Xu Hướng 3/2023 # Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật # Top 3 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

     Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời.Trong mối quan hệ khăng khít ấy, người theo đạo và người xuất gia tu đạo luôn giữ một mối quan hệ gắn bó, nhưng cũng chính từ đó, việc xưng hô như thế nào trong các quan hệ mang tính xã hội đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải đáp, tránh những cách xưng hô không phù hợp, gây tâm lý e ngại, lúng túng cho người giao tiếp, thậm chí là xúc phạm không đáng có cho những người tham gia giao tiếp.

     Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo.Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ.Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ). Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tập, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Đại đức (nam) hay Sư cô (nữ).Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ kheo (nam) hay Tỳ kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.

    Giới cụ túc (Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời, không phải thụ giới nào cao hơn.Việc thụ Bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Nam tông không có giới này).Nhìn chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại đức; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng tọa; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa thượng; Đối với bên nữ (ni bộ): năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 25 tuổi đạo, được gọi là Ni sư; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Ni trưởng.

     Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo, được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo hội, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại lễ hay Đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

     Đối với các bậc Hòa thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại lão Hòa thượng hay Trưởng lão Hòa thượng. Điều này không thấy áp dụng đối với hàng giáo phẩm Ni. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các Hội đồng Trưởng lão, hoặc Hội đồng Chứng minh tối cao của các cấp Giáo hội.Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức đôi khi vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn để biểu hiện sự khiêm nhường theo đúng tinh thần Phật giáo.

      Giữa các vị xuất gia, thường xưng con hay xưng pháp danh, pháp hiệu và gọi vị kia là thầy hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách theo nguyên tắc bên ni trọng bên tăng. Tuy nhiên những vị tăng trẻ tuổi vẫn tôn xưng các vị ni lớn tuổi mà xưng con gọi thầy hay phẩm trật với các vị ni. Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng thầy hay sư phụ, Tôn sư, Ân sư.Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, sư tỷ, sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với sư phụ là sư thúc, sư bá.Trong đạo Phật có các danh xưng đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp).Các danh xưng tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.

     Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quý vị cư sĩ phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con. Trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, mong đạt trạng thái niết bàn vô ngã theo lời Phật dạy.Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo, thụ ngũ giới (tam quy, ngũ giới), mỗi vị cư sĩ phật tử tại gia có một vị thầy truyền giới cho mình.Vị ấy được gọi là thầy Bản sư.Cả gia đình có thể cùng chung một vị thầy Bản sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng thầy.

      Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn hệ phái Phật giáo Nam tông chỉ có tăng, không có ni nên danh xưng chung đối với các vị Nam tông là sư. Một điều chú ý là đối với Phật giáo Nam tông, thường không dùng danh xưng thầy để gọi các nhà sư.Việc xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni,xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm, dưỡng tính.

      Khi tiếp xúc với cư sĩ, phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là thầy, hay cô và gọi quý vị là đạo hữu, hay quý đạo hữu.Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo hoặc không kèm theo tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni, tùy theo tuổi tác của phật tử xuất gia, mà gọi theo cách gọi của thế gian và xưng là nhà chùa. Đây là một cách nói gần gũi thường được sử dụng trong các sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày chứ không phải trong các nghi thức hay các văn bản có tính chất hành chính. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là quý phật tử,từ này không sai, nhưng chưa thật chính xác bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là phật tử, chứ không riêng tại gia là phật tử mà thôi.Việc một phật tử xuất gia ít tuổi gọi một phật tử tại gia nhiều tuổi bằng con và xưng thầy thực là không phù hợp.Không nên gọi như vậy để tránh sự tổn đức và không nên bất bình khi nghe như vậy để tránh bị loạn tâm.Theo truyền thống phương Đông tuổi tácrất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

      Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày.Danh xưng cư sĩ thường dùng cho phật tử tại gia, đã qui y Tam bảo, thụ ngũ giới. Những vị cư sỹ phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp còn được gọi là Ưu bà tắc (thiện nam, cận sự nam) hay Ưu bà di (tín nữ, cận sự nữ).

      Trong cách gọi dân gian, Phật giáo cũng sử dụng các danh xưng như: sư chú, sư bác, sư ông, sư bà hay sư cụ. Điều này cũng có sự phân biệt nhất định. Sư chú dành để chỉ những người xuất gia ở chùa nhưng chưa được thụ giới; sư bác chỉ những người đã được thụ giới Sa di hay Sa di Ni; sư ông, sư bà để chỉ những người đã được thụ giới tỷ kheo và tỷ kheo Ni. Ngoài ra, đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác.Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là sư chú, hay sư bác. Bên cạnh đó, các xưng hô trong đạo như sư ông, sư bà, sư cụ cũng thường được dành để gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là pháp sư thường dành cho các vị xuất gia tăng hay ni có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp độ sanh. Ngoại đạo thường hay lạm dụng danh xưng này để chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.

       Danh xưng sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo.Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quý ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu để tỏ lòng tôn trọng, kính ngưỡng.

       Đức Phật đã dạy “hằng thuận chúng sinh”, nghĩa là nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo. Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, thực hành hạnh ái ngữ, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ.Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.

Nhất niệm sân tâm khởi,

Bách vạn chướng môn khai.

Nhất niệm sân tâm khởi,

Thiêu vạn công đức lâm.

       Nghĩa là: Một lần nghĩ đến sự sân hận, trăm điều chướng nghiệp sẽ nảy sinh, một lần nghĩ đến sự sân hận, tiêu tan mọi công đức tu tập. Do đó, trong cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhặt. Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không suy chuyển, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nỗ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tính không ngừng cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.Đó cũng chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy./.

Những Cách Xưng Hô Tên Người Yêu Trong Tiếng Anh

Bên cạnh đó, thuật ngữ rút gọn “luv” cũng được nhiều người Anh lịch thiệp khác dùng để gọi tên bất cứ ai mà họ có thể gặp trên đường. Ví dụ, khi một người phụ nữ vô tình va phải người đàn ông trên phố, anh ta có thể nói “Watch where you’re going, luv!”. Một người bồi bàn có thể hỏi thực khách khi gọi món “What are you having, luv?”. Nhìn chung, khi dùng để gọi người lạ, thuật ngữ này phổ biến hơn trong tầng lớp trung lưu thay vì thượng lưu.

Đây không phải là trường hợp duy nhất dùng một loại thực phẩm để gọi tên người yêu. Trong tiếng Tây Ban Nha cũng có một từ tương tự là “terron de azucar” có nghĩa là “cục đường”, cũng được dùng để gọi tên một nửa yêu thương.

Từ này xuất hiện khoảng thế kỷ 13. Khi đó, các bác sĩ chưa có nhiều kiến thức y học về trái tim của con người, nên khi đề cập đến tính cách của ai đó họ thường có những từ như “heavy-hearted”, “light-hearted”, và “cold-hearted”. Vì tình yêu có thể làm người ta choáng váng, tim đập nhanh hơn, nên thuật ngữ này ra đời mang nghĩa “một trái tim đập nhanh”. Dần dần, “sweetheart” dùng để chỉ những ai làm trái tim của họ phải bồi hồi.

Dear/dearie

Từ này ra đời từ rất lâu, khoảng đầu thế kỷ 14. Là thuật ngữ chỉ lời âu yếm, sự yêu thương mến mộ, “dear” được dùng để bắt đầu cho các bức thư kể từ những năm 1500. Ngày nay, thường chỉ những cặp đôi có tuổi mới dùng chúng khi gọi nhau, ví dụ trong câu “What can I get you from the menu, dear?”.

Darling

Từ âu yếm này được dùng ở mọi tầng lớp. Ở tầng lớp thượng lưu, người ta có thể nói “I love you, darling”. Ở tầng lớp thấp hơn, một người lái taxi có thể hỏi hành khách rằng “Where you goin’, darlin’?”.

Nguồn gốc của “darling” được cho là xuất phát từ từ “dear”. Trong tiếng Anh cổ, “dear” được viết thành “deorling” và dần dần trở thành “darling” như ngày nay.

Babe/baby

Không chỉ ở Anh, thuật ngữ này thông dụng trên phạm vi toàn cầu khi ai đó muốn gọi tên người yêu, nguyên nhân là từ “baby” gợi lên cảm giác yêu thương, muốn được che chở cho một nửa còn lại. Từ này rất phổ biến ở Mỹ và đang ngày càng được dùng nhiều ở Anh. Nhiều người đọc rút gọn thành “babe” với một âm tiết thay vì hai như “baby”. Thường chỉ những người yêu nhau mới gọi nhau bằng từ này, hiếm khi được dùng bởi người lạ.

Ngoài những từ phổ biến ở trên, còn có nhiều từ địa phương khác tại Anh dùng để chỉ người yêu. Ví dụ, ở thành phố Glasgow, Scotland, một cô gái từ phương xa đến có thể bị “sốc” khi được gọi là “hen” (gà mái). Tuy vậy, đây là cách phổ biến mà cánh đàn ông dùng để “gọi yêu” tất cả các phụ nữ ở quanh họ.

Còn ở miền trung nước Anh, bạn có thể nghe thấy các cặp đôi gọi nhau là “duck” hoặc “me duck”.

Người Anh có vẻ thích dùng động vật để gọi tên một nửa của mình. Bằng chứng là ngoài “gà mái” và “vịt”, người ở miền Đông Bắc còn dùng từ “pet” (vật nuôi) như một cách gọi âu yếm. Ví dụ, bạn có thể nghe ai đó nói “How you doing, pet?”.

Nếu các cô gái muốn được gọi là “công chúa”, “báu vật”, hay “xinh đẹp”, họ có thể đến vùng Bắc London. Tại đây, khi muốn bày tỏ sự thân thiện, tầng lớp lao động có thể gọi tất cả phụ nữ là “princess/treasure/beautiful”. Ví dụ, ai đó có thể nhắn tin sau cuộc nói chuyện với một cô gái là “Lovely chattin’ to ya, princess!”.

Tại đây phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp, năng động, phong cách giảng dạy lôi cuốn phù hợp cho từng đối tượng người lớn và trẻ em. IDP LANGUAGE luôn sẵn sàng hỗ trợ để bạn có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trong thời gian siêu tốc nhất.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN IDP LANGUAGE

Thời gian làm việc 24/7

Address: 128 Phan Đăng Lưu, P.3, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM

Tel: (08) 38455957 – Hotline: 0987746045 – 0909746045

Email: idplanguage@gmail.com

Website: www.idplanguage.com

Vài Nét Về Lịch Sử Hình Thành Khu Đô Thị Hội An

Hội An nay là một thị xã của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Đông – Nam.

Khu di tích đô thị cổ nằm ở phía Nam thị xã, bao gồm các phố Trần Phú ( tên cũ là Rue du Pont de Japonnais) Nguyễn Thái Học ( Rue De Cantonnais), một phần phố Phan Chu Trinh ( Rue Minh Hương) Nguyễn Thị Minh Khai ( Rue Khải Định), cùng các phố cắt dọc các phố nói trên như phố Trần Quí Cáp ( Place Du Marché) Lê Lợi ( Rue Hội An), phố Nhị Trưng và đường Bạch Đằng chạy ven sông Hội An.

Khu phố cổ này là một phần của đô thị Hội An xưa thường được nhắc đến dưới tên gọi: Faifo. Nguồn gốc của tên gọi này hiện vẫn còn là vấn đề tranh luận: Các ông Thanh Tịnh, Nguyễn Thiệu Lâu và A. Chapuis cho Faifo là phiên âm chữ Hải Phố ( Phố Biển)(1). Ông Chenchin Ho cho rằng ” quá trình âm Hội (An) phố biến thành Faifo là rất tự nhiên“(2). Ông Châu Phỉ Cơ ở Hội An thì nghĩ rằng Faifo là từ Hoa phố mà ra… Có ý kiến nói vì Hội An nằm ở cửa sông Hoài ( sông Thu Bồn) nên còn có tên là Hoài Phố, người phương Tây phiên âm là Haifo ( bản đồ 1653 của Alexandre de Rhiades) rồi thành Faifoo ( bản đồ 1886 của R. Duval). Lại có ý kiến cho rằng khi mới đến người Châu Âu hỏi ” Phải phố không?” Dân đáp ” Phải phố ” từ đó mà thành tên. Mỗi ý kiến đều có những lập luận, căn cứ riêng nhưng nói chung chưa đủ sức thuyết phục.

ở thế kỷ XVII Hội An ( Faifo) là một đô thị – thương cảng sầm uất và thịnh vượng. Bấy giờ Hội An không chỉ là thương cảng quan trọng của Việt Nam mà còn là một trung tâm buôn bán lớn của Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chủ yếu trong hành trình thương mại của các thương thuyền vùng Viễn Đông.

Từ thế kỷ XVI thương nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, sang đầu thế kỷ XVII tình hình chính trị xã hội mới đã thúc đẩy thương nghiệp, nhất là ngoại thương phát triển. Cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn là nguyên nhân chính của sự thay đổi đó. Các Chúa quí tộc ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để mua sắm những nguyên liệu cần thiết cho cuộc chiến. Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở Châu Âu và nhìn thấy ở phương Đông, trước hết là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các thương thuyền phương Tây liên tiếp đến cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài xin được giao thương. Các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong tỏ ra cởi mở hơn so với các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Họ ưu tiên sắp xếp các bến nghỉ và nơi đâu tàu dọc bờ biển ” trong khoảng hơn 100 dặm người ta có thể đếm được trên 60 hải cảng, nơi cập bến lên bộ. Trong đó, Hội An là hải cảng đẹp nhất được tất cả các ngoại kiều đến“(3). Như được thiên nhiên ưu đãi, Hội An có đầy đủ các điều kiện để trở thành một thương cảng lớn. Nằm bên bờ sông Thu Bồn, Hội An là một cảng sông tiện lợi. Từ Hội An có thể ngược dòng Thu Bồn theo sông Vu Gia lên miền thượng du, theo sông Trường Giang vào đến Tam Kỳ. Nhưng Hội An chỉ cách cửa biển Đại Chiêm chừng 5km nên còn là một cảng biển. Nhìn rộng hơn về mặt địa lý, Hội An nằm ở điểm mũi nhô ra biển nhiều nhất trên bờ biển hình vòng cung của nước ta nên được đón nhiều thương thuyền dừng chân. Về hành chính Hội An cách dinh trấn Quảng Nam, thủ phủ thứ hai của Đàng Trong khoảng 8km. Vì vậy, Hội An là một vị trí lưu thông trao đổi buôn bán tốt, là cửa ngỏ quan yếu của tỉnh Quảng Nam nói riêng và Đàng Trong nói chung. Trong Phủ Biên tạp lục Lê Qúy Đôn dẫn lời một thương nhân Trung Hoa cho biết: Thuyền từ Sơn Nam về chỉ mua được một thứ củ nâu, từ Thuận Hóa về cũng chỉ mua được một thứ hồ tiêu. Còn từ Quảng Nam ( tức Hội An) về thì hàng hóa không thứ gì không có. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa đều hội tập ở phố Hội An. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù một trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được(4).

Thương thuyền Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La, Philippin, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến Hội An buôn bán. Trong đó thương thuyền Trung, Nhật đến đây đã từ lâu. Vẫn theo Ch. Borri thì ” Người Trung Quốc và Nhật Bản là thương khách chủ yếu trong hội chợ, năm nào cũng mở và kéo dài gần 4 tháng ở Hội An“. Thậm chí họ còn tự nguyện ở lại Hội An để mua sắm hàng hóa cho thuyền mình sang năm tới chở về. Và họ được các Chúa Nguyễn chấp nhận, cho phép cư trú. ” Vì muốn tiện cho việc họp hội chợ, Vua Cochin – Chine đã cho phép người Nhật Bản và Trung Quốc lựa chọn một nơi thích hợp để xây dựng một thành phố. Thành phố này gọi là Faifo. Nó lớn đến mức có thể nói rằng có hai thành phố, một của người Nhật, một của người Tàu“(5). Ch. Borri, thương nhân Anh Thomas Boyear đến Hội An tháng 8 năm 1695 cho biết ” Phố Hội An cách biển ba dặm Anh, một đường phố dọc theo bờ sông, hai bên nhà cửa san sát“(6). Thiền sư Trung Hoa Thích Đại Sán đến Hội An cũng vào thời gian ấy có ghi lại trong hải ngoại ký sự ” Hội An là nơi bến tàu tập hợp hàng hóa ngoại quốc. Một con đường lớn thẳng dọc bờ sông, dài chứng ba – bốn dặm, hai bên phố xá khít rịt liền nhau. Đường Nhơn Nhai chỉ gồm người Tàu, cuối đường là Nhật Bản kiều và Cẩm Phô. Bên kia sông là Trà Nhiêu, nơi đình bạc của các thương thuyền ngoại quốc. Nhân dân trù mật, cá tôm rau quả tấp nập tới ngày“(7). Dân phố Hội An ngoài việc buôn bán còn kinh doanh bằng cách cho thuê nhà làm cửa hiệu đại lý. Theo PienecPoivre ” Ở Hội An người ta có thể tìm thấy những đại lý cho thuê, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Đại lý lớn nhất giá thông thường là 100 đồng cho thời gian gió mùa “(8).

Như vậy, đô thị thương cảng Hội An đã hình thành đồng thời với sự phát triển của kinh tế ngoại thương Đàng Trong vào khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Trong suốt thế kỷ XVII, Hội An phát triển mạnh, phố phường sầm uất, nhà cửa san sát, tàu bè ra vào tấp nập trên bến dưới thuyền. Sự phồn thịnh này còn kéo dài sang thế kỷ XVIII. Nhưng đến cuối thế kỷ XVIII tình hình chính trị – xã hội ở Đàng Trong không được ổn định. Trương Phúc Loan chuyên quyền, tàn bạo, nhân dân sống trong lầm than khổ cực vì sưu cao thuế nặng. Năm 1773 nông dân Tây Sơn khởi nghĩa chiếm thành Qui Nhơn. Tháng 5 năm ấy nghĩa quân tiến chiếm Quảng Nam. Lợi dụng tình hình rối ren của Đàng Trong, Chúa Trịnh đem quân đánh chiếm Phú Xuân rồi vượt đèo Hải Vân định tiến sâu về phía Nam. Tại làng Cẩm Sa, cách Hội An 10km về phía Bắc đã nổ ra trận giao chiến ác liệt giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn do Tập Đình chỉ huy. Tập Đình thua, quân Trịnh chiếm được dinh trấn Quảng Nam và Hội An. ” Quân Trịnh đã tàn phá thành phố Faifo, làm ngưng trệ mọi hoạt động trong một thành phố có thể gọi là một trung tâm lớn của nền ngoại thương“(9). Song, nền kinh tế như có quy luật phát triển riêng của nó, nói như Enghen là nó ” tự mở lấy đường đi” Chống Duy Rinh. Mặc dù không còn đóng vai trò quan trọng như trước, Hội An vẫn là một hải cảng trọng yếu của Trung Kỳ. Thương thuyền nước ngoài vẫn đến Hội An buôn bán. Năm 1797 nhà Tây Sơn vẫn đặt Tàu Ty ở Hội An để quản lý tàu bè ra vào buôn bán. Dưới con mắt của chủ nghĩa tư bản Pháp, Hội An vẫn là một thương cảng quan trọng. Vì vậy, theo hiệp ước Vécxay ( 28/11/1787), để đổi lấy việc quân Pháp giúp đỡ đánh lại Tây Sơn, nhà Nguyễn phải hứa sẽ nhường cho Pháp Hội An và đảo Côn Lôn.

Chen Chin Ho trong bài nghiên cứu ” Phố người Đường ở Hội An và công việc buôn bán ở đó thế kỷ XVII – XVIII” nói về sự phục hưng của Hội An như sau: ” Thương nghiệp ở Hội An dần phục hồi, Hoa Kiều trở về Hội An cũng nhiều, tùy tình hình buôn bán không bằng mấy năm trước và cũng bớt phần trọng yếu nhưng Hội An vẫn là hải cảng quan trọng trong thế kỷ XIX, Hoa kiều qua lại buôn bán cũng khả quan“(10). John Barrow – một người Anh từng ở Đà Nẵng vào Hội An từ 24/5 đến 16/6/1793 cũng cho biết: ” Công cuộc cách mạng dây dưa nhiều năm trên đất nước này, nhưng tình hình bất an ấy không làm cho hoạt động nông nghiệp và mậu dịch bị tuyệt diệt. Mỗi năm tàu buôn Trung Quốc đến nhiều. Ngoài ra, cũng có tàu của các nước khác. Hoặc từ Đông Âu đến mà mang cờ của một nước trung lập như tàu nước Anh có một vài chiếc từ Ấn Độ sang, một vài chiếc của Bồ Đào Nha từ Áo Môn đến cập bến. Số các tàu này cho ta thấy việc duy trì mậu dịch của Cochinchina với nước ngoài“(11). Đại Nam Nhất thống chí, quyển 5, phần hình thể còn chép: ” Và nơi Hội An – Minh Hương phố xá đông đúc làm chỗ buôn bán đô hội, thực là nơi đô hội lớn mà là một tỉnh lớn trong khu Nam trực vậy“. Đến mục Chợ và Quán lại có chép: ” Chợ Hội An ở xã Hội An về phía Đông huyện Diên Phước, tục gọi là phố Hội An, phía Nam liền sông Cái, trên bờ hai bên phố ngói liên tiếp chừng hai dặm, bến sông thuyền ghe tấp nập đi lại như mắc cửi, có nhiều khách buôn người Thanh trú trụ, có bốn bang là Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam, buôn bán hàng hóa phương Bắc, có đình chợ và hội quán, buôn bán tấp nập làm nơi đô hội lớn xưa nay. Lại ở phía Nam sông là đầm Trà Nhiêu, chỗ ghe thuyền buôn các nước dừng đậu “(12).

Trong thế kỷ XIX, Hội An không chỉ được phục hồi mà còn phát triển rộng về qui mô. Năm Gia Long thứ 13 (1814) tổng diện tích Thu Bồn bồi thêm một mẫu ba sào, chín thước – mở thêm được một con tích chỉ có mười bảy mẫu, bảy sào, mười thước, năm Thiệu Trị nguyên niên (1840) sông/đường mới ( Tân Lộ) tức Rue de Cantonnais nay là phố Nguyễn Thái Học, năm Tự Đức thứ 17 (1878) bãi sông phía Tây Nam Hội An lại bồi thêm một mẫu, một sào, mười bốn thước, tám năm sau (1886) mở thêm được con đường nữa, tức đường Bạch Đằng bây giờ. Tuy nhiên, cũng chính vì các biến động này những điều kiện tự nhiên của thương cảng Hội An/( Sài Giang) thay đổi dòng chảy, những đoạn sông lạch nước sâu trước đây dần bị bồi lấp, cạn đi thành các khu đất mới. Cửa Đại cũng bị phù sa bồi cạn nhiều. Thuyền bè đi lại khó khăn, ý nghĩa kinh tế của Hội An theo đó cũng giảm dần. Không còn thuận lợi như trước nữa. Các sông Thu Bồn, sông Chợ Củi.

Thêm vào đó là sự phát triển và bành trướng của hệ thống giao thông đường bộ. Quốc lộ I, con đường giao thông bộ chính không chạy qua Hội An. Hội An bị biệt lập. Thay vào đó, Đà Nẵng nổi lên thành một trung tâm thương mại mới.

Hơn nữa, trước âm mưu xâm chiếm của chủ nghĩa tư bản Pháp tập đoàn Vua quan Nguyễn lại thực hiện chính sách ” Bế quan tỏa cảng ” vì vậy không chỉ Hội An và nhiều đô thị khác bị suy yếu mà cả hoạt động ngoại thương của đất nước cũng đình trệ.

Đôi điều nhận xét đánh giá

Bằng sự hiện tồn của mình, khu di tích đô thị cổ ở thị xã Hội An nói lên nhiều điều.

Trước hết, về giá trị lịch sử, khu di tích là một bằng chứng lịch sử quan trọng chứng minh sự phát triển kinh tế thương nghiệp nói chung và ngoại thương nói riêng của nước ta những thế kỷ XVI, XVII, XVIII.

Trong lịch sử hình thành các đô thị, ngoài những đô thị được hình thành bên cạnh những thành lũy cổ, những trung tâm chính trị – quân sự ( Les villes Citadéles) còn có những thành thị hình thành do việc mở mang kinh tế, xuất phát từ những hội chợ, những địa điểm giao thương từng thời kỳ hay thường xuyên ( Les villes ports, les villes marches). Sự ra đời của những đô thị này nói lên trình độ phát triển kinh tế. Hội An được hình thành theo con đường thứ hai này. Từ một hội chợ, một hải cảng Hội An đã phát triển thành một đô thị – thương cảng ( villes port de Commerce). Sự ra đời và phát triển của Hội An là kết quả của sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước ta và giữa nước ta với nước ngoài.

Và như trên đã có nói, đây là khu di tích đô thị cổ duy nhất của nước ta hiện còn tồn tại một cách khá nguyên vẹn. Nhờ đó ta có thể biết được phần nào bộ mặt của một đô thị cổ Việt Nam. ở một vài nơi khác có thể còn tồn tại một vài kiến trúc dân dụng có niên đại sớm, nhưng đó chỉ là những di tích đơn lẻ, riêng biệt, không còn cho thấy các qui mô của một đô thị mà nó là một đơn vị. ở Hội An các di tích không chỉ nguyên vẹn hơn mà tập hợp quần tự với nhau thành một tổng thể. Và mặc dù diện tích của khu phố cổ không lớn ( nếu không nói là nhỏ bé, với ba đường phố chính chạy dọc theo chiều dài và một số đường cắt ngang) nhưng nó vẫn tạo nên một không gian đô thị rất đặc trưng, hoàn chỉnh. Những đường phố, những ngôi nhà không quá to lớn cũng không quá nhỏ bé, hòa hợp trong một tương quan tỉ lệ, thích hợp với con người, gần gũi và ấm cúng.

Trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc đã có nhiều loại hình di tích kiến trúc cổ ( các đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ ở các tỉnh phía Bắc, khu di tích cung đình Nguyễn ở Huế, các di tích kiến trúc dân tộc Chàm ở các tỉnh phía Nam…) nay được bổ sung, có thêm một loại hình mới, độc đáo: di tích đô thị cổ với các công trình kiến trúc dân dụng.

Nhưng khác với các di tích khác, đều đã được thuộc loại di tích chết ( hiện các di tích ấy không còn mang công dụng ý nghĩa ban đầu) khu di tích đô thị cổ ở thị xã Hội An là một di tích sống. Là đô thị cổ, khu cư trú dân cư tập trung trong lịch sử, đến nay, Hội An vẫn tiếp tục được sử dụng dưới chức năng ấy. Đặc điểm này cần được lưu ý trong khi giữ gìn bảo vệ và phát huy tác dụng khu di tích. Khu di tích còn có giá trị to lớn về tham quan du lịch, bởi Hội An nay có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm du lịch, bởi Hội An nay có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm du lịch lớn. Khu di tích đô thị cổ, riêng nó đã có một sức hấp dẫn lớn. Thêm vào đó ở ngoại ô thị xã, có mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà là hai hàng thủ công truyền thống. Điều kiện tự nhiên ở đây cũng rất thuận lợi, khúc sông Hội An thơ mộng, bãi tắm Cửa Đại duyên dáng Cù Lao Chàm hùng vĩ cũng góp phần tô điểm cho Hội An thành thắng cảnh. Đã đang và sẽ có rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến Hội An.

(1) Thanh Tịnh – Dẫn con tìm mẹ – Hà Nội báo số 23 ngày 10/6/1936, Nguyễn Thiệu Lâu – La Formation et L’esvclution du village de Minh Hương – BAVH, 1941. (2) Chen Chin Ho – Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An – Việt Nam khảo cổ tập san số 1 – 3. Sài Gòn 1960. (3) Chri – Stoforo Borri – Relation de la nouvelle mission des Perres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine Rennes 1631, tr. 92 – 93. (4) Lê Quý Đôn – Phủ Biên tạp lục – Nhà xuất bản khoa học, Hà Nội, 1964, trang 256, 257. (5) Ch. Borri Relation de la nouvella mission des Pères de la Compagnie… tr. 333. (6) Thomas Boyear đến Hội An ngày 18/8/1695 xin đặt thương điếm… (7) Thích Đại Sán – Hải ngoại kỷ sư – UB phiên dịch sử liệu, Viện Đại học Huế. (8) Pièrre Poivre – Memoire touchant la Cochinchine 1744 AME vol 743, pp 314 – 315. (9) Jean Koffler – Những người Bồ Đào Nha trên bờ biển Chiêm Thành và Việt Nam – Tài liệu dịch của khoa sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. (10) Chen Chin Ho – Phố người Đường ở Hội An và công việc buôn bán ở đó khoảng thế kỷ XVII – XVIII, Tân Á học báo, quyển 3, Tân Gia Ba 1957. (11) John Barrow – A Voyage to Cochinchina in the years 1792 – 1793. (12) Quốc sử quán triều Nguyễn – Đại Nam Nhất thống chí, tập II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, các trang 296 và 330 – 331.

01. Tản Mạn Về Danh Xưng Đồng Nai

01. Tản mạn về danh xưng Đồng Nai

Danh xưng Đồng Nai có từ bao giờ thật khó mà khảo chứng chính xác. Về mặt hành chánh, tên gọi Đồng Nai được chính thức trở thành tên gọi đơn vị tỉnh bắt đầu vào năm 1976. Tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh: Biên Hòa, Bà Riạ – Long Khánh, Tân Phú. Kể từ đó cho đến nay, tỉnh Đồng Nai trải qua nhiều lần thay đổi địa giới nhưng tên gọi vẫn giữ nguyên. Có thể nói rằng, danh xưng Đồng Nai trải qua bao thời kỳ lịch sử đã trở thành tên gọi thân quen của bao thế hệ con dân xứ sở nầy khi nhắc về một vùng đất ở miền Đông Nam Bộ, về dòng sông dài nhất nước phát tích từ nội địa hay về một Hào khí Đồng Nai oai hùng, vẻ vang đã đi vào trong lịch sử của dân tộc.

Theo một số sử sách xưa, danh xưng Đồng Nai được dùng để chỉ một vùng đất. Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn có viết: ”Đất Đồng Nai từ cửa biển Cần Gìơ, Soi Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu…toàn là rừng rậm hàng mấy vạn dặm…”. Trịnh Hoài Đức trong tác phẩm khảo cứu Gia Định thành thông chí ghi chép rằng: ”Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là lấy xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Bộ tư liệu sử Đại Nam nhất thống chí quyển thượng tập thứ năm, của Quốc sử quán triều Nguyễn có nhiều chỗ đề cập Đồng Nai , như:” chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long, huyện Phước Chánh, nguyên xưa kia là cánh đồng hươu nai ở nên đặt tên ấy, hoặc gọi là Lộc Động, tục danh chợ Đồng Nai cũng là ở chỗ này. Xét sáu tỉnh Gia Định mà thông xưng là Đồng Nai vì khai thác chỗ Đồng Nai trước hết, nên cứ chỗ gốc cũng gồm đủ chỗ ngọn”. Những ghi chép trên và một số tư liệu trong sách sử khác thường được trích dẫn trong các công trình nghiên cứu giới thiệu về Đồng Nai sau này, bài viết này cũng không ngoài lệ đó.

Danh xưng Đồng Nai cũng xuất hiện định: “Đồng bào dân tộc Mạ- Một cư dân quan trọng ở Đồng Nai- với địa bàn sinh sống của mình, trong đó có sông Đồng Nai. Họ đã gọi sông Đồng Nai là Đạ Đờng. Đạ là nơi xuất phát dòng nước, Đờng là sông. Từ Đạ Đờng có sớm nhất cũng 3.000 năm rồi. Và cách đây 300 năm, từ Đạ Đờng chuyển thành Đồng Nai. Thế có nghĩa từ lý về tính năng động của người Việt..

Trong Địa chí Đồng Nai (gồm 5 tập: Tổng quan, Địa lý, Lịch sử, Kinh tế, Văn hóa-Xã hội ) của tỉnh Đồng Nai, xuất bản năm 2001, ngay từ đầu tập Tổng quan/ phần Địa danh và Lược sử do Tiến sĩ Huỳnh Văn Tới biên sọan, đã đề cập về nguồn gốc của địa danh Đồng Nai. Tác giả đã lược kết những nguồn tư liệu, giả thuyết, lý giải của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó có đọan viết:” Theo tài liệu của Trương Bá Cần/ Lược sử Công giáo Nam Bộ ( thế kỷ XVI, XVII,XVIII), trong một bản tường trình của thừa sai Gouge viết năm 1701, thân sinh của linh mục Laurent cùng với một số người trong gia đình đã đến vùng Dou – Nai ( Đồng Nai ) khai phá, cày cấy từ 29 năm trước. Thư của Giám mục phó Labbé gởi Ban giám đốc Chủng viện Truyền giáo nước ngoài đề ngày 24.7.1710, có đọan:” Có một miền gọi là Dou – Nai ( Đồng Nai ) ở giữa Cao Miên và Chiêm Thành đây là một vùng đồng bằng, đất tốt, khá rộng và dài, rừng rậm, cây to, nơi mà người Đàng Trong đến lập nghiệp từ 35 hay 40 năm nay”. Như vậy, từ đầu thế kỷ XVIII, địa danh Đồng Nai đã được các nhà truyền giáo ghi chép từ tên gọi dân gian đã phổ biến trước đó vài chục năm”.

Những tư liệu được dẫn ra trên đã góp phần làm rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh Đồng Nai. Từ những nguồn tư liệu, cách lý giải, suy đoán của các nhà nghiên cứu cho thấy có nhiều điểm tương đồng song cũng có những ý kiến chưa thống nhất với nhau.

Lần giở trong chồng tư liệu sưu tầm, chúng tôi thấy có hai lời ngỏ khá lý thú có đề cập đến tên gọi Đồng Nai. Xin được lược trích, giữ nguyên văn câu chữ để giới thiệu:

Thứ nhất là tạp chí Đồng Nai số 1 (15 Février 1932)/ ra đời năm 1932, cơ quan tại 331, Frère Louis, Sài Gòn, giây nói – 704; có đoạn viết như sau:”…Chúng tôi riêng nghỉ: trong Lục Châu, cái tên Đồng – Nai cùng cái tên Bến – Nghé có thể tương đương với tên Núi – Tản, sông – Lô ngoài Bắc, tương đương với tên Sông – Hương, Núi – Ngự ngoài Kinh, nghỉa là có thể làm biểu hiệu cho một góc trời Nam. Ở xứ Nam Kỳ nầy có mấy nơi giàu lịch sử cho bằng con sông Đồng Nai, con sông Bến Nghé, là mấy nơi chứng kiến bao nhiêu cảnh tang thương biến đổi trong khoản ngoài trăm năm nay….

Còn cái tên Cọp Đồng – Nai mà người ta ban cho Phò – mả Vỏ – tôn – Tánh gẫm không phải là vô vị ? Chớ như ở Chung Xá bọn quân của Võ – văn – Dũng (Tây – Sơn) nửa đêm vì có nai chạy lạc trong trại, la: Nai, Nai, mà tưởng quân Đồng Nai rồi ùng ùng vụt chạy, thì riêng nghỉ cái tên Đồng – Nai không phải là không có nghị lực đặc biệt !”

Thứ hai là trong mục Thỏ thẻ tâm tình / lời của Bộ Biên Tập/ Đồng Nai Văn Tập số 5 (không rõ năm xuất bản); có lời: “...Đồng Nai, tên sao nôm – na quê kịch mà sao thân thiết qúi yêu! Trên chỗ nước mặn đồng chua, âm thanh khêu gợi một chi chi thiêng liêng cao cả, như tiếng Rạch Gầm nhắc nhở chiến công của Quang trung, như tiếng Đồng tháp mở rộng cõi lòng về dĩ vãng kháng chiến hồi thế kỷ trước. Đồng – Nai, con sông lịch sử, con sông phì nhiêu, đã chở phù sa từ trên cao nguyên bồi thàng đồng ruộng và đã tiếp đón bao nhiêu lớp buồm cánh dơi từ ngoài biển vào:

“ Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về!”.

Đồng – Nai, con sông hiền lành, mở rộng lòng thương cho tất cả, không phân biệt thân sơ:

“Rồng chầu ngoài Huế,

Ngựa tế Đồng – Nai

Nước sông trong sao lại chảy hoài ?

Thương người xa xứ lạc loài tới đây.”.

Lòng người lắm khi hậu bạc không chừng, nhưng Đồng – Nai bao giờ cũng trung thành một mực:

“ Buồn tình cha chả buồn tình,

Không ai về Bắc cho mình gởi thơ !”.

Đồng – Nai đã phơi gan trải ruột qua nhiều thế hệ, trong ca dao như thế, biểu sao tên Đồng – Nai không được quý yêu, không được chọn lựa?

Chôn nhau cắt rún trong đất Đồng – Nai , chúng tôi coi Đồng – Nai là đất mẹ, là quê cha, là Tổ quốc, trong phạm vi eo hẹp của một cá nhân, nếu biệt lập với toàn thể của mình. Chúng tôi là con cháu của Đồng – Nai , đã lớn lên ở đây và sống bằng đất nước chua mặn…

…Vậy vốn là con cháu của Đồng – Nai chúng tôi lãnh lấy phận sự làm cho biết đấy nước nhau rún của mình một cách trung thành. Chúng tôi không phải là bọn người mở đầu, trước chúng tôi đã có nhiều bực tiền bối; chúng tôi tiếp tục một công trình đã khởi sự từ hồi chúa Nguyễn bôn ba vào Nam.

Từ thuở đó ông bà chúng tôi đã ra sức làm cho xứ Đồng – Nai được biết: Cụ Võ Trường Toản đã soạn bộ Nhứt – thống dư địa – chí , cụ Trịnh Hoài Đức đã soạn bộ Gia – Định thông chí, ngoài ra các cụ khác còn nhiều văn tập và thi tập, không làm hổ danh “ Gia Định tam gia” và đã làm nức tiếng đất Nam – Trung một thuở, mà đến nay còn lưu truyền câu tục – diêu:

“ Đồng Nai có bốn rồng vàng

Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi…”

***

Như vậy, trải qua bao biến thiên muôn màu của lịch sử, danh xưng Đồng Nai ngày nay đã trở thành tên gọi của đơn vị hành chánh cấp tỉnh: tỉnh Đồng Nai ở miền Đông Nam Bộ, trong lòng Nam Bộ, trong lòng nước Việt mến yêu.

Danh xưng của một vùng đất, của một dòng sông, của một Hào khí oai hùng, của một phức hệ văn hóa…hàm chứa cái thiêng, hàm ẩn một sức sống mãnh liệt trong sự tồn tại của nó với bao điều lý thú và chắc chắn còn nhiều điều cần tìm hiểu thêm, chưa có hồi kết. Sự lý thú và hấp dẫn về một danh xưng Đồng Nai vẫn còn là một vấn đề mở cho những ai quan tâm đến nó.

Ts Huỳnh Văn Tới

Ths Phan Đình Dũng

Cập nhật thông tin chi tiết về Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!