Bạn đang xem bài viết Việt Nam Không Biết Trung Quốc Đặt Tên Lửa Phòng Không Gần Biên Giới? được cập nhật mới nhất trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cập nhật ngày 8/2/2021
“Chúng tôi sẽ xác minh thông tin như bạn hỏi”.
Nhiều người Việt Nam bày tỏ bất bình trên mạng xã hội về câu trả lời của bà Hằng. Một nhà báo viết trên facebook cá nhân rằng, cả một trận địa tên lửa phòng không, cả một sân bay… xây bao nhiêu ngày mới xong chứ có phải cái túp lều từ đâu mới xuất hiện mà không thấy, mà còn phải đi xác minh?
Với cái nhìn của một nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng, câu trả lời của người phát ngôn Bộ ngoại Giao Việt Nam là hợp lý trong tư cách ngoại giao. Ông giải thích thêm:
“Theo tôi, thông tin này chỉ được đưa ra từ một nguồn là Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Đây chỉ là một tổ chức phi chính phủ. Một số báo chí có gửi email cho nơi này để hỏi về thông tin, tọa độ trận địa này nhưng Dự án Đại Sự Ký Biển Đông chưa trả lời. Bởi vậy tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cũng cần phải xác minh rõ ràng xem có dự án quân sự này không và nó như thế nào. Hiện nay chưa có thông tin từ các hãng thông tấn lớn.”
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, tác giả của nhiều nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhận định:
“Khi nghe bà Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí như vậy thì tôi nảy ra một câu hỏi rằng, Việt Nam đã phóng vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2. Và lúc bấy giờ nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng, kể từ đây Việt Nam làm chủ không gian. Thì những hình ảnh, tin tức để phòng thủ đối với đất nước mà vệ tinh của Việt Nam thu được như thế nào? Vai trò của vệ tinh Việt Nam ra sao?
Nhìn lại trước đây, bản đồ những căn cứ quân sự của Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa được chụp bằng vệ tinh, đều từ những trang tin nước ngoài. Phải chăng Việt Nam không đủ phương tiện hay là vì quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt – Trung hiện nay mà Việt Nam lờ đi những thông tin này?”
Tàu USS John McCain ở Biển Đông hôm 28/6/2014. Reuters
Căn cứ tên lửa đất đối không như thế cho phép Trung Quốc khai triển những hoạt động quân sự trong điều kiện địa hình và thời tiết khắc nghiệt. Theo phân tích của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, vị trí phòng không bằng tên lửa đất đối không cũng cho phép đánh chặn các cuộc tấn công trên không.
Trung tá Quân Đội Đinh Đức Long đánh giá về thông tin này cũng như câu trả lời của người phát ngôn Bộ ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng:
“Về mặt ngoại giao thì người ta nói thế là khôn ngoan. Dại gì mà khẳng định. Họ phải nói sao cho họ còn đường rút nữa chứ.
Còn về mặt kỹ thuật, không chắc đây là trận địa thật hay trận địa giả. Về nguyên tắc, mình muốn khẳng định thì mình phải có những bằng chứng khác nữa ngoài cái mình nghe. Đấy chỉ là bằng chứng gián tiếp thôi. Chưa nói kỹ thuật có thể làm photoshop rất giỏi nữa. Còn nếu cho đó là thật thì đây chủ yếu là dọa, là nắn gân nhau thôi. Bởi với kỹ thuật tên lửa hiện nay thì họ bắn tới bất cứ đâu trên thế giới, 20km chẳng nói lên được cái gì.”
Dọa dẫm, nắn gân nước khác là cách Trung Quốc thường làm mỗi khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới. Đây là điều Giáo sư Carl Thayer thuộc học viện Quốc phòng Úc từng nhiều lần nói với RFA.
Cuối năm 2020 ông Carl Thayer đưa ra dự đoán rằng, năm 2021 Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động như thường lệ để khẳng định chủ quyền của mình và một số các quốc gia ven biển vẫn giữ thái độ im lặng. Một điểm đáng chú ý là liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bày ra hành động khiêu khích nào để ‘thử’ Chính quyền của ông Biden trước khi ông Biden chính thức nhậm chức năm tới hay không.
Với dự án trận địa tên lửa phòng không của Trung Quốc sắp hoàn thành ở huyện Ninh Minh của tỉnh Quảng Tây nước này, Dự án Đại Ký Sự Biển Đông cho rằng mô hình ở gần biên giới Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với mô hình mà Trung Quốc triển khai dọc biên giới với Ấn Độ và cao nguyên Tây Tạng trước đây.
Hình chụp vệ tinh địa điểm được cho là có căn cứ tên lửa của Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam đầu năm 2021. Hình South China Sea News
Ông Đinh Kim Phúc cho rằng căn cứ này chỉ mang tính chiến thuật, nhằm mục đích đe dọa Việt Nam. Ông phân tích:
“Hiện nay với lực lượng tên lửa chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc cũng đứng hàng nhất, nhì trên thế giới thì họ đặt sâu trong lục địa nước họ. Đó là khu vực tỉnh Sơn Đông cũng như khu vực sa mạc giáp vùng Tân Cương.
Không ai đặt một căn cứ tên lửa chiến lược cạnh một quốc gia cựu thù cho dù hiện nay gọi là đồng chí. Do đó, tôi đánh giá cái căn cứ tên lửa ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây chỉ là căn cứ chiến thuật.
Trung Quốc lập căn cứ tên lửa này nhằm mục đích răn đe Việt Nam, răn đe thái độ của Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trên vấn đề Biển Đông. Việt Nam ngày càng cứng rắn hơn trong quan điểm của mình đối với chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các điểm nóng trên Biển Đông. Việt Nam đang đa dạng hóa, đa phương hóa với tất cả các nước để bảo đảm an ninh khu vực ở Biển Đông, ở Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương.”
Những năm gần đây, Hoa Kỳ có những động thái mạnh tay với Trung Quốc ở Biển Đông để cảnh cáo Trung Quốc trong việc bắt nạt các nước nhỏ trong khu vực.
Tháng 12 năm 2020, tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain vào gần Trường Sa để thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Thông cáo báo chí của hải quân Mỹ nêu rõ, các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trên biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và thương mại không bị cản trở, và cơ hội tự do kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông.
Mới hôm 5 tháng 2 năm 2021, khu trục hạm USS John McCain tiếp tục đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là chuyến thực hiện quyền tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên ở Biển Đông dưới thời tân tổng thống Joe Biden.
Đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Hà Nội đưa những thông tin quốc phòng vào dạng tuyệt mật, tối mật. Hầu như sau khi truyền thông quốc tế loan đi, nhiều tin tức mới được báo giới trong nước loan tải nhưng cũng phải theo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương. Nếu có công dân nào lên tiếng chất vấn hoặc muốn tham gia bày tỏ chính kiến thì cơ quan chức năng yêu cầu họ ‘hãy để Đảng và nhà nước lo’.
Thông tin bổ sung: Đài RFA đã liên hệ với trang Đại Ký Sự Biển Đông và nhận được phản hồi như sau:
Các hình ảnh vệ tinh được Đại Ký Sự Biển Đông thu thập được cho thấy một căn cứ cho tên sửa đất đối không (SAM) đã được hoàn tất ở huyện Ninh Minh, thuộc khu tự trị Quảng Tây. Đây là khu vực cách biên giới Việt Nam với Trung Quốc khoảng 20 km. Cách đó khoảng 40 km là một địa điểm khác dường như là một bãi đáp trực thăng quân sự đang được xây dựng.
Tên lửa SAM được sử dụng để bảo vệ các địa điểm trên mặt đất khỏi các tấn công từ trên không, đặc biệt là với các máy bay ném bom tầm cao bay vượt qua tầm với của đạn pháo phòng không thông thường.
Cổng Ttđt Bộ Quốc Phòng Việt Nam
“Kính chào anh, con người đẹp nhất”
Quân đội nhân dân Việt Nam » Quân đội nhân dân » Anh hùng LLVT nhân dân
»
Tư liệu
Print E-mail
“Kính chào anh, con người đẹp nhất”
( chúng tôi ) – Trong một dịp tình cờ, chúng tôi đã được nghe Đại tá Nguyễn Kiều Kinh, Trưởng phòng Chính sách Quân chủng Hải quân, kể về người anh hùng mang tên Trần Minh Nghĩa.
Lớp lớp thời gian đã trôi qua, nhưng hình ảnh người anh hùng lưu danh sử sách bằng những chiến công vang dội và trở thành cảm hứng cho nhà thơ Tố Hữu sáng tạo nên “anh Giải phóng quân” trong “Bài ca Xuân 68”, vẫn chợt bừng sáng. Tên anh đang được đề nghị đặt cho một con đường tại thành phố Ninh Bình, nơi anh chôn nhau cắt rốn. Ấy sẽ là một việc làm ý nghĩa để tưởng nhớ về anh, để những thế hệ mai sau mãi khắc ghi hình ảnh anh-“con người đẹp nhất”.
Trần Minh Nghĩa sinh năm 1948 tại Gia Viễn, Ninh Bình, nhập ngũ tháng 5/1966. Ngày 6/6/1969, Trần Minh Nghĩa hy sinh trên chiến trường phía Nam. Chỉ trong 3 năm, Trần Minh Nghĩa đã lập những chiến công đặc biệt, được phong quân hàm Đại úy.
Anh hùng LLVT nhân dân Trần Minh Nghĩa.
Ngày 12/10/1967, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, thuộc Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, được lệnh tấn công vào cao điểm 57 (đồi Phú Ân, An Cát Khê, huyện Gio Linh, Quảng Trị) nhằm tập kích tiêu diệt một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ. Đồng chí Trần Minh Nghĩa là chiến sĩ của Đại đội 11 tham gia trận đánh. Từ khi nhập ngũ, đây là trận đánh đầu tiên của anh và cũng là trận đầu tiên của Trung đoàn 101.
Trận tấn công bắt đầu bằng một khẩu lệnh ngắn gọn: “Xuất kích!”. Trung đội 2 lao đi giữa đội hình của đại đội. Trong đội hình của Trung đội 2 có tổ 2 của Trần Minh Nghĩa. Trần Minh Nghĩa tay xách súng diệt xe tăng như một mũi sắc nhọn lao thẳng vào đội hình địch giữa tiếng gầm rú của pháo ta, pháo địch đang đối nhau kịch liệt. Trời đất chuyển rung, tiếng đạn réo rú loạn xạ. Tiếng thủ pháo liệng vào các ngách chiến hào, các cứ điểm địch nổ đều ở cánh trái, cánh phải. Hỏa mù của địch che kín bằng một màn khói đục. Trần Minh Nghĩa phóng lên phía trước, lao nhanh qua màn khói, không buông lỏng một giây cho địch củng cố lại trận địa phòng ngự. Nam, xạ thủ phụ, lưng với bao đạn diệt tăng vẫn bám sát Nghĩa. Đôi mắt của Nghĩa vướng khói cay xè vẫn mở to ra quan sát. Một khẩu trung liên của địch tuôn đạn cố chốt cản đường. Nghĩa lướt nhanh lên phía trước. Một họng súng đen ngòm của địch nhô ra giữa hai bao cát. Nghĩa mím môi rút nhanh quả thủ pháo vứt tung lên, một tiếng nổ đanh gọn, tiêu diệt 3 tên địch. Tên còn lại tháo chạy, Nam nhảy qua xác 3 tên lính Mỹ, đuổi theo tên còn sống sót…
Trong ánh sáng lờ nhờ, Nghĩa thấy khẩu tiểu liên trong tay tên địch loáng nhoáng, lập tức, anh cầm đạn chống tăng rút mạnh dây châm lửa ném ra phía trước. Tên lính Mỹ bị tiêu diệt. Nam bị vướng đạn, chồm dậy nhưng người anh lặng đi. Nghĩa chạy tới gỡ ba lô đạn trên lưng Nam. Máu Nam thấm qua áo. Nghĩa tháo cuộn băng cá nhân của mình băng vết thương cho Nam và đặt bạn lên lưng. Nghĩa cõng bạn đi, đạn tiểu liên, súng máy của địch bắn lia lịa. Nghĩa nằm ẹp xuống, không thể để cho Nam bị thương lần thứ hai và cũng không muốn để Nam nằm lại sau đội hình quá xa. Nghĩa nhoài người lên, tấm lưng to rộng của Nam như phủ kín lên con người nhỏ bé của Nghĩa. Một sức nặng gần gấp đôi đè lên lưng mỗi lúc như kéo Nghĩa lại. Thế nhưng, không có sức mạnh nào bằng sức mạnh nghĩa tình đồng đội, Nghĩa vẫn tiếp tục nhoài người lên, mỗi lúc một nhanh hơn. Đã có lúc, Nam tỉnh dậy, muốn buông tay nhưng rồi lại không nỡ. Cái con người nhỏ bé ấy đã nói với Nam bằng một mệnh lệnh thiêng liêng mà Nam không dám cưỡng lại.
Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng gia đình Anh hùng LLVT nhân dân Trần Minh Nghĩa nhà tình nghĩa (tháng 5/2010).
Nghĩa đang cứu Nam thì Nguyễn Văn Nghiêm, tổ trưởng tổ 3, đang lao lên phía trước. Sau này, đồng chí Nghiêm kể lại, anh ném xong quả thủ pháo, nhảy xuống kiểm soát chỗ ẩn nấp của lính Mỹ rồi liếc mắt sang trái thì không thấy Nghĩa nữa. Nghiêm nhớ lại: “Tôi lo lắm, cả Nam không thấy đâu cả, pháo sáng của địch lục đục nổ trên không, từng đợt phun ánh sáng trắng đục ra khắp vùng. Một bóng đen như một mũi tên vọt lên, khẩu trung liên của địch trước mặt. Tôi lia tiểu liên về phía địch, cùng lúc bóng đen cũng lướt qua. Tôi chưa kịp gọi thì Nghĩa đã lên tiếng: “Anh Nghiêm, kiềm chế để tôi lên”. Lợi dụng quả thủ pháo của Nghĩa ném ra, tôi chĩa thẳng họng tiểu liên vào ổ súng máy vừa kéo từng nhịp 3 viên, vừa vọt lên cùng Nghĩa. Lúc này, tôi không còn nhận ra hình ảnh quen thuộc – Nghĩa “con” hằng ngày nữa, khuôn mặt anh nhuộm đen khói thuốc súng, bụi, đất”.
Nghiêm kể tiếp: “Tôi chỉ kịp nâng tiểu liên ngắm vào hỏa điểm thì Nghĩa tiếp cận mục tiêu ngay, tống thủ pháo xuống. Tiếng lính Mỹ la ó, gào thét inh ỏi. Đứa còn sống tháo chạy nháo nhác. Nghĩa đuổi theo sát, ném thủ pháo hết quả này đến quả khác. Một quả cối rơi đánh bộp bên phải, tôi chưa kịp gọi Nghĩa thì người bị hẫng đi. Tôi cố gượng nhưng không sao đứng lên được. Nghĩa quay lui đặt tôi lên lưng, phóng nhanh ra phía trước, đặt tôi xuống sau gò đất để băng bó vết thương. Nghĩa thọc túi quần lấy sợi dây dù thắt ga-rô chèn mạch máu cho tôi. Máu mất nhiều, tôi miên man đi từng lúc. Chợt tỉnh, tôi sực nhớ khẩu tiểu liên đã bắn hết đạn, chưa kịp lắp băng mới. Tôi cố ngẩng đầu lên gọi thì một cảnh tượng vô cùng hùng tráng làm cho người tôi như quên hết cả đau đớn.
Trong ánh lửa, tôi thấy Nghĩa người vươn cao, hơi ngửa về sau, dang đôi cánh tay đập rất mạnh báng súng xuống, nghe đánh cạch, một tiếng khô gọn đến rợn người. Tôi cố định thần nhìn kỹ lên, vút lên nền đồi là bóng Nghĩa cắt hình lên nền trời đỏ rực lửa đạn. Báng súng nâng cao trên đôi tay sẵn sàng quật mạnh, ngực ưỡn ra như một bức tượng lẫm liệt, suy nghĩ mà tôi chưa bao giờ thấy. Bỗng tất cả như dồn lên báng súng, quật mạnh xuống một lần nữa. Sau tiếng cạch thứ hai thì tiếng ú ớ, kêu thét quằn quại cũng im bặt. Tôi sung sướng, xúc động đến nghẹn ngào. Nghĩa “con” dũng cảm quá, biết tùy cơ ứng biến dự kiến cả trường hợp hết đạn, nhanh trí dùng báng súng quật ngã kẻ thù. Tôi cố nhổm dậy, muốn chồm lên ôm chầm lấy Nghĩa, nhưng không sao cất mình lên được. Đúng lúc đó, Nghĩa đã nằm xuống bên tôi, nâng tôi lên lưng. Tôi tỉnh lại thấy mình nằm dưới công sự. Nghĩa đặt vào tay tôi mấy miếng bìa nho nhỏ bọc ni lông mềm mềm. Anh nói: “Đánh giáp mặt càng gần thì lính Mỹ càng toi. Anh mang hai chứng minh thư lính Mỹ bị quật bằng báng súng về cho Ban chỉ huy. Tôi phải chớp thời cơ thọc sâu ngay”.
Dứt lời, Nghĩa nhảy lên khỏi công sự dã chiến của lính Mỹ. Một cảnh tượng hào hùng diễn ra trước mặt Nghĩa. Thủ pháo của Tiểu đội 5, 6 của các trung đội bạn nổ bùm bụp hai cánh đã trùm lên 2/3 quả đồi. Khói thủ pháo cuộn xoáy lan tới đâu, cuốn sạch lính Mỹ đến đó như một cơn lốc kỳ lạ. Nghĩa chạy như bay về phía trước, chiếc thắt lưng đeo súng ngắn vừa tước được tụt xuống chân làm anh suýt lộn nhào. Xốc lại ba lô đạn sau lưng, tay trái kẹp súng diệt tăng, tay phải kẹp tiểu liên, Nghĩa phóng lên, cái thắt lưng lại tụt xuống. Vướng quá, sợ mất thời cơ, Nghĩa đành phải đặt khẩu súng ngắn xuống. Như một con sóc, Nghĩa vọt tới. Địch dồn lại một góc đồi, các cỡ đạn từ lũ lính Mỹ vón cục lại tuôn ra xối xả. Đạn pháo tầm gần, tầm xa của địch từ các vị trí trung tâm bắn tới tấp. Cái giờ phút quyết liệt chính là cái giờ chúng sắp tan rã hoàn toàn. Đạp lên đầu thù xốc tới, tranh thủ đoạt thời cơ, Nghĩa ném thủ pháo vào nơi họng súng địch đang chớp lóa rồi nhảy vọt lên. Phía sau có tiếng người trượt ngã. Nghĩa quay lại: “Bị thương à?” Tiếng Hiền, liên lạc của đại đội đáp lại: “Nghĩa tranh thủ thời cơ tiến lên đi, mình không can gì đâu”.
Một dáng người quen quá lướt qua, trong ánh pháo sáng vừa lóe lên, Nghĩa nhận ra chính trị viên Trường. Anh nói như khẩn khoản: “Anh cho Nghĩa lên bịt đại liên”. Chính trị viên hơi ngập ngừng rồi rút thủ pháo đưa cho Nghĩa. Vòng bên trái, thấp người xuống… trận địa như một chiếc chảo rang, đạn réo sôi, nổ lúp búp. Trước mắt Nghĩa là khẩu đại liên địch đang bắn dữ dội vào đội hình quân ta. Khẩu đại liên bỗng rê về phía Nghĩa. Nghĩa lăn đi mấy vòng rồi nhổm dậy. Chính trị viên Trường nhô cao hẳn lên, lia tiểu liên. Khẩu đại liên địch bất ngờ đổi hướng. Nghĩa tay giật mạnh thủ pháo, dây chạm lửa lóe lên, chớp thời cơ lao lên trong vòng vây của địch. Lắc mạnh một cái, Nghĩa băng băng chạy. Mười thước, bẩy thước, năm thước, quả thủ pháo rơi đúng vào những cái đầu đang chụm lại.
Xung phong! Nghĩa vọt lên, những tên Mỹ nằm lên nhau, mặt trắng bệch. Nghĩa nắm lấy chân súng, kéo tuột khẩu đại liên ra một bên. Nghĩa lấy truyền đơn để vào người lính Mỹ rồi cùng đồng đội phóng như bay lên phía trước, để lại sau lưng một trận địa im lìm với hàng trăm xác lính thủy đánh bộ Mỹ.
Trận đánh trên đồi Phú Ân ấy, Đại đội 11 tiêu diệt gọn 140 tên lính thủy đánh bộ Mỹ. Riêng Trần Minh Nghĩa tiêu diệt được 14 tên. Tiêu diệt 14 tên lính Mỹ chưa phải là nhiều so với nhiều đồng chí khác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc. Song, đối với một chiến sĩ mới đánh trận đầu của một đơn vị vào chiến đấu trận đầu tiên, thì đây là một hành động anh hùng của tư tưởng dám đánh, quyết đánh, đánh đến cùng, dù có phải hy sinh. Từ hành động anh hùng của Trần Minh Nghĩa đã giải quyết tư tưởng không sợ Mỹ trong đơn vị, nhất là đối với các chiến sĩ mới vào trận. Không chỉ tạo ra khí thế quyết tâm đánh Mỹ trong đơn vị, hành động anh hùng của Nghĩa còn phát triển ra toàn mặt trận thời đó, góp phần đặc biệt quan trọng để cổ vũ toàn dân, toàn quân trong phong trào “Tìm ngụy mà đánh, tìm Mỹ mà diệt”, thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thừa thắng xông lên, toàn dân là dũng sĩ, toàn quân là dũng sĩ, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.
Sau trận đánh anh hùng trên đồi Phú Ân, Trần Minh Nghĩa tiếp tục tham gia chiến đấu ở nhiều trận như: Trận làng Vây (2/1968), trận tập kích tiểu đoàn Mỹ ở Ngọc Hồi, Kon Tum, Đắc Xiêng (6/1968), trận tập kích căn cứ Bà Chiêm ở Dương Minh Châu, Tây Ninh (5/1969)…
Trần Minh Nghĩa đã anh dũng hy sinh trong trận đánh trên trục đường 13 ở Bình Long, Bình Phước vào ngày 6/6/1969. Do có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, Trần Minh Nghĩa được bầu làm Chiến sĩ thi đua Mặt trận B5, Mặt trận B3. Với 21 tuổi đời, 3 năm 1 tháng tuổi quân, đồng chí đã được thăng quân hàm đại úy và chức vụ tiểu đoàn phó. Năm 2010, đồng chí Trần Minh Nghĩa được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Hàn Ngọc Lan Báo QĐND
File đính kèm :
Hai danh hiệu Anh hùng, một cuộc đời binh nghiệp
Kỷ niệm 59 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Dũng cảm kiên cường “Dũng sĩ Đồi Xanh”
“Kính chào anh, con người đẹp nhất”
mod/sa-mod-site/sa-qdndvn/sa-qdndvn-child/sa-qdndvn-ahllvtnd/sa-qdndvn-ahllvtnd-tulieu/43dd8ad1-3917-42b6-844c-f3457863b500
“Kính chào anh, con người đẹp nhất”
Ý Nghĩa Của Tên Gọi “Điện Biên Phủ Trên Không”
(VOV5) – Để đi đến được đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 có ý nghĩa đánh bại hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ trở lại bàn đàm phán và ký kết văn bản Hiệp định Paris ngày 27/01/2973.
Bên xác máy bay địch. Ảnh tư liệu TTXVN
Tháng 10/1972, theo thỏa thuận, lẽ ra giữa Việt Nam và Mỹ ra thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 đến ném bom thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Tổng thống Nickson có kế hoạch dùng sức mạnh máy bay B52, con át chủ bài của không lực Hoa Kỳ “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, hòng buộc phía Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ. Tuy nhiên, cuộc tập kích chiến lược ồ ạt bằng B52 này của Mỹ đã thất bại hoàn toàn khi có 81 máy bay hiện đại của Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111, nhiều giặc lái Mỹ bị diệt và bắt sống.
Bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân và lực lượng phòng không ba thứ quân đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, trong đó Bộ đội Phòng không – Không quân là lực lượng nòng cốt đã cùng với quân dân Hà Nội – Hải Phòng và một số địa phương trực tiếp đánh trả cuộc tập kích đường không chưa từng có trong lịch sử. Trải qua 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng (từ ngày 18/12 đến 29/12/1972), quân dân Hà Nội, Hải Phòng đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy, buộc phía Mỹ phải “chịu thua trên bầu trời Hà Nội”. Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã đưa đến việc thực dân Pháp bị thất bại, suy sụp hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh, phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Geneva và ký kết hiệp định Geneva với Việt Nam vào tháng 7/1954. Chiến thắng của Việt Nam trong 12 ngày đêm vào cuối năm 1972 cũng có ý nghĩa tương tự như vậy, nhưng khác ở chỗ đây là Điện Biên Phủ trên không. Hai sự kiện này giống nhau về mặt ý nghĩa thắng lợi, do đó người ta ghép lại, gọi là trận Điện Biên Phủ trên không. Sự kiện 12 ngày đêm có ý nghĩa như một trận Điện Biên Phủ là ở chỗ nó chứng tỏ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam, đó là không khuất phục trước bất cứ thế lực quân sự nào, kể cả máy bay ném bom chiến lược B52.
Thắng lợi của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Điều này khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam./.
Lê Phương
Tên Hay Cho Bé Gái Họ Nguyễn Mẹ Không Thể Không Biết
Nguyễn là họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Từ thời phong kiến cho đến nay, dòng họ Nguyễn ở Việt Nam được xem là chiếm phần lớn và đông nhất trong tất cả các họ. Nhiều triều đại vua chúa, các vị anh hùng dân tộc, các nhà văn, nhà thơ xuất thân từ dòng họ Nguyễn.
Có thể kể đến như: Triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… Có thể nói, những ai sinh ra mang họ Nguyễn là một sự vinh hạnh và may mắn, do đó, cha mẹ có thể lựa chọn những tên hay cho bé họ Nguyễn.
Lưu ý khi đặt tên cho con gái họ Nguyễn
Theo phong tục truyền thống ngày xưa, ông bà ta thường tâm niệm rằng, đặt tên con càng xấu thì càng dễ nuôi. Bên cạnh đó, nhiều người thường đặt tên lót tức là tên đệm cho con gái là “thị” với mong muốn con sẽ trở thành người phụ nữ thùy mị, nết na, còn tên đệm con trai là “văn” với mong muốn con sẽ tài giỏi, thông minh.
Theo ông bà ngày xưa đặt tên con càng xấu thì càng dễ nuôi
Ngày nay, các bậc bố mẹ nói chung và dòng họ Nguyễn nói riêng đã để tâm hơn vào việc lựa chọn tên cho con. Do đó, cách đặt tên hay cho bé họ Nguyễn không chỉ mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp, hợp phong thủy mà còn phải phù hợp với nét văn hóa đặt tên của người Việt.
Việc đặt tên cho con cần xuất phát từ những nguyên tắc ý nghĩa cũng như sự khác biệt và sự kết nối gia đình. Cụ thể như: – Đặt tên cho bé gái không chỉ để gọi mà còn gửi gắm những hy vọng của bố mẹ đến con. – Ngoài ra ý nghĩa tên gọi phải khác biệt và có sự kết nối với gia đình. – Tên con cần phải phân biệt giữa nam với nữ, tránh đặt tên trùng lặp với tên ông bà, người thân hoặc họ hàng trong gia đình.
Gợi ý tên hay cho bé gái họ Nguyễn
Tên bé gái họ Nguyễn thuộc về tự nhiên
Linh Lan: Tên một loài hoa màu trắng tinh khôi, gợi vẻ thuần khiết. Trúc Quỳnh: Một vẻ đẹp thuần khiết, mê đắm lòng người. Vàng Anh: Tên một loại chim quý hiếm có màu vàng độc đáo lạ mắt và đã từng được xuất hiện trong truyện cổ tích Tấm Cám. Nhật Lệ: Tên của một con sông êm đềm, dịu dàng. Hồng Liên: Tên loài sen hồng.
Cha mẹ có thể đặt tên cho con mang họ Nguyễn thuộc về thiên nhiên
Bích Ngọc: Nghĩa là viên ngọc màu xanh quý hiếm. Thanh Xuân: Thanh xuân là một cơn mưa rào gắn với những kỉ niệm ngọt ngào, tươi đẹp. Bình Yên: Một cái tên bình yên và an lành. Thùy Vân: Nghĩa là mây bồng bềnh trôi. Tên bé gái họ Nguyễn với vẻ đẹp trí tuệ, cuộc sống an nhàn Thanh Mẫn: Cô gái với vẻ đẹp trí tuệ, thông minh hiếm có. Tuệ Lâm: Chỉ sự thông minh hơn người. Kỳ Diệu: Bé gái đến với thế giới này là một điều thực sự diệu kì. Huyền Anh: Nghĩa là sự kết hợp của sắc sảo, nhanh nhẹn và kì bí. Đông Nghi: Cô gái với phong thái cũng như ngoại hình chín chắn khiến mọi người phải kính nể. Ái Linh: Cô gái với tình yêu chân thật. Gia Hân: Con là niềm vui của cả đại gia đình, là một món quà vô giá mà ông trời ban tặng cho bố mẹ.
Có rất nhiều cách đặt tên hay cho con gái họ Nguyễn
Thùy Anh: Mong con sẽ lanh lợi và sáng suốt. Tuyết Tâm: Con gái có tâm hồn thuần khiết như bông tuyết. Tố Nga: Mang một vẻ đẹp dịu dàng, hiền hậu. Yên Bằng: Mong ước cuộc sống của con sau này sẽ an nhiên, hạnh phúc. Diễm Thư: Cô con gái xinh đẹp, kiều diễm.
Như vậy, qua bài viết trên, UNICA đã gợi ý cho các bậc cha mẹ những tên hay cho bé gái họ Nguyễn vô cùng ý nghĩa. Hy vọng rằng, cha mẹ có thể lựa chọn cho con gái yêu của mình một cái tên thật hay và mang lại những điều tốt đẹp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Không Biết Trung Quốc Đặt Tên Lửa Phòng Không Gần Biên Giới? trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!