Bạn đang xem bài viết Từ Vựng Tiếng Trung Chủ Đề Trong Game Pubg Trung Quốc được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
3.9
/
5
(
11
votes
)
PUBG Trung Quốc là game gì?
PUBG là một trò chơi điện tử hành động, sinh tồn nhiều người chơi trực tuyến do PUBG Corporation, một chi nhánh của công ty phát triển game Bluehole, có trụ sở chính được đặt tại thành phố Seoul, Hàn Quốc thiết kế, phát triển và phát hành.
Hiện tại người chơi PUBG có ba lựa chọn: Bản quốc tế, bản Việt và bản Trung. Ở mỗi một trận chiến sinh tồn tối đa có một trăm người chơi chiến đấu, nơi mà người chơi phải sinh tồn trước 99 người còn lại để trở thành người sống sót cuối cùng. Người chơi có thể chọn để chơi solo, hoặc tham gia một nhóm nhỏ tối đa bốn người. Trong cả hai trường hợp, người cuối cùng hoặc đội cuối cùng còn lại sẽ thắng trận đấu.
Tên game PUBG moblie bằng tiếng Trung: 和平精英 /Hépíng jīngyīng/ Hòa Bình Tinh Anh
Hoặc mọi người có thể gọi bằng tên 吃鸡 là mọi người đã có thể hiểu được đây là trò gì rồi đó!
Tên các loại súng trong game PUBG moblie bằng tiếng Trung
Công thức chung khi nói tên súng là: CHỦNG LOẠI SÚNG + 枪(qiāng)
Súng lục 手枪 shǒuqiāng
Súng bắn tỉa 狙击枪 jūjī qiāng
Súng trường 步枪 bùqiāng
Súng tiểu liên 冲锋枪 chōngfēngqiāng
Shotgun 散弹枪 sàn dàn qiāng
Súng máy hạng nhẹ 轻机枪 qīng jīqiāng
Súng thính 信号枪 Xìnhào qiāng
Súng AK AK枪 AK qiāng
Súng Kar98K Kar98枪
Tên các vật dụng bảo hộ trong game PUBG moblie bằng tiếng Trung
Giáp 防弹衣/ 级甲 fángdàn yī/ jí jiǎ
Mũ 头盔/ 级头 tóukuī/ jí tóu
Balo 背包/ 级包 bèibāo/ jí bāo
Đồ ngụy trang 吉利服 jílì fú
Chảo 四级甲 sì jí jiǎ
Cách đọc loại giáp, mũ, balo: số đếm + tên trang bị (Ví dụ: mũ 3 — 三级头 — Sān jí tóu)
Tên các phụ kiện vũ khí trong game PUBG moblie bằng tiếng Trung
Nòng giảm tia lửa 消焰器 xiāo yàn qì
Nòng giảm giật 补偿器 bǔcháng qì
Nòng giảm thanh 消音器 xiāoyīn qì
Băng đạn mở rộng 扩容弹匣夹 kuòróng dàn xiá jiā
Băng đạn thay nhanh 快速弹匣 kuàisù dàn xiá
Băng đạn mở rộng thay nhanh 快速擴容弹匣 kuàisù kuòróng dàn xiá
Đạn 弹 dàn
Ống ngắm 倍镜 bèi jìng
Red-dot 红点 hóng diǎn
Cách đọc loại đạn: số đếm + 号弹 (Ví dụ: Đạn 5: 五号弹- Wǔ hào dàn)
Cách đọc Scope: số đếm + 倍镜 (Ví dụ: Scope 4: 四倍镜 — Sì bèi jìng)
Tên các loại đồ tăng máu, nước trong game PUBG moblie bằng tiếng Trung
Bandage 绷带 bēngdài
First Aid Kit 急救脑 jíjiù nǎo
Med Kit 医疗包 yīliáo bāo
Ống tiêm 注射器 zhùshèqì
Thuốc giảm đau 止痛药 (药) zhǐtòng yào (yào)
Nước tăng lực 红牛 (可乐) hóngniú (kělè)
Tên các loại bom, đạn trong game PUBG moblie bằng tiếng Trung
Lựu đạn 手雷 shǒuléi
Bom cháy 燃烧弹 ránshāo dàn
Bom khói 烟雲弹 yānyún dàn
Bom choáng 震爆弹 zhèn bào dàn
Một số thuật ngữ khác trong game PUBG moblie bằng tiếng Trung
Thính 空投 kōngtóu
Nhà thi đấu 体育馆 tǐyùguǎn
Chung cư 公寓 gōngyù
Casino 赌场 dǔchǎng
Nhà khu 6 6区房屋 6 qū fángwū
Nhà A, B, C, L,… thì cứ theo công thức TÊN NHÀ + 房
Ví dụ Nhà L: L房 — L fáng
Mẫu hội thoại thường gặp khi chơi PUBG
1. Khi mới bắt đầu chơi
A: 我今天就带你吃鸡。
A: Wǒ jīntiān jiù dài nǐ chī jī.
Hôm nay anh sẽ đưa em đi “ăn gà”.
B: 好呀好呀,不过我是新手,打得不怎么样。你千万别打我哦。
B: Hǎo ya hǎo ya, bùguò wǒ shì xīnshǒu, dǎ dé bù zě me yàng. Nǐ qiān wàn bié dǎ wǒ ó.
Tuyệt quá, nhưng mà em là “tay mơ”, chơi cũng chẳng ra sao, anh đừng đánh em nha.
A: 没事 没事。很简单的。这场我们条L房,你点击跟随我就行。
A: Méishì méishì. Hěn jiǎndān de. Zhè chǎng wǒmen tiáo L fáng, nǐ diǎnjī gēnsuí wǒ jiùxíng.
Không sao. Đơn giản lắm. Trận này chúng ta nhảy nhà L, em nhấn đi theo anh là được.
B: 我已经跟随你了。
B: Wǒ yǐjīng gēnsuí nǐle.
Em đã nhấn theo anh rồi.
A: 一会儿你下来就尽快找装备:抢啊,头盔还有防弹衣。
A: Yīhuǐ’er nǐ xiàlái jiù jǐnkuài zhǎo zhuāngbèi: Qiǎng a, tóukuī hái yǒu fángdàn yī.
B: 好的。这个我知道了。
B: Hǎo de. Zhège wǒ zhīdàole.
Được ạ, cái này em biết rồi.
2. Trong quá trình chơi
A: 我那边有三倍镜,你要不要?
A: Wǒ nà biān yǒusān bèi jìng, nǐ yào bùyào?
Bên anh có ống ngắm x3, e có cần không?
B: 要要要。你在哪里,我去找你。
B: Yào yào yào. Nǐ zài nǎlǐ, wǒ qù zhǎo nǐ.
Cần cần cần. Anh ở đâu, em đi tìm anh.
A: 你点击地图就可以看到我。
A: Nǐ diǎnjī dìtú jiù kěyǐ kàn dào wǒ.
Em nhấn vào bản đồ thì sẽ thấy anh.
B: 哦哦,我看到你了,马上过来。
B: Ó ó, wǒ kàn dào nǐle, mǎshàng guòlái.
Ồ ok, em thấy anh rồi, qua ngay đây.
A: 你小心点儿。我这边有人。
A: Nǐ xiǎoxīn diǎn er. Wǒ zhè biān yǒurén.
Em cẩn thận chút, bên anh có người đó.
B: 好,啊 救救我。我被打了。
B: Hǎo… a jiù jiù wǒ. Wǒ bèi dǎle.
Vâng… ôi cứu em với, em bị bắn rồi.
A: 你等着我给你报仇。
A: Nǐ děngzhe wǒ gěi nǐ bàochóu.
Em đợi đó anh báo thù cho em.
B: 哇塞。你好厉害哦,好刺激啊这个游戏!
B: Wasāi. Nǐ hǎo lìhài ó, hǎo cìjī a zhège yóuxì!
Ôi, anh chơi giỏi thật đấy, game này kích thích thật!
Vấn Đề Chuẩn Hoá Từ Vựng Tiếng Việt (Phần 5)
4. Chuẩn hoá các tên riêng (phần cuối)
Đối với những tên riêng không phải tiếng Việt, cần phải nhận thức rõ bản chất và vị trí của chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Rõ ràng các tên riêng không phải tiếng Việt là một loại từ đặt biệt hay một loại kí hiệu, không phải là bộ phận từ vựng được cấu tạo trong tiếng Việt. Yêu cầu chủ yếu trong việc chuẩn hoá lớp từ này là phải được ghi, được dùng chính xác nhất để bảo đảm sự liên hệ không gây nhầm lẫn với cá nhân, cá thể, đơn vị mang tên đó. Những quy định của Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Thuật ngữ năm 1983, theo chúng tôi, về cơ bản là hợp lí. Cụ thể là:
Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên dạng như trong nguyên ngữ, chỉ được bớt đi các dấu phụ. Ví dụ: Shakespeare, Paris, Wroclaw Petofi (lược dấu phụ ở chữ cái l và chữ cái o – Wrocław, Petõfi).
Nếu nguyên ngữ dùng thuộc một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin. Ví dụ: Majakovski, Moskva, Lomonosov (theo lối chuyển tự chính thức của Liên bang Xô Viết).
Nêu nguyên ngữ không dùng chữ viết ghi âm thì dùng một cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin (thường là cách phiên âm có tính phổ biến trên thế giới). Ví dụ: Kyoto.
Trong trường hợp trên thế giới đã quen dùng một tên riêng viết bằng chữ cái Latin mà có khác với nguyên ngữ (thường là tên một số nước, thành phố) thì dùng hình thức tên riêng phổ biến đó. Ví dụ: Hungary (trong nguyên ngữ là Maggarorszag), Bangkok (trong nguyên ngữ là Krung Thep hoặc Krung Pattannakosin).
Đối với những tên sông, núi thuộc nhiều nước (và do đó, có những tên khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau) thì dùng những hình thức tương đối phổ biến trên thế giới, nhưng trong những văn bản nhất định, có thể dùng hình thức của địa phương. Ví dụ: sông Danube có thể tuỳ văn cảnh mà được dùng dưới các dạng khác nữa: Donau (Đức), Duna (Hungary), Dunares (Rumani).
Những tên riêng hay bộ phận của tên riêng (thường là địa danh) mà có nghĩa thì chỉ dịch nghĩa khi đó là chủ trương chung của các ngôn ngữ thế giới. Ví dụ: Biển Đen, Guinea Xích Đạo.
Những tên riêng đã có hình thức quen thuộc thì nói chung không cần thay đổi. Ví dụ: Anh, Pháp, Hi Lạp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn…
Tuy vậy, cũng có thể chấp nhận sự tồn tại hai hình thức của một số tên riêng trong những phạm vi sử dụng khác nhau. Ví dụ: La Mã (thành La Mã, đế quốc La Mã, chữ số La Mã) và Roma (thủ đô Roma).
Như ta đã biết, thuật ngữ khoa học, kĩ thuật tự thân nó mang tính chất quốc tế, những khái niệm khoa học, kĩ thuật là tải chung của nhân loại. Về hình thức, dù phiên âm là a xít, a-xê-ti-len, at môt phe, at-spi-rin cũng không dân tộc gì hơn cách viết nguyên dạng: acid, acetilen, atmosphe, aspirin.
Những tên riêng không phải tiếng Việt, tuy không có tính quốc tế nhưng cũng không phải là bộ phận từ vựng đòi hỏi phải có sắc thái dân tộc. Phiên âm thuật ngữ và tên riêng nước ngoài thực chất là để dễ đọc, chứ không phải là để dân tộc hoá. Dễ đọc cũng không phải là cơ sở để dễ nhớ và dễ hiểu. Ngược lại, phiên âm dễ dẫn đến nhầm lẫn, thiếu chính xác. So sánh:
Nhiều người nước ngoài tỏ ý không hài lòng khi tên riêng của họ được phiên âm không sát trên sách, báo của ta. Như vậy, dễ đọc mà làm sai lạc thông tin thì lợi bất cập hại, là không khoa học. Hơn nữa, dễ đọc cũng chưa hẳn là có tính đại chúng. Quả là đối với quần chúng còn ít biết ngoại ngữ thì việc đọc, nhớ, viết tên riêng nước ngoài theo nguyên dạng hoặc chuyển tự là khó. Nhưng quần chúng sẽ mãi thế sao? Với sự phát triển của giáo dục, của khoa học và kĩ thuật, quần chúng sẽ ngày càng quen thuộc với những gì mà hiện nay còn ít nhiều bỡ ngỡ.
Có người nghĩ rằng chúng ta viết báo, viết sách chủ yếu là để người Việt Nam hôm nay đọc chứ không phải cho người Việt Nam trong tương lai hoặc người nước ngoài đọc. Vì thế, phiên theo ngữ âm sẽ lợi hơn. Nhưng một mẩu tin như: “Billy Crystal – chàng trai người Mĩ cao 2,30m – vừa được đạo diễn Michael Lehman mời đóng vai chính trong bộ phim Gã khổng lồ” (Tạp chí Truyền hình, số 13/1998) vẫn chẳng bị rơi vãi lượng thông tin nào mặc dù các tên riêng đều được giữ nguyên dạng. Dù không đọc được hoặc đọc sai hai tên riêng thì người ta vẫn hiểu có một người Mĩ cao 2,30m được một đạo diễn mới đóng phim Gã khổng lồ. Người ta chỉ cần nhớ hai tên riêng khi nào cần làm quen với họ, và khi đó chắc chắn cách viết nguyên dạng sẽ thuận lợi hơn.
Những điều vừa trình bày ở trên cần áp dụng nhất quán, triệt để trong các phong cách khoa học, chính luận, hành chính. Trong văn chương cũng như trong khẩu ngữ, vẫn có thể chấp nhận những tên riêng có hình thức phiên âm, đặc biệt là những tên riêng phiên âm có dụng ý tu từ.
Các thuật ngữ khoa học và các tên riêng không phải tiếng Việt chủ yếu được dùng trong văn viết, vì vậy trong khi không cự tuyệt phương thức phiên âm, chúng ta vẫn cần nhận thấy phương thức giữ nguyên dạng hoặc chuyển tự mới là quan trọng, về cả lí luận lẫn thực tiễn đều chứng tỏ chuẩn là cái gì không đứng yên tại chỗ mà luôn luôn vận động, phát triển. Muốn nắm bắt nó phải nỗ lực cố gắng, nếu không, chúng ta mãi mãi không bao giờ đạt đến chuẩn. Đây là vấn đề nhận thức của cả người viết lẫn người đọc, nhận thức của cơ quan truyền thông đại chúng và cơ quan quản lí nhà nước.
Các nhà văn hoá, nhà báo, nhà khoa học không phải ai cũng biết ngoại ngữ, mà có biết thì cũng chỉ biết một vài ngoại ngữ chính thôi. Vì thế, khi viết không nên dễ dãi, cần có trách nhiệm với từng từ, từng chữ mà mình viết ra, chữ nào cần tra cứu, phải tra cứu đến ngọn ngành rồi hãy viết.
Về phần chỉ đạo, đã đến lúc thành lập Hội đồng Chuẩn hoá tiếng Việt cấp nhà nước, sớm có những quy định thống nhất trong cả nước. Trường học và cơ quan thông tin đại chúng sẽ là nơi tuyên truyền và gương mẫu thực hiện những quy định chung đó. Ngành ngôn ngữ học có trách nhiệm biên soạn các từ điển thuật ngữ, từ điển tên riêng không phải tiếng Việt, từ điển chính tả để hướng dẫn cách viết và cách đọc thống nhất. Trước mắt, cần tìm hiểu và công bố rộng rãi nguyên tắc chuyển tự Latin của tất cả các hệ chữ viết trên thế giới để người sử dụng tiếng Việt có thể tra cứu dễ dàng.
Chuẩn hoá tiếng Việt là một công việc khó khăn, lâu dài, nhưng nếu chúng ta đồng lòng thì mọi trở ngại đều có thể vượt qua.
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 2002, trang 330-333.
Trở lại: 4. Chuẩn hoá các tên riêng (phần đầu)
Từ Vựng Tiếng Anh Về Âm Nhạc
AnhhAi trong số các bạn thích nghe nhạc? Bài viết này sẽ cung cấp một số từ vựng tiếng Anh bạn có thể dùng để nói về âm nhạc.
Nói về âm nhạc thì có rất nhiều thứ để nói. Bạn có thể nói về thể loại nhạc mà bạn thích, nhạc cụ mà bạn chơi hoặc nói về tâm trạng của bạn khi nghe nhạc.
Để nói về thể loại nhạc mà bạn thích, hãy dùng những cụm từ sau đây:
Các thể loại nhạc khác nhau gồm có: jazz, blues, pop, rock, heavy metal, hip-hop, classical music, electronic dance music (EDM), và R&B (rhythm and blues).
Để nói về nhạc cụ mà mình chơi được, hãy dùng những cụm từ này:
I can’t play any musical instrument. (Mình chẳng biết chơi loại nhạc cụ nào.)
Đây là tên gọi một số loại nhạc cụ phổ biến: piano, guitar, saxophone (kèn saxophone), violin (đàn vi-ô-lông), flute (sáo), drums (trống), trumpet (kèn trumpet), ukulele (đàn ukulele), cello (đàn cello), clarinet, harp, và harmonica.
Cuối cùng, để nói về tâm trạng khi nghe nhạc, bạn có thể dùng những cụm từ này:
great – Khi bạn thích nhạc đó. awful – Khi bạn không thích nhạc đó.
beat – Khi bạn thích phách nhịp trong bản nhạc. melody – Khi bạn thích nghe giai điệu bài hát. lyrics – Khi bạn thích lời bài hát.
good – Khi âm nhạc khiến tâm trạng bạn vui. bad – Khi âm nhạc khiến bạn thấy chán. relaxed – Khi âm nhạc làm tan biến nỗi buồn phiền trong bạn. energetic – Khi âm nhạc tiếp thêm năng lượng và làm bạn phấn chấn.
1. What music do you listen to? (Bạn nghe thể loại nhạc gì?) 2. Do you play any musical instrument? (Bạn có chơi loại nhạc cụ nào không?) 3. What do you like about your favorite type of music? (Bạn thích ở ở thể loại nhạc yêu thích của mình?) 4. What don’t you like about your favorite type of music? (Bạn không thích loại nhạc yêu thích của mình ở điểm gì?)
Tên Tiếng Trung Quốc Hay Cho Nam
tên tiếng trung quốc hay cho nam là những tên có ý nghĩa, lại dễ gọi. Tên hay sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tốt hơn trong cuộc sống và sự nghiệp bởi cái tên sẽ đi theo bạn suốt cả cuộc đời. Vì vậy bố mẹ khi lựa chọn đặt tên cho con cũng cần chú ý.
tên tiếng trung quốc hay cho nam
tên tiếng trung quốc hay cho nam
Đặt tên cho con có nhiều cách thức, từ đặt tên theo phong thủy, theo ngũ hành, Tứ trụ, nhưng tựu chung lại tên đặt vẫn phải có vần điệu và ý nghĩa, nên chứa thêm những tâm tưởng, ước vọng, niềm tin của cha mẹ và truyền thống của gia đình đối với con cái. Đặt tên cho con trai thường mang ngữ nghĩa nam tính, phẩm đức, có sắc thái mạnh mẽ, ý chí, có nhân, có nghĩa, có hiếu, có trung, có hoài bão và chí hướng. Tên tiếng trung quốc hay cho nam thường được được đặt dựa trên:
Phẩm đức nam giới về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, văn, tuệ như: Trí Dũng, Chiến Thắng, Quang Vinh, Kiến Quốc, Vĩ Hùng…
Truyền thống gia đình, tổ tiên: Chí Đức, Hữu Tài, Tiến Đạt, Duy Khoa, Trọng Kiên, Minh Triết
Kỳ vọng của cha mẹ với con cái như thành đạt, thông thái, bình an, hạnh phúc: Chí Đạt, Anh Tài, Minh Trí, Duy Nhất, Tùng Thọ…
Tính phú quý, tốt đẹp: phúc lành (Hoàng Phúc, Đăng Phúc); an khang (Bảo Khang, Hữu Khang); cát lành (Quý Hiển, Phước Vinh)…
đăt tên tiếng hoa hay cho nam theo tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc
những tên tiếng hoa hay cho nam theo tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc bố mẹ có thể tham khảo như:
Phong Tức Trường Tôn Vô Cực Vân Tranh Giang Thần Đường Dịch Nguyễn Chính Đông Trình Tranh
đặt tên tiếng hoa cho con gái
Đặt tên tiếng hoa cho con gái thì cần mang nhiều nghĩa thiên nữ tính, nữ đức, có sắc thái thể hiện sự hiền dịu, đằm thắm, đoan trang và tinh khiết. Tên tiếng trung quốc cho con gái thường được đặt dựa trên:
Phẩm đức nữ giới về tài, đức, thục, hiền, dịu dàng, đoan trang, mỹ hạnh: Thục Hiền, Uyển Trinh, Tố Anh, Diệu Huyền…
Sự vật hiện tượng đẹp đẽ: Phong Nguyệt, Minh Hằng, Ánh Linh, Hoàng Ngân…
Tên loài hoa: hoa lan (Ngọc Lan, Phương Lan), hoa huệ (Thu Huệ, Tố Huệ), hoa cúc (Hương Cúc, Thảo Cúc)…
Tên loài chim: chim Quyên (Ngọc Quyên, Ánh Quyên), chim Yến (Hải Yến, Cẩm Yến)…
Tên màu sắc: màu hồng (Lệ Hồng, Diệu Hồng), màu xanh (Mai Thanh, Ngân Thanh)…
tên tiếng trung quốc hay cho nam
Chấm điểm đặt tên cho con theo ngũ hành tương sinh
đặt tên theo ngày tháng năm sinh trung quốc
tên trung quốc cổ đại hay, những cái tên trung quốc hay nhất, tên cổ trang trung quốc, tên trung quốc đẹp, tên nhân vật cổ trang hay, tên trung quốc hay và ý nghĩa, tên trung quốc của bạn, tên cổ trang hay
Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Vựng Tiếng Trung Chủ Đề Trong Game Pubg Trung Quốc trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!