Ý Nghĩa Tên Xét Nghiệm Máu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Eduviet.edu.vn

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm khá đơn giản và thường gồm các loại xét nghiệm sau:

Xét nghiệm công thức máu toàn phần: xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như bệnh thiếu máu, suy tủy, ung thư máu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác

Xét nghiệm đường huyết: giúp xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm mỡ máu: giúp xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.

Xét nghiệm men gan: bao gồm men ALT (còn gọi là SGPT) và men AST ( còn gọi là SGOT) những enzym được giải phóng khi có tổn thương tế bào gan. ALT có chủ yếu trong gan, còn AST không chỉ trong gan mà còn có ở cơ tim, cơ vân, tụy, thận, não, ..Vì vậy, nồng độ ALT đặc hiệu cho các tổn thương ở gan hơn so với AST. Giá trị bình thường của AST là 9 đến 48 và ALT là 5 đến 49.

2. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm công thức máu

WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3

Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.

Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho) NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính

Thường trong khoảng từ 60 đến 66%.

Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.

Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp,…Giảm trong nhiễm thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…

MON (monocyte) – bạch cầu mono

Thường từ 4-8%.

Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.

Tăng do nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,…

Giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.

EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan

Giá trị thông thường từ 0,1-7%.

Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid

BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm

Thường từ 0,1-2,5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

Tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…. giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn….

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3

Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước

Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…

HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.

Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl

Tăng trong mất nước, bệnh tim mạch, bỏng

Giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết

HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.

Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu

Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết

MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

Tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu và thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).

Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.

Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).

Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.

Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

Tính bằng cách lấy HBG chia HCT và thường trong khoảng từ 32 đến 36%.

MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH

RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.

Giá trị bình thường từ 11 đến 15%.

PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3

Tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tuỷ xương

Giảm trong suy tủy hoặc ức chế tuỷ xương, cường lách, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh,…

PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu

Thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %.

Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu.

MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

Thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.

Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Thông thường trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l).

3. Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: nếu bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nhịn ăn: một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật…. Các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp,… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm

Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: Viện sốt rét ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Trong Khám Tổng Quát.

Số lượng tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vai trò của từng tế bào : hồng cầu mang chất dinh dưỡng và nuôi dưỡng tế bào, bạch cầu chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và tiểu cầu tham gia vào quá trình động máu.

Hàm lượng huyết sắc tố : đây là một loại protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy tới mô.

Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu.

Xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, tầm soát nguy cơ mắc bệnh

Bên cạnh việc giúp bạn biết được nhóm máu, tình trạng các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu như thiếu máu, suy tủy, ung thư máu, sốt do nhiễm trùng, sốt do virus ( sốt xuất huyết ..). Xét nghiệm máu còn giúp bạn tầm soát được nhiều loại bệnh như ung thư, viêm gan, bệnh gout. Thường thì mỗi bệnh sẽ tùy thuộc vào các phương pháp xét nghiệm khác nhau. Ví dụ như:

Xét nghiệm đường máu giúp phát hiện tiểu đường.

Xét nghiệm mỡ máu hỗ trợ đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch ( rối loạn cholesterol, triglyceride, HDL_C).

Xét nghiệm viêm gan A, B, C, D, E.. chẩn đoán viêm gan.

Tầm soát ung thư sớm như ung thư tụy, ung thư gan, ung thư vú…

Xét nghiệm HIV để biết có nhiễm HIV không

Xét nghiệm giun sán xem có mắc loại giun nào không.

Xét nghiệm có thai ở giai đoạn sớm từ 1 đến 2 tuần.

Đặc biệt có thể lấy máu để phân tích ADN, Sàng lọc trước sinh NIPT, hoặc tầm soát vô sinh nam.

Ý nghĩa trong di truyền

Với những bệnh có tính chất di truyền, xét nghiệm máu cho kết quả rất chính xác, lên đến 99.9 %. Xét nghiệm máu cũng được dùng để phát hiện một số bệnh lây truyền như HIV, viêm gan B. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu : thuốc thử quá nhạy, bệnh nhân dùng thuốc, chất kích thích trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm máu cũng được xem là bước đầu sàng lọc và chẩn đoán ung thư sớm. Vì đây là một xét nghiệm đơn giản và không tốn kém lắm. Có không ít trường hợp nhờ xét nghiệm máu đã phát hiện ra bệnh và chữa khỏi. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung cho bác sĩ nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị.Bản chất của xét nghiệm chỉ giúp tìm ra các dấu hiệu ung thư trong máu. Dựa vào dấu hiệu này thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh, nhất là bệnh ở thời kỳ đầu.

Xét nghiệm máu nhằm theo dõi hiệu quả điều trị bệnh

Vì vậy có thể nói, xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xét nghiệm cần thiết để cung cấp thông tin cho bác sĩ chẩn đoán được bệnh lý. Xét nghiệm máu nếu được tiến hành đinh kỳ đều đặn sẽ giúp cho việc phát hiện sớm về bệnh, từ đó có cách phòng bệnh hợp lý nhất.

Khi nào nên xét nghiệm máu:

Nếu người bệnh đợi đến khi nào có bệnh rồi mới đi xét nghiệm máu thì cũng đã trễ. Xét nghiệm máu là việc cần làm thường xuyên 1 – 2 lần trong năm để theo dõi, đánh giá tình hình sức khỏe và tầm soát các bệnh có thể mắc phải.

Nhưng nếu bạn đang có những dấu hiêu bất thường sau đây: mệt mỏi, mẩn ngứa, vàng da.. thì nên đi xét nghiệm máu ngay để tìm được nguyên nhân, có biện pháp điều trị bệnh sớm và tốt nhất.

Xét nghiệm máu ở Đà Nẵng nơi nào Uy Tín?

Bên cạnh nhiều cơ sở khám chữa bệnh Uy tín thì Phòng Khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng nổi lên như một điểm sáng trong ngành xét nghiệm. Với tiêu chí đặt sức khỏe bệnh nhân lên hàng đầu và tiết kiệm chi phí cho người bệnh nhất, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng khi đến với phòng khám.

Tại Phòng khám Medic Sài Gòn hiện nay đang sở hữu hệ thống xét nghiệm máu hiện đại, tiên tiến nhất, phòng khám đạt chuẩn an toàn sinh học. Với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bài bản , có nhiều năm kinh nghiệm luôn đưa ra những đánh giá tốt nhất cùng lời khuyên chân thành đến cho người bệnh.

Đến với phòng khám, khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu. Thời gian làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật giúp khách hàng thuận tiện sắp xếp công việc của mình. Nếu quý khách bận không ra ngoài được thì phòng khám sẽ đi lấy máu tại nhà và trả kết quả qua điện thoại.

Nếu bạn gặp thắc mắc, hãy liên hệ đến chúng tôi :

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. Hotline: 091.555.1519- 0236.3822866

Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận Và Đọc Kết Quả !

18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết

1. RBC (RED BLOOD CELLS – SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU)

Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

Giá trị bình thường đối với Nam: 4,5 – 5,8 T/L; Nữ: 3,9 – 5,2 T/L.

Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài (bệnh tim, bệnh phổi…).

Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…

2. HGB (HEMOGLOBIN – LƯỢNG HUYẾT SẮC TỐ)

Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.

Giá trị bình thường đối với Nam: 130 – 180 g/L; Nữ: 120 – 165 g/L.

Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…

Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy…

Giá trị chẩn đoán:

+ Chẩn đoán thiếu máu khi HGB ở Nam giới < 130 g/L; Nữ giới < 120 g/L. + Khi HST < 80 g/L: cân nhắc truyền máu. + Khi HST < 70 g/L: cần truyền máu. + Khi HST < 60 g/L: truyền máu cấp cứu.

3. HCT (HEMATOCRIT – THỂ TÍCH KHỐI HỒNG CẦU)

Là tỉ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.

Giá trị bình thường đối với Nam: 0,39 – 0,49 L/L; Nữ: 0,33 – 0,43 L/L.

Tăng trong các trường hợp: cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.

Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…

4. MCV (MEAN CORPUSCULAR VOLUME – THỂ TÍCH TRUNG BÌNH HỒNG CẦU)

Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.

Giá trị bình thường: 85 – 95 fL.

Tăng trong các trường hợp: Thiếu VTM B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, tan máu cấp…

Giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…

5. MCH (MEAN CORPUSCULAR HEMOGLOBIN – LƯỢNG HST TRUNG BÌNH HỒNG CẦU)

Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC.

Giá trị bình thường: 28 – 32 pg.

Tăng trong các trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…

Giảm trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.

6. MCHC (MEAN CORPUSCULAR HEMOGLOBIN CONCENTRATION – NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ TRUNG BÌNH HỒNG CẦU)

Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.

Giá trị bình thường: 320 – 360 g/L.

Tăng trong các trường hợp: Mất nước ưu trương, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường…

Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, xơ gan, nghiện rượu…

Chi tiết dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà Health Việt Nam

7. RDW (RED DISTRIBUTION WIDTH – DẢI/ ĐỘ RỘNG PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC HỒNG CẦU)

Đánh giá mức độ đồng đều về kích thước giữa các hồng cầu.

Giá trị bình thường: 11 – 15%

Giá trị chẩn đoán:

+ RDW tăng kết hợp MCV tăng: Thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympo mạn. + RDW tăng kết hợp MCV bình thường: Nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin. + RDW tăng kết hợp MCV giảm: Do thiếu sắt, sự phân mảng hồng cầu, bệnh thalassemia.

8. WBC (WHITE BLOOD CELLS – SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU)

Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.

Giá trị bình thường: 4 – 10 G/L.

Tăng trong các trường hợp: Viêm, nhiễm khuẩn, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…

Giảm trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm virus, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…

9. NEU (NEUTROPHIL – BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH)

Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.

Giá trị bình thường: 43 – 76 % hoặc 2 – 8 G/L.

Tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, áp se…), nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật lớn mất nhiều máu, stress, một số ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy…

Giảm trong các trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị…

10. EO (EOSINOPHIL – BẠCH CẦU HẠT ƯA ACID)

Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.

Giá trị bình thường: 2 – 4% hoặc 0,1 – 0,7 G/L.

Tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…

Giảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

11. BASO (BASOPHIL – BẠCH CẦU HẠT ƯA BASE)

Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.

Giá trị bình thường: 0 – 1% hoặc 0.01 – 0,25 G/L.

Tăng trong các trường hợp: nhiễm độc, tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng…

Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

12. LYM (LYMPHOCYTE – BẠCH CẦU LYMPHO)

Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.

Giá trị bình thường: 17 – 48% hoặc 1 – 5 G/L.

Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, viêm loét đại tràng, suy thượng thận…

Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid…

13. MONO (MONOCYTES – BẠCH CẦU MONO)

Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.

Giá trị bình thường: 4 – 8% hoặc 0,2 – 1,5 G/L.

Tăng trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…

Giảm trong các trường hợp: nhiễm máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…

14. PLT (PLATELET – SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU)

Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

Giá trị bình thường: 150 – 400 G/L.

Tăng trong các trường hợp: hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lách…

Giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…), bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị… + Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu…

15. MPV (MEAN PLATELET VOLUME – THỂ TÍCH TRUNG BÌNH TIỂU CẦU)

Là chỉ số đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.

Giá trị bình thường: 5 – 8 fL.

Tăng trong các trường hợp: bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…

Giảm trong các trường hợp: thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương…

16. PCT (PLATELETCRIT – THỂ TÍCH KHỐI TIỂU CẦU)

Giá trị bình thường: 0,016 – 0,036 L/L.

Tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…

Giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

17. PDW (PLATELET DISTRIBUTION WIDTH – DẢI/ ĐỘ RỘNG PHÂN BỐ KÍCH THƯỚC TIỂU CẦU)

Giá trị bình thường: 11 – 15%.

Tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…

Giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

Xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm thường tiến hành định kỳ 6 tháng – 1 năm/1 lần, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ cao.

18. P-LCR (PLATELET LARGER CELL RATIO – TỶ LỆ TIỂU CẦU CÓ KÍCH THƯỚC LỚN)

Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.

Giá trị bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

Hãy gọi số hotline 0896 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia về kết quả xét nghiệm cũng như về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật mà bạn và/ hoặc người thân gặp phải. Đội ngũ chuyên gia, BS của Health Việt Nam hân hạnh được tư vấn, hỗ trợ bạn 24/7.

HEALTH VIỆT NAM – Lá chắn an toàn cho sức khỏe người Việt!

Nêu Ý Nghĩa Của Nhan Đề Thuế Máu

Câu 1: a, em hiểu gì về nhan đề thuế máu trong văn bản thuế máu của nguyễn ái quốc

b, nêu nội dung lòng yêu nước của trần quốc tuấn qua bài hịch tướng sĩ

Câu 2: Nêu nội dung chính của bài thơ Tức Cảnh Pác Bó của HCM?

Câu 3: Qua văn bản ‘ Thuế máu’ hãy vt đoạn văn nghị luận về số phận của người dân thuộc địa dưới ách thống trị của bọn thực dân

Câu 1. a, Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.

b,Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) – người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản “Hịch tướng sĩ”, văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: “Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!”. Tác giả gọi giặc là “cú diều, dê chó, hổ đói” không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: “Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính – tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?”, đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Câu 2 – Ba câu thơ tả cảnh sinh hoạt, câu thứ nhất nói về việc ăn, câu thứ hai nói về việc ở, câu thứ ba nói về việc làm, tất cả đều toát lên cảm giác thích thú, vui lòng. – Nơi Bác ở và làm việc là hang Pác Bó. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, “những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người.” Câu thơ mở đầu giới thiệu nơi Bác ở nhưng người đọc không tìm thấy dấu vết những nỗi gian khổ ấy mà chỉ thấy bước chân nhẹ nhàng, ung dung của người cách mạng sáng tối vào ra nơi sơn thuỷ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang. – Giọng thơ sảng khoái, câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự hài hoà, nhịp nhàng, cân đối. – Vẫn giọng thơ ấy, nhưng câu thơ thứ hai thoáng nét cười vui: “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”. Cũng theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác và các đồng chí phải ăn cháo bẹ hàng tháng”. Câu thơ tả thực cảnh sinh hoạt gian khổ đó nhưng lại nhẹ bẫng bởi thái độ của người trong cuộc. Đối với Bác, sự vất vả, thiếu thốn đó dường như chẳng có gì đáng nói, đáng để tâm cả. Ba chữ “vẫn sẵn sàng” liền một mạch như sợi dây chắc khoẻ đã kéo hình ảnh ăn cháo bẹ, rau măng vốn là nỗi khổ lên thành niềm vui lấp lánh. Có ý kiến cho rằng, câu thơ này Bác muốn nói: “lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ, dư thừa, cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn”, rằng đó là câu đùa hóm hỉnh của Bác. Cách hiểu đó khá lí thú, nhưng thiết nghĩ vẫn có cái gì đó khiên cưỡng. Nếu muốn diễn tả ý dư thừa, đầy đủ của cháo bẹ rau măng, Bác có thể thay từ “vẫn” bằng “đã”. ở đây, câu thơ vừa tả thực vừa thể hiện đúng ý chí của nhà cách mạng luôn sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ. Điều này liền mạch với câu thứ ba cũng tả thực về điều kiện làm việc đơn sơ nhưng ý nghĩa của công việc thì vô cùng to lớn. – Câu thơ thứ ba nói về công việc của Bác. Thời kì này, Bác đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ và tìm ra đường lối nhằm soi dọi, làm xoay chuyển lịch sử Việt Nam. Bàn làm việc của Người là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang. Giống như câu thứ hai, câu thơ thứ ba cũng chỉ là một câu tả thực giản dị. Bác không tả mình mà chỉ tả cái bàn đá nơi Bác làm việc và công việc Bác làm. Nhưng, ấn tượng sâu đậm nhất mà câu thơ đem lại là hình ảnh Bác, nhà cách mạng thiên tài đang làm nên một sự nghiệp vĩ đại từ những gì đơn sơ, chông chênh, nhỏ bé hôm nay. – Từ láy “chông chênh” gợi cảm giác bất an về sự đổ vỡ, thất bại. Nhưng, sự vững trãi của hình ảnh “bàn đá” và những thanh trắc rắn rỏi trong cụm từ “dịch sử Đảng” như bàn tay rất khoẻ đã làm an lòng người đọc. – Trong một bài tứ tuyệt, câu thứ ba thường có vị trí nổi bật, là hình ảnh trung tâm của bài thơ. ở đây cũng vậy. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên vừa chân thực sinh động vừa mang một tầm vóc lớn lao. Câu 3

Like (0) Báo cáo sai phạm

Trong giờ thực hành môn Hóa học, buổi sáng ngày 22 tháng 01 năm 2016, tiết học thứ 4, lớp 8C trường THCS Lê Quý Đôn, huyện X đã làm vỡ hai bình hóa chất, mã số 0017 và 0018. Lớp phải nghỉ tiết thực hành để dọn dẹp.

Em hãy tưởng tượng mình là chủ tịch hội đồng tự quản của lớp 8C, viết bản tường trình gửi nhà trường về sự việc trên.

chỉ ra tâm trạng của con hổ khi bị nhốt ở trong vườn bách thú trong bài thơ ” nhớ rừng” cuẩ thế lữ. Vì sao con hổ lại có tâm trạng như vậy??

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 PHẦN I: ( 6 điểm ) Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :

… Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồ muôn trượng

Hơi Tượng đồng phơi những lối mòn.

( Tố Hữu)

Câu 1:(3 điểm)

a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1 điểm )

b. Chỉ ra hai chi tiết nói về nội dung em vừa tìm được trong câu a ?

c. Qua đoạn thơ trên, em học tập được gì ở tám người của bác? (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a. Câu ” bác để tình thương cho chúng con. ” là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại. (1 điểm)

b. Câu” một đời thanh bạch, chẳng vàng son ” Được rút gọn bộ phận nào? Vì sao người ta rút gọn như vậy? (1 điểm)

c. Đặt câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. (1 điểm)

Giúp mk văn bản : ” Tức nc vỡ bờ ”

1. Theo em, do đâu mà chị Dậu có đg sức mạnh để đánh ngã cả 2 tên tay sai hung hãn đó ?

2. Em cảm nhận đc điều j về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của chị Dậu.

Lm ơn giúp mk, mk đg cần gấp !!!!

Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc

Giúp e vs, thanks mn trc ạ

Câu 1 : ý nghĩa nhan đề tác phẩm ” tắt đèn” và đoạn trích ”tức nước vỡ bờ”

Câu 2 : thái độ của ngô tất tố đối với xã hội đương thời như thế nào trong đoạn trích ” tức nước vỡ bờ ”?

Câu 3 : trong chuyện ” lão hạc ” nhân vật ” tôi ” có suy nghĩ :”chao ôi! đối với những người xung quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc , bần tiện, xấu xa , bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ” em hiểu như thế nào về suy nghĩ trên của ông giáo?

Câu 4: phân tích suy nghĩ của nhân vật tôi về cái chết của lão hạc?

mọi người giúp mk nha mk cần gấp lắm

thanks you