Ý Nghĩa Tên Tuyết Nga / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Phạm Ngọc Thái Với Thiên Tình Ca Trác Tuyệt Tuyết Nga

PHẠM NGỌC THÁI VỚI THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT TUYẾT NGA

PHẠM NGỌC THÁI VỚI THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT TUYẾT NGA NGƯỜI THÔN NỮ MIỀN SÔNG NƯỚC

Nén hương lòng anh tưởng niệm mối tình em

Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng

Giọt lệ đắng em hòa cùng anh uống

Chốn xa vời người lữ khách đứng dừng chân.

Xin để lại cho đời vài khúc ca ngân

Nghìn năm sau – Thế nhân ơi, hãy nhớ !

Tấm hình ta cùng nàng một thưở

Và cuộc tình nước mắt lẫn yêu thương.

Anh không thể mang em theo trọn kiếp thi nhân

Giúp em vượt qua đời bể dâu khốn khổ

Mai có đến gặp lại anh bên nấm mồ

nơi chân trời, xứ sở

Xõa tóc mà than khóc cõi dương gian…

Anh vẫn chờ em ở dưới suối vàng

Ta hãy quên đi thế giới đầy bạo loạn

Để cùng em kết trăm năm tình bạn

Của tình yêu tự trái tim anh !

Anh vẫn thương em dù duyên phận bẽ bàng

Chẳng phải vì em, chẳng phải anh không muốn

Nhưng em ạ ! KIỀU đã nói rồi,

đó là bể sống…

Tình giữa trần ai, nước mắt trộn cơm chan.

Dẫu phải biệt xa…

anh có hạnh phúc đâu em ?

Vẫn biết đời em cũng hòa dòng lệ đắng

Ừ, thì trang nam anh khinh thường kiếp nạn

Chỉ thương em là phận nữ nhi.

Hãy vững bước lên em vào thế giới của ca thi

Sẽ giúp em quên mọi điều sầu muộn

Anh chỉ tiếc không thể dìu em tới bến…

Mong đất trời có Thượng đế đỡ em đi !?

*

Thơ viết đã dài mà chẳng thỏa nỗi tình si

Ta lại cất tiếng gọi tên em:

– Người thôn nữ miền sông nước…

Mai dân tộc có đặt ta nằm ở nơi nào

dưới gầm trời tổ quốc

Hãy đưa mộ nàng về

chôn cạnh nấm mồ ta.

Để con cháu đời đời cất cao bản tình ca

” Không có chiến tranh,

chỉ có tình yêu bất diệt ! “

Anh sẽ nâng hình em bay trên đất trời nước Việt

Vượt qua mọi chủ nghĩa tới muôn năm.

Hãy đi cùng anh, mình không chết đâu em

Kinh thánh đã dậy rồi: nay chỉ là “cõi tạm”

Khi biết vượt qua đủ buồn đau, khổ nạn

Mới vào được ngôi đền…

– Tòa Thánh của tình yêu !

Ôi ! Người thôn nữ anh thương

Cuộc tình mình dù đắng đót bao nhiêu

Nhưng hãy nghe lời anh:

– Ta được nhiều hơn mất…

Đã giúp em nhìn ra nghĩa sống

trong bể đời khốn kiếp

Vượt lên bão táp, phong ba.

Em hãy hòa nước mắt vào

viết những bản tình ca

Nó vĩ đại hơn các luận ngôn đảng phái

Ta sẽ là ánh sao băng trên thiên hà sông núi

Anh đợi đón em về

trong thế giới bên kia.

PHẠM NGỌC THÁI

8/11/2018

Sáng mùa đông năm Mậu Tuất

Ảnh Tuyết Nga

Lời bình: Đây là thiên tình ca từ biệt của một mối tình, một cuộc chia tay đầy nước mắt, song… xem ra hai người vẫn đang còn yêu nhau rất tha thiết ! Vậy, vì một lý do nào đó ta không biết ? Như lời chàng đã than:

Anh vẫn thương em dù duyên phận bẽ bàng

Chẳng phải vì em, chẳng phải anh không muốn

Nhưng em ạ ! KIỀU đã nói rồi,

đó là bể sống…

Tình giữa trần ai, nước mắt trộn cơm chan.

(câu 17 – 20)

Nhà thơ đưa câu chuyện của nàng Kiều ra đây để vấn an cho cuộc tình, cũng chỉ có tính chất phỏng dụ đó thôi ! Chàng nói với người thôn nữ rằng: Thôi em ạ, trần ai là bể khổ, em cũng đừng đau lòng quá vì anh vẫn rất thương em. Không biết “Người thôn nữ miền sông nước” nào mà được anh Phạm Ngọc Thái thương yêu đến thế ?

Giờ ta hãy đi vào khổ thơ mở đầu:

Nén hương lòng anh tưởng niệm mối tình em

Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng

Giọt lệ đắng em hòa cùng anh uống

Chốn xa vời người lữ khách đứng dừng chân.

Đọc bốn câu thơ này, tôi bỗng liên tưởng tới bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, đã viết gửi cho người con gái ở phương trời xa:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Thi nhân nhớ đến những hình ảnh về thôn hương, nơi nàng Hoàng Cúc đã ở: những hàng cau trong nắng sớm mai với vườn cây xanh mướt. Cái màu xanh trong trí tưởng, nên ” xanh như ngọc ” vậy – Còn trong bài thơ “Người thôn nữ miền sông nước”, Phạm Ngọc Thái cũng nhớ về quê em:

Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng

” xanh viễn vọng” là màu xanh của sự cách biệt nghìn trùng, xa vời vợi… Hình ảnh ” trúc” trong câu thơ của Hàn Mặc Tử: Lá trúc che ngang mặt chữ điền /- là biểu tượng về làng quê. Còn ” mặt chữ điề n” tượng trưng cho khuôn mặt người đàn ông theo nghĩa cổ phương đông – Câu thơ ý nói đến sự cách ngăn giữa thi nhân với nàng Hoàng Cúc, cả về không gian và trong tình đời.

Bài thơ của Phạm Ngọc Thái cũng nói tới biểu tượng ” bóng trúc vắng” – Ta chưa biết hình ảnh bóng trúc ở đây, có mối liên hệ thân thiết như thế nào với người thôn nữ miền sông nước kia ? Ý nhà thơ muốn nói rằng: “bóng trúc” ấy với anh giờ đây mãi mãi thành xa cách – Hai cái mảng màu giữa “bóng trúc vắng” và ” làng quê xanh viễn vọng ” kết hợp với nhau… để diễn tả về sự chia ly giữa anh và nàng, cả về không gian và tình yêu – Tạo nên một sự cách ngăn thăm thẳm.

Còn giọt lệ đắng đót mà cả hai cùng hòa vào uống chung đó: Giọt lệ đắng em hòa cùng anh uống /- Nghĩa là, một cuộc chia ly mà trái tim họ cùng đau. Nhà thơ như một người viễn khách bồn chồn nhìn về phía xa xăm, nơi người yêu ở:

Chốn xa vời người lữ khách đứng dừng chân

Một khổ thơ có bốn câu, hình tượng thơ lóng lánh mà sâu xa, câu nào cũng mang đầy ý để khái quát cả khung cảnh và nghĩa tình của cuộc chia biệt thắm thiết này.

Tôi bình sang khổ thứ hai – với giọng thơ trầm bổng, lâm ly… nhà thơ tiếp tục gẩy cây đàn tình ngân vang, tạo thành một khúc ca bi tráng:

Xin để lại cho đời vài khúc ca ngân

Nghìn năm sau – Thế nhân ơi, hãy nhớ !

Tấm hình ta cùng nàng một thưở

Và cuộc tình nước mắt lẫn yêu thương.

Bài thơ có 12 khổ 48 câu: Hai khổ thơ ba và bốn, nói về sự ân hận trong lòng nhà thơ: Anh đã không thể giúp cho người yêu thoát ra khỏi nỗi khổ đường đời:

Anh không thể mang em theo trọn kiếp thi nhân

Giúp em vượt qua đời bể dâu khốn khổ

Chỉ đành hẹn với em sẽ chung tình ở kiếp sau:

Anh vẫn chờ em ở dưới suối vàng

Ta hãy quên đi thế giới đầy bạo loạn

Để cùng em kết trăm năm tình bạn

Của tình yêu tự trái tim anh !

Những dòng thơ ấy thể hiện tình yêu tha thiết trong trái tim chàng, một tình thương trọn vẹn trước sau không thay lòng đổi dạ, dù xã hội thăng trầm và cuộc sống có rối ren. Đọc những dòng thi trào ra từ tâm linh nhà thơ, tôi chạnh nhớ tới những lời thơ trăng trối của các thi sĩ xưa nay, để lại cho người yêu. Hữu Anh từng viết:

Nếu tôi chết dương trần em ở lại

Lúc xây mồ hãy đắp đất cho tôi

Chút luyến lưu phàm thế của người đời

Tôi cảm nhận chút hương tình còn xót.

(Nếu tôi chết)

Còn trong bài “Người thôn nữ miền sông nước” này, thi nhân Phạm Ngọc Thái nhắn nhủ với em:

Mai có đến gặp lại anh bên nấm mồ

nơi chân trời, xứ sở

Xõa tóc mà than khóc cõi dương gian…

Chà, khúc tình ca mới thật dào dạt làm sao ! Ý tưởng của bài thơ nói về cõi trần ai… nhuốm mầu kinh Phật. Dẫu phải chia xa, lòng chàng vẫn xót thương cho cuộc đời người thôn nữ vô vàn. Anh an ủi nàng:

Dẫu phải biệt xa…

anh có hạnh phúc đâu em ?

Vẫn biết đời em cũng hòa dòng lệ đắng

Ừ, thì trang nam anh khinh thường kiếp nạn

Chỉ thương em là phận nữ nhi.

Từ trong sâu thẳm cuộc tình ấy, họ đã hòa chung để đến với nhau bằng một nỗi cảm thông sâu sắc về cuộc đời. Hẳn em yêu của nhà thơ Phạm Ngọc Thái cũng là một nữ thi sĩ. Tôi bỗng nhớ về mối tình của thi nhân Hàn Mặc Tử với nữ sĩ Mai Đình ? Bởi vậy, anh mới khuyên nhủ người tình:

Hãy vững bước lên em vào thế giới của ca thi

Sẽ giúp em quên mọi điều sầu muộn

Anh chỉ tiếc không thể dìu em tới bến…

Mong đất trời có Thượng đế đỡ em đi !?

Như đã nói, tính tôn giáo trong bài thơ mang mầu sắc của kinh thánh: Nhà thơ cầu nguyện với đất trời, thượng đế phù hộ cho em yêu… cất cao thế giới của thi ca, để vượt qua mọi nỗi sầu bi cuộc đời. Suốt khúc tình ca, tràn ngập lòng nhân ái trào ra từ trong trái tim chàng.

Bài thơ được chia làm hai phần, cách nhau bởi một “hoa thị” (*) – Giờ tôi xin phân tích phần hai:

Thơ viết đã dài mà chẳng thỏa nỗi tình si

Ta lại cất tiếng gọi tên em:

– Người thôn nữ miền sông nước…

Mai dân tộc có đặt ta nằm ở nơi nào

dưới gầm trời tổ quốc

Hãy đưa mộ nàng về

chôn cạnh nấm mồ ta.

Lòng thi nhân da diết bên hình bóng người yêu đến mức độ, mai nếu chết đi vẫn mong được đời chôn chung bên mộ nàng. Chàng hẹn kiếp sau, sẽ cùng nàng kết duyên trăm năm chồng vợ. Ở đây ta còn thấy, bài thơ mang ý nghĩa lên án chiến tranh, ca ngợi tình yêu trong cuộc sống con người:

Để con cháu đời đời cất cao bản tình ca

” Không có chiến tranh,

chỉ có tình yêu bất diệt ! “

Anh sẽ nâng hình em bay trên đất trời nước Việt

Vượt qua mọi chủ nghĩa tới muôn năm.

Đức nhân ái của con người đứng trên mọi tuyên ngôn đảng phái. Các chủ nghĩa có thể thay nhau, nhưng tình yêu muôn đời bất diệt ! Cùng với thi ca… anh sẽ mang tình em đi khắp bầu trời tổ quốc, qua mọi thời đại tới mai sau. Cuối cùng nhà thơ đã kết:

Em hãy hòa nước mắt vào

viết những bản tình ca

Nó vĩ đại hơn các luận ngôn đảng phái

Ta sẽ là ánh sao băng trên thiên hà sông núi

Anh đợi đón em về

trong thế giới bên kia.

“Người thôn nữ miền sông nước” không chỉ là một áng thơ tình sâu lắng, nó còn thấm đẫm tính triết luận cõi nhân sinh… mang dáng dấp của một bản hùng ca về “tình yêu và cuộc sống” ! Bài thơ không dừng lại ở tình thương yêu, chia sẻ nỗi xa xót, an ủi em:

Ôi ! Người thôn nữ anh thương

Cuộc tình mình dù đắng đót bao nhiêu

Nhưng hãy nghe lời anh:

– Ta được nhiều hơn mất…

Đã giúp em nhìn ra nghĩa sống

trong bể đời khốn kiếp

Vượt lên bão táp, phong ba.

Tình thi đã vượt lên mang tính nhân văn xã hội sâu sắc. Nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã để lại cho văn đàn Việt… một thiên tình ca diễm lệ, tuyệt vời ! Có đủ khả năng tồn tại với nền văn học nước nhà mà sống mãi trong lòng của nhân gian.

Hà Nội, mùa đông 2018

TUYẾT NGA

GV Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn

Tuyết Nga Mời Cầu Thủ Quế Ngọc Hải, Trọng Hoàng Hòa Giọng Trong Dự Án Ý Nghĩa

Ca sĩ kiêm hoa hậu Tuyết Nga vừa ra mắt dự án âm nhạc mang tên ” Cảm ơn những ngôi sao tuyến đầu”.

Được biết, đây là món quà đặc biệt mà cô cùng các cầu thủ, nghệ sĩ dành tặng cho các y bác sĩ/chiến sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19, đặc biệt là ở Đà Nẵng, Quảng Nam trong thời gian qua.

Xuyên suốt MV là những hình ảnh đơn giản nhưng lồng ghép những thông điệp, hình ảnh ý nghĩa.

” Tôi nghĩ, đây là thời điểm phù hợp nhất để tung MV bởi khi dịch tạm ổn trên cả nước thì chúng ta nên dành lời cảm ơn chân thành nhất tới các bác sĩ tuyến đầu chống dịch – những người anh hùng thầm lặng nhất nhưng cũng cao cả nhất.

Qua đây tôi cũng muốn dành lời cảm ơn chân thành nhất tới các người anh, người bạn, người em đã cùng tôi thực hiện dự án này” – Tuyết Nga chia sẻ.

Về phía Quế Ngọc Hải và Trọng Hoàng, cả hai đều nhiệt tình cho biết mình nhận lời tham gia MV lần này hoàn toàn là vì yêu thích ý nghĩa của dự án – tri ân các bác sĩ tuyến đầu.

Đại diện khách mời góp mặt trong MV, Trọng Hoàng bày tỏ: ” Dịch bệnh bùng phát khiến các giải bóng đá bị ảnh hưởng nặng, liên tục bị trì hoãn thậm chí hủy bỏ. Là cầu thủ, tất nhiên chúng tôi bị ảnh hưởng không nhỏ cả về tinh thần và thể lực.

Nhưng nhìn rộng ra, chúng tôi vẫn còn rất may mắn sống trong môi trường an toàn nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng y, bác sĩ đã luôn dũng cảm, kiên trì nơi tuyến đầu.

Tôi hy vọng dự án này sẽ giúp tôi, Quế Ngọc Hải và Tuyết Nga góp một phần nhỏ bé, như lời cảm ơn sâu sắc của mình cũng như mọi người tới những chiến sĩ ngành y vất vả nơi tuyến đầu. Tôi mong bài hát sẽ được mọi người đón nhận với tinh thần nhân văn thế này“.

Tuyết Nga Khẳng Định: Gọi Tôi Là Ca Sĩ Hoa Hậu Nghĩa Là Mọi Người Đã Công Nhận Năng Lực Của Tôi

(DNTH) – Sau khi công bố dự án “Nét Việt” và MV “Nhan sắc”, Hoa hậu Áo dài Tuyết Nga bật mí loạt hậu trường thú vị của MV.

Với niềm say mê nghệ thuật và ước mơ mang âm nhạc gắn liền với tà áo dài dân tộc được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước, dự án “Nét Việt” là ý tưởng đầy táo bạo và ý nghĩa của Tuyết Nga. Đây là một dự án bao gồm 5 MV được lấy cảm hứng từ 5 ca khúc mang âm hưởng dân gian Việt Nam: Nhan sắc, Việt Nam quê hương tôi, Inh lả ơi, Bèo dạt mây trôi và Mashup Lý cây bông – Trống cơm.

Để thực hiện được dự án này, Tuyết Nga đã phải vượt qua nhiều khó khăn. Ở thời điểm đó, cô vừa bước qua căn bệnh trầm cảm. Tuyết Nga cho biết bản thân từng trải qua cú sốc tinh thần khi mất đi người thân nhất trong gia đình ngay từ lúc còn rất nhỏ. Cô điều trị căn bệnh trầm cảm hơn một năm và bị mất ngủ suốt 2 năm dài khiến cô luôn trong tình trạng mất ngủ và sức khỏe ngày càng đi xuống: “Hiện tại, tôi vẫn đang điều trị và uống thuốc trầm cảm. Gần hai năm nay tôi không ngủ được, lúc nào cũng phải đợi đến 4-5h sáng khi cơ thể quá mệt thì mới có thể thiếp đi. Dù thiếu ngủ nhưng ban ngày tôi vẫn phải làm việc và học tập bình thường. Có lẽ nội lực của tuổi trẻ, ý chí và tính hơi lỳ đã giúp tôi vượt qua được hết mọi dấu hiệu của bản thân”.

Khi quay dự án âm nhạc, Tuyết Nga đã phải cố gắng đảm bảo tốt việc học và quá trình sản xuất dự án âm nhạc. Dự án âm nhạc đánh dấu một chặng đường dài vượt lên chính mình của nữ ca sĩ trước thử thách của bản thân lẫn áp lực từ mọi phía.

Với tình yêu dành cho áo dài việt và mong ước kết nối thời trang và âm nhạc như một sợi dây bền chặt và xuyên suốt chặng đường nghệ thuật của mình, Tuyết Nga muốn vẽ nên một bức tranh âm nhạc mang màu sắc của riêng mình: Đậm bản sắc dân tộc nhưng vẫn mang hơi thở của hiện đại. Chính vì thế, cô đã đặt ra yêu cầu khá cao với ê kíp của mình khi chọn từng góc phố, con đường, từng tà áo dài tung bay trên phố, từng gánh hàng rong… Và đặc biệt nhất là nhan sắc thanh tân đằm thắm của những thiếu nữ xuất hiện trong từng phân cảnh. Sự kĩ tính và cầu toàn của Tuyết Nga khiến những người làm việc cùng cô phải tập trung cao độ và nỗ lực hoàn thành mọi thứ chỉnh chu nhất có thể.

Đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc của dự án “Nét Việt” là Hoàng Hồng Ngọc. Chị không còn là cái tên không quá xa lạ ở thị trường âm nhạc Miền Bắc. Trong dự án này, Hoàng Hồng Ngọc sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian mộc mạc, quen thuộc để đưa hình ảnh văn hoá , du lịch Việt Nam đến gần với công chúng qua giọng ca của Tuyết Nga. Chị cho biết cái khó nhất là phải giữ được chất nhạc và giai điệu vốn đã in sâu trong tâm trí người yêu nhạc nhưng phải tạo được điểm nhấn với cách hoà âm phối khí mới làm bật lên dấu ấn riêng và làm sáng được chất giọng đặc biệt của Tuyết Nga.

Toàn bộ phần hình ảnh MV do đạo diễn Xuân Chung đảm nhiệm. Xuyên suốt trong các MV là hình tà áo dài Việt hiện cùng những danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam.

“Nhan sắc” vốn là bản pop pha màu dân gian đương đại nhưng tươi mới hơn nhờ tiết tấu hiện đại trong phần hoà âm của nhạc sĩ Nguyễn Tùng. Để có được thành quả ưng ý, Tuyết Nga đã phải làm việc trong nhiều tháng trời với nhạc sĩ Lê Anh Thuỷ để hoàn thiện từ phần audio đến MV. “Khi Tuyết Nga liên lạc và muốn tôi viết cho cô ấy một ca khúc để gắn liền với hình ảnh của cô ấy đang theo đuổi, tôi đã suy nghĩ và nghĩ ngay tới danh hiệu mà cô ấy vừa đạt được cho cảm hứng để viết nên ca khúc này. Tà Áo Dài và vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam”, nhạc sĩ Lê Anh Thuỷ chia sẻ.

Không chỉ riêng MV “Nhan sắc”, 4 MV khác trong chuỗi dự án “Nét Việt” sẽ còn mang đến nhiều điều thú vị cho khán giả bằng chính cái tâm của cô gái trẻ yêu quê hương và muốn mang những nét đẹp truyền thống nhất của quê hương vương tầm thế giới.

Tên Con Lê Tuyết Hồng Có Ý Nghĩa Là Gì

Luận giải tên Lê Tuyết Hồng tốt hay xấu ?

Về thiên cách tên Lê Tuyết Hồng

Thiên Cách là đại diện cho mối quan hệ giữa mình và cha mẹ, ông bà và người trên. Thiên cách là cách ám chỉ khí chất của người đó đối với người khác và đại diện cho vận thời niên thiếu trong đời.

Thiên cách tên Lê Tuyết Hồng là Lê, tổng số nét là 12 và thuộc hành Âm Mộc. Do đó Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ Bạc nhược tỏa chiết là quẻ HUNG. Đây là quẻ người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Xét về địa cách tên Lê Tuyết Hồng

Ngược với thiên cách thì địa cách đại diện cho mối quan hệ giữa mình với vợ con, người nhỏ tuổi hơn mình và người bề dưới. Ngoài ra địa cách còn gọi là “Tiền Vận” ( tức trước 30 tuổi), địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận tuổi mình.

Địa cách tên Lê Tuyết Hồng là Tuyết Hồng, tổng số nét là 16 thuộc hành Âm Thổ. Do đó địa cách sẽ thuộc vào quẻ Trạch tâm nhân hậu là quẻ CÁT. Đây là quẻ thủ lĩnh, ba đức tài, thọ, phúc đều đủ, tâm địa nhân hậu, có danh vọng, được quần chúng mến phục, thành tựu đại nghiệp. Hợp dùng cho cả nam nữ.

Luận về nhân cách tên Lê Tuyết Hồng

Nhân cách là chủ vận ảnh hưởng chính đến vận mệnh của cả đời người. Nhân cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Nhân cách là nguồn gốc tạo vận mệnh, tích cách, thể chất, năng lực, sức khỏe, hôn nhân của gia chủ, là trung tâm của họ và tên. Muốn tính được Nhân cách thì ta lấy số nét chữ cuối cùng của họ cộng với số nét chữ đầu tiên của tên.

Nhân cách tên Lê Tuyết Hồng là Lê Tuyết do đó có số nét là 22 thuộc hành Âm Mộc. Như vậy nhân cách sẽ thuộc vào quẻ Thu thảo phùng sương là quẻ ĐẠI HUNG. Đây là quẻ thủ lĩnh, ba đức tài, thọ, phúc đều đủ, tâm địa nhân hậu, có danh vọng, được quần chúng mến phục, thành tựu đại nghiệp. Hợp dùng cho cả nam nữ.

Về ngoại cách tên Lê Tuyết Hồng

Ngoại cách là đại diện mối quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài như bạn bè, người ngoài, người bằng vai phải lứa và quan hệ xã giao với người khác. Ngoại cách ám chỉ phúc phận của thân chủ hòa hợp hay lạc lõng với mối quan hệ thế giới bên ngoài. Ngoại cách được xác định bằng cách lấy tổng số nét của tổng cách trừ đi số nét của Nhân cách.

Tên Lê Tuyết Hồng có ngoại cách là Hồng nên tổng số nét hán tự là 6 thuộc hành Âm Thổ. Do đó ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ Phú dụ bình an là quẻ CÁT. Đây là quẻ thủ lĩnh, ba đức tài, thọ, phúc đều đủ, tâm địa nhân hậu, có danh vọng, được quần chúng mến phục, thành tựu đại nghiệp. Hợp dùng cho cả nam nữ.

Luận về tổng cách tên Lê Tuyết Hồng

Tổng cách là chủ vận mệnh từ trung niên về sau từ 40 tuổi trở về sau, còn được gọi là “Hậu vận”. Tổng cách được xác định bằng cách cộng tất cả các nét của họ và tên lại với nhau.

Do đó tổng cách tên Lê Tuyết Hồng có tổng số nét là 27 sẽ thuộc vào hành Âm Mộc. Do đó tổng cách sẽ thuộc quẻ Tỏa bại trung chiết là quẻ HUNG. Đây là quẻ vì mất nhân duyên nên đứt gánh giữa đường, bị phỉ báng chịu nạn, phiền phức liên miên, vùi đi lấp lại, khó thành đại nghiệp. Rơi vào hình nạn, bệnh tật, u uất, cô độc và có khuynh hướng hiếu sắc.

Quan hệ giữa các cách tên Lê Tuyết Hồng

Số lý họ tên Lê Tuyết Hồng của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Âm Mộc” Quẻ này là quẻ Tính ẩn nhẫn, trầm lặng, ý chí mạnh, có nghị lực vượt khó khăn gian khổ. Bề ngoài ôn hoà, mà trong nóng nảy, có tính cố chấp, bảo thủ. Tính cao ngạo đa nghi, có lòng đố kỵ ghen ghét lớn.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Âm Mộc – Âm Mộc – Âm Thổ” Quẻ này là quẻ Mộc Mộc Thổ: Thành công, thuận lợi, ít gặp trở ngại, cuộc đời yên ổn, hạnh trường thọ, bình an, tự tại (cát).

Kết quả đánh giá tên Lê Tuyết Hồng tốt hay xấu

Như vậy bạn đã biêt tên Lê Tuyết Hồng bạn đặt là tốt hay xấu. Từ đó bạn có thể xem xét đặt tên cho con mình để con được bình an may mắn, cuộc đời được tươi sáng.