Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Tại Hội Nghị Hợp Nhất Các Tổ Chức Cộng Sản Ở Việt Nam # Top 11 View | Eduviet.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Tại Hội Nghị Hợp Nhất Các Tổ Chức Cộng Sản Ở Việt Nam # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Tại Hội Nghị Hợp Nhất Các Tổ Chức Cộng Sản Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(TG) – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời gắn liền với công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người quyết định thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào mùa xuân năm 1930, tạo ra bước ngoặt mới cho phong trào cách mạng Việt Nam.

Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập tháng 1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân. Phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.

Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Khoảng tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một Đảng Cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. Nhóm Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về và tổ chức một đảng (Đông Dương). Một số khác, sau đó đã tổ chức một đảng khác  (An Nam). Đó là mối bất hoà đầu tiên. Nhóm Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì họ cho rằng: hội đó quá đông và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ ảnh hưởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng. Nhóm An Nam ra sức giữ cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập họp tầng lớp trí thức và giai cấp tiểu tư sản. Đó là mối bất hoà thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày cũng rộng ra bấy nhiêu”(1)

Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

Nắm được tình hình của cách mạng Đông Dương, với vai trò là một tổ chức lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho những người cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản. Thư gửi những người cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”(2).

Tài liệu nói trên của Quốc tế Cộng sản là một văn kiện chính trị rất quan trọng đối với những người cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tài liệu này được bí mật gửi qua đường liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp nên mãi đến tháng 2/1930 mới đến được Sài Gòn, chuyển cho Xứ ủy Nam Kỳ

Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm. Người vẫn thường xuyên theo dõi tình hình của cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận được tin tức về sự chia rẽ của cách mạng Việt Nam, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc đã chủ động lên đường đi Trung Quốc, viết thư gửi các tổ chức cộng sản để bàn về vấn đề hợp nhất. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm Đông Dương và An Nam, chúng tôi họp vào ngày 6/1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2”(3).

Nhận được thư triệu tập của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu của 2 tổ chức lập tức lên đường. Các đại biểu đều rất vui mừng vì nghĩ sẽ được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người mà tất cả đã “biết từ lâu nhưng chưa từng gặp mặt… Từ lâu, chúng tôi vẫn ao ước có một người mà ai cũng phải thừa nhận là vô tư, là hiểu biết sâu rộng về cách mạng hơn hẳn chúng tôi, để nhận xét và giúp chúng tôi giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Người đó chính là đồng chí Vương….Chúng tôi đến Hương Cảng vào dịp Tết Canh Ngọ”(4).

Như vậy, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc bằng nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã chủ động triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành công này không phải chỉ xuất phát từ cái danh là đại diện của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương mà còn xuất phát từ chính uy tín của bản thân đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Triệu tập thành công hội nghị là thắng lợi bước đầu để Hội nghị hợp nhất được diễn ra tốt đẹp.

Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất

Việc hợp nhất là vấn đề phức tạp, bởi lẽ các tổ chức cộng sản trước đây đã nhiều lần họp bàn để hợp nhất nhưng đều không thành công. Các vấn đề như hợp nhất như thế nào? tổ chức nào còn, tổ chức nào mất? tên Đảng là gì? Đường lối ra sao? đều là những vấn đề rất nhạy cảm mà bản thân các tổ chức cộng sản không thể giải quyết được. Hội nghị hợp nhất cần phải có người đủ cả tâm, tầm, trí chủ trì để đưa hội nghị đi đến thành công.

Thực tế là Hội nghị hợp nhất đã diễn ra rất sôi nổi với sự tranh luận gay gắt giữa cả 2 nhóm đại biểu Đông Dương và An Nam. Theo đồng chí Nguyễn Thiệu- đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất thì những ý kiến đầu tiên của cả hai nhóm “cũng chỉ luẩn quẩn ở chỗ muốn đưa đồng chí Vương đến chỗ là quan tòa phán quyết những đúng sai”(5) của mỗi bên. Khi bàn đến vấn đề hợp nhất thì cũng không bên nào chịu bên nào. Bên này thì cho rằng bên kia tổ chức quá phức tạp, bên kia lại bảo bên này tổ chức vô nguyên tắc, hẹp hòi. Ngay tên Đảng là gì cũng xảy ra bất đồng chính kiến, “các đại biểu nhóm Đông Dương đề nghị giữ lại cái tên Đông Dương Cộng sản Đảng. Các đại biểu nhóm An Nam không đồng ý như vậy, cho rằng đó là cái tên của một nhóm cộng sản cũ rồi, không nên dùng lại làm gì”(6). Cuộc tranh luận giữa hai bên có lúc gay gắt tưởng chừng như lại tan vỡ đến nơi.

Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị, bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động chính trị của mình, Người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thành công.

Về vấn đề hợp nhất như thế nào, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cả hai bên. Đồng chí cho rằng: “Thực ra nhóm nào cũng có cái đúng, cũng có cái sai, nhưng mục đích của cuộc họp này không phải là để chỉ trích lẫn nhau… mà mục đích duy nhất của cuộc họp này là hợp nhất…. Muốn thu hút hết thảy những người, những nhóm người tình nguyện chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản vào một tổ chức cộng sản thống nhất thì bây giờ phải thành lập một Đảng Cộng sản mới, theo đúng đường lối, chủ trương của Quốc tế Cộng sản, có chính cương mới, điều lệ mới, sách lược mới”(7).

Về vấn đề tên Đảng, trước sự tranh luận gay gắt giữa hai bên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại từ tốn phân tích: “Đông Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc, như thế gồm có Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của nước chúng ta; cho nên thường người ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine Française); nhưng không ai dại gì mà dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta; nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Rốt lại chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” không còn lẫn vào đâu được, mọi người sẽ không còn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả.”(8).

Đồng chí còn phân tích thêm: Dầu sao cái tên Đảng vẫn không phải quan trọng hàng đầu, mà quan trọng hàng đầu chính là đường lối, chính sách, chủ trương và thành phần của Đảng. Nhưng vì rằng, mọi người dự cuộc họp đều tha thiết tìm cho Đảng một cái tên thật thích hợp, nên sau ý kiến đưa ra của các đại biểu quốc tế, các đại biểu hãy suy nghĩ thêm xem có tìm ra một cái tên nào tốt hơn không, và hôm sau sẽ tiếp tục bàn bạc.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam

Thống nhất về tên Đảng là một vấn đề quan trọng song cũng chưa quan trọng bằng việc thống nhất về đường lối chính trị của Đảng. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sự thống nhất về đường lối chính trị cấp thiết hơn sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắt tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nội dung của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc. Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc. Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa. Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

Điều đáng chú ý ở chỗ, trong nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên có nhiều điểm khác biệt so với đường lối của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ. Đó là sự khác biệt trong giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến; Vấn đề đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân; Vấn đề về tên Đảng.

Nếu như Quốc tế Cộng sản đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, coi giai cấp tư sản và phong kiến nói chung đều là cừu địch của cách mạng, Đảng phải là đảng chung của 3 nước Đông Dương, tên Đảng phải là Đảng Cộng sản Đông Dương. Thì Nguyễn Ái Quốc lại cho rằng, ở Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, cách mạng chỉ chủ trương đánh đổ bọn tư sản và phong kiến tay sai phản động, còn lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp”(9), ngay cả đối phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Đối với vấn đề tên Đảng, Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, vẫn giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia song chỉ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy có thể thấy rằng, vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1 đến 7/2/1930) là hết sức to lớn. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành công to lớn. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tổng Phú Trọng đã khẳng định “Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay”. Chứng kiến sự phát triển của đất nước, chúng ta lại càng thấy được vai trò to lớn của Đảng, tầm quan trọng của sự kiện Đảng ra đời và công lao to lớn của của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tại Hội nghị hợp nhất này./. 

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1998, t.2, tr.34-35.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, t.1, tr.614.

(3), (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, H, 2011, t.3, tr.12-13, 3.

(4),(5), (6), (7), (8) Nguyễn Đức Tài, Võ Văn Bé, Đinh Thị Mỹ Vân:Bác Hồ với Đại hội Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2020, tr.13, 134, 136, 134-136, 137.

(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, H, 1999, t.4, tr.7

Lê Đức Thuận Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng

Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng

Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

Tin tức – Sự kiện

 Email  Bản in

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

( Cập nhật lúc: 08/02/2021  )

Trải qua 91 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam. Chào mừng thành công Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, Cổng TTĐT huyện Bạch Thông xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của Ðảng qua mỗi kỳ Ðại hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. Mỗi kỳ đại hội là một mốc son chói lọi phản ánh sự trưởng thành của Đảng và cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thắng lợi vĩ đại mà Nhân dân ta đã giành được trong hơn chín thập kỷ qua đều bắt nguồn sâu xa từ việc Đảng ta nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế thời đại.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (THÁNG 2-1951)

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa nhân dân Việt Nam từ người dân nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự mình quyết định vận mệnh lịch sử của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm chính quyền trong toàn quốc. Song, vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đương đầu với những thế lực đế quốc quốc tế và bọn phản động trong nước cấu kết với nhau để hòng tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng. Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn”… Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”… “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Trước mắt, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc và nhiều chỉ thị quan trọng khác của Trung ương Đảng chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân ta là củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhờ có chủ trương đúng đắn và nhiều quyết sách kịp thời và sáng tạo, dũng cảm và sáng suốt, Đảng đã cứu vãn được tình thế, giữ vững chính quyền, tranh thủ từng phút hòa bình để xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã bội ước, khiêu khích và tấn công ta về quân sự, lần lượt đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đến ngày 18-12-1946, chúng đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước khí giới, đòi để cho chúng kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hạ quyết tâm chiến lược tiến hành kháng chiến trên quy mô cả nước và vạch ra những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến.

Đêm 19-12-1946, cả nước đã nhất tề đứng lên chiến đấu với tinh thần quyết tử và một niềm tin tất thắng theo lời kêu gọi kháng chiến của Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”.

Kể từ Đại hội I đến Đại hội II của Đảng đã trải qua hơn 15 năm với bao biến đổi đã diễn ra trên thế giới và Đông Dương. Cách mạng và kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Thực tiễn phong phú của cách mạng đòi hỏi Đảng phải tổng kết, khẳng định và bổ sung hoàn chỉnh về đường lối. Từ năm 1930 đến năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tình hình xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi nước có những thay đổi khác nhau. Cách mạng và kháng chiến của mỗi nước cũng có những bước phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải và có thể thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được triệu tập nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó.

Báo cáo chính trị đã khái quát những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước những năm nửa đầu thế kỷ XX, dự báo những triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau. Về quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng trong 20 năm qua, báo cáo đã khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và những bài học kinh nghiệm của các thời kỳ vận động cách mạng của Đảng. Thắng lợi của cách mạng và kháng chiến đã khẳng định đường lối, chính sách của Đảng nói chung là đúng; cán bộ, đảng viên của Đảng là những chiến sĩ dũng cảm, tận tụy hy sinh, được quần chúng tin yêu… Song, chúng ta có những khuyết điểm cần sửa chữa như học tập chủ nghĩa Mác – Lênin còn yếu, tư tưởng cán bộ chưa vững vàng, công tác tổ chức, lề lối làm việc còn chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi, công thần. Để khắc phục những khuyết điểm trên, Đảng phải tìm cách giáo dục, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao tư tưởng chính trị cho đảng viên, củng cố mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, đề cao tinh thần kỷ luật, tính nguyên tắc của đảng viên, mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan đoàn thể, trên báo chí cho đến nhân dân một cách thường xuyên, thiết thực, dân chủ và phải có sự kiểm tra chặt chẽ.

Căn cứ vào sự phân tích cụ thể tình hình thế giới và trong nước, báo cáo nêu lên khẩu hiệu chính của ta là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.

Bản báo cáo nêu lên mấy nhiệm vụ chính trong nhiệm vụ mới của chúng ta:

– Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

– Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất, cần phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về mọi mặt, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất; phát huy tinh thần yêu nước và đẩy mạnh thi đua ái quốc, triệt để giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân và Việt gian chia cho dân cày nghèo, bảo vệ nền tảng kinh tế, tài chính của ta, đấu tranh kinh tế với địch, thực hiện công bằng hợp lý về thuế khóa; tích cực giúp đỡ cuộc kháng chiến của Cao Miên và Lào, tiến tới thành lập Mặt trận thống nhất Việt – Miên – Lào, v.v..

Muốn làm tròn nhiệm vụ trên, cần phải có một đảng hoạt động công khai, tổ chức phải phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để lãnh đạo toàn dân kháng chiến đến thắng lợi. Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Mục đích trước mắt của Đảng là đoàn kết lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, lãnh đạo toàn dân thực hiện nền dân chủ mới, chuẩn bị điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.

Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh đã trình bày toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mặc dù ba dân tộc Việt Nam, Lào, Cao Miên cùng ở trên bán đảo Đông Dương, cùng đấu tranh chống kẻ thù chung, có một lịch sử đấu tranh cách mạng gắn bó mật thiết với nhau, song tình hình mới đòi hỏi phải đặt vấn đề cách mạng mỗi nước khác nhau cho nên đồng chí Trường Chinh chỉ trình bày trước Đại hội về vấn đề cách mạng Việt Nam. Còn cách mạng Lào và cách mạng Cao Miên sẽ được nêu ra trong một báo cáo khác.

Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam đã phân tích tính chất của xã hội Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp là một xã hội phát triển không đều, một xã hội có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Trong lòng xã hội ấy chứa chất những mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược; mâu thuẫn giữa số đông Nhân dân với địa chủ phong kiến; mâu thuẫn giữa lao động với tư bản trong nước. Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược là chính. Nó đang diễn ra dưới hình thức quyết liệt là chiến tranh. Cho nên, đối tượng chính của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến. Kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (thực dân Pháp, can thiệp Mỹ) và bù nhìn Việt gian phản nước, đại biểu quyền lợi cho đại địa chủ, phong kiến phản động và tư sản mại bản. Kẻ thù số một của cách mạng Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, đánh đổ bọn bù nhìn Việt gian phản nước, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất; xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…

Nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến khăng khít với nhau. Lúc này phải tập trung mọi lực lượng để kháng chiến, đặng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc… Nhiệm vụ phản phong kiến nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế, nhưng làm có kế hoạch, từng bước một, để vừa đoàn kết kháng chiến, vừa bồi dưỡng lực lượng cách mạng đặng mau tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc”.

Phân tích thái độ các giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với các nhiệm vụ cách mạng, bản báo cáo sắp xếp lực lượng cách mạng ở Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, rồi đến giai cấp tư sản dân tộc. Ngoài ra là những cá nhân thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ hiện đứng vào hàng ngũ nhân dân. Những giai cấp đó hợp thành nhân dân, mà công nông là nền tảng. Động lực của cách mạng Việt Nam là Nhân dân, chủ yếu là công nông. Giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân. Nông dân là bạn đồng minh trung thành và lớn mạnh nhất của giai cấp công nhân. Tiểu tư sản là bạn đồng minh tin cậy. Tư sản dân tộc là bạn đồng minh có điều kiện.

Cuộc cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến, do Nhân dân làm động lực và giai cấp công nhân lãnh đạo, là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thấm nhuần quan điểm của Lênin: không qua nhiều bước quá độ, nhiều trình độ khác nhau thì không thể biến cách mạng dân chủ tư sản ở một nước lạc hậu thành cách mạng xã hội chủ nghĩa được, báo cáo xác định: con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta phải trải qua một thời gian dài gồm nhiều giai đoạn. Thời gian dài đó tùy theo sự thay đổi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, tùy theo những biến hóa trong hàng ngũ kẻ thù và bạn đồng minh của giai cấp công nhân.

Báo cáo chỉ rõ: “Trong hoàn cảnh chính quyền dân chủ nhân dân tồn tại và được củng cố, những giai đoạn cách mạng sẽ kế tục nhau một cách thuận lợi”

Sau khi “Chủ nghĩa đế quốc xâm lược bị tiêu diệt và những di tích phong kiến, nửa phong kiến bị xóa bỏ thì nhất định kinh tế quốc dân sẽ phát triển mạnh. Hai nhân tố kinh tế, nhân tố tư bản chủ nghĩa và nhân tố xã hội chủ nghĩa… lúc đó sẽ đồng thời nảy nở. Song nước Việt Nam sẽ không qua một thời đại phát triển tư bản êm đềm mà phát triển trong cuộc đấu tranh giữa hai nhân tố nói trên. Vì có chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, nên nhân tố xã hội chủ nghĩa sẽ thắng nhân tố tư bản chủ nghĩa… Tóm lại, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta sẽ quanh co và dài. Không thể nói đến triệt để cải tạo xã hội, xóa bỏ chế độ người bóc lột người ngay một lúc”.

Đại hội đã quyết nghị đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Chính cương, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng.

Bản Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam gồm ba chương: Chương I- Thế giới và Việt Nam; chương II- Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam; chương III- Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.

Về cách mạng Việt Nam, Chính cương nêu rõ: Hiện nay cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và những thế lực phản động, khiến cho chế độ ấy phát triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thế lực phản động chính đang ngăn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Do đó cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động. Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược. Động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. … Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội…

“Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trung tâm, phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm đó để tập trung lực lượng vào đó mà thực hiện”.

Điều lệ mới của Đảng gồm có phần mục đích và tôn chỉ, 13 chương và 71 điều. Điều lệ xác định rõ mục đích của Đảng là phấn đấu để “phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số Việt Nam”.  Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một đảng vô sản kiểu mới. Điều lệ đã nêu ra những quy định chặt chẽ về việc kết nạp đảng viên, về nhiệm vụ học tập lý luận của đảng viên, về chế độ đề cao kỷ luật và dân chủ trong Đảng và việc khuyến khích giúp đỡ quần chúng phê bình chủ trương, chính sách của Đảng, phê bình cán bộ, đảng viên.

Bản Điều lệ mới do Đại hội thông qua là một bước tiến mới trong công tác xây dựng Đảng. Đây là một trong những cơ sở để tăng thêm sức mạnh đoàn kết chiến đấu và tính tiên phong cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư.

Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu hợp thức trong một đại hội có đầy đủ đại biểu toàn quốc. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội, bổ sung thêm các chủ trương, chính sách mới cho thích hợp với những biến đổi mới của tình hình, để biến Nghị quyết của Đại hội thành hiện thực đưa kháng chiến đến thắng lợi.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng ra công khai hoạt động với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam, có cương lĩnh, đường lối, chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước có ý nghĩa quyết định đưa kháng chiến tiến lên giành những thắng lợi ngày càng lớn. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân thêm gắn bó, sự lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến càng thêm thuận lợi. Sức mạnh của Đảng được tăng cường. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được gọi là Đại hội kháng chiến.

Đại hội II: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn

Thời gian: Từ 11 đến 19/2/1951 

Địa điểm: Xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang 

Số lượng đảng viên trong cả nước:766.349

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 158

Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Trường Chinh

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 29

Ủy viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 7

Ủy viên Nhiệm vụ chính: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Đại hội đã tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 5 năm lãnh đạo chính quyền non trẻ và công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Do sự phát triển và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, Đại hội quyết định xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng cộng sản riêng. Ở Việt Nam, Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội thông qua Điều lệ của Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam.

Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một Đảng vô sản kiểu mới, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt căn bản của Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu hoạt động của Đảng.  Đại hội đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. (Còn nữa)

Tác giả: 

Nguồn:  Sưu tầm

Tin bài mới:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ(08/02/2021)

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ HÀNG HOÁ DỊP CUỐI NĂM(05/02/2021)

LÃNH ĐẠO HUYỆN ỦY THĂM MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRỒNG CẢI DƯA NHẬT TẠI XÃ VŨ MUỘN(05/02/2021)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI LÀ BƯỚC NGOẶT TO LỚN TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM(03/02/2021)

ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG THÀNH CÔNG RẤT TỐT ĐẸP(02/02/2021)

THÔNG BÁO KHẨN SỐ 33(01/02/2021)

THÔNG BÁO KHẨN SỐ 32(01/02/2021)

THÔNG BÁO KHẨN SỐ 31(31/01/2021)

SÁNG 31/1, THÊM 14 CA MẮC MỚI COVID-19 TRONG CỘNG ĐỒNG Ở HÀ NỘI VÀ 4 TỈNH KHÁC(31/01/2021)

THÔNG BÁO KHẨN SỐ 30(30/01/2021)

Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương

Đông Dương Cộng sản Đảng

An Nam Cộng sản Đảng

Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội

Thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) thuộc Hồng Kông từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng ( Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng ( Nguyên Thiệu và Châu Vǎn Liêm) và 2 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông tháng 10 năm 1930, tên của đảng này đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba ( Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.

Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao vào năm 1935 nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 13 ủy viên.

Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” mà lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám.

Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản, núp dưới tên gọi Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương và những hoạt động của đảng này được trộn chung với những hoạt động của Việt Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội III.Đảng này được lập lại với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1951 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tại Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong vùng lãnh thổ miền bắc Việt Nam do Việt Minh kiểm soát trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hoá công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng tại miền Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, đảng này được đổi tên lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3

Sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn dân tộc diễn ra hết sức gay gắt, hàng loạt phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau liên tiếp nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu đó. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu; phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo… Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tuy diễn ra quyết liệt, song cuối cùng đều bị thất bại, vì thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một tổ chức lãnh đạo có khả năng tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc.

Trong bối cảnh đó, tháng 6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Năm 1920 Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin; đây không chỉ là bước ngoặt đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, mà còn là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có “Đảng cách mệnh” để “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Từ nhận thức đó Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam, Người từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác; đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản.

Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội, gồm có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân và Dương Hạc Đính.

Ngày 1-5-1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị đó không được chấp nhận, trở về nước, ngày 17-6-1929, những đảng viên trong Chi bộ Cộng sản 5D Hàm Long đã tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Ngày 25-7-1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ. Tháng 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.

Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu An Nam Cộng sản Đảng). Đại biểu Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trở thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm cuả sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta./.

Theo Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1930 – 1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Tại Hội Nghị Hợp Nhất Các Tổ Chức Cộng Sản Ở Việt Nam trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!