Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Thánh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn thân mến! Hôm trước, dạy giáo lý tại nhà thờ Ba Chuông, có một em thiếu nhi hỏi mình: “Thưa thầy, tại sao khi Rửa tội, phải đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh và việc đặt tên thánh có ý nghĩa như thế nào?”. Hôm nay, xin trả lời câu hỏi của em cách chi tiết hơn, để nhờ đó em hiểu ý nghĩa của việc làm này và biết noi gương vị thánh bổn mạng mà sống nên thánh mỗi ngày.
◪ Đôi nét về việc đặt tên mới trong Kinh thánh
Kinh thánh cho chúng ta các ví dụ sinh động về những hoàn cảnh quan trọng dẫn đến việc thay đổi về danh xưng, đặc biệt là những khoảnh khắc hoán cải tâm linh:
▪ Khi Thiên Chúa chọn Ápram làm cha của Dân tộc được tuyển chọn, và yêu cầu ông phải được cắt bì như một phần của giao ước mới. Đức Chúa ban cho Abram một tên gợi mới: Áp-ra-ham
▪ Sau khi vật lộn và nhận được lời chúc phúc từ thiên sứ, tên Giacóp được đổi thành Ítraen.
▪ Sự đổi tên của Simon thành Phêrô và Saul thành Phaolô trong Tân ước có ý nghĩa sâu sắc. Kể từ đây hai ông trở thành những cột trụ xây dựng tòa nhà Giáo hội.
Trong mỗi trường hợp vừa kể trên, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa dẫn đến việc được đặt tên mới. Điều này phản ánh tính chất trang trọng của sự kiện đó. Khi một hài nhi được rửa tội, em trở thành con cái Thiên Chúa Cha, là đồng thừa kế Nước Trời qua Chúa Kitô và là người được thông phần trong ân sủng của Chúa Thánh Thần.
◪ Việc đặt tên thánh qua dòng lịch sử Kitô giáo
Trong Kitô giáo, truyền thống đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh không phải là mới. Đó là một truyền thống cổ xưa mang nhiều ý nghĩa, và thật sự là như vậy!
Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do thái giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt bì. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do thái giáo.
Với Kitô giáo, chúng ta thấy có một sự tiến triển theo dòng lịch sử. Trước hết, ngay từ thế kỷ thứ III, Ông Dionysius thành Alexandria (khoảng năm 260) đã nhận thấy, có rất nhiều người cùng tên với tông đồ Gioan. Ông yêu mến vị tông đồ này và ước mong được yêu Chúa như thánh Gioan. Ngoài ra ông cũng nhận thấy nhiều trẻ em được đặt tên như là Phêrô hoăc Phaolô để tôn vinh và bắt chước hai vị tông đồ vĩ đại này. Bên cạnh đó, vào thời Giáo hội Sơ khai người Kitô hữu có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy Công đồng Nicaea họp năm 325 cấm người Công giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô giáo để đặt tên.
Vào thế kỷ thứ IV, thánh Gioan Kim Khẩu khuyến khích các bậc cha mẹ nên chọn cho con cái mình tên của những vị thánh, vì quyền năng và sự thánh thiện của các ngài. Nhờ đó, những đứa trẻ có thể xem các ngài như là hình mẫu để noi gương và bắt chước đời sống của các ngài.
Đến thời Công đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo hội Công giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.
Đến bộ Giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công đồng Tridentino buộc người Công giáo phải lấy tên thánh.
Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công giáo phải lấy tên thánh.
Do vậy, đến bộ Giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô giáo. Điều 855 của bộ Giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và cha sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô giáo.
◪ Việc đặt tên thánh với người Kitô hữu Việt Nam
Sở dĩ người Công giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây phương không có, là vì các giáo sĩ Tây phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây phương.
Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công giáo Tây phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công giáo Việt Nam. Nếu đức giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng có hẳn một tên thánh là Giuse, thì đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh.
Do đó người Công giáo Tây phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy.
Mặc dù Giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ Giáo luật năm 1983, khoản 1186: Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài. Hiện nay, người Công giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Thông thường, giáo dân hay chọn cho con cái mình các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tại sao không dùng danh xưng của các vị thánh Việt Nam để đặt tên cho con trẻ của chúng ta?
Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Cho Con
Tên họ được phân biệt người này với người kia, để xưng hô giao tiếp trong cuộc sống. Tên họ còn có chức năng phân biệt giới tính (tên đệm Văn thường dùng cho con trai, tên Thị thường dùng cho con gái ). Ngoài ra, tên họ còn có chức năng về mặt thẩm mỹ , nên khi chọn tên người ta thương chú trọng đến mặt ngữ âm và ngữ nghĩa.
Ý nghĩa của việc đặt tên cho conMặt khác, cái tên còn ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của một đời người. Cái tên của mỗi người phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong sinh hoạt, học tập và những công việc hàng ngày. Tất nhiên, một cái tên không thể chi phối toàn bộ cuộc đời, số phận của một con người. Thế nhưng, một cái tên hay, một cái tên đẹp lại là hành trang vô giá của mỗi người.
Ngày nay con người đã có thể làm chủ vận mệnh của mình, có thể thực hiện nguyện vọng kiến tạo sự nghiệp và điều trước tiên cần có chính là một cái tên hay. Có những cái tên thể hiện chí lớn của bạn. Như vậy ,mong muốn có một cái tên hay theo mình suốt đời, cũng là mong muốn những điều hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ ẩn chứa trong cái tên ấy.
Tên tuổi thể hiện quan niệm tư tưởng và văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Tên người là một tổ hợp gồm có tên và họ hợp thành. Họ thuộc về khía cạnh gia đình, còn tên là do bố mẹ hoặc họ hàng thân thuộc đặt cho. Chúng ta thông thường sinh ra đều dùng họ cha, đương nhiên cũng có người lấy họ mẹ, điều này chỉ ra quan hệ huyết thống, quan hệ họ tộc. Người phương Đông, theo quan niệm truyền thống, rất coi trọng sự thịnh vượng của gia tộc, sự phồn vinh của đời sau, sự huy hoàng của tổ tiên. Họ luôn có một ý nghĩa nhất định, nếu kết hợp với cái tên có ý sâu sắc, thì họ và tên sẽ đem lại một ấn tượng khó quên.
Chính bởi vậy, chú trọng khi đặt tên cho con cái là một điều không thể bỏ qua. Trên thực tế, đặt tên hay Nhân danh học chính là một bộ phận của ngành Nhân học. Ở các nước Âu – Mỹ, Nhân danh học ra đời từ thế kỷ XIX và phát triển cho tới nay với hàng nghìn công trình đã được công bố. Gần gũi với Việt Nam, Trung Quốc cũng là một quốc gia rất chú trọng tới việc đặt tên cho con, hay việc đặt tên hiệu, tự, thiệu,… Còn ở Việt Nam, tên họ cũng rất đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó, theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hy vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, có một cái tên đẹp cũng là một lợi thế trong giao tiếp.
Chính bởi những nguyên do đó, một cái tên hay không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những đứa con, mà nó cũng rất quan trọng đối với bố mẹ, gia đình và cả xã hội.
Ý Nghĩa Của Tên Thánh Giuse – Joseph – Hội Dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ
Ý nghĩa của Tên Thánh Giuse JOSEPH
J: Justice (Công chính) O: Obedient (Vâng phục) S: Silent (Thinh lặng) E: Exemple (Mẫu gương) P: Patient (Kiên nhẫn) H: Humble (Khiêm tốn)
Theo tiếng Do Thái, Giuse là (יוסף) – Josef, nghĩa là “chính Người sẽ thêm vào”. Đó là một cái tên đẹp. Cái tên ấy trở nên đầy ý nghĩa khi được gắn vào cuộc đời Thánh Giuse. Tất cả những gì ngài có thể làm chỉ là hoàn tất sứ mạng được trao phó cho mình.
Khi được trao sứ mạng, Thánh Giuse đã không đặt bất cứ câu hỏi gì về việc mình phải làm, cũng không thắc mắc liệu việc ấy sẽ đi đến đâu, kết quả sẽ như thế nào. Ngài cộng tác với kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách làm hết sức mình, hết phần của mình. Tất cả những gì còn lại, chính Thiên Chúa sẽ ra tay. “Chính Người sẽ thêm vào”. Sau khi hoàn tất sứ mạng được trao, ngài âm thầm rút lui và ẩn mình vào thinh lặng. Biết đặt mình đúng vị trí, biết khiêm tốn đảm nhận vị trí của mình. Ấy là cách Thánh Giuse trở nên đặc biệt và bất khả thay thế trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Làm con cái Chúa, mỗi người được mời gọi sống một cuộc đời đặc biệt. Mỗi người đều có một cái tên đặc biệt, một vị trí đặc biệt trong kế hoạch của Thiên Chúa. Sự đặc biệt này được làm nên không phải vì phẩm chất hay khả năng riêng của từng người, cũng không phải vì thành tích hay công trạng của người đó. Ai cũng có khả năng trở nên đặc biệt khi biết cộng tác hết mình với Thiên Chúa, làm hết những gì có thể trong khả năng, đồng thời xác tín chính Thiên Chúa sẽ hoàn tất những gì Người đã khởi sự. “Chính Người sẽ thêm vào”. Điều quan trọng là tin rằng chính mình được đóng góp một phần nhỏ bé trong kế hoạch của Thiên Chúa, và biết lấy đó làm đủ.
Khi mỗi người học được cách trở nên một Thánh Giuse khác cho cuộc đời, ngang qua họ, Thiên Chúa có thể làm nên những kỳ công vĩ đại cho con người và thế giới hôm nay.
Kim Lan sưu tầm
Chuỗi Mai Khôi Và Việc Sùng Kính Mẹ Maria Trong Hội Thánh Công Giáo
PHẦN 1. VIỆC ĐỌC KINH MAI KHÔI TRONG GIÁO HỘI Giáo Hội Công Giáo dành tháng 10 trong năm là tháng Mai Khôi, chính thức khai mạc bằng Lễ kính trọng thể Đức Mẹ Mai Khôi vào ngày 7 tháng 10. Theo cách hiểu phổ thông bình dân, sở dĩ như vậy là vì, trong tháng này, Giáo Hội khuyến khích các tín hữu tập trung cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mai Khôi để xin Đức Maria cầu bầu cho thế giới biết sám hối, cho cõi trần này tránh khỏi tai họa do hệ quả tội lỗi của loài người. Các tôn giáo lớn, từ Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo đều dùng chuỗi tràng hạt cho các tín đồ ghi nhớ số lượng các kinh kệ khi tụng niệm cầu nguyện. Chữ Hán gọi đó là “niệm châu”. Nhà Phật có người gọi là “Phật châu” hay “Chuỗi Bồ Đề”. Cách đây trên 2.000 năm, Đức Thích Ca Mâu Ni thiền định dưới gốc cây Bồ Đề suốt 49 ngày để đắc quả. Chữ “Bồ Đề” có gốc chữ Phạn là “Bodhi”, nghĩa là “tìm thấy chân lý” là “chính giác”. Chuỗi Bồ Đề là một tràng hạt kết xâu 108 trái Bồ Đề tròn nhỏ dùng để cầm tay lần từng hạt liên tục khi tụng niệm. Do vậy, có thể nói là người Việt Nam xưa đã biết được công dụng của chuỗi hạt trong phụng tự tôn giáo cổ truyền Đông Phương trước khi được tiếp xúc với những nhà truyền giáo Tây Phương đầu tiên trong thế kỷ thứ 16. Riêng với người Công Giáo, Chuỗi Mai Khôi trải qua 6 giai đoạn hình thành dần dần trong suốt giòng lịch sử Giáo Hội: 1. Giai đoạn thứ nhất: Trong khoảng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 8, Thánh Jean Chrisostome, trong các bài giảng thuyết, có đề cập đến chi tiết: các vị ẩn tu Công Giáo tiên khởi ở vùng hạ Ai Cập đã dùng những hạt cây hay những viên sỏi nhỏ để đếm số kinh muốn đọc. Buổi sáng, khi thức dậy sớm, mỗi người tự quyết định sẽ đọc bao nhiêu Kinh Lạy Cha, nhặt số hạt tương ứng đem bỏ vào một chiếc lọ hoặc trong túi áo dòng. Hễ cứ đọc được kinh nào thì lại lấy đi một hạt. 2. Giai đoan thứ nhì: Đến thời Trung Cổ, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 11, tại các tu viện Âu Châu, đặc biệt ở Ái Nhĩ Lan, đa số các tu sĩ đều không biết rành tiếng La-tinh, nên khi dự Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thay vì đọc 150 Thánh Vịnh bằng tiếng La-tinh thì lại đọc 150 Kinh Lạy Cha. Họ xâu các hạt gỗ tròn và nhỏ thành chuỗi 150 để không bị bỏ sót kinh nào. Đó là Tràng Hạt Kinh Lạy Cha, tiền thân của chuỗi Mai Khôi. Chính Thánh Bernard đã cho dùng Tràng Hạt Kinh Lạy Cha trong tu viện Clairvaux do ngài thành lập năm 1115. 3. Giai đoạn thứ ba: Đến thế kỷ thứ 12, người giáo dân bắt đầu bắt chước các tu sĩ trong việc lần chuỗi. Họ đọc 150 Kinh Kính Mừng với tràng hạt bằng vỏ ốc hoặc bằng đá quý, gọi là các “Thánh Vịnh Đức Mẹ” hay “Thánh Vịnh Kinh Kính Mừng”. Tài liệu cổ ghi nhận: Tu sĩ Pierre L’Ermite đã dùng tên gọi này và phổ biến trong Đạo Binh Thánh Giá. Còn vua Louis IV thì đặc biệt sùng kính việc lần chuỗi, cứ đọc Ave Maria là lại cúi đầu. 4. Giai đoạn thứ tư: Đến thế kỷ thứ 13, Thánh Đa-minh được Thiên Chúa sai đi giảng cho bè rối Albigeois mau trở lại. Vào một ngày trong năm 1213, tại thành Toulouse nước Pháp, Đức Mẹ hiện ra chỉ dẫn cho thánh nhân 2 phương thế, đó là: giảng thuyết và cầu nguyện bằng chuỗi 150 Kinh Kính Mừng. Trước khi đọc Kinh thì suy niệm các biến cố chính yếu trong đời Đức Giê-su. 5. Giai đoạn thứ năm: Đến thế kỷ thứ 15, thầy Alain de Roche thuộc Dòng Đa-minh, một Dòng chuyên về giảng thuyết ( Ordre des Prêcheurs ), đã có công chia Chuỗi Mai Khôi thành 15 chục, cứ đọc 1 Kinh Lạy Cha lại đọc 10 Kinh Kính Mừng sau khi suy niệm 1 biến cố trong đời Đức Giê-su. Từ đó, Dòng Đa-minh chuyên lo việc phổ biến việc lần Chuỗi Mai Khôi thông qua Hội Mai Khôi. 6. Giai đoạn thứ sáu: Đến thế kỷ thứ 16, Đức Giáo Hoàng Piô V, vốn là tu sĩ Dòng Đaminh, đã ra sắc lệnh về Kinh Mai Khôi năm 1569, trong đó có quy định chia làm 3 phần đặt tên là Năm Sự Vui, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng, với 1 Kinh Lạy Cha mở đầu và 1 Kinh Lạy Cha kết thúc mỗi phần, không kể các Kinh Lạy Cha nằm giữa mỗi chục Kinh Kính Mừng. Từ đó đến nay, cách đọc này vẫn là cách đọc chính thức của Giáo Hội. Đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, ngài thêm phần thứ tư là Năm Sự Sáng. Gần đây nhất, trong thập niên 70, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đề nghị đọc “Kinh Mai Khôi Sống” gồm 3 bước: Đọc Kinh – Suy Niệm – Sống Đạo”. Ngài kêu gọi các tín hữu lập thành từng Nhóm 5 người, mỗi người chỉ đọc 10 kinh nhưng vẫn hưởng ân huệ như đọc đủ một chuỗi 50 kinh. Trong thực tế, Giáo Hội đưa ra 2 cách đọc: – Cứ đọc kinh nào thì suy niệm ngay với kinh đó; – Khi lần chuỗi Mai Khôi thì suy niệm về một mầu nhiệm trong đạo thích hợp với đời sống hằng ngày. Chuỗi Mai Khôi là một xâu chuỗi bình thường gồm 59 hạt hoặc 60 hạt tượng trưng cho 1 kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng và 1 kinh sáng Danh mở đầu, kế đó là 50 kinh Kính Mừng để suy gẫm lần lượt 15 Mầu Nhiệm Sự Vui, Sự Thương, Sự Mừng, xen kẽ với 5 kinh Lạy Cha. Chuỗi của các tu sĩ Dòng nhiều gấp ba, với 150 kinh Kính Mừng tương ứng với 150 Thánh Vịnh Cựu Ước. Người Việt Nam, khi cùng nhau lần chuỗi, còn có thói quen thêm vào đó 5 kinh “Lạy Chúa Giêsu xin tha tội cho chúng con…”, cuối cùng sẽ là một kinh Lạy Nữ Vương và một bài Thánh Ca hướng về Mẹ. PHẦN 3. NGUỒN GỐC LỄ ĐỨC MẸ MAI KHÔI 7 THÁNG 10 Nguồn gốc lịch sử của Lễ Đức Mẹ Mai Khôi có từ thế kỷ thứ 16. Năm 1570, quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các nước Công Giáo Phương Tây, đóng quân tại eo biển Lépante ( nay là Naupacte, thuộc nước Hy Lạp. Đức Giáo Hoàng Pio 5 cho triệu tập quân đội hoàng gia Tây Ban Nha phối hợp với quân đội Ý do đại tướng Don Juan d’Autriche chỉ huy. Mỗi binh sĩ được trao cho một xâu chuỗi để đọc kinh cầu nguyện với Đức Mẹ trước khi ra trận. Rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 1571, nơi hậu phương, các tín hữu già trẻ lớn bé đều cùng đọc kinh Mai Khôi hiệp thông với quân đội ở tiền tuyến. Trận chiến mở màn, quân Thổ Nhĩ Kỳ đông gấp 4 lần, lúc đầu tỏ ra thắng thế. Rồi đến lúc cục diện bắt đầu nguy ngập, đạo binh Thánh Giá quyết định cho đổ các chất liệu gây cháy tràn ra trên khắp mặt biển. Chợt có gió lớn nổi lên tạt lửa về hướng quân Thổ làm vỡ thế trận, các chiến thuyền bị bắt lửa bốc cháy, thua chạy tan tác. Sau khi đón đoàn quân Thánh Giá khải hoàn, Đức Giáo Hoàng Pio 5 đã dâng Thánh lễ Tạ Ơn và quyết định chọn ngày 7 tháng 10 hằng năm để kính trọng thể Lễ Đức Mẹ Chiến Thắng. Mãi đến năm 1913, Đức Giáo Hoàng Piô 10 đổi tên gọi là Lễ Đức Mẹ Mai Khôi. PHẦN 4. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI “MAI KHÔI” Mai Khôi, hay còn được nhiều nơi gọi là Mân Côi, Mai Côi, Môi Khôi, Văn Côi… đều xuất xứ từ tiếng Latinh là Rosarium có từ thời Trung Cổ, tiếng Ý là Rosario, tiếng Pháp là Rosaire, tiếng Anh là Rosary, có 3 nghĩa như sau:
– một tràng, một chuỗi, một xâu Hoa Hồng ( Rosa, Rose = Hoa Hồng ) – một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ; – một vườn Hoa Hồng.
Ngày xưa, tràng chuỗi Hoa Hồng là một hình thức của lễ dâng lên các vị thần linh, hay một vòng hoa quàng vào thân mình người được thiên hạ ngưỡng mộ tôn vinh. Sang đến Việt Nam, chuỗi Rosarium được người miền Bắc gọi là “Chuỗi Mân Côi”, hoặc “Chuỗi Văn Côi”; riêng người miền Nam và miền Trung lại gọi là “Chuỗi Môi Khôi”. Ngoài mấy cách gọi thông thường của từng địa phương nêu trên, các cha Dòng Đaminh chi Lyon Pháp, còn có cách gọi là “Chuỗi Mai Khôi”. Cách gọi này hiện nay được khá nhiều người dùng, nhất là các tu sĩ và giới trẻ, đặt thành nhiều bài hát hay viết các bài suy niệm. Vậy, phải dùng cách gọi nào cho thật đúng trên bình diện ngôn ngữ học và việc đạo đức thiêng liêng của người Công Giáo chúng ta ? Học giả Đào Duy Anh dịch chữ Rosaire của tiếng Pháp trong ba từ gọn lỏn là: “Tràng hạt dài”. Từ Điển Pháp-Việt của nhà xuất bản Thanh Hóa in năm 1994 dịch ra hai nghĩa là:1. Chuỗi hạt lớn có khoảng 150 hạt, tràng hạt. 2. Kinh lần tràng hạt.
Tổng hợp các từ điển Việt Nam, Hán-Việt và Trung Hoa, chúng ta không tìm được từ ngữ nào là “Mân Côi”. Vậy từ đâu mà có tên gọi này, cũng như đã có những cách đọc trại ra, na ná giống nhau ? Thật ra, “Mân” là tên một thứ đá rất đẹp, bên ngoài có vân như ngọc nhưng lại không có giá trị bằng ngọc. Có nơi lại gọi loại đá này là “Văn” có nghĩa là có vân, một thứ đá có vân đẹp. Còn “Môi” hay đọc đúng chính âm là “Mai” lại là tên một thứ ngọc quý màu đỏ. “Côi”, hay còn đọc là “Khôi” chính là tên một thứ đá kém giá trị hơn ngọc ( danh từ ). Ngoài ra, còn một nghĩa khác nữa là hiếm, quý, lạ ( tính từ ). Nếu ghép thành “Mai Côi”, chúng ta còn có thêm ý nghĩa là: một loài hoa rất thơm, sắc đỏ hoặc trắng, nhánh có gai, ngày nay người ta dùng hoa này chưng cất lấy hơi tẩm ướp vào rượu để sản xuất ra một thứ rượu quý nổi tiếng của Trung Hoa, gọi là “Mai Côi Lộ Tửu”, thường được gọi trại ra là “Mai Quế Lộ”. Riêng ông Nguyễn Văn Khôn và ông Đào Duy Anh đều viết đúng chữ “Mai Khôi Hoa” và giải thích đúng là Hoa Hồng. Vậy, chúng ta có thể khẳng định các cách gọi “Mai Côi”, “Mai Khôi” hay “Môi Khôi” đều là những âm Hán tự có nghĩa đích xác là Hoa Hồng, trong khi cách gọi “Mân Côi” lại không bao giờ có nghĩa là Hoa Hồng, mà chỉ là nói đến một thứ đá ! Trong việc đạo đức sùng kính Đức Maria, mỗi lời nguyện, mỗi lời kinh là một của lễ xứng đáng, là một đóa Hồng xinh tươi, là một chuỗi Hoa Hồng, là cả một vườn Hồng tuyệt vời mà chúng ta kính cẩn dâng lên Mẹ. Quả là chúng ta không thể dùng từ “Mân” với nghĩa không được cao quý trong “Mân Côi” để tìm lấy một mùi hương ngát thơm lâng lâng bay lên tòa Thiên Chúa được. Người quân tử quý ngọc, nhưng lại coi thường đá Mân. Thế tại sao chúng ta lại giữ lấy đá Mân thiếu giá trị làm một của lễ cho Mẹ Thiên Chúa ? Chúng tôi chủ trương dùng “Mai Khôi”, hay “Mai Côi”, thậm chí “Môi Khôi” là để thay thế cho từ ngữ “Mân Côi” mà có thể vì chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa, chúng ta đã vô tình quen dùng một cách không xứng đáng với Mẹ Maria. Rất mong được các bậc học giả uyên thâm đóng góp thêm nhiều ý kiến chính đáng hầu trang hoàng cho tòa Hoa Thơm của Mẹ. Tổng hợp từ các tài liệu của cố Lm. Hồng Phúc, DCCT, và Lm. Nguyễn Văn Phượng, Dòng ĐaminhÝ Nghĩa Và Ơn Ích Của Thánh Lễ Misa
Trả lời:
Thánh Lễ Tạ Ơn (the Eucharist = Holy Mass = Missa) được coi là đỉnh cao (summit) và là suối nguồn ơn phúc của đời sống Giáo Hội.Nghĩa là, trong Giáo Hội, không có việc đạo đức nào cao trọng và có giá trị thiêng liêng hơn Thánh Lễ Tạ Ơn.
Sở dĩ thế vì Thánh Lễ Tạ Ơn là sự tái diễn cách bí tích hai việc quan trọng nhất mà chính Chúa Giêsu đã thực hiện trước khi Người chết và sống lại. Đó là Bữa Tiệc Ly cuối cùng qua đó Chúa Giêsu đã thiết lập hai bí tích quan trọng là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh và cuộc Hy Tế cực trọng của Người ngày hôm sau trên thánh giá, trong đó Chúa Giêsu vừa là Linh mục, vừa là Bàn thờ và là Lễ vật.
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã biến bánh và rượu nho thành Mình và Máu Người cho các Tông Đồ hiện diện ăn và uống với lời căn dặn ” anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22:19). Nghĩa là Chúa truyền cho các Tông Đồ trước hết và những người kế vị các ngài sau này là các Giám Mục và phụ tá thân cân là các Linh mục hãy tiếp tục dâng Hy Tế đền tội và tạ ơn để làm sống lại cách bí tích việc Chúa biến bánh và rượu ra Mình và Máu Người và máu này đã thực sự đổ ra trong Hy Tế trên thập giá sau đó để đền tội thay cho toàn thể nhân loại đáng phải phạt vì tội lỗi. Nói khác đi ,Thánh lễ Tạ Ơn là sự tái diễn mầu nhiệm thánh thể và Hy Tế thập giá mà Chúa Giêsu là Chủ tế một lần xưa kia trong Bữa Tiệc Ly và trên Thập giá.
Gọi là Thánh lễ Tạ Ơn vì trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu “cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, ngước mắt lên trời hướng về Chúa là Cha toàn năng của Người TẠ ƠN Chúa, dâng lời chúc tụng bẻ ra trao cho các môn đệ mà nói:… Người cầm lấy chén cũng TẠ ƠN Chúa, dâng lời chúc tụng, và trao cho các môn đệ mà nói:…..(x. Kinh Nguyện Tạ Ơn I). Chúa Giêsu dâng lời cảm tạ Chúa Cha đã nhận hy tế đền tội của Người dâng thay cho cả nhân loại.Vì thế Giáo Hội đã dạy rằng : ” mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó, “Chúa Kitô, Chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế”( 1Cor 5,7) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện”(x. Lumen Gentium, số 3)
Nghĩa là , xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu tự hiến làm con chiên bị đem đi giết và Người đã thực sự đổ máu khi bị tên lính cầm lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn khiến máu cùng nuớc chẩy ra.(x Ga 19:34).Tối hôm trước đó, khi trao chén rượu cho các Tông Đồ uống trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói: …Đây là chén máu Thầy, máu giao ước mới và vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và cho nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Như vậy, mỗi khi cử hành Thánh Lễ Tạ ơn, thì Chúa Giêsu lại hiện diện và đổ máu cách bí tích để đền tội cho chúng ta ngày nay như Người đã đền tội cho tất cả những ai đã sinh ra và chết đi truớc khi Người đến .Xưa kia Người đổ máu thực sự trên thập giá, ngày nay trong Thánh Lễ, Người lại đổ máu một lần nữa nhưng bằng cách bí nhiệm khiến giác quan loài người không xem thấy được nhưng Giáo Hội tin và dạy con cái mình phải tin để được ơn cưú độ.
Tóm lại, Thánh Lễ Tạ ơn là sự tái diễn Bữa Tiệc Ly và Hy tế đền tội thay cho nhân loại của Chúa Kitô xưa trên thập giá được làm sống lại trên bàn thờ ngày nay qua nghi thức phụng vụ thánh mà Giáo Hội cử hành. Vì thế, Thánh Lễ Tạ ơn là việc thờ phượng cao trọng nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất và có giá trị cứu rỗi nhất mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và hiệp với Chúa Kitô qua tác vụ của các thừa tác viên có chức thánh(ordained ministers) là Giám mục hay Linh mục.
Chính vì ý nghĩa và giá trị thiêng liêng lớn lao này của Thánh Lễ Tạ ơn mà mọi người tín hữu được mời gọi nên siêng năng tham dự Thánh Lễ để hiệp cùng với Chúa Giêsu và nhờ Người, chúng ta dâng lên Chúa Cha lễ vật là chính hồn xác chúng ta cùng với mọi vui buồn sướng khổ đang trải qua trong cuộc sống hiệp thông với hy sinh cực trọng của Chúa Kitô để xin ơn tha thứ và phúc lành cho mình và cho người khác; còn sống cũng như đã qua đời.
Đó là tất cả ơn ích và ý nghĩa cao trọng của Thánh Lễ Tạ Ơn cũng như vì sao việc cử hành này được coi là “lập lại giao ước của Chúa với con người.” (x. Sacrosanctum Concilium, số 10).
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Sai Lầm Của Apple Trong Việc Đặt Tên Iphone
Khi giới thiệu iPad thế hệ ba, Apple đã bỏ phần chữ số ở đằng sau trong phần tên của máy và chỉ gọi đơn thuần là “The New iPad”. Điều này đem lại cho người hâm mộ Apple một điều gì đó mới mẻ khi nghĩ về sản phẩm.
Liệu iPhone 5 chỉ cần gọi đơn giản là “The New iPhone”? Liệu quy ước đặt tên này của Apple có được áp dụng cho mọi sản phẩm về sau hay không?Câu trả lời là “Không”. Tên của các mẫu iPhone mới luôn gắn chặt với các chữ số, thậm chí các sản phẩm khác như iPod, iPad, iMac, Mac Pro, MacBook Air và MacBook Pro còn phải “sống” với nhiều chữ số hơn.
Tất nhiên, điều này cũng có mặt thuận lợi. iPhone được bán theo cách thức khác biệt. Cụ thể, Apple đưa sản phẩm mới lên kệ nhưng vẫn bán hai model cũ hơn nên buộc phải dùng số để phân biệt với nhau.
Mặc dù vậy, nếu thừa nhận rằng phải dựa trên một cơ sở nào đó thì mới phân biệt được các model iPhone thì câu hỏi đặt ra lúc này là:
Nên dùng cái gì để nhận dạng model iPhone?Nhiều nguồn tin cho biết Apple chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới có tên “iPhone 5S’ trong năm nay. Hầu hết chuyên gia đều nhận thấy quy luật là hãng này chỉ tung ra các bản nâng cấp đáng kể cho thiết bị của mình mỗi năm một lần. Giữa những khoảng thời gian đó, họ giới thiệu các sản phẩm chỉ được cải thiện một chút so với model cũ, có chứa chữ cái “S” trong tên gọi.
Thông điệp của Apple trong cách đặt tên sản phẩm có phải vậy hay không vẫn chưa được xác nhận. Tuy vậy, về phần mình, tôi ước hãng chưa bao giờ tạo ra một thiết bị có tên là “4S”.
Apple đã làm được nhiều điều ấn tượng trong việc đặt tên sản phẩm, trong đó sự rõ ràng luôn đóng vai trò quan trọng để tạo nên thành công.
Đầu tiên, phải nói rằng việc đọc tên sản phẩm này cực kỳ bất tiện. Mặc dù các nhà thiết kế của Apple đã cố gắng làm cho model này trở nên thu hút bằng cách cải thiện đáng kể hiệu suất đồ hoạ nhưng có một sự thật không thể chối cãi rằng cái tên “4S” không bao giờ đơn giản bằng “4”.
Quan trọng hơn, việc đưa chữ “S” vào tên gọi tạo ra một thông điệp yếu ớt. Nó chẳng khác nào việc Apple nói rằng đây là sản phẩm “off-year” (được tung ra vào khoảng thời gian làm ăn kém) và chỉ được cải thiện không đáng kể so với thế hệ cũ. Ngược lại, người dùng sẽ nghĩ rằng chỉ có những sản phẩm có tên chứa duy nhất chữ số mới là các model “đỉnh”. Tuy nhiên, hãy nhìn thử vào iPhone 5 xem.
iPhone 5 được Apple thay đổi rất nhiều so với thế hệ cũ: từ màn hình lớn, camera tốt hơn, tốc độ nhanh hơn cho đến thân máy mỏng và nhẹ hơn. Tuy vậy, nỗ lực của hãng vẫn bị phủ nhận và đây chỉ được coi là những “nâng cấp nhỏ”. Thực tế, việc iPhone 5 không có nhiều điểm mới đã khiến một số người bắt đầu tôn Samsung là “nhà tiên phong mới về sáng tạo” mỗi khi nhắc đến đối thủ của Apple.
Vậy tại sao nên đặt tên sản phẩm chỉ có chữ số thay vì thêm chữ cái “S”?Đơn giản là mỗi con số chỉ nói lên rằng chúng đại diện cho một thế hệ iPhone mới còn vấn đề hãng sản xuất đã cải thiện sản phẩm ra sao thì hãy để người dùng tự cảm nhận. Nếu có người nói rằng iPhone 7 không đột phá như thế hệ 6 thì đó là suy nghĩ của riêng họ. Ngầm “cân đo đong đếm” các sáng tạo trong tên gọi sản phẩm là việc làm không cần thiết, thậm chí còn tự “dìm hàng” mình.
Tôi nghĩ sẽ rất ổn nếu như có người muốn mua một chiếc xe hơi mới và họ nói rằng mình muốn mua một model 2013 chứ không phải 2012S. Điều quan trọng ở đây là họ mua được sản phẩm mới nhất và tốt nhất.
Tôi nghĩ thế hệ iPhone tiếp theo nên được đặt là iPhone 6 chứ không phải 5S. Nếu đây là một sản phẩm mới đúng nghĩa thì nó được quyền có tên gọi cho riêng mình.
Apple đã làm được nhiều điều ấn tượng trong việc đặt tên sản phẩm, trong đó sự rõ ràng luôn đóng vai trò quan trọng để tạo nên thành công.
Tôi không biết chính xác chữ “S” trong các tên gọi của hãng có nghĩa là gì. Nhưng tôi chắc chắn rằng con số 6 luôn tốt hơn 5
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Thánh trên website Eduviet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!