Ý Nghĩa Tên Việt Đức / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Tên Trần Việt Đức Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?

Gợi ý một số tên gần giống đẹp nhất:

Luận giải tên Trần Việt Đức tốt hay xấu ?

Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.

Thiên cách tên của bạn là Trần có tổng số nét là 7 thuộc hành Dương Kim. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành

Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.

Địa cách tên bạn là Việt Đức có tổng số nét là 22 thuộc hành Âm Mộc. Địa cách theo tên sẽ thuộc quẻ ĐẠI HUNG (Quẻ Thu thảo phùng sương): Kiếp đào hoa, họa vô đơn chí, tai nạn liên miên. Rơi vào cảnh ngộ bệnh nhược, khốn khổ. Nữ giới dùng tất khắc chồng khắc con.

Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.

Nhân cách tên bạn là Trần Việt có số nét là 16 thuộc hành Âm Thổ. Nhân cách thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Trạch tâm nhân hậu): Là quẻ thủ lĩnh, ba đức tài, thọ, phúc đều đủ, tâm địa nhân hậu, có danh vọng, được quần chúng mến phục, thành tựu đại nghiệp. Hợp dùng cho cả nam nữ.

Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.

Ngoại cách tên của bạn là họ Đức có tổng số nét hán tự là 13 thuộc hành Dương Hỏa. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG (Quẻ Kỳ tài nghệ tinh): Sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.

Tổng cách (tên đầy đủ)

Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.

Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Trần Việt Đức có tổng số nét là 28 thuộc hành Dương Hỏa. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ HUNG (Quẻ Họa loạn biệt ly): Vận gặp nạn, tuy có mệnh hào kiệt, cũng là anh hùng thất bại, bất lợi cho gia vận, cuối đời lao khổ, gia thuộc duyên bạc, có điềm thất hôn mất của. Nữ giới dùng số này tất bị cô quả.

Mối quan hệ giữa các cách

Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Âm Thổ” Quẻ này là quẻ Ngoài mặt hiền hoà mà trong lòng nghiêm khắc giàu lòng hiệp nghĩa, người nhiều bệnh tật, sức khoẻ kém. Giỏi về các lĩnh vực chuyên môn, kiến thức chỉ có chiều sâu, không thích chiều rộng. Khuyết điểm là đa tình hiếu sắc, dễ đam mê.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Âm Thổ – Âm Mộc” Quẻ này là quẻ : Kim Thổ Mộc.

Đánh giá tên Trần Việt Đức bạn đặt

Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Trần Việt Đức. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.

Chương 6: Đạo Đức Tâm, Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt, Tác Giả Vũ Tài Lục

Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc

Trần Bình Trọng

Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

Nguyễn Công Trứ

Cá nhân tự do chủ nghĩa của Hy Lạp.

Tổ chức đoàn thể tinh thần của La Mã.

Thế giới tôn giáo tín ngưỡng của giống Hebreu.

Cả ba do vận động lịch sử trộn lẫn với nhau mà tạo thành tâm hồn người Tây phương ngày nay.

Tâm hồn Việt trước sau nguyên vẹn là một tâm hồn đạo đức của đạo Nho.

Văn hóa lấy đạo đức làm trung tâm.

Lịch sử diễn tiến với đạo đức.

Nhân vật anh hùng và kẻ sĩ do đạo đức rèn luyện. Không kể riêng vấn đề nào từ chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, các loại chế độ, các việc xảy ra đều hoàn toàn được đem ra giải thích và phân tích bằng tinh thần đạo đức, đều được phê phán qua lăng kính:

Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

Trung hiếu, nhân nghĩa, liêm sỉ, tiết tháo

Khác hẳn với Tây phương chỉ nói:

Tự do, bình đẳng, độc lập.

Ai muốn làm cái gì, hành động phải đặt vào trong đạo đức quan niệm và đạo đức trách nhiệm.

Đời Xuân Thu, quan Thượng Khanh nước Lỗ tên là Thúc Tôn Báo sang sứ bên nước Tấn gặp quan Thượng Khanh nước Tấn là Phạm Tuyên Tử. Sau khi bàn việc xong xuôi, hai người đàm đạo sang vấn đề triết học.

Phạm Tuyên Tử hỏi Thúc Tôn Báo rằng:

– Làm thế nào để cuộc sống không mục nát (bất hủ) như cỏ cây?

Thúc Tôn Báo chưa trả lời ngay, hỏi lại:

– Theo ý ngài thì sao?

Phạm Tuyên Tử đáp:

– Nhà họ Phạm tôi từ đời Nghiêu Thuấn đến nay qua thêm ba đời Hạ, Thương, Chu tính ra hơn hai ngàn năm vẫn giữ mãi là một thế gia, kể cũng đáng gọi là bất hủ đấy chứ.

Thúc Tôn Báo nói:

– Theo tôi, đó mới là thế lộc không thể gọi là bất hủ. Nhân sinh chỉ có ba điều bất hủ: Lập đức- Lập công- Lập ngôn.

Lời Thúc Tôn Báo chứng tỏ mọi sự trên đời đều được xét đoán bằng lý luận đạo đức.

– Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

– Học là học đạo làm người

Làm người phải giữ lẽ trời dám sai

– Ai ơi mang bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

– Được mùa chớ phụ môn khoai

Đến năm thân dậu chẳng ai bạn cùng

– Làm trai quyết chí tang bồng

Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam

– Làm trai yêu nước quên nhà

Nước kia có vẹn thì nhà mới xong

Hết thảy đều là những lời thường nói hàng ngày đem đạo đức chính trị hóa, xã hội hóa, thậm chí cả kinh tế hóa nữa hay nói chung là giáo hóa.

Đạo đức theo quan niệm Việt là sự nói rõ quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa người với xã hội, mà hình thái cao nhất của xã hội là tổ chức chính trị, vậy điểm cao nhất của đạo đức cũng là đạo đức chính trị từ đấy mà đi chùm xuống dưới. Nếu ở một mình trên hoang đảo như Robinson Crusoe thì chẳng cần nói chuyện đạo đức gì cả.

Trái lại, đạo đức luân lý Tây phương không căn cứ vào xã hội hay chính trị mà lý luận và thường căn cứ vào huyền học, theo nhận thức với bản thể học để hoàn thành một thể hệ lý luận. Tỉ dụ: đạo Gia Tô bảo “Chúng ta sống trong tâm ý của Thượng Đế”, còn người Việt nói “con người sống trong tâm ý của người khác, một người xấu cả bọn mang nhơ”.

Platon phải tưởng tượng ra một thiên quốc, một thế giới trên từng trời, đem cái mơ nhân gian trừu tượng hóa cùng lý niệm hóa đi. Khí đã lý niệm hóa nó rồi tức là cắt đoạn hẳn với hiện thực chính trị, thoát ly hẳn sự khiêm chế của hiện thực xã hội, đến lúc mang nó trở về nhân gian, nó trở thành một mệnh lệnh của Thượng Đế, đạo đức biến ra mệnh lệnh tuyệt đối và vô điều kiện. Do đó thời Trung Cổ mới có những thượng đế luật bắt buộc người ta phải tin theo tuyệt đối chẳng cần “nên hay không nên”, kẻ nào đi ngược lại chống đối tức thì kẻ đó là bọn “phù thuỷ” (sorcier) bắt đem hỏa thiêu.

Gia Tô giáo phân ranh chia cách chính trị và đạo đức, bên giữ phần đời, bên giữ phần hồn. Đọc những sách của Kant, của Hegel, của Locke, của Rousseau thấy rất rõ sự phân ranh do Gia Tô giáo ảnh hưởng lớn đến thế nào. Mãi tới thời kỳ tôn giáo cải cách, văn nghệ phục hưng thì luân lý đạo đức từ tay Thượng Đế mới được đem trả về cho nhân gian, trả về cùng chính trị. Tuy nhiên, nó cũng không vì vậy mà giống đạo đức Đông phương. Đông phương giảng đạo đức theo thuận tự: tu thân- tề gia- trị quốc- bình thiên hạ.

Tây phương thì lý luận đạo đức bằng cách tách rời cá nhân khỏi quốc gia- thiên hạ. Con người bây giờ không sống trong tâm ý của Thượng Đế nữa thì sống trong tâm ý của chính bản thân mình (cá nhân chủ nghĩa). Đạo đức thành tựu do tập tục chứ không vì lòng tin tưởng, con người thiện lương vì sợ xã hội trừng phạt, đạo đức không là tự nguyện mà là tâm lý e dè. Đạo đức được bảo vệ bởi một nghị ước và pháp luật. Cá nhân có quyền làm theo ý mình, nhưng quốc gia sẽ trừng phạt nếu hành động cá nhân phản lại xã hội. Như vậy xã hội giữ vai trò chủ yếu, đạo đức chỉ là thứ yếu.

*

Người trồng cây cảnh người chơi, ta trồng cây đức để đời về sau. Đạo đức Việt hoàn toàn là một sự lựa chọn nguyên ý cái đạo làm người, cái lẽ trời, trên căn bản “dĩ nghĩa vi lợi” và “chỉ ư chí thiện”. Không phải cho đời này thôi mà còn cho đời sau nữa, không phải cho cá nhân mình thôi mà còn cho cả tập thể nữa.

Tại huyện Nam Sang tỉnh Hà Nam, dân đều nhớ truyền thuyết về cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến như sau:

“Hồi còn trẻ, Nguyễn Khuyến cùng với đám đồng môn ra sông tắm gặp đoàn thuyền giấy trên có voi, ngựa và hình nhân của dân cư cúng cô hồn và lễ quan ôn cầu mát, lễ xong bỏ sông trôi vào chỗ anh em tắm. Có người gạt ra thuyền giấy lại trôi vào. Nguyễn Khuyến liền nói đùa: “Thuyền bè lính tráng, voi ngựa oai hùng thế kia sao không vượt sông ra bể phù dân giúp nước trong lúc quốc gia hữu sự này, lại luẩn quẩn đây cầu ăn con gà nắm xôi”.

Nguyễn Khuyến vừa nói xong thì đoàn thuyền giấy đó dạt ngay sang phía sông bên kia, sau đó dân làng bị ốm đau như bị ma quỉ quấy nên người ta phái người sang cầu cứu cụ Nghè.

Cụ Nghè liền gọi Nguyễn Khuyến và bọn học trò tắm sông hôm đó hỏi đầu đuôi câu chuyện và bảo phải ra khấn khứa cho đoàn thuyền trôi đi. Ông Nguyễn Khuyến liền tới bờ sông hô to yêu cầu đoàn thuyền trôi đi nơi khác. Sau đấy dân cư đều khỏi ốm đau và được bình an như thường”.

Xem thế đủ biết, con người chết đi vất vưởng mà thành lũ cô hồn còn biết liêm sỉ, cảm thấy đau khổ khi có người nói đến cái thân phận vô dụng của mình, huống nữa là con người lúc đang sống ở trong trời đất.

Phần người sống là Nguyễn Khuyến, sau khi đỗ đầu cả ba khoa thi Hương, Hội, Đình cụ được bổ nhiệm Đốc học rồi Bố chánh. Cụ là một văn quan có tiếng hay chữ, có tiếng liêm khiết lại mẫn cán và thao lược. Mẹ Nguyễn Khuyến càng khe khắt, nghiêm ngặt cùng ông về sự liêm khiết. Mỗi lần thấy ông dâng tặng một chút lễ mọn là bà cụ liền hỏi căn nguyên lễ vật ấy ở đâu mà có. Nếu không chứng minh được rõ ràng thì mặc dầu con có hiếu thảo dâng, bà cũng vẫn từ chối, còn trách mắng nữa là khác. Bà cụ thường bảo: “Con lấy lễ của dân mà tặng cho cha mẹ tức là lấy của cha mẹ mà tặng thì đâu còn lòng hiếu thảo nữa”.

Đức hạnh của ông đã cảm hóa được lòng người. Trong việc chấp đạo an dân, ông đã tỏ rõ một bậc khéo khuyên dân chúng cải tà qui chánh. Triều đình mấy lần cử ông vào những trọng trách lớn hơn, ông đều từ chối vì lúc đó ông nhận thấy có một số quan lại quá mục nát kéo bè kéo cánh làm càn. Can ngăn không được, dân tình than oán, ông liền dâng sớ về nghỉ nhưng vua Tự Đức không cho và bổ nhiệm ông làm Tổng Đốc ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang. Nhưng hồi này, ông thấy bọn thực dân Pháp càng ngày càng bành trướng, một số bọn triều thần bán nước đã a dua với ngoại nhân mưu đồ phú quí chẳng nghĩ gì đến dân đến nước. Nhiều bạn học của ông như các ông nghè Du Lâm, Nguyễn Kham, Nguyễn Xuân Ôn đều đã từ tiết không chịu theo giặc.

Hết sức buồn phiền, ông liền giả đau mắt từ quan rút lui về chốn điền viên để giữ cho trọn vẹn danh tiết.

Sau này thực dân muốn dùng ông để lợi dụng thanh thế ông mà thu phục nhân tâm mới giao cho tên mãi quốc Hoàng Cao Khải tới mời. Ông nhất định chối từ. Biết không thể lấy mồi phú quí lay chuyển được lòng son sắt, bọn thực dân liền bảo Hoàng Cao Khải kiểm soát gắt gao mọi hành động của ông bằng cáh giam lỏng tại tư dinh của quan Kinh lược. (Theo tài liệu của ông Đạm Nguyên trong cuốn “Tam Nguyên Yên Đổ”).

Châu chấu làm sao dám đá voi

Đứng xem ai chẳng bật lên cười

Xun xoe nhảy lại dương hai vế

Ngứa ngáy không hề động tí đuôi

Say tỉnh cuộc này ba chén rượu

Được thua chuyện ấy một trò chơi

Cả gan cũng sợ cho mình nhỉ

Theo đít còn hơn một lũ ruồi.

Đó là bài thơ của ông Nguyễn Khuyến để vịnh cái việc ông nhất định không chịu ra làm quan với Pháp, nó chính là cái tinh thần đạo đức: tri kỳ bất khả vi nhi vi chi, biết rằng không thể chống nổi mà vẫn chống, thế chẳng hơn bọn ruồi nhặng theo đít voi sao? Tuy nhiên, thái độ Nguyễn Khuyến không phải là vô ích vì nhờ tinh thần ấy mà sau này đã xảy ra cảnh:

Nực cười châu chấu đá voi

Châu chấu đá mãi voi lòi ruột ra

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã lập đức cũng như cụ Nguyễn Đình Chiểu trong Nam mặc dầu vừa mù vừa điếc vẫn làm thơ giết giặc, viết sách để truyền bá đạo đức. Trong lúc nghèo đói cùng cực, cụ Nguyễn Đình Chiểu vẫn một mực từ chối món tiền khá lớn do thực dân đem đến để mua chuộc. Đặc biệt hơn nữa là suốt quãng đời khổ sở khốn đốn của mình, cụ Chiểu chỉ giặt quần áo bằng thứ nước tro chứ không chịu dùng xà phòng mà cụ cho là một thứ sản phẩm của Tây. Cụ cũng không chịu đi trên con đường quốc lộ mà cụ cho là công trình xây đắp của bọn thực dân và phải băng đồng, lội ruộng hết sức vất vả mỗi khi xê dịch.

A. Pazzi viết:

“Đây là một câu chuyện thực nói lên ý thức luân lý cố chấp của một sĩ phu, nhưng xét cho cùng trong đó có cái căm thù những kẻ xâm lược hết sức sâu xa, hết sức cảm động và cũng hết sức lớn lao, trở thành một sự khuyến cáo khó lòng phai nhạt đối với bao nhiêu thế hệ đến sau. Những thứ tinh thần cứng rắn như thế không thể đem ra bình phẩm hời hợt và xem là một bảo thủ lỗi thời. Thực ra phải đứng vào vị trí dân tộc cùng cái nhu yếu tự vệ khẩn thiết của dân tộc ấy mới nhận định đúng cái giá trị ấy. Đó là một thứ tinh thần kết tinh của nhiều thế hệ chống đối, một loại kim cương đọng lại từ lớp đá than sinh hoạt của bao nhiêu đời. Và các ảnh hưởng phá hoại từ bên ngoài đến dù có khả năng quyến rũ, lung lạc bao nhiêu đã thành vô dụng như cơn gió cuồng dội vào núi đá lớn hay nói theo thành ngữ V.N “nước đổ lá khoai”. Có thể nói rằng hầu hết các tác phẩm cổ điển V.N đều chan chứa những tinh thần đạo đức cương thường, và tuy xã hội đổi thay nó không hẳn còn phù hợp, nhưng tinh hoa ấy vẫn là nòng cốt tinh thần dân tộc, cái tinh hoa ấy là sống sao cho hợp lẽ phải, hợp với đạo lý làm người trong một xã hội, là sự hướng về điều thiện và những giá trị cao đẹp.

Đạo đức tâm chan hòa trong máu người Việt, nó đi vào chính trị bằng đòi hỏi để phẩm đức lãnh đạo, nhân vật trung tâm của chính trị trước hết phải là con người có phẩn đức đã, bởi vì chính trị đến từ yêu cầu tự nhiên thuận với nhân đạo, thuận với nhân tâm. “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, giai dĩ tu thân vi bản”, từ vua cho đến dân đều phải lấy sự tu thân làm gốc. Không phải vua có quyền làm gì thì làm, vua cũng cần tu thân như dân. Lịch sử Việt chưa bao giờ xuất hiện những chính trị gia có cái phong cách múa may quay cuồng, hò hét, chứa chất nhiều ý lòe nạt như: Mussolini, Krouthchev, Hitler, Clémenceau, Soekarno v.v… Phần lớn, những người lãnh đạo chính trị đều có cái vẻ chân thật nhưng tinh anh, thân ái như trong gia đình với nhau, trông bề ngoài hết sức bình dị.

*

Đạo đức tâm đi vào kinh tế bằng đòi hỏi tính cần kiệm.

Làm người phải biết tiện tần

Đồ ăn thức mặc có ngần ấy thôi

Những người đói rách rạc rời

Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn

Sách “Đại học” có câu: “Sinh tài hữu đại đạo, sinh chi giả chúng, thực thi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư”, nghĩa là : Phép sinh tài có con đường lớn; làm ra cho nhiều, ăn ít thôi, làm ra cho nhanh, tiêu chậm thôi.

Làm nhanh, làm nhiều là chăm chỉ, cần mẫn.

Ăn ít, tiêu ít là tằn tiện, tiết kiệm.

Lấy chăm chỉ, cần mẫn mà đuổi kịp người trên mọi lãnh vực kinh tế những gì mình còn kém. Lấy kiệm, tằn tiện để khỏi có một sinh hoạt kinh tế xoay sở, lọc lừa lường gạt, vay mượn. Dù cá nhân hay một quốc gia đều phải hiểu rằng: “Ngã tử sự tiểu, thất tiết sự đại” (chết đói là việc nhỏ, thất tiết mới là chuyện to). Một khi đã rơi vào cái thế cơ hàn sở bách (đói rét đe dọa) và phùng nhân tất hữu cầu (gặp ai cũng xin xỏ) là lập tức mọi sự hỏng.

Đạo đức đi vào tổ chức xã hội bằng sự gây dựng tình nghĩa cho quan hệ giữa người với người, như đời xưa có ngũ luân:

“Giáo nhân dĩ luân, phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (Dạy người nhân luân, cha con thâm tình, vua tôi có nghĩa, vợ chồng ai nấy làm tròn bổn phận, già trẻ thứ tự, bạn bè trung tín. – Lời Mạnh Tử)

Có sự đoàn kết nội bộ để chống với địch quốc:

– Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

– Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Trong các làng xã tôn trọng bậc cao niên tuổi tác chẳng kém gì người chức tước. Chức tước là quyền uy về thân phận, tuổi tác là quyền uy về niên linh. Thầy Mạnh Tử nói rằng:

“Thiên hạ hữu đạt tôn tam, tước nhất, sỉ nhất, đức nhất. Triều đình mạc như tước, hương đẳng mạc như sỉ, phụ thế trưởng dân mạc như đức” (Có ba điều đáng tôn trọng thiên hạ: chức tước là một, tuổi tác là hai, đạo đức, đạo đức là ba. Nơi triều đình không gì quan trọng bằng chức tước, ở làng xã không gì quan trọng bằng tuổi tác, giúp đời chăn dân không gì quan trọng bằng đạo đức).

*

Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: “Con phải trở về mà lo trả thù cho cha rửa nhục cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì?”.

Lập công là một điều quan trọng của tinh thần đạo đức Việt. Người Việt thường nói: công đức và công ơn của ai, tỉ dụ: công ơn cha mẹ, công đức của tiền nhân. Theo triết lý hành động thì công là một hành động vào thực tế của đạo đức. Lòng yêu nước là đức, cầm súng đánh giặc là công. Nếu cầm súng đánh thuê cho giặc thì hành động ấy không thể lấy danh từ lập công cao đẹp kia mà định nghĩa. Triết lý hành động của Tây phương chú trọng vào phương pháp còn triết lý hành động của Đông phương ngoài phương pháp phải có cả đạo đức.

Tây phương nói: “Agir c’est transformer volontairement par des destes, le monde extéricur”.

Đông phương nói: “Lập công để lưu danh thiên cổ” trước khi hành động cần xem hành động có hợp với đạo đức không đã, một khi đã chấp nhận đó là điều “đạo đức” thì làm cho đến chết mới thôi mặc dù đứng trên phương pháp mà xét nó không hề có một khả năng thành công nào cả. Không thành công thì thành nhân của Nguyễn Thái Học là vậy.

Ở Pháp, nếu người nào chấp nhận chính phủ Vichy, họ mang cờ đi đón thống chế Pétain với cả tấm lòng chân thật, nhìn thống chế Pétain như vị anh hùng cứu nước Pháp.

Ở Việt Nam, dân chúng sống trong khu vực Pháp chiếm đóng khi đi đón vị “thủ tướng” Việt do Pháp đưa ra, đã ngấm ngầm bảo nhau căng bốn chữ “đại điểm công thần” trong cuộc lễ đón rước chính thức bằng hình thức ẩn dấu, dân Việt đã chửi công khai vị thủ tướng kia bằng hai chữ đại điểm kết với nhau thành chữ “khuyển” ý bảo là tên chó săn của giặc, tuy hình thức bên ngoài nó mang nghĩa là “công to” cho đất nước.

Tây phương rất tán thưởng câu Machiavel nói: “Le succès fait le mérite” (Thành công sẽ làm thành người xứng đáng).

Việt Nam đòi thành công phải đi đôi với xứng đáng, nếu xứng đáng thì dù là kẻ thù người Việt cũng lập đền thờ, như đã thờ Sầm Nghi Đống bên gò Đống Đa vì hắn là người trung liệt với nước của hắn. Công lớn nhất là công thuộc về chính trị. Thấp hơn một tầng nữa là công về kinh tế, các làng xã thường thờ vị thành hoàng nào dạy dân một nghề để sinh sống, đa số hằng năm tế ông Thần Nông, sự thờ cúng tế tự này trên quan niệm ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

*

Trần Bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đã đến bãi Đà Mạc (Hưng Yên) liền đem binh ra đánh nhưng chẳng may bị vây phải bắt. Quân Nguyên đưa Bình Trọng về nộp cho Thoát Hoan. Hoan biết Bình Trọng là tướng khỏe mạnh muốn khuyên dỗ về hàng, thết đãi cho ăn uống, nhưng Bình Trọng không ăn, dỗ dành hỏi dò việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Thoát Hoan hỏi rằng: “Có muốn làm vương đất Bắc không?”. Bình Trọng quát lên: “Ta thà làm quỉ nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc. Tao đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì phải hỏi lôi thôi”.

Thoát Hoan thấy dỗ không được, sai quân đem Trọng đi chém.

Lời nói của Trần Bình Trọng đã trở thành lời nói của dân tộc cho mãi mãi.

Một lời nói một đọi máu. Người Việt thường bảo như thế. Câu phương ngôn trên không chỉ áp dụng vào phong tục ăn thề thôi đâu mà nó chính là một triết lý lập ngôn.

Nguyễn Hoàng vào hỏi kế, cụ Trạng Trình dạy rằng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng làm theo Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo thành công nghiệp vĩ đại cho lịch sử, mở mang bờ cõi xuống phía Nam. Khi vua Trung Tôn mất không có con, Trịnh Kiểm muốn tự xưng làm vua nhưng lại lưỡng lự chưa quyết, mới sai người ra Hải Dương hỏi Trạng Trình. Cụ không nói gì cả, chỉ ngoảnh lại bảo đầy tớ rằng: “Năm nay mất mùa thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ”. Nói rồi lại sai đầy tớ ra bảo tiểu quét dọn chùa mà đốt hương để ông ra chơi chùa, rồi bảo chú tiểu rằng: “Giữ chùa thờ phật thì được ăn oản”.

Lịch sử chính trị Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của hai lời nói trên. Chắc chắn không phải tin vào tài tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà vì phục nhận thức chính trị sắc bén của cụ. Và cũng chắc chắn rằng Trạng Trình trước khi nói hai lời đó, cụ đã suy nghĩ kỹ về sự cần thiết của chính trị thời ấy.

Lập ngôn được chia ra làm hai loại:

Một là giáo dục tâm lý, nung đúc tinh thần,

Hai là huấn luyện tri thức.

Từ một câu hát dạy trẻ em hát chơi như:

Băm bầu, băm bí, băm chị thằng Ngô

đến một câu vè chế giễu như:

Em ơi anh dạy tiếng tàu

Tỉu nhà ma nị đâm đầu lấy Ngô

hay Muốn coi lên núi mà coi

Kìa kia chú khách mọc đuôi đằng đầu

đến một bài ru em ngủ như:

Chớ chơi, chớ có đi chơi

Dạy em em phải nghe lời

Đắp cao núi Thái, tát vơi sông Thù

Em em em, chị yêu em

Nẻm nèm nem, nắm nem không thèm

Một nhà đằm thắm ơn trên

Khơi dòng hào kiệt, rạng nền tổ tông

đến một bài thi ca yêu nước như:

Hồn cố quốc biết đâu mà gọi

Thôi khóc than rồi lại xót xa

Trời Nam xanh ngắt bao la

Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì

Thôi đừng trách kẻ kia rằng tệ

Ngẫm mà xem thôi thế không oan

Dân ta là chủ nước non

Ta không biết giữ thôi còn trách ai.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Người Việt lúc nào cũng tìm cơ hội để lập ngôn, nung đúc tinh thần và giáo dục tâm lý. Chỉ tiếc một điều, người ta thấy ít quá loại lập ngôn để huấn luyện tri thức như Vạn Kiếp Bí Truyền, Phương Đình Dư Địa Chí v.v… đến nỗi ông Lê Quí Đôn phải tuyệt vọng mà kêu:

“Tôi đã từng đọc mấy tập “Nghệ Văn Chí” của các đời Hán, Tùy, Đường, Tống thấy tên sách vở ghi ở trong đó kể có hơn trăm vạn cuốn, giàu thịnh biết chừng nào. Những sách vở ấy, ở kho chứa sách của các vị vua chúa cất chứa cực kỳ tề chỉnh, rồi ở nhà các sĩ phu thâu lượm, tàng trữ càng cẩn thận, sự truyền bá của nó cũng rất rộng rãi cho nên dù có trải qua mấy cơn binh lửa cũng không tan lạc bao nhiêu”.

Nước ta gọi là nước văn hiến, trên từ các bậc đế vương, dưới đến kẻ thần thứ, phần nhiều đều có trứ thuật. Vậy mà gom góp cả lại chẳng qua độ hơn trăm pho, so với sách vở của Tàu chưa bằng một phần trăm.

*

Theo tín ngưỡng của Gia Tô thì thế giới loài người là căn bản tội ác vì tổ tiên loài người đã phạm tội khiến cho chúa Jésu phải xuống trần đại diện cho ý chí của Thượng Đế mà truyền giáo đem đạo đức đến cho nhân gian.

Đạo đức Việt không hàm chứa một ý chí của Thượng Đế bao giờ, tất cả vấn đề đạo đức chỉ là một mênh lệnh của lương tâm, tức là cái năng lực thâm biện mọi hành vi tự kỷ có trong mỗi con người từ khi sinh ra đời, nó mừng vui với điều thiện và xấu hổ trước điều ác. Mọi người đều y cứ theo lương tâm để hành động, nếu làm trái mệnh lệnh của lương tâm thì lòng bất an khiến cho cuộc sống kém thoải mái.

Thời Pháp thuộc có một vị tổng đốc chí sĩ trở về quê dưỡng già, ông vốn là nhà nho xu thời theo Pháp, nhân ngày giỗ Henri Rivière, ông làm bài văn tế có câu khen nịnh: “Nhất nhật nhi hạ ngũ thành”. Ý nói Rivière là tướng tài trong một ngày hạ liền năm thành trì của An Nam. Nhờ bài văn tế đó, chức tước của ông lên rất mau, đổi lại ông cũng phải chịu miệng tiếng cười. Càng về già ông càng cảm thấy cái quá vãng nhục nhã của mình. Một hôm, vào buổi chiều ông đang đứng chơi mát ở cổng nhà, bỗng có thằng đánh dậm đuổi con mèo, vừa chạy qua mặt ông vừa chửi: “Đ.M. mày, nhất nhật mày lại hạ ngũ ngư của ông à?”, (ý nói con mèo một ngày dám vồ của hắn năm con cá). Biết tên đánh dậm đó chửi xỏ mình, đau quá, đêm ấy vị tổng đốc chí sĩ về uống thuốc độc chết, làng nước khinh, lương tâm bất an, ông không còn thiết sống để ngày ngày phải hứng chịu mãi sự sỉ nhục.

Người đời hữu tử hữu sanh

Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm

Lương tâm chính là một lực lượng thiên phú sách động con người hướng thượng, nhờ lương tâm mà nhân thế hỗn loạn, hắc ám một ngày kia sẽ lại hồi phục quang minh.

Người Việt luôn luôn tin như vậy.

Từ Hán Việt Là Gì? Những Từ Hán Việt Hay Và Ý Nghĩa

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc). Các từ Hán Việt được ghi bằng chữ cái La tinh, phát âm phù hợp với mặt ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, khi phát âm từ Hán Việt, có thể thấy âm thanh gần giống với tiếng Trung Quốc.

Sự vay mượn của tiếng Việt giúp ngôn ngữ Việt Nam thêm phần phong phú, đồng thời vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong kho tằng từ Hán Việt, người ta đã nghiên cứu và phân loại thành 3 nhóm đó là từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt Hoá.

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ có nguồn gốc khá lâu đời. Những từ này bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường. Những từ này có phát âm gần như giống hoàn toàn với tiếng Trung.

Từ Hán Việt

Những từ Hán Việt này ra đời sau giai đoạn mà từ Hán Việt cổ xuất hiện và được dùng. Những từ này có nguồn gốc từ giai đoạn thời nhà Đường cho tới đầu thế kỷ 10.

Từ Hán Việt Việt hoá

Các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên được xem là từ Hán Việt Việt Hoá. Những từ này có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, nhưng vẫn dựa trên cơ sở âm điệu và ý nghĩa chữ Hán.

THIÊN: Trời; ĐỊA: Đất; CỬ: Cất; TỒN: Còn; TỬ: Con; TÔN: Cháu; LỤC: Sáu; TAM: Ba; GIA: Nhà; QUỐC: Nước; TIỀN: Trước; HẬU: Sau; NGƯU: Trâu; MÃ: Ngựa; CỰ: Cựa; NHA: Răng; VÔ: Chăng; HỮU: Có; KHUYỂN: Chó; DƯƠNG: Dê; QUY: Về; TẨU: Chạy; BÁI: Lạy; QUỴ: Quỳ; KHỨ: Đi; LAI: Lại; NỮ: Gái; NAM: Trai; QUAN: Mũ; TÚC: Đủ; ĐA: Nhiều; ÁI: Yêu; TĂNG: Ghét; THỨC: Biết; TRI: Hay; MỘC: Cây; CĂN: Rễ; DỊ: Dễ; NAN: Khôn (khó); CHỈ: Ngon; CAM: Ngọt; TRỤ: Cột; LƯƠNG: Rường; SÀNG: Giường; TỊCH: Chiếu; KHIẾM: Thiếu; DƯ: Thừa; CÚC: Cuốc; CHÚC: Đuốc; ĐĂNG: Đèn; THĂNG: Lên; GIÁNG: Xuống; ĐIỀN: Ruộng; TRẠCH: Nhà; LÃO: Già; ĐỒNG: Trẻ; TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ) ; KÊ: Gà

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của Outsource ? Có nên… Tôn trọng (respect) là gì? Ý nghĩa và vai trò của… Chân lý (Truth) là gì? Ý nghĩa của chân lý trong…

Hãnh Diện Hai Chữ “Việt Nam”, Nhưng… “Việt Nam” Nghĩa Là Gì?

👉 1. Không ít người bây giờ tưởng “Việt Nam” nghĩa là… nước Nam của người Việt. Tưởng vậy là tưởng bở. “Việt” ở đây không dùng để chỉ dân tộc Việt (tỉ như Việt trong “Lạc Việt” 雒 越), không phải vậy, mà “Việt” lại là tên gọi của một lãnh thổ … bất ngờ hết sức! (ở đoạn sau trong bài sẽ nói rõ).

Việt Nam trở thành quốc hiệu chính thức của nước ta là vào đời vua Gia Long, năm 1804. Trước đó, theo dòng lịch sử, chẳng hạn đời Lý, Trần, Lê dù mang quốc hiệu “Đại Việt” nhưng nước Tàu họ cứ gọi xứ sở lấy Thăng Long làm kinh đô là “An Nam”. Chỉ đến đời Gia Long sau khi đặt quốc hiệu “Việt Nam”, lấy Huế làm kinh đô, bên Tàu mới từ bỏ cách gọi truyền kiếp “An Nam” mà gọi nhứt quán luôn là “Việt Nam”!

Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ “Việt Nam” thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do vua Gia Long đặt ra, đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.

👉 2. Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là “Nam Việt”, sai sứ sang Tàu nói họ bỏ cách gọi “An Nam” đi, từ rày trở đi nên gọi là: 南 越 Nam Việt. Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 (Nam Việt) sẽ gợi nhớ đến quốc hiệu vào đời Triệu Đà thuở xa xưa mà lãnh thổ bao trùm luôn cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây. (nhân đây mở ngoặc: trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”, tức Nguyễn Trãi khẳng định Triệu Đà có công trạng lớn lao trong dựng xây ý thức độc lập của nước ta. Bây giờ đẩy Triệu Đà văng ra khỏi lịch sử nước nhà cái rụp! Không lẽ tầm cỡ kiệt xuất như cụ Nguyễn Trãi mà… lầm lẫn về lịch sử hay sao? Có dịp, sẽ nói về vấn đề này)

👉 3. Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi “Nam Việt” thành “Việt Nam” (越 南). Kỳ thực, cả hai danh xưng này cùng chung một ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, cho biết: “Việt Nam là quốc hiệu thích hợp để chỉ một lãnh thổ thống nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, và diễn giải ý nghĩa của quốc hiệu này là: “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó” (trong Cấn Trai thi tập). Hai chữ “Việt Nam” là sự kết hợp giữa “Việt” (Thường) với “(An) Nam”.

Việt Thường là xứ mô? Theo những sách cổ xưa như “Hậu Hán thư”, “Thượng thư đại truyện”, “Tư trị thông giám cương mục” thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ.

Trong cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” xác định tên gọi “Việt Thường” “là tên cổ của xứ Champa”!

Một nguồn khác cho biết cách gọi “Việt Thường” là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).

Trịnh Hoài Đức viết “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước”, để ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp), sau đó Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) đã “thêm vào vùng An Nam 安 南 “ là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).

THAY LỜI KẾT

Ghép chữ “Việt” (trong “Việt Thường”) với “Nam” (trong “An Nam”) thành quốc hiệu Việt Nam, là sự ghi nhận đàng hoàng, đâu ra đó về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!

Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài, lãnh thổ nước ta lần đầu tiên trải rộng từ bắc chí nam, kéo dài từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau thành đường cong chữ S.

Tắt một lời, Việt Nam dùng để nhấn mạnh sự hợp nhứt lãnh thổ (bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc; chứ không nói riêng cho tộc Việt)!

Ý nghĩa nêu trên của hai chữ Việt Nam, thiệt hay hết sức, hãnh diện hết sức. Đừng nói do vua Gia Long đặt quốc hiệu nên lờ đi, không chịu tìm hiểu ý nghĩa.

Hay là… chúng ta chỉ được phép “tự hào” trước quê hương chữ S cong cong thời nay, bất chấp Mẹ Việt Nam lưng đang cong oằn vì đủ thứ nợ nần?

Không ít người bây giờ tưởng “Việt Nam” nghĩa là… nước Nam của người Việt. Tưởng vậy là tưởng bở. “Việt” ở đây không dùng để chỉ dân tộc Việt (tỉ như Việt trong “Lạc Việt” 雒 越), không phải vậy, mà “Việt” lại là tên gọi của một lãnh thổ … bất ngờ hết sức! (ở đoạn sau trong bài sẽ nói rõ).Việt Nam trở thành quốc hiệu chính thức của nước ta là vào đời vua Gia Long, năm 1804. Trước đó, theo dòng lịch sử, chẳng hạn đời Lý, Trần, Lê dù mang quốc hiệu “Đại Việt” nhưng nước Tàu họ cứ gọi xứ sở lấy Thăng Long làm kinh đô là “An Nam”. Chỉ đến đời Gia Long sau khi đặt quốc hiệu “Việt Nam”, lấy Huế làm kinh đô, bên Tàu mới từ bỏ cách gọi truyền kiếp “An Nam” mà gọi nhứt quán luôn là “Việt Nam”!Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ “Việt Nam” thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do vua Gia Long đặt ra, đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là “Nam Việt”, sai sứ sang Tàu nói họ bỏ cách gọi “An Nam” đi, từ rày trở đi nên gọi là: 南 越 Nam Việt. Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 (Nam Việt) sẽ gợi nhớ đến quốc hiệu vào đời Triệu Đà thuở xa xưa mà lãnh thổ bao trùm luôn cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây.(nhân đây mở ngoặc: trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”, tức Nguyễn Trãi khẳng định Triệu Đà có công trạng lớn lao trong dựng xây ý thức độc lập của nước ta. Bây giờ đẩy Triệu Đà văng ra khỏi lịch sử nước nhà cái rụp! Không lẽ tầm cỡ kiệt xuất như cụ Nguyễn Trãi mà… lầm lẫn về lịch sử hay sao? Có dịp, sẽ nói về vấn đề này)Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi “Nam Việt” thành “Việt Nam” (越 南). Kỳ thực, cả hai danh xưng này cùng chung một ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, cho biết: “Việt Nam là quốc hiệu thích hợp để chỉ một lãnh thổ thống nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, và diễn giải ý nghĩa của quốc hiệu này là: “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó” (trong Cấn Trai thi tập).Hai chữ “Việt Nam” là sự kết hợp giữa “Việt” (Thường) với “(An) Nam”.Việt Thường là xứ mô? Theo những sách cổ xưa như “Hậu Hán thư”, “Thượng thư đại truyện”, “Tư trị thông giám cương mục” thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ.Trong cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” xác định tên gọi “Việt Thường” “là tên cổ của xứ Champa”!Một nguồn khác cho biết cách gọi “Việt Thường” là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).Trịnh Hoài Đức viết “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước”, để ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp), sau đó Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) đã “thêm vào vùng An Nam 安 南 “ là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).Ghép chữ “Việt” (trong “Việt Thường”) với “Nam” (trong “An Nam”) thành quốc hiệu Việt Nam, là sự ghi nhận đàng hoàng, đâu ra đó về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài, lãnh thổ nước ta lần đầu tiên trải rộng từ bắc chí nam, kéo dài từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau thành đường cong chữ S.Tắt một lời, Việt Nam dùng để nhấn mạnh sự hợp nhứt lãnh thổ (bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc; chứ không nói riêng cho tộc Việt)!Ý nghĩa nêu trên của hai chữ Việt Nam, thiệt hay hết sức, hãnh diện hết sức. Đừng nói do vua Gia Long đặt quốc hiệu nên lờ đi, không chịu tìm hiểu ý nghĩa.Hay là… chúng ta chỉ được phép “tự hào” trước quê hương chữ S cong cong thời nay, bất chấp Mẹ Việt Nam lưng đang cong oằn vì đủ thứ nợ nần?- Bản đồ nước Việt Nam sau khi thống nhứt sơn hà vào năm 1802, để ý có “Thuận Thành trấn”, theo sắc lịnh của vua Gia Long, là khu vực tự trị dành cho cộng đồng người Cham; có “Nam Bàn” (cao nguyên miền trung, bây giờ gọi là “Tây nguyên”) gồm một vài tiểu quốc, nổi bật nhứt là tiểu quốc J’rai, họ chịu sự bảo trợ của nhà Nguyễn, nơi đây ngược dòng lịch sử xa xưa cũng thuộc Champa.- Lăng vua Gia Long.