Ý Nghĩa Tên Võ Nguyên Giáp / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Võ Nguyên Giáp Đồng Nghĩa Với Việt Nam

Nhà thơ Dagestan nổi tiếng thế giới Raxun Gamzatov thật có lý và cũng thật sâu sắc khi ông cho rằng, khi anh đi ra thế giới rộng lớn, người ta muốn biết anh là người thế nào, thì anh có thể chìa chứng minh thư, chìa tấm hộ chiếu ra, trong đó đã ghi mọi điều cần thiết. Còn nếu khi có ai hỏi một dân tộc, xem dân tộc đó thế nào, thì dân tộc đó cũng cần phải đưa ra “giấy tờ” của mình, là các nhà bác học, các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất hay các vị tướng lĩnh tài giỏi. Họ chính là ” giấy thông hành” để dân tộc đó đi ra với thế giới rộng lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (Ảnh: TTXVN)

Có lẽ cũng vì thế chăng, mà có lần tham gia trong đoàn Việt Nam dự Festival thanh niên thế giới, tôi rất ngạc nhiên khi phái đoàn của ta vừa xuất hiện thì cả cầu trường vang dội những tiếng hô nồng nhiệt của cả một biển người trên hành tinh: “Hồ Chí Minh – Giáp Giáp! Hồ Chí Minh – Giáp Giáp!” Hồ Chí Minh thì đã rõ rồi. Bác là vị lãnh tụ lỗi lạc, là danh nhân văn hoá thế giới. Thế còn Giáp Giáp là gì? Tôi lần hỏi mới hay, họ đã hô vang tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đối với thế giới, cái tên quen thuộc ấy đồng nghĩa với Việt Nam, nên không cần phải phiên dịch, diễn giải. Cùng với Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, vị tướng huyền thoại ấy, cũng đã trở thành cái giấy thông hành để dân tộc ta có thể hiên ngang đi vào cõi mênh mông bát ngát của xứ người.

Còn nhớ cách đây đã hơn chục năm, tôi cùng nhà văn Lê Lựu và nhóm phóng viên Tạp chí Văn nghệ quân đội đến gặp Đại tướng, và viết bài ” Hỏi chuyện anh Văn” nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài viết in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đầu tháng 5 năm 1994. Trung tuần tháng đó, tôi có dịp sang thăm Mỹ theo lời mời của của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ. Nhà thơ nổi tiếng Mỹ Bruce Weigl cười tủm tỉm: “Tôi có xem bài viết của ông với ông Lựu trong thư viện của Trường đại học Harvard, cũng xem cả bức ảnh ông và ông Lựu chụp chung với tướng Giáp. Trong ảnh, tôi thấy tướng Giáp là người trẻ trung nhất, sau đó mới đến ông Lựu, còn người già nua nhất thì lại là… ông”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cười hiền hậu: “Họ đùa đấy!Dân nước ngoài họ rất hay đùa. Sự thật thì mình đâu còn trẻ mà cậu thì cũng đâu đã già!”

“Vừa rồi tôi có đọc cuốn hồi ký của anh Trà. Anh ấy có viết về tôi. Trong đó có một câu làm tôi rất xúc động: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người tiếc đến từng giọt máu của lính. Anh ấy là người rất hiểu tôi…”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, tháng 4/2004 (Ảnh: Hữu Tiến)

Nói rồi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi lặng. Gương mặt thâm thấm một nỗi gì hiu hắt. Trông ông như một đỉnh núi vừa tắt nắng. Hình như ông đang nhớ lại một thời oanh liệt đã qua. Trong trận Điện Biên Phủ, ông là Đại tướng Tổng tư lệnh, nhưng nắm chắc đến từng đại đội một. Nghĩa là ngay một anh đại đội trưởng dưới cơ sở cũng có thể báo cáo thẳng cho Tổng tư lệnh về đơn vị của mình, kể cả những con số hy sinh và thương vong.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người rất thận trọng. Vào trận, bao giờ ông cũng nắm rất chắc địa hình, tính toán thật chi li, cụ thể. Bộ đội hành quân, tập kết trận địa, nếu trong đội hình tiểu đoàn, hoặc đội hình trung đoàn, có trang bị từng loại vũ khí cụ thể thì đi hết bao lâu. Trận đánh diễn ra bao nhiêu phút, rồi sau đó anh em rút ra như thế nào cho thật an toàn trước khi máy bay địch ập đến. Chỉ khi nào Đại tướng tính toán kỹ lưỡng, tìm được cách rút lui sau trận đánh, để bảo toàn tính mạng cho từng người lính rồi, ông mới ra lệnh tấn công.

Thật bất ngờ khi một vị tướng huyền thoại, “bách chiến, bách thắng”, mà khi vào trận, ông lại quan tâm trước nhất là chuyện “rút lui”. Bí kíp giành thắng lợi của ông là thế chăng? Và ta cũng lại bất ngờ nữa khi biết, có trận thắng vang dội, người ta vỗ tay rầm trời, còn Đại tướng thì lặng lẽ khóc ở sở chỉ huy, vì mất nhiều lính quá. Nhiều khi cứ úp mặt xuống phên tre mà khóc. Nước mắt đầm đìa cả cái gối mây. Nhưng điều ấy thì không phải ai cũng biết được.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Trần Hồng)

Có lẽ cũng vì thế chăng mà khi tôi có nhã ý muốn được đọc một cuốn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về chính mình thì ông đã từ chối. Thực tình thì ông cũng đã viết hoặc kể cho người khác viết. Nhưng đó là những trang hồi ký về Bác, về Đảng, về cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân. Đó là một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, là chuyện của lãnh tụ, của đồng bào chiến sĩ, là toàn bộ cuộc chiến tranh cách mạng được nhìn qua con mắt của một vị tướng. Còn thực sự vị danh tướng ấy thế nào, số phận ra sao, thì cho đến nay, vẫn chẳng có mấy ai biết.

– Đời mình có gì đâu mà viết. So với Bác Hồ, với đồng bào, chiến sĩ, mình chỉ là một giọt nước rất nhỏ giữa đại dương mênh mông…

Ông vốn là một người rất đỗi khiêm nhường. Ông mong gì ư? Nếu có sức lực và có điều kiện, ông muốn được trở lại những vùng chiến trường xưa, thăm lại những người dân nghèo đã từng san sẻ với ông nửa củ sắn lùi, đắp chung với ông một cái chăn rách.

Tôi chợt nhớ đến một ông già bản mà tôi gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi:

– Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…

Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời.

Họ tự đặt tên cho khu rừng là ” Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này.

Bây giờ, vị tướng huyền thoại ấy, người cuối cùng của thời lập nước đã ra đi.

Nhưng tấm gương của ông, những tinh hoa của ông, cũng như tinh hoa Hồ Chí Minh và các bậc tiên liệt thì vẫn còn sống mãi../.

Ở Ngôi Trường Lịch Sử Của Thầy Võ Nguyên Giáp

Di tích lịch sử khá đặc biệt ấy là Trường Tiểu học Thăng Long ở số nhà 20 Ngõ Trạm – Phường Hàng Bông – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Tôi cũng đã mấy lần qua đây. Lần nào cũng vào dịp 22/12, kỷ niệm ngày thành lập quân đội. Những ngày kỷ niệm trong tháng 12 năm nay, tôi đến cùng các nghệ sĩ của đoàn Nghệ thuật Cựu Chiến binh. Họ là các ca sĩ rất nổi tiếng của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị và Đoàn ca múa Quân khu II.

Trong những năm chiến tranh, một bài hát có thể bằng sức mạnh của một binh đoàn. Đã từng có một đại đội chiến đấu rất dũng cảm, mang tên một nữ ca sĩ mà họ yêu thích. Đó là Đại đội Tô Lan Phương.

Trường tư thục Thăng Long ngày xưa. Ảnh: Dân Việt

Các ca sĩ trong đoàn nghệ thuật Cựu chiến binh này cũng đã nhiều năm có mặt hầu khắp các chiến trường. Có người có hàng chục bài hát được lưu giữ trân trọng trong kho băng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhiều bài hát họ biểu diễn trên làn sóng phát thanh trong những năm kháng chiến gian khổ ấy, vẫn được liên tục phát lại trong các chương trình ca nhạc truyền thống của Đài.

Tôi vốn là ngưởi cả nể, lại không học được phép từ chối, nên vào những ngày kỷ niệm, hay những ngày lễ lớn trong năm, tôi hay bị “lôi kéo” vào các buổi hoạt động ngoại khóa của các trường phổ thông, hay các trường Đại học, Cao đẳng. Ở khu vực nội thành Hà Nội, có rất nhiều ngôi trường khang trang, nề nếp. Một trong những ngôi trường để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp là Trường Tiểu học Thăng Long. Ngôi trường này có bề dày lịch sử khá đặc biệt. Trường được thành lập từ năm 1929. Trước cách mạng tháng Tám là trường Trung học tư thục do một nhóm thanh niên yêu nước thành lập. Nhiều thầy giáo của trường đều là những người rất nổi tiếng. Có người là Danh nhân Văn hóa, như thầy Đặng Thai Mai, thầy Nguyễn Lân, và đặc biệt là thầy giáo dạy sử Võ Nguyên Giáp, vị tướng huyền thoại lừng danh của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Các nhà giáo tiêu biểu của Trường trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Như có lần tôi nói, điều đặc biệt không có trong lịch sử quân sự trong nước cũng như trên thế giới, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa từng qua bất kỳ một trường đào tạo quân sự nào. Ông nói vui: “Về Quân sự, tôi chỉ được học có mỗi một trường, đó là trường Bụi rậm”. Chính thực tiễn của Chiến tranh Cách Mạng đã đào tạo ông. Ông bảo: “Nếu không có chiến tranh, tôi vẫn là thầy giáo dạy sử”. Và rồi sau này, khi đã thành vị tướng lừng danh, ông vẫn thích được làm thày giáo dạy sử.

Điều đó chứng tỏ, nghề thày giáo, và cụ thể hơn là thày giáo dạy sử quan trọng và cao đẹp biết chừng nào. Thày Võ Nguyên Giáp đã nhiều năm dạy học ở ngôi trường Thăng Long này. Vậy mà rồi, không biết bằng phép nhiệm màu nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện được khả năng thiên tài quân sự trong một ông giáo dạy sử bạch diện thư sinh, rồi phong thẳng ông lên Đại tướng, trao cho ông toàn quyền điều hành quân đội: “Chú là tướng ngoài biên ải. Mọi việc chú cứ tự quyết rồi báo cáo Bác sau!”.

Có lẽ trong lịch sử quân sự Việt Nam, rất hiếm có vị tướng nào lại được Bác tin và giao trọng trách như thế. Theo nữ nhà báo Mỹ Lady Borton, một nhà Việt Nam học đã có công sưu tầm tư liệu để ra cuốn sách ảnh rất có giá trị về Nguyễn Ái Quốc trong vụ án ở Hồng Công, người cũng được trực tiếp chứng kiến cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo Quốc tế. Cũng trong cuộc gặp ấy, một nhà báo Pháp đã hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài phong ông Giáp lên thẳng Đại tướng là phong theo tiêu chí nào?” Câu hỏi rất hóc hiểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười rất vui: “Nước chúng tôi là nước du kích. Đánh giặc theo lối du kích thì phong hàm cũng phải phong theo kiểu du kích thôi. Tướng Giáp của chúng tôi đã đánh thắng tất cả các vị tướng tài giỏi của Pháp, thì ông ấy phải là Đại tướng thôi!”.

Câu trả lời thật bất ngờ, vừa hóm hỉnh, thông minh, lại rất hài hước, uyên bác, mang đậm màu sắc Á Đông. Theo bà Lady Borton, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tài hóa giải những gì phức tạp, có thể biến mọi hóc hiểm thành những trò đùa.

Đại tướng về thăm nhân dịp Nhà trường nhận đơn vị anh hùng năm 1985.

Cũng may cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ông đã sớm gặp được Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu không có Chủ tịch Hồ Chí Minh thì Võ Nguyên Giáp cũng không thành được Võ Nguyên Giáp. Một trong những thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nghệ thuật dùng người. Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp, chỉ chú trọng bằng cấp như một số nơi trong thời đại của chúng ta hiện nay, thì những thiên tài không có bằng cấp như Võ Nguyên Giáp liệu có “đất” để “dụng võ” không?.

Càng lùi về thời gian, tên tuổi Võ Nguyên Giáp sẽ càng rực sáng. Ta hiểu vì sao nhân dân cả nước đã giành cho ông một tình cảm hết sức đặc biệt. Trong tháng 12 lịch sử này, dù không phải ngày sinh, hay ngày mất của ông, mà hàng ngàn người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc vẫn tìm đến nhà ông, viếng nơi ở xưa của ông. Và rồi ngày nào cũng như ngày nào, dù mưa hay nắng, ngay cả những hôm thời tiết rất xấu nhất, vẫn có hàng ngàn người dân lặn lội vào tận Vũng Chùa tìm viếng mộ ông. Chả ai có được niềm hạnh phúc như thế.

Trường Tiểu học Thăng Long, ngôi trường ngày xưa Võ Nguyên Giáp từng nhiều năm là thày giáo dạy sử, dù chưa được chính thức công nhận, nhưng đã là một di tích lịch sử đặc biệt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng đến thăm ngôi trường này. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đã tám lần về trường. Hiện, gia đình Đại tướng vẫn gắn bó chặt chẽ với trường. Năm nào phu nhân Đại tướng cũng gửi sách tặng các cháu học sinh. Trong trường, còn có một tủ sách đặc biệt. Tủ sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngôi trường cũng rất xứng đáng với người thày vĩ đại của mình. Trường có nhiều giáo viên giỏi, nhiều học sinh giỏi. Trường được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý nhất: Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Trường Thăng Long cũng tích cực có nhiều hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh: Vui tết Trung thu, đón năm mới, rồi sinh hoạt theo chủ điểm 20/11, 22/12, hay phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay”. Rồi “Hội thi viết chữ đẹp”, hội thi “Thiếu nhi ngoan”, hội thi “Thiếu nhi học giỏi”.

Cũng có người gợi ý, vì ý nghĩa lịch sử đặc biệt, trường nên đổi tên thành “Trường Võ Nguyên Giáp”. Nhưng tôi thấy không nên. Bản thân “Trường Thăng Long”, gắn với tên tuổi Võ Nguyên Giáp, tên tuổi của nhiều người thày lỗi lạc mà tôi đã nói ở trên cũng đã đủ thành hiện thân của lịch sử rồi. Ta nên có những con đường, những ngôi trường ở Hà Nội hay ở các địa phương mang tên Võ Nguyên Giáp. Còn ở đây, có chăng, nhà trường chỉ nên dựng bức tượng Võ Nguyên Giáp, không phải tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà tượng thày giáo Võ Nguyên Giáp. Rồi đằng sau bức tượng thày Giáp là bức tường mang phù điêu của các thày: Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Lân… và các thày giáo lỗi lạc khác của trường.

Cùng với bức tượng thày Võ Nguyên Giáp, trường cũng có thể thành lập là Quỹ Võ Nguyên Giáp. Đây là Quỹ học bổng đặc biệt, không chỉ khuôn trong phạm vi nhà trường mà có thể vươn ra xa hơn, dành trao tặng cho các thày cô và các em học sinh dạy giỏi môn sử, học giỏi môn sử trong phạm vi toàn quốc. Đây là môn học rất cần được khuyến khích, cũng là môn học có nhiều vấn đề nan giải mà báo chí đã đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây. Đừng để các em học sinh quay lưng lại với cha ông, quay lưng lại với lịch sử dân tộc.

Để làm được điều ấy, cũng không cần phải xin tiền nhà nước. Tôi có nói với cô giáo Phan Thị Thắng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thăng Long rằng, chỉ cần cô lên tiếng kêu gọi, tôi tin các thế hệ học sinh của trường Thăng Long sẽ hỗ trợ, giúp sức. Dù không được là học sinh của trường, nhưng tôi cũng vô cùng hạnh phúc nếu được góp một giọt đồng cùng các thế hệ học sinh ở đây dựng bức tượng thày Võ Nguyên Giáp. Nhiều người dân khác chắc cũng như tôi. Chúng ta cần tôn vinh những người thày mẫu mực, là những tấm gương sáng để các em vươn tới…/.

Cận Cảnh Đường Mang Tên Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Của Thủ Đô

Đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa đặc biệt với HN, gắn liền tổng thể khu vực phía Bắc, vai trò như trục đối ngoại của đất nước.

Tuyến đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài vừa chính thức được HĐND thành phố Hà Nội chọn mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp . Ảnh chụp đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang thi công từ địa bàn huyện Đông Anh , Hà Nội hướng về cầu Nhật Tân.

Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 4.945 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.

Đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, Hà Nội được tính từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân với chiều dài 12 km, rộng 70 – 100m, được khởi công từ tháng 8/2012.

Tuyến đường này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân vì được xem là điểm nhấn có ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô gắn liền tổng thể khu vực phía Bắc và có vai trò như trục đối ngoại của đất nước, nối cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố.

Cây cầu cạn được bắc qua lòng đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dành cho người đi bộ đoạn tiếp giáp cầu Nhật Tân, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Con đường đang thi công, hai bên đường đang được các công nhân khẩn trương trồng cây xanh. Lòng đường rộng phẳng.

Cây cầu uốn lượn đoạn tiếp giáp giữa huyện Đông Anh – Sóc Sơn, Hà Nội.

Thảm cỏ rộng thênh thang phân cách 2 làn đường ngược chiều.

Vỉa hè rộng rãi cũng đang được khẩn trương hoàn thiện.

Ở những đoạn đã thi công xong, buổi chiều mát người dân vẫn rủ nhau đi dạo bộ, còn trẻ em thì tụ tập vui chơi…

… và thả diều.

Theo_Kiến Thức

Đề xuất phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp

Sở VH-TT&DL Hà Nội vừa chính thức trình phương án đề xuất đặt tên 3 tuyến đường mang tên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động cho biết, tuyến cầu Nhật Tân đi qua Tây Hồ Tây (Bưởi) đến đường Hoàng Quốc Việt dài 4,5km rộng 57,5 đến 64,5m sẽ mang tên Võ Chí Công. Tuyến đường từ sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long (quen gọi là đường Bắc Thăng Long – Nội Bài) dài 16km rộng 23m đến 50m được đề xuất mang tên Võ Văn Kiệt. Còn tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo phương án đề xuất của Sở VH-TT&DL Hà Nội từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài dài 12km, rộng 70-100m. Tuyến đường mới vừa hoàn thiện và sẽ thông xe vào ngày 10-10…

Theo ANTD

Quảng Bình: Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ngày 12.5, tăng đoàn Truyền thừa Drukpa Phật giáo Ấn Độ do Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa làm trưởng đoàn đã đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đến viếng Đại…

Tên Con Phan Nguyên Giáp Có Ý Nghĩa Là Gì

Về thiên cách tên Phan Nguyên Giáp

Thiên Cách là đại diện cho mối quan hệ giữa mình và cha mẹ, ông bà và người trên. Thiên cách là cách ám chỉ khí chất của người đó đối với người khác và đại diện cho vận thời niên thiếu trong đời.

Thiên cách tên Phan Nguyên Giáp là Phan, tổng số nét là 9 và thuộc hành Dương Thủy. Do đó Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ Bần khổ nghịch ác là quẻ HUNG. Đây là quẻ danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt.

Xét về địa cách tên Phan Nguyên Giáp

Ngược với thiên cách thì địa cách đại diện cho mối quan hệ giữa mình với vợ con, người nhỏ tuổi hơn mình và người bề dưới. Ngoài ra địa cách còn gọi là “Tiền Vận” ( tức trước 30 tuổi), địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận tuổi mình.

Địa cách tên Phan Nguyên Giáp là Nguyên Giáp, tổng số nét là 9 thuộc hành Dương Thủy. Do đó địa cách sẽ thuộc vào quẻ Bần khổ nghịch ác là quẻ HUNG. Đây là quẻ danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt.

Luận về nhân cách tên Phan Nguyên Giáp

Nhân cách là chủ vận ảnh hưởng chính đến vận mệnh của cả đời người. Nhân cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Nhân cách là nguồn gốc tạo vận mệnh, tích cách, thể chất, năng lực, sức khỏe, hôn nhân của gia chủ, là trung tâm của họ và tên. Muốn tính được Nhân cách thì ta lấy số nét chữ cuối cùng của họ cộng với số nét chữ đầu tiên của tên.

Nhân cách tên Phan Nguyên Giáp là Phan Nguyên do đó có số nét là 12 thuộc hành Âm Mộc. Như vậy nhân cách sẽ thuộc vào quẻ Bạc nhược tỏa chiết là quẻ HUNG. Đây là quẻ danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt.

Về ngoại cách tên Phan Nguyên Giáp

Ngoại cách là đại diện mối quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài như bạn bè, người ngoài, người bằng vai phải lứa và quan hệ xã giao với người khác. Ngoại cách ám chỉ phúc phận của thân chủ hòa hợp hay lạc lõng với mối quan hệ thế giới bên ngoài. Ngoại cách được xác định bằng cách lấy tổng số nét của tổng cách trừ đi số nét của Nhân cách.

Tên Phan Nguyên Giáp có ngoại cách là Giáp nên tổng số nét hán tự là 6 thuộc hành Âm Thổ. Do đó ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ Phú dụ bình an là quẻ CÁT. Đây là quẻ danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt.

Luận về tổng cách tên Phan Nguyên Giáp

Tổng cách là chủ vận mệnh từ trung niên về sau từ 40 tuổi trở về sau, còn được gọi là “Hậu vận”. Tổng cách được xác định bằng cách cộng tất cả các nét của họ và tên lại với nhau.

Do đó tổng cách tên Phan Nguyên Giáp có tổng số nét là 17 sẽ thuộc vào hành Âm Mộc. Do đó tổng cách sẽ thuộc quẻ Cương kiện bất khuất là quẻ CÁT. Đây là quẻ quyền uy cương cường, ý chí kiên định, khuyết thiếu hàm dưỡng, thiếu lòng bao dung, trong cương có nhu, hóa nguy thành an. Nữ giới dùng số này có chí khí anh hào.

Quan hệ giữa các cách tên Phan Nguyên Giáp

Số lý họ tên Phan Nguyên Giáp của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Âm Mộc” Quẻ này là quẻ Tính ẩn nhẫn, trầm lặng, ý chí mạnh, có nghị lực vượt khó khăn gian khổ. Bề ngoài ôn hoà, mà trong nóng nảy, có tính cố chấp, bảo thủ. Tính cao ngạo đa nghi, có lòng đố kỵ ghen ghét lớn.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Thủy – Âm Mộc – Dương Thủy” Quẻ này là quẻ Thủy Mộc Thủy: Mặc dù có thể thành công, sự nghiệp phát triển thuận lợi, nhưng cuối đời lưu vong, thất bại, vất vả, buồn phiền, có biến động, bệnh tật, đoản mệnh (hung).

Kết quả đánh giá tên Phan Nguyên Giáp tốt hay xấu

Như vậy bạn đã biêt tên Phan Nguyên Giáp bạn đặt là tốt hay xấu. Từ đó bạn có thể xem xét đặt tên cho con mình để con được bình an may mắn, cuộc đời được tươi sáng.