bà ta bị đòn nhiều đến mức quen rồi, không còn biết đau nữa. Hay bà ta tăm tối, dốt nát đến mức không còn chút ý thức về quyền sống của mình ? hay đó là một sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng đã được suy tính kĩ lưỡng, sáng suốt ? Trong hoàn cảnh con đông mà cuộc sống trên mặt nước đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha, liệu bà ta có cách lựa chọn nào tối hơn không ? Phải chăng tác giả đã dùng hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác?

– Phản ứng của cậu bé Phác: “nhảy xổ” vào người bố, “giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuông ngực” ông ta. Đây là sự phản ứng tự nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu mẹ hay là sự căm phẫn mù quáng. Cậu bé hành động như thế là đúng hay sai?

– Người bố đánh Phác rồi bỏ đi, người mẹ “dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa xấu hổ, nhục nhã Bà gọi tên con “ôm chầm lấy nó”, rồi lại buông ra “chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy”. Có phải hà mẹ đau đớn vì rốt cuộc đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị thương tổn vì cảnh bạo lực trong gia đình (Phác đã chứng kiến cảnh bà bị đòn) ? bà xấu hổ, nhục nhã vì phải giấu giếm con cái tình trạng khốn khổ của mình, vì mình bất lực hay xấu hổ, nhục nhã vì không dạy được con ? tại sao lúc chịu đòn đau đến mấy bà cũng không kêu xin, khóc lóc mà bây giờ khi không bị đòn bà lại khóc ? Bà “vái lây vái để” đứa con là để “tạ tội” với nó hay cầu xin nó đừng căm thù bố, đừng trở nên độc ác như bố nó?

– Đẩu mời người đàn bà đến công sở để trao đổi chuyện gia đình bà. Anh khuyên bà nên bỏ chồng nhưng bà kiên quyết chối từ. Qua chi tiết này có thể thấy rõ Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí nhưng lại nông nổi. Anh hiểu luật pháp nhưng lại không thực sự hiểu đời sống nên cho rằng giải phóng cho người phụ nữ kia khỏi sự trói buộc với người chồng vũ phu là giải pháp đúng đắn. So với anh, rõ ràng người đàn bà làng chài lạc hậu, thất học nhưng bù lại, bà hiểu đời sống, hiểu con người. Bà nói với Đẩu “lòng các chú tốt, nhưng các chú (…) đâu có hiểu cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Bà hiểu nổi bế tắc, khốn khổ của người chồng và hơn cả, bà hiểu thiên chức làm mẹ. Phải chăng vì thiên chức đó, vì những niềm vui nhỏ bé bình dị (“cũng có lúc vợ -chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”, “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”…) mà bà chấp nhận tình trạng bị hành hạ.

2. Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, Đẩu – với tư cách thẩm phán huyện – đã khuyên người vợ nên li hôn để thỏi bị hành hạ, ngược đãi. Anh mời người đàn bà đến công sở để trao đổi về vấn đề này. Có lẽ Đẩu đã tin rằng giải pháp mình chọn cho bà ta là đúng đắn. Nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh đều bị người đàn bà chất phác, lam lũ “bác bỏ”. Hoá ra lòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế. Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở nên trước một cuộc sống đích thực anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. Người đàn bà làng chài thất học, quê mùa nhưng thật sâu sắc khi “nhìn suốt cả đời mình” đã khiến “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Có thể anh vừa “ngộ” ra ”những nghịch lí đời sống – những nghịch lí con người buộc phải chấp nhận, phải “trút một tiếng thở dài đầy chua chát”: “trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo”. Cũng có thể, anh bắt đầu hiểu ra rằng, muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. Đây cũng là sự “vỡ ra” của người thợ chụp ảnh về “độ chênh” giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà anh vừa hân hoan thu vào ống kính với cuộc sống nhọc nhằn chẳng thi vị chút nào của cái gia đình dân chài trên con thuyền mà anh lấy làm tâm điểm cho bức ảnh nghệ thuật.

3. Hậu quả tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác là nổi đau khổ nặng nề mà người mẹ và những đứa con phải gánh chịu. Người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần vì bà luôn nơm nớp lo sợ con bị tổn thương. Dù bà hết sức che chắn (xin chồng đừng đánh mình trên thuyền trước mặt con cái) nhưng rồi những đứa con vẫn biết sự thật khiến bà “vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Đứa con – cậu bé Phác – vì yêu mẹ, thương mẹ mà thành căm ghét bố. Nó xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ và như vậy, niềm tin trong trẻo của tuổi thơ đã bị rạn vỡ.

Nói về tệ nạn này, Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực mà con ca ngợi vẻ đẹp tình mẫu tử, lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong tình yêu thương, yên bình của trẻ em. Con mắt nhân đạo của nhà văn còn thể hiện ở nổi lo âu đầy trách nhiệm: cậu bé sẽ thành người thế nào nếu môi trường sống không thay đổi tích cực?